Án treo là gì? Cách xin hưởng án treo mới nhất năm 2022

Án treo là gì? Án treo và cải tạo không giam giữ khác nhau như thế nào? Trường hợp phạm tội như thế nào thì được hưởng án treo? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ trợ, hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

an-treo-la-gi

Án treo là gì? Án treo có phải hình phạt không?

 

Khái niệm về “Án treo” được giải thích rất cụ thể trong các quy định của pháp luật. Theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP:

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.”

Theo quy định tại điều luật này thì án treo sẽ không được coi là một hình phạt mà chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Trong trường hợp cá nhân phạm vào các tội có mức án dưới 03 năm tù và có nhân thân tốt, được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ thì Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho cá nhân đó được hưởng án treo. Tuy nhiên, nếu cá nhân mà phạm tội trong quá trình đang hưởng án treo thì sẽ bị áp dụng hình phạt đối với tội mà đang được hưởng án treo đó.

Do đó, mục đích của án treo thực chất không phải là để đe dọa hay phạt tù người phạm tội mà bản chất án treo là biện pháp cho phép người phạm tội được miễn hình phạt tù nhằm khuyến khích người đó cố gắng cải tạo, chấp hành tốt các quy định trong quá trình hưởng án, đồng thời cũng nhắc nhở họ nếu không thực hiện tốt quy định hoặc cố tình vi phạm các tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù đối với tội mà mình đang hưởng án treo.

Điều kiện hưởng án treo như thế nào?

 

Anh Hiếu (Hà Nội) có câu hỏi:

Tôi có một người cháu năm nay vừa lên lớp 10 (16 tuổi). Vừa rồi cháu tôi có lấy trộm 1 chiếc đồng hồ của nhà hàng xóm. Đến hôm sau gia đình này check lại camera thì phát hiện cháu tôi là người lấy trộm và đã báo công an. Gia đình nhà bạn của cháu tôi cho biết chiếc đồng hồ này được làm bằng da, mua từ nước ngoài về và có giá trị khoảng 50 triệu đồng.

Theo tôi được biết tội trộm cắp tài sản trên 2 triệu đồng sẽ bị đi tù, nhưng vẫn có trường hợp được hưởng án treo.  Vậy Luật sư cho tôi hỏi điều kiện hưởng án treo là gì? Cháu tôi có được hưởng án treo không? Mong Luật sư tư vấn!

 

>>> Luật sư tư vấn điều kiện để được hưởng án treo, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Hiếu, cảm ơn anh vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật! Căn cứ vào những tình tiết mà anh đã cung cấp và theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật sư xin đưa ra phương án tư vấn như sau:

Điều kiện để được hưởng án treo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP:

Bị xử phạt tù không quá 03 năm, Có nhân thân tốt, có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên và có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định.

Có nhân thân tốt

Có nhân thân tốt là điều kiện bắt buộc để được hưởng án treo theo quy định của Luật, theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì có nhân thân tốt được hiểu là ngoài lần phạm tội này ra thì người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú, làm việc.. Để được coi là nhân thân tốt thì phải đáp ứng được 2 điều kiện:

+ Thứ nhất, tất cả các việc xóa án tích và chưa bị coi là kết án, chưa bị coi là kỷ luật phải đã qua thời gian đó từ 06 tháng trở lên.

+ Thứ hai, tội phạm mới phạm phải là tội ít nghiêm trọng hoặc là đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể và xét thấy tính chất, mức độ của vụ án không nghiêm trọng thì có thể xét cho hưởng án treo.

Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên

Theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 các tình tiết giảm nhẹ sẽ được quy định tại Điều 51, theo đó nếu các cá nhân phạm tội chỉ cần có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì sẽ được xem xét hưởng án treo.

Trường hợp có 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì trong đó phải có ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ tại Điều 51 và không rơi vào những trường hợp có tình tiết tăng nặng tại Điều 52 của Bộ luật này.

Nếu người phạm tội rơi vào những trường hợp có tình tiết tăng nặng tại Điều 52 thì buộc những tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng, ít nhất là từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015.

