Biên bản thương thảo hợp đồng là một văn bản pháp lý quan trọng được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu. Vậy biên bản thương thảo hợp đồng bao gồm những thông tin gì? Khi nào cần làm biên bản thương thảo hợp đồng? Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng như thế nào? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp tất cả câu hỏi của bạn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến biên bản thương thảo hợp đồng, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật đấu thầu giải đáp miễn phí.
Biên bản thương thảo hợp đồng là gì?
>> Luật sư giải đáp chi tiết về biên bản thương thảo hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Biên bản thương thảo hợp đồng không còn là thuật ngữ xa lạ trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh, tuy nhiên rất nhiều người vẫn còn lúng túng khi được hỏi về bản chất của biên bản này.
Biên bản thương thảo hợp đồng được hiểu là văn bản pháp lý được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu. Biên bản này được lập thành văn bản khi bên mời thầu đã đánh giá các hồ sơ đề xuất và chọn lựa 1 nhà thầu đến để thương thảo.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, về bản chất biên bản thương thảo hợp đồng chính là mẫu biên bản được lập ra sau khi có sự thương thảo giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Trong biên bản thương thảo hợp đồng, các bên sẽ ghi chép lại toàn bộ nội dung của cuộc thương thảo, quyền và nghĩa vụ của các bên. Những nội dung này cần được ghi cụ thể, chi tiết để tránh trường hợp mâu thuẫn hoặc để giải quyết các tranh chấp phát sinh.
Như vậy, việc hiểu rõ về bản chất của các loại văn bản pháp lý nói chung và mẫu biên bản thương thảo hợp đồng trước khi ký kết hợp đồng nói riêng là điều rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư. Để có thể hiểu sâu hơn về mẫu biên bản này và các vấn đề cần lưu ý khi xác lập biên bản này, bạn hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tận tình.
>> Xem thêm: Biên bản thỏa thuận là gì? Mẫu Biên bản thỏa thuận phổ biến
Quy định về biên bản thương thảo hợp đồng
Chủ thể biên bản thương thảo hợp đồng
Anh Văn Trung (Tuyên Quang) có câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi tên Văn Trung, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại thành phố Tuyên Quang. Tôi đang gặp một số thắc mắc mong nhận được sự hỗ trợ từ luật sư.
Tháng trước, tôi được người bạn giới thiệu đầu tư một dự án bất động sản. Tuy nhiên, tôi không phải là người trực tiếp làm việc với nhà thầu mà thông qua anh T. Tôi góp 10 triệu qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản của anh T. Khi chuyển tiền, chúng tôi không ký hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng miệng, coi như tôi góp vốn cho anh T đầu tư, lời ăn lỗ chịu. Tuy nhiên, khi ký kết mẫu thương thảo hợp đồng, anh T không thỏa thuận về nội dung đã ký kết trong mẫu thương thảo đó. Tôi có trao đổi lại với anh T nhưng anh T cho rằng chỉ anh ấy và bên mời thầu mới có quyền xác lập các điều khoản trong mẫu thương thảo hợp đồng.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi có được coi là một chủ thể trong biên bản thương thảo trước khi ký kết hợp đồng không? Tôi xin cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ phía luật sư!
>> Chủ thể trong biên bản thương thảo hợp đồng là những ai? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Trả lời:
Xin chào Văn Trung. Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn chúng tôi là nơi hỗ trợ, giải đáp các vấn đề pháp lý. Với bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ anh. Đối với vướng mắc về chủ thể trong biên bản thương thảo hợp đồng, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Chủ thể trong biên bản thương thảo trước khi ký kết hợp đồng được xác định là bên nhà thầu và bên mời thầu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, tại điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Như vậy, chỉ có người mời thầu và người thầu mới có quyền thỏa thuận và xác lập quyền, nghĩa vụ các bên thông qua biên bản thương thảo hợp đồng.
Đối với mối quan hệ giữa bạn và anh T được coi là một giao dịch dân sự khác, bạn chỉ có quyền yêu cầu anh T thỏa thuận lại với bên mời thầu để thay đổi nội dung đã thỏa thuận trước đó trong trường hợp bạn và anh T đã xác lập một thỏa thuận về điều này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về chủ thể trong biên bản thương thảo hợp đồng cũng như các vấn đề liên quan. Mọi vướng mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp, hỗ trợ kịp thời những vướng mắc của mình.
>> Xem thêm: Hợp đồng ủy quyền là gì? – Mẫu hợp đồng ủy quyền thông dụng
Nội dung biên bản thương thảo hợp đồng
Chị Mỹ Thảo (Tp. Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi tên là Mỹ Thảo và hiện tôi đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có một vài thắc mắc liên quan đến hợp đồng mong được luật sư giải đáp.
