Bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ ngân hàng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Làm thẻ ngân hàng có mất phí không, bao lâu nhận được? Những lưu ý dành cho người sử dụng thẻ ATM là gì? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng đài pháp luật giải đáp trong bài viết sau đây. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.
>> Bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ ngân hàng? Gọi ngay 1900.6174
Thẻ ngân hàng là gì? Các loại thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là gì?
Thẻ ngân hàng (hay còn gọi là ATM) là viết tắt của từ tiếng Anh “Automated Teller Machine”, dịch theo nghĩa tiếng Việt được hiểu là “máy giao dịch tự động” – một thiết bị dùng nhằm thực hiện các loại giao dịch như gửi, nạp, chuyển khoản, dịch vụ, rút tiền mặt, thanh toán hóa đơn hàng hóa, đổi PIN, tra cứu thông tin thẻ hoặc các giao dịch khác. Những cá nhân sử dụng máy ATM để giao dịch cần thông qua thẻ ATM.
Bên cạnh đó, định nghĩa thẻ ngân hàng còn được hiểu là phương tiện được phát hành nhằm thực hiện các loại giao dịch theo các điều kiện cũng như theo các điều khoản được các bên thỏa thuận. Các tổ chức phát hành thẻ hiện nay sẽ bao gồm các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cùng một số công ty tài chính khác.
Hiểu một cách đơn giản, thẻ ngân hàng được sử dụng nhằm thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Tuy nhiên, số tiền này phải nằm trong phạm vi số dư tiền hoặc hạn mức tín dụng được cấp tại ATM. Thẻ ATM thực chất là một công cụ được gân hàng phát hành theo chuẩn ISO 7810, với thiết kế hình chữ nhật tiêu chuẩn, có chiều dài: 85.60mm x chiều rộng: 53.98mm.
Trên thẻ sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin gồm có:
+ Tên, logo ngân hàng phát hành;
+ Số thẻ ATM;
+ Thời gian phát hành và hết hạn của thẻ;
+ Băng từ (thẻ từ) hoặc chip (thẻ chip);
+ Bằng giấy để chủ thẻ ký tên;
+ Tên chủ thẻ (trong một số trường hợp thì tên chủ thẻ quá dài thì sẽ được viết tắt họ hoặc tên lót);
+ Tổ chức liên kết phát hành thẻ như Napas, Visa, Mastercard,…
Các loại thẻ ngân hàng hiện nay thường dùng để thực hiện các loại giao dịch tự động tự các máy ATM ( là cụm từ viết tắt của Automatic Teller Machine hay Automated Teller Machine) bao gồm: rút tiền, kiểm tra tài khoản, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,…
Các loại thẻ ngân hàng
Hiện nay, các ngân hàng phát hành hai loại thẻ ATM dành cho mọi khách hàng là cá nhân được xem là công cụ giúp mọi người có thể giao dịch nhằm mục đích thanh toán hằng ngày. Nó cho phép người dùng sử dụng để thanh toán hóa đơn, thực hiện việc chuyển khoản, rút tiền mà không cần phải mang theo quá nhiều tiền mặt trong người.
Trên thị trường hiện nay, có 3 loại thẻ phổ biến nhất được các ngân hàng phát hành và sử dụng nhiều, thông thường được chia làm 03 loại, cụ thể: thẻ trả trước, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Mỗi loại thẻ đều có tính năng cùng các đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Trong các loại thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng được xác định là loại thẻ có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất. Cũng chính vì lý do đó mà hiện nay, thẻ tín dụng đã và đang trở thành xu hướng tiêu dùng mới hiện nay.
Thẻ trả trước
Đây chính là loại thẻ thanh toán mà mọi cá nhân có thể mua được tại bất kỳ cửa hàng nào mà không cần dùng chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân) và đặc biệt không cần sử dụng tài khoản ngân hàng nào, mà chỉ cần nạp tiền vào thì đã có thể sử dụng dịch vụ thanh toán, giao dịch được dễ dàng. Điều này có nghĩa là, khi chủ thẻ có một chiếc thẻ trả trước thì có thể tiến hành “nạp tiền” vào thẻ qua các kênh của ngân hàng và chi tiêu trên số tiền đã nạp đó.
Đặc điểm của thẻ này bao gồm: được sử dụng chủ yếu để thanh toán chi phí mua xăng dầu, dịch vụ giải trí và trên website thương mại điện tử và thường được dùng làm thẻ quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp cùng các đối tác hoặc nhân viên.