Có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi làm việc ổn định

Người phạm tội có nơi cư trú rõ ràng khi người đó có nơi thường trú cụ thể, lâu dài, thường xuyên được xác định theo Luật Cư trú 2020. Trong trường hợp cá nhân tạm trú thì phải có giấy xác nhận của cơ quan công an hoặc có quan có thẩm quyền tại xã, phường, thị trấn nơi đang sinh sống. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan sẽ ít cấp hoặc không cấp giấy xác nhận này cho các cá nhân tạm trú.

Nơi làm việc ổn định là nơi mà người phạm tội đã hoặc đang làm việc trong thời hạn 1 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Như vậy, qua phân tích từ điều luật trên và áp dụng theo tình huống của anh Hiếu, Luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:

Theo khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
….
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
….”

Căn cứ nội dung của các điều luật nêu trên thì trường hợp của cháu anh Hiếu không đủ điều kiện để hưởng án treo do giá trị tài sản lấy cắp thuộc khoản 2 Điều 173 Bộ luật này. Nhưng anh Hiếu có thể xem xét lại trường hợp của cháu anh nếu tính tháng chưa đủ 16 tuổi, lúc này có thể sẽ không chịu hình phạt tù.

Nếu còn bất cứ thắc mắc hay băn khoăn nào liên quan đến điều kiện hưởng án treo, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn luật hình sự chính xác và nhanh chóng nhất

dieu-kien-huong-an-treo-la-gi

Những trường hợp không được hưởng án treo

 

Anh Phúc (Lạng Sơn) có đặt câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi sau mong được Luật sư giải đáp. Cháu tôi đang học lớp 11 (17 tuổi 02 tháng) tại một trường THPT gần nhà. Do có mâu thuẫn với 1 bạn cùng lớp nên buổi chiều hôm đó, sau khi tan học cháu tôi có hẹn gặp bạn kia tại cổng trường. Trước khi đi còn gọi một số người bạn đi cùng với mục đích để đánh hội đồng. Do cháu tôi khỏe hơn và người đông hơn nên bạn nam kia không thể phản kháng. Vì thế nên bạn nam này đã bị cháu tôi cầm gậy đập 2 phát vào tay dẫn đến gãy tay và phải nhập viện, giám định thương tật là 8%.

Hiện tại cháu tôi đã bị gia đình nạn nhân kiện vì tội cố ý gây thương tích. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của cháu tôi có bị đi tù hay không? Cháu tôi đã hơn 16 tuổi thì có được hưởng án treo hay không?

Mong Luật sư tư vấn!

 

>>> Trường hợp nào sẽ không được hưởng án treo? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn anh Phúc đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn pháp luật. Đối với trường hợp của anh, Luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:

Quy định của pháp luật về những trường hợp không được hưởng án treo:

Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017, được hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, có 6 trường hợp người phạm tội sẽ không được hưởng án treo bao gồm:

– Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

– Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

– Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

– Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

– Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

– Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Đây là những trường hợp mà theo quy định của pháp luật sẽ không được hưởng án treo. Đối với trường hợp mà anh Phúc đưa ra, để biết cháu anh có thuộc những trường hợp không được hưởng án treo hay không thì cần đi sâu vào phân tích về hành vi vi phạm pháp luật của cháu.

Hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“ 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
….
h) Có tổ chức
….”

Xét hành vi của cháu anh trong trường hợp trên, có thể thấy cháu đã có hành vi sử dụng phương tiện, công cụ để gây ra thương tích cho nạn nhân với lỗi cố ý, mục đích nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Ngoài ra, xét về độ tuổi thì cháu anh hiện đang 17 tuổi 02 tháng, đã đủ tuổi và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm.

Do đó, theo quy định pháp luật sẽ tùy theo tính chất, mức độ phạm tội thì cháu anh có thể phải chịu mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Bên cạnh đó, căn cứ vào những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì cháu mình có thể sẽ được hưởng án treo hoặc phải chấp hành hình phạt tù như đã nêu trên.

Trên đây là toàn bộ phần trả lời của chúng tôi về thắc mắc của anh Phúc. Nếu anh còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến điều kiện hưởng án treo, vui lòng liên hệ tới hotline  tư vấn pháp luật. 1900.6174 để được các Luật sư hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất 

Vi phạm trong thời gian hưởng án treo bị xử lý như thế nào?