Tôi đang có dự định thầu một dự án ở Đồng Nai. Đây là lần đầu tiên tôi nhận thầu một dự án có quy mô lớn như vậy. Chính vì thế, tôi cần chắc chắn về các thủ tục pháp lý liên quan để hạn chế tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Tôi được tư vấn khi thầu dự án này, tôi và người mời thầu sẽ ký kết một biên bản thương thảo hợp đồng, tuy nhiên tôi không nắm rõ các nội dung cần lưu ý trong biên bản này. Tôi mong nhận được sự tư vấn từ phía luật sư về các nội dung trong biên bản thương thảo trước khi ký kết hợp đồng. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Luật sư tư vấn các nội dung cần lưu ý trong biên bản thương thảo hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào Mỹ Thảo! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Thắc mắc của bạn là thắc mắc chung của hầu hết những người bắt đầu đầu tư kinh doanh. Để bạn hiểu rõ hơn về các nội dung trong biên bản thương thảo hợp đồng, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Đối với biên bản thương thảo hợp đồng thường phải đảm bảo các nội dung chính sau:
– Thứ nhất, cần thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu phòng trường hợp có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng
– Thứ hai, nếu có các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu, các bên cần phải thương thảo lại bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế.
– Thứ ba, thương thảo về nhân sự đối với các gói thầu xây lắp, hỗn hợp
Lưu ý, trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được tự ý thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí khác như chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng công trường, đặc biệt là khi thương thảo hợp đồng xây dựng.
Trừ trường hợp các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng vì thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng, trong trường hợp này, nhà thầu có quyền thay đổi nhân sự khác, tuy nhiên phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu.
– Thứ tư thương thảo về các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu
– Thứ năm, thương thảo về các nội dung cần thiết khác
Những nội dung trên đặc biệt quan trọng và cần lưu tâm khi thực hiện biên bản thương thảo trước khi ký kết hợp đồng. Điều này giúp các bên đảm bảo lợi ích và ràng buộc nghĩa vụ, buộc các bên có trách nhiệm hoàn thành đúng, đủ nghĩa vụ của mình.
Hy vọng những tư vấn về nội dung biên bản thương thảo hợp đồng trên đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề hợp đồng, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư.
>> Xem thêm: Giao kết hợp đồng là gì? – Các hình thức giao kết hợp đồng [2022]
Hình thức biên bản thương thảo hợp đồng
Anh Đức Thọ (Ninh Bình) có câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi tên Đức Thọ, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Ninh Bình. Tôi có tham gia đấu thầu một dự án ở Hà Nội và trở thành nhà thầu hạng nhất. Chinh vì vậy, tôi được bên mời thầu mời đến thương thảo nội dung trong hợp đồng. Tuy nhiên, tôi thắc mắc việc thương thảo này có cần xác lập bằng văn bản không hay chỉ cần thỏa thuận miệng cũng được pháp luật ghi nhận. Mong luật sư giải đáp thắc mắc trên của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn về hình thức biên bản thương thảo hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào Đức Thọ. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Về hình thức biên bản thương thảo hợp đồng, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia gồm bên mời thầu và nhà thầu thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng. Các điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng có thể bao gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện. Lưu ý việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở:
– Thứ nhất là dựa trên báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu
– Thứ hai, dựa trên hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu
– Thứ ba, dựa trên hồ sơ mời thầu
Tất cả những thỏa thuận trên phải được lập thành văn bản và có ký xác nhận của hai bên tham gia.
Trên đây là những tư vấn của đội ngũ chuyên gia của Tổng Đài Pháp Luật liên quan đến thắc mắc của bạn về hình thức biên bản thương thảo hợp đồng và các vấn đề pháp lý liên quan đến biên bản thương thảo hợp đồng. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào khác, xin liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.
>> Xem thêm: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Quy định mới nhất năm 2022
Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng
>> Luật sư hướng dẫn cách viết biên bản thương thảo hợp đồng chi tiết và chính xác nhất. Gọi ngay 1900.6174
Các văn bản pháp lý nói chung và các giấy tờ thủ tục pháp lý liên tục được cập nhật để phù hợp hơn trong bối cảnh xã hội hóa ngày nay. Chính vì vậy không ít người phân vân khi lựa chọn các văn bản pháp lý, mẫu đơn, giấy tờ pháp lý chính xác để áp dụng trong thực tế nhằm tránh xảy ra sai sót, nhầm lẫn, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
Dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật xin cung cấp cho bạn mẫu biên bản thương thảo hợp đồng mới nhất, chính xác nhất mà bạn có thể tham khảo.