Thẻ ghi nợ
Đây cũng là loại thẻ được dùng để thanh toán nhưng yêu cầu khách hàng liên kết với tài khoản ngân hàng nhằm quản lý chi tiêu và tài khoản của mình, đồng thời chỉ sử dụng giao dịch trong đúng hạn mức có trong tài khoản mà thôi. Thẻ ghi nợ hiện nay do ngân hàng phát hành, được sử dụng nhằm thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ như tại siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng… hoặc giao dịch tại máy ATM đủ bằng số tiền khách hàng có trong tài khoản.
Hiểu một cách đơn giản, thẻ này quy định trong tài khoản có bao nhiêu thì sử dụng bấy nhiêu. Như vậy, nếu còn đủ tiền trong tài khoản có thể thực hiện các giao dịch thanh toán.
Đặc điểm của thẻ ghi nợ bao gồm: mở thẻ không cần chứng minh thu nhập; phí chuyển khoản, rút tiền thấp; có chức năng chuyển tiền, rút tiền, tiết kiệm,…Bên cạnh đó, chủ thẻ thường được ít hưởng ưu đãi từ ngân hàng.
Thẻ tín dụng
Được liên kết với tài khoản ngân hàng và phải được đăng ký trực tiếp tại quầy cùng với việc chứng minh thu nhập. Ưu điểm của thẻ tín dụng này là chi tiêu trước, trả nợ sau, đồng thời cho phép khách hàng sử dụng số tiền ứng trước trong tài khoản để chi tiêu. Từ đó, ngân hàng sẽ thu nợ và lãi suất hàng tháng của khách hàng định kỳ dựa trên hạn mức tín dụng đã sử dụng trong chính tài khoản.
Bên cạnh đó, đặc điểm của thẻ tín dụng là: không thể chuyển khoản qua thẻ tín dụng; cần chứng minh thu nhập để mở thẻ và chủ thẻ được miễn lãi tối đa 45 ngày. Đồng thời, vượt quá số ngày trên mà bạn vẫn chưa thanh toán, số tiền lãi suất dao động khoảng 25%/năm (tùy vào từng ngân hàng).
Như vậy, các loại thẻ ảo, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều mang lại những lợi ích khác biệt trong nhiều tình huống khác nhau. Trong khi thẻ ảo sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn trong việc mua sắm và thanh toán online, thì đối với thẻ ghi nợ sẽ cho phép khách hàng có thể thực hiện được nhiều tính năng và dịch vụ hơn, giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả hơn; Đồng thời, thẻ tín dụng giúp khách hàng có nguồn tiền chi tiêu trong những trường hợp khẩn cấp ngoài ngân sách dự tính.
Bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ ngân hàng?
Anh An (thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
“Tôi có con trai năm nay 17 tuổi, hiện nay cháu đang học tập tại trường chuyên ở thành phố Hồ Chí Minh, khoảng cách khá xa với gia đình. Chính vì thế, gia đình tôi thường xuyên phải gửi tiền qua cho cháu thông qua hình thức chuyển khoản. Từ trước đến nay, tôi thường gửi tiền thông qua các bố hoặc mẹ của bạn cháu, nhưng hiện nay do điều kiện về thời gian không cho phép, nên tôi thấy khá bất tiện.
Chính vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư không biết con tôi 17 tuổi đã độ đủ tuổi làm thẻ ngân hàng (thẻ ATM) theo quy định của pháp luật chưa? Mong được luật sư tư vấn!Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!”
>> Bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ ngân hàng? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Về trường hợp của anh với câu hỏi độ tuổi làm thẻ ngân hàng, cụ thể là 17 tuổi được làm thẻ ngân hàng chưa, chúng tôi xin đưa ra một số câu trả lời như sau:
Thẻ ngân hàng (hay còn gọi là thẻ ATM) là một loại thẻ được xác định theo chuẩn ISO 7810, được sử dụng với mục đích chính là nhằm thực hiện các giao dịch tự động, chẳng hạn như: rút tiền hoặc chuyển khoản, kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn… từ máy rút tiền tự động – ATM.
Theo đó, quy định tại Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng, xác định độ tuổi làm thẻ ngân hàng (thẻ ATM) như sau:
Độ tuổi làm thẻ ngân hàng nội địa
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 19/2016 về thẻ ngân hàng, độ tuổi làm thẻ ATM ngân hàng được xác định như sau:
– Độ tuổi làm thẻ ATM nội địa
+ Cá nhân có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
+ Nếu là người nước ngoài, phải đảm bảo còn thời hạn cư trú tại Việt Nam ( tối thiểu 12 tháng).
Độ tuổi làm thẻ ghi nợ và thẻ trả trước
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 19/2016 về thẻ ngân hàng, độ tuổi làm thẻ ATM ngân hàng được xác định như sau:
– Độ tuổi làm thẻ trả trước, thẻ ghi nợ:
+ Từ 6 đến 15 tuổi, sẽ được mở thẻ ghi nợ phụ không thấu chi. Có thể làm thẻ trả trước trong trường hợp có người đại diện.