 

Chị Hà (Nam Định) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một người anh trai, trước đó phạm tội trộm cắp tài sản nhưng được cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 2 năm. Tuy nhiên, anh tôi mới chấp hành được 1 năm 03 tháng thì lại tiếp tục đi gây gổ và đánh nhau với hàng xóm. Vậy cho tôi hỏi nếu anh tôi phạm tội trong thời gian hưởng án treo thì sẽ bị xử lý như thế nào? Mong Luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn!

 

>>> Vi phạm tội khác trong thời gian hưởng án treo bị xử lý thế nào? Luật sư tư vấn1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Hà, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn pháp luật. Đối với trường hợp của chị, Luật sư xin đưa ra phương án tư vấn như sau:

Quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người đang được hưởng án treo

Theo Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019, người đang được hưởng án treo phải thực hiện một số nghĩa vụ sau đây:

“Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành bản án của Tòa án; Thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục,…..”

Theo đó, khi đang trong thời gian được hưởng án treo, người được hưởng án treo sẽ phải đảm bảo tuân thủ và thực hiện đúng những nghĩa vụ được quy định như trên.

Vi phạm pháp luật trong thời gian đang hưởng án treo thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 5, Điều 65 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này. Bên cạnh đó, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP cũng quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách hoặc phạm tội khác trước khi được hưởng án treo:

– Trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật Hình sự 2015; nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian bị tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

– Trường hợp người đang được hưởng án treo mà lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không tổng hợp hình phạt với bản án cho hưởng án treo. Trong trường hợp này, người phạm tội phải đồng thời chấp hành 02 bản án và việc thi hành án do các cơ quan được giao trách nhiệm thi hành án hình sự phối hợp thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Theo như những phân tích ở trên và dựa theo tình tiết mà chị cung cấp, thì anh trai chị đang trong thời gian thử thách và còn 7 tháng nữa mới hết thời hạn. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, anh chị lại tiếp tục phạm vào một tội mới. Do đó, anh trai chị sẽ phải chấp hành hình phạt tù của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.

Cụ thể, anh trai chị sẽ phải chấp hành hình phạt tù của tội trộm cắp tài sản mà mình đã phạm từ trước và bị xem xét cộng với hình phạt của tội cố ý gây thương tích (nếu hành vi của anh trai chị đủ để cấu thành tội Cố ý gây thương tích).

Trên đây là phần tư vấn của Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu chị còn bất cứ câu hỏi nào về trường hợp trên, vui lòng gọi tới đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.

vi-pham-trong-thoi-gian-huong-an-treo-bi-xu-ly-the-nao

Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ

 

Cải tạo không giam giữ

Cải tạo không giam giữ là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội mà sẽ được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội. Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi , bổ sung năm 2017 quy định rất cụ thể về cải tạo không giam giữ.

Theo Điều luật này thì cải tạo không giam giữ được coi là hình phạt chính, áp dụng đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng. So với hình phạt tù thì hình phạt này sẽ nhẹ hơn, nhưng nặng hơn hình phạt tiền và cảnh cáo.

Khác với phạt tù, phạt cải tạo không giam giữ không buộc người bị kết án phải cách ly với xã hội. Do vậy, trong thực tiễn xét xử chỉ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với những trường hợp người phạm tội thực hiện loại tội phạm ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng và bị cáo là người có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng.

Khi áp dụng các hình phạt này, Toà án giao người bị kết án cho cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục.

Phân biệt “Án treo” và “Cải tạo không giam giữ”

Thứ nhất, về điểm giống nhau giữa hai hình thức này:

“Án treo” và “Cải tạo không giam giữ” có những điểm tương đồng nhau với nhau về nhiều mặt, cụ thể như sau:

– Một là, về mặt chủ thể: Người thụ án không phải cách ly khỏi xã hội mà họ được chung sống với gia đình như những người khác dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người đó làm việc hoặc cư trú.

– Hai là, án treo và cải tạo không giam giữ là những biện pháp được áp dụng với người đã bị kết án được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Đây đều là hai biện pháp thể hiện sự khoan hồng của nhà nước đối với người phạm tội, để họ không bị cách ly khỏi xã hội, vẫn được làm việc, sinh sống như bình thường.

– Ba là, về nghĩa vụ mà người phạm tội phải thực hiện:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, nội quy, quy chế.

+ Có mặt theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục.

+ Tích cực tham gia lao động, cải tạo, học tập

Thứ hai, về sự khác nhau giữa hai hình thức:

·– Về khái niệm

+ Án treo: Là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội từ 03 năm trở xuống và có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội, xét thấy không cần thiết phải bắt họ chấp hành hình phạt tù.

+ Cải tạo không giam giữ: Là một trong những hình phạt chính đối với người phạm tội, được quy định cụ thể tại Điều 32 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2015. Mục đích của hình phạt này là nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội đang bị cải tạo được lao động, học tập, sinh hoạt tại cộng đồng.

Sự nhân đạo của hình thức này, cũng giống như án treo, đều không buộc cách chủ thể phạm tội phải cách li với xã hội. Ngoài ra, hình phạt này cũng giúp người phạm tội có thể chứng tỏ được sự ăn năn, hối cải và cố gắng hoàn lương của mình trong môi trường xã hội bình thường.

– Về điều kiện áp dụng

+ Án treo: Người phạm tội sẽ được hưởng án treo khi và chỉ khi đáp ứng những điều kiện sau:

Bị phạt tù không quá 3 năm; có nhân thân tốt; có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 và không có những tình tiết tăng nặng tại Điều 52 Bộ luật này; có nơi cư trú hoặc làm việc ổn định, rõ ràng theo quy định của pháp luật; tình tiết của vụ án được cơ quan có thẩm quyền xét thấy không quá nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, xã hội… thì sẽ được xem xét để áp dụng án treo.

+ Cải tạo không giam giữ: Được áp dụng đối với trường hợp người phạm tội đã được kết án, tuy nhiên những tội này thường là tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Đối với biện pháp này thì người bị kết án sẽ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.

Ngoài ra, Bộ luật cũng quy định nếu cá nhân phạm tội mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội thì sẽ áp dụng hình thức cải tạo không giam giữ.

– Về hình phạt bổ sung

+ Án treo: Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này, như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

+ Cải tạo không giam giữ: đối với cải tạo không giam giữ thì người phạm tội phải chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, trong trường hợp gây ra thiệt hại thì phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đó (thiệt hại phải bồi thường có thể là thiệt hại về vật chất hoặc về tinh thần).

Một số câu hỏi liên quan đến án treo

 

Người đang hưởng án treo có được tiếp tục đi làm không?

 

Anh Hưng (Hà Nam) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi có con trai đã bị kết án 1 năm tù về tội đánh bạc. Tuy nhiên do con trai tôi chưa từng có tiền án, tiền sự và cũng thành khẩn khai báo nên được cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 2 năm 03 tháng. Hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn do vợ chồng tôi cũng không có khả năng lao động. Vì thế nên con trai tôi là lao động chính.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp con trai tôi khi đang bị án treo có được đi làm không? Mong Luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn!

 

>>> Đang hưởng án treo có được đi làm không? Liên hệ Luật sư để được tư vấn miễn phí 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Hưng. Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Câu hỏi của anh Hưng được Luật sư giải đáp như sau:

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, trong thời gian thử thách, tòa án giao người phạm tội được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục.

Đồng thời tại Điều 88 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về các quyền của người đang hưởng án treo như sau:

Người được hưởng án treo nếu là cán bộ, công chức, viên chức, hạ sĩ quan, quân nhân hoặc người lao động nếu vẫn được tiếp tục đi làm tại cơ quan, đơn vị trong lúc đang hưởng án treo thì vẫn được cơ quan, tổ chức tiếp nhận và sắp xếp cho những công việc phù hợp, đảm bảo yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương, trợ cấp và các chế độ khác tương ứng với công việc đó.

Tuy nhiên, hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là một hình phạt bổ sung, trong trường hợp tòa án xét thấy người phạm tội tiếp tục làm công việc đó có thể sẽ lại một lần nữa gây hại cho xã hội và cho người khác. Nếu người phạm tội bị áp dụng hình phạt bổ sung này thì khi bị hưởng án treo, cá nhân đó sẽ được không tiếp tục đi làm, thậm chí là bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc bị cấm hành nghề.

Như vậy, với trường hợp của con trai anh Hưng, nếu tòa án không áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì về nguyên tắc người được hưởng án treo vẫn có quyền đảm nhiệm chức vụ hoặc làm bất cứ nghề gì phù hợp với khả năng của mình.