+ Từ 15 tuổi đến 18 tuổi được phép làm thẻ chính và thẻ phụ trả trước cũng như thẻ ghi nợ không thấu chi.
+ Từ 18 tuổi trở lên, khách hàng được làm thẻ trả trước, thẻ ghi nợ chính và thẻ ghi nợ phụ.
Độ tuổi làm thẻ tín dụng
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 19/2016 về thẻ ngân hàng, độ tuổi làm thẻ ATM ngân hàng được xác định như sau:
– Độ tuổi mở thẻ tín dụng bao gồm:
+ Khách hàng phải đủ 18 tuổi trở lên, có thể mở thẻ chính hoặc thẻ phụ theo quy định hiện hành
+ Đối với cá nhân từ 15 đến 18 tuổi, phải được phép đăng ký mở thẻ tín dụng phụ.
Như vậy, theo thông tin anh cung cấp, con trai của anh năm nay 17 tuổi, hiện đang học tại một trường chuyên ở thành phố Hồ Chí Minh. Vì trường học cách xa nhà nên con anh phải ở nội trú. Do công việc bận rộn và không có thời gian nên gia đình anh muốn làm thẻ ngân hàng cho con để thuận tiện cho việc chuyển tiền.
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 19/2016, độ tuổi làm thẻ ATM nội địa là 15 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, con anh hoàn toàn đủ điều kiện và đủ tuổi để làm thẻ ngân hàng. Con anh cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục làm thẻ tại ngân hàng.
Nếu còn bất cứ thắc mắc hay băn khoăn nào liên quan đến các vấn đề về thủ tục là thẻ ngân hàng,bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Bao nhiêu tuổi làm CCCD? Mấy tuổi làm CMND theo quy định?
Hướng dẫn làm thẻ ngân hàng đúng quy trình
Bạn Lan (Hải Dương) đặt câu hỏi:
“Chào luật sư, em hiện tại là sinh viên năm nhất, sống tại Hà Nội. Do cư trú xa nhà nên để thuận tiện cho việc chuyển và nhận tiền từ gia đình, em có mong muốn mở một thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, do mới xuống Hà Nội, em không biết làm thẻ ngân hàng như thế nào là đúng quy trình? Vì vậy, rất mong được sự tư vấn của luật sư!. Em xin cảm ơn”.
>> Thủ tục mở thẻ ngân hàng nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài pháp luật. Về câu hỏi của bạn, tôi xin đưa ra một số câu trả lời như sau:
Thủ tục làm thẻ ngân hàng
Để làm thẻ ATM trả trước và ATM thẻ ghi nợ, các bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
+ Đơn đăng ký làm thẻ ngân hàng
+ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu
Đối với những bạn có nhu cầu mở thẻ tín dụng thì hồ sơ làm thẻ sẽ phức tạp hơn, ngân hàng yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ chứng minh thu nhập:
+ Sao kê/bảng lương
+ Hợp đồng lao động/quyết định chức vụ
Các bước đăng ký mở thẻ ngân hàng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ trên thì bạn cần thực hiện theo các bước sau đây để mở thẻ ngân hàng:
Bước 1: Đến phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng gần nhất để tiến hành mở thẻ ngân hàng hoặc bạn có thể đăng ký thông tin trên website của ngân hàng.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ mở thẻ tại ngân hàng
Bước 3: Sau khi hồ sơ của bạn đáp ứng đầy đủ thông tin và điều kiện mở thẻ, ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục mở thẻ cho bạn. Sau đó, ngân hàng sẽ hẹn thời gian để bạn đến lấy thẻ.
Tùy thuộc vào từng ngân hàng mà thời gian đăng ký mở thẻ sẽ khác nhau. Khi ngân hàng mở thẻ, các bạn cần đọc kỹ các yêu cầu của từng ngân hàng để xem xét khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hy vọng những hướng dẫn mà chúng tôi cung cấp về việc làm thẻ ngân hàng đúng quy trình sẽ giúp bạn thực hiện thủ tục làm thẻ một cách nhanh chóng nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về quy trình làm thẻ, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn.
Các câu hỏi liên quan đến vấn đề bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ ngân hàng
Làm thẻ ngân hàng có mất phí không, bao lâu nhận được?
Chị Trúc (Hà Nội) đặt câu hỏi:
“Hiện tại, tôi đang làm kinh doanh online trên facebook, số lượng hàng hóa bán ra ngày càng nhiều, điều đó cũng kéo theo số lượng khách hàng có nhu cầu chuyển khoản cũng tăng. Hiện tại tôi cũng chưa có thẻ ATM, vì vậy tôi muốn làm thẻ để thuận tiện cho việc buôn bán.