Trường hợp con trai anh đang hưởng án treo nhưng không thuộc một trong những trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức thì vẫn sẽ được tạo điều kiện để bố trí, sắp xếp tìm công việc phù hợp, tạo điều kiện để được đi làm trong thời gian hưởng án treo. Lúc này, cơ quan trực tiếp tìm kiếm và hỗ trợ việc làm cho con anh sẽ là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi con anh đang cư trú.

Nếu anh Hưng còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề người được hưởng án treo có được đi làm không, vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174 để được đội ngũ Luật tư vấn và hỗ trợ.

Người bị phạt án treo có được đi bầu cử không?

 

Chị Lan Anh (Hà Nội) có thắc mắc muốn được giải đáp như sau:

“Chào Luật sư! Em tôi năm nay 20 tuổi, trước đây từng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng được Tòa án cho hưởng án treo. Sắp tới đây sẽ diễn ra cuộc bầu cử đại biểu quốc hội. Gia đình tôi chủ yếu là người làm công chức nhà nước nên hàng năm đều đi bầu cử.

Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này, nếu em tôi đang hưởng án treo như vậy thì có được đi bầu cử nữa không? Hi vọng Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

 

>>> Người bị phạt án treo có được tham gia bầu cử hay không? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào chị Lan Anh, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những thắc mắc về cho chúng tôi. Qua những thông tin chị cung cấp, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra câu trả lời cho vấn đề trên như sau:

Trong trường hợp thông thường, người từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ được đi bầu cử theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với người đang chấp hành hình phạt án treo, căn cứ Điều 30 Luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND 2015 quy định về những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri:

“Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.”

Ngoài ra, khoản 1 Điều 30 Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cũng quy định chi tiết về trường hợp người đang hưởng án treo có quyền đi bầu cử hay không như sau:

“Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.”

Theo quy định tại điều luật này thì công dân từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, bị Tòa kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo, nếu không bị tước quyền bầu cử thì vẫn sẽ được đi bầu cử và được ghi tên vào danh sách cử tri nơi mình cư trú để tham gia bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy trong trường hợp này, em của chị đã 20 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nghĩa là đã đáp ứng được yêu cầu về mặt chủ thể. Theo như thông tin chị cung cấp thì em chị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng đang được Tòa án cho hưởng án treo và không bị buộc chấp hành hình phạt tù. Do đó trong trường hợp này, nếu em của chị không bị tước quyền bầu cử thì vẫn hoàn toàn có quyền được đi bầu cử và được ghi tên vào danh sách cử tri để được tham gia bầu cử như bình thường.

Trên đây là phần giải đáp của Tổng đài pháp luật về câu hỏi của chị Lan Anh. Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn bởi đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, có chuyên môn cao trong lĩnh vực này.

Phạm tội nhiều lần có được hưởng án treo không?

Bạn Quang Huy (Lạng Sơn) có câu hỏi muốn được hỗ trợ giải đáp:

Thưa Luật sư, tháng 5 năm 2021 tôi có phạm tội buôn lậu và đã bị phạt số tiền là 100 triệu đồng. Đến tháng 8 năm 2022, do hoàn cảnh khó khăn nên đã tiếp tục hành vi buôn lậu và đã bị công an bắt. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, nếu tôi phạm tội nhiều lần như vậy thì liệu có được hưởng án treo nữa hay không?

Mong Luật sư tư vấn!

 

>>> Trường hợp nào phạm tội 2 lần trở lên nhưng vẫn được hưởng án treo? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Chào anh Huy, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về tình huống của anh, Luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:

Thế nào là phạm tội nhiều lần?

Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc tại cùng một khoản của điều tương ứng trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử)

Phạm tội nhiều lần có được hưởng án treo không?

Những trường hợp không cho hưởng án treo được quy định tại Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 về án treo. Cụ thể:

“c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 3 như sau:

5. Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:

b) Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;
…”
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 01 quy định:

“2. Đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà vụ án đang trong quá trình xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm, xét xử tái thẩm thì áp dụng Nghị quyết này để giải quyết.”

Như vậy, từ ngày 10/5/2022 trở đi, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng (tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội này là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm) thì người phạm tội đủ điều kiện được hưởng án treo theo quy định.

Đối chiếu với trường hợp của anh Huy, có thể thấy hành vi của anh đã xảy ra được 2 lần và cùng về 1 tội. Tuy nhiên, đây chỉ là tội phạm ít nghiêm trọng và chỉ bị xử phạt tiền nên trong trường hợp này anh vẫn có thể đủ điều kiện để được hưởng án treo theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, nếu anh còn bất kỳ vấn đề hay thắc mắc phát sinh sau quá trình đọc nội dung của phần tư vấn, hãy liên lạc ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được chúng tôi giải đáp nhanh nhất.

Lý lịch sạch, chưa có tiền án có được hưởng án treo không?

 

Chị Thư (Hà Nội) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có một người em trai năm nay 16 tuổi. Thứ năm tuần trước, nó bị công an bắt vì tội gây rối trật tự công cộng. Em tôi là lần đầu phạm tội, chưa từng có tiền án tiền sự và cũng đã thành khẩn khai báo khi làm việc với các cơ quan chức năng. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này, em tôi có được xem xét hưởng án treo không ạ?

Mong Luật sư tư vấn!

 

>>> Luật sư tư vấn điều kiện hưởng án treo, gọi ngay1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào chị Thư. Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình tới Tổng đài tư vấn pháp luật! Câu hỏi của chị Luật sư xin giải đáp như sau:

Thứ nhất, cần phải nắm được những trường hợp nào thì sẽ được hưởng án treo.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP về điều kiện để được hưởng án treo bao gồm những điều kiện như sau:

“Bị xử phạt tù không quá 03 năm, có nhân thân tốt, có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên và có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định.” Do đó, để đủ điều kiện được hưởng án treo thì người phạm tội sẽ phải đáp ứng đủ những điều kiện nêu trong điều luật trên.

Thứ hai, cần xác định khung hình phạt về tội danh của em trai chị – tội gây rối trật tự công cộng. Theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017:

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Trên đây là những khung hình phạt đối với tội gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, do những tình tiết chị cung cấp chưa đầy đủ để Luật sư có thể làm rõ vấn đề, do đó chúng tôi sẽ đưa ra một số tư vấn dựa trên những tình tiết được cung cấp và theo quy định của pháp luật

– Trường hợp 1: em trai chị vi phạm pháp luật tại Khoản 1

Trong trường hợp này thì các tình tiết gây rối trật tự công cộng của em trai chị chưa đến mức quá nghiêm trọng nên sẽ chỉ dừng ở mức bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung Khoản 14 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 về nguyên tắc xử phạt đối với người dưới 18 tuổi như sau:

“2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;”

Như vậy, từ các quy định nêu trên và đối chiếu với mức phạt Tội gây rối trật tự công cộng, người phạm tội có thể được hưởng án treo khi bị xử phạt tù không quá 03 năm, đồng thời đảm bảo đáp ứng các điều kiện hưởng án treo như: Chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù; có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định…

Trường hợp này em trai chị sẽ được hưởng những tình tiết giảm nhẹ như sau: Là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi; khung hình phạt của tội danh không quá 03 năm tù; Phạm tội lần đầu và đã có ý thức thành khẩn khai báo. Bên cạnh đó, vì Khoản 1 của tội Gây rối trật tự công cộng là tội ít nghiêm trọng nên trong trường hợp này em trai chị vẫn có thể được hưởng án treo nếu đáp ứng được các điều kiện về hưởng án treo theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp 2: em chị vi phạm pháp luật tại Khoản 2

Nếu em trai chị có những hành vi vi phạm rơi vào Khoản 2 của tội này thì sẽ được coi là tội phạm nghiêm trọng và có khung hình phạt là từ 02 năm đến 07 năm tù giam. Theo như phân tích ở Khoản 1 thì em trai chị vẫn được hưởng những tình tiết giảm nhẹ như đã nêu trên. Tuy nhiên, án treo chỉ được áp dụng đối với những tội danh có khung hình phạt dưới 03 năm tù. Do vậy, nếu em chị có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 318 thì có thể sẽ không được hưởng án treo do không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện của hưởng án treo.

Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật liên quan đến vấn đề án treo là gì. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi, bạn đọc đã có cái nhìn khách quan và chi tiết hơn, qua đó có được những thông tin hữu ích để áp dụng vào đời sống thực tiễn. Nếu bạn có còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi tới đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn và giải đáp một cách nhanh chóng nhất.