Tuy nhiên, do chưa bao giờ làm thẻ cũng như thiếu sự hiểu biết về vấn đề này nên tôi không biết làm thẻ ngân hàng có mất phí không? Và bao lâu nhận được? Rất mong nhận được câu trả lời từ luật sư!”.
>> Làm thẻ ngân hàng có mất phí không? Bao lâu nhận được? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Về câu hỏi của bạn, tôi xin đưa ra một số câu trả lời như sau:
Thứ nhất làm thẻ ngân hàng có mất phí không:
+ Theo đó, phí làm thẻ ATM sẽ phụ thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng cũng như các loại thẻ ATM mà khách hàng muốn mở.
+ Có ngân hàng phát hành thẻ ATM miễn phí, tuy nhiên cũng có ngân hàng tính phí từ 50.000VNĐ đến 100.000 VNĐ. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, khách hàng cũng sẽ phải tiếp tục chịu thêm các khoản phí khác như phí duy trì, phí rút tiền, phí chuyển khoản…
Thứ hai về việc bao lâu nhận được thẻ ngân hàng:
Tùy vào khối lượng khách hàng tiến hành đăng ký làm thẻ theo từng giai đoạn mà thời hạn phát hành thẻ sẽ nhanh hay chậm. Thông thường chỉ từ 1 – 2 tuần là đã có thể tiến hành sử dụng thẻ ngân hàng. Để đảm bảo mọi việc thuận lợi cũng như là được hướng dẫn tận tình cho người mới đăng ký lần đầu, hiện nay thông thường thẻ sẽ được nhận tại ngân hàng. Tiếp đó bạn sẽ được hướng dẫn cách kích hoạt cũng như tiến hành đổi mã pin lần đầu để đảm bảo tính bảo mật tài khoản.
Bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ ngân hàng ghi nợ, thẻ trả trước
Anh Nam (Hà Nội) có câu hỏi:
“Tôi hiện tại 20 tuổi, do một số nhu cầu cá nhân nên tôi muốn làm thẻ ngân hàng ghi nợ, thẻ trả trước. Tuy nhiên, hiện tại tôi cũng không hiểu rõ về thẻ ngân hàng này như bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ ngân hàng ghi nợ, thẻ trả trước? Lưu ý khi làm thẻ ngân hàng ghi nợ, thẻ trả trước? Rất mong nhận được câu trả lời từ luật sư!”
>> Bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ ngân hàng, thẻ trả trước? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Về câu hỏi của bạn, tôi xin đưa ra một số câu trả lời như sau:
Theo đó, quy định của pháp luật hiện hành xác định đối với những cá nhân muốn làm thẻ ghi nợ và thẻ trả trước tại ngân hàng thì phải có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, còn riêng đối với những các nhân có độ tuổi từ 15 – 18 tuổi thì có thể tiến hành làm thẻ ghi nợ, thẻ trả trước với hình thức thẻ chính hoặc thẻ phụ không thấu chi.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề liên quan đến bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ ngân hàng, bạn hãy liên hệ ngay cho Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn.
>> Xem thêm: Bao nhiêu tuổi được đứng tên xe máy?
Lưu ý dành cho người sử dụng thẻ ATM
Chị Hà (Hà Nội) có đặt câu hỏi:
“Chào luật sư, sắp tới tôi có nhu cầu mở thẻ ATM. Tuy nhiên, do chưa bao giờ sử dụng thẻ này nên kiến thức về thẻ ATM còn hạn chế. Chính vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư về những lưu ý dành cho người sử dụng thẻ ATM hiện nay. Rất mong nhận được câu trả lời từ luật sư!”
>> Lưu ý dành cho người sử dụng thẻ ATM? Gọi ngay
Trả lời:
Hiện nay, đối với những khách hàng mới bắt đầu sử dụng thẻ ATM thì cần phải lưu ý một vài điểm sau, cụ thể:
+ Một là, cần phải chọn được những loại thẻ miễn phí thường niên để từ đó bạn có thể hạn chế được các khoản tiền phải chi trả hàng tháng.
+ Hai là, có thể đăng ký sử dụng các loại thẻ miễn phí dịch vụ tiện ích có kèm theo như miễn phí internet banking, miễn phí tiện ích chuyển khoản online, miễn phí rút tiền,…
+ Ba là, nên đăng ký sử dụng các loại thẻ mà hiện nay có liên kết Napas để đảm bảo vấn đề bảo mật khi thanh toán.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về vấn đề bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ ngân hàng. Nếu còn có câu hỏi cần được tham khảo hoặc tư vấn, bạn có thể liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư của Tổng đài pháp luật hỗ trợ và giải đáp cụ thể một cách hiệu quả nhất.