Tải về mẫu biên bản thương thảo hợp đồng mới nhất tại đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
— oOo —
……., ngày…… tháng…….năm….
BIÊN BẢN THƯƠNG THẢO HỢP ĐỒNG
(đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp)
Gói thầu: …… [ghi tên gói thầu]
Số: …………….. / ……………………..
– Căn cứ pháp lý: [nêu các căn cứ pháp lý liên quan đến gói thầu như: Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức; văn bản phê duyệt dự án, KHLCNT; các văn bản liên quan đến gói thầu…].
Hôm nay, ngày … / … / ………… tại địa chỉ: …………….., chúng tôi, đại diện cho các bên thương thảo hợp đồng, gồm có:
BÊN MỜI THẦU: …………….. [ghi tên Bên mời thầu]
– Đại diện: ……………..
– Chức vụ: ……………..
– Địa chỉ: ……………..
– Điện thoại: …………….. Fax: ……………..
NHÀ THẦU: ……………….. [ghi tên nhà thầu]
– Đại diện: ……………..
– Chức vụ: ……………..
– Địa chỉ: ……………..
– Điện thoại: …………….. Fax: ……………..
Hai bên đã thương thảo (1) và thống nhất những nội dung trong hợp đồng như sau:
– Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
– Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu phát hiện và đề xuất trong HSDT (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nêu trong HSMT có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;
– Thương thảo về nhân sự
– Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
– Thương thảo về các sai sót không nghiêm trọng;
– Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.
Việc thương thảo hợp đồng kết thúc vào …………….. ngày … / … / … Biên bản thương thảo hợp đồng được lập thành …….. bản, bên A giữ ……….. bản, bên B giữ………. bản, các biên bản có giá trị pháp lý như nhau./.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(ký tên, đóng dấu nếu có)… (ký tên, đóng dấu nếu có)…
NGUYỄN VĂN A NGUYỄN VĂN B
Trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho bạn biên bản thương thảo hợp đồng mới nhất. Các thủ tục pháp lý liên quan luôn được chúng tôi cập nhật nhanh chóng, chính xác. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Mẫu quyết định chỉ định thầu tư vấn giám sát [Mới nhất 2022]
Hướng dẫn soạn thảo biên bản thương thảo hợp đồng
Anh Thế Vinh (Nam Định) có câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư! Tôi tên là Thế Vinh và hiện tôi đang sinh sống tại thành phố Nam Định. Tôi đang gặp một số thắc mắc mong được luật sư giải đáp.
Tôi hiện đang làm nhân viên cho một công ty chuyên về xây dựng, thiết kế thi công công trình. Sau nhiều năm học hỏi tích lũy kinh nghiệm, tôi muốn xin nghỉ làm ở công ty để tách ra làm riêng. Mới đây, tôi được giới thiệu một dự án tại thành phố Nam Định. Thấy dự án có nhiều tiềm năng, tôi đã quyết định nhận thầu.
Tôi và bên mời thầu sẽ phải ký kết một biên bản thương thảo hợp đồng, tuy nhiên tôi chưa trực tiếp ký kết biên bản này trước đó. Tôi rất lúng túng và lo lắng. Mong luật sư có thể hướng dẫn tôi soạn thảo biên bản này được không. Tôi xin chân thành cảm ơn.
> Luật sư hướng dẫn chi tiết cách soạn thảo biên bản thương thảo hợp đồng. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào Thế Hiển! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật là nơi hỗ trợ, giải đáp các vấn đề pháp lý. Về cách soạn thảo biên bản thương thảo hợp đồng, chúng tôi xin hướng dẫn như sau:
Thứ nhất, bên mời thầu và bên thầu phải cùng nhau thỏa thuận về nội dung của biên bản thương thảo trước khi ký kết hợp đồng. Những nội dung này được soạn thảo bằng văn bản cụ thể, không chấp nhận thỏa thuận miệng.
Thứ hai, khi soạn thảo nội dung biên bản thương thảo hợp đồng, bạn cần điền đầy đủ những thông tin sau:
– Tên gói thầu
– Tên dự án
– Căn cứ pháp lý
– Thời gian, địa điểm lập biên bản
– Thông tin của bên mời thầu bao gồm: tên người đại diện, địa chỉ, số địa thoại, mã số thuế, tên ngân hàng đăng ký tài khoản, chức vụ của người đại diện
– Thông tin của bên nhận thầu bao gồm: tên người đại diện, địa chỉ, số địa thoại, mã số thuế, tên ngân hàng đăng ký tài khoản, chức vụ của người đại diện
– Xác định rõ đối tượng hợp đồng, giá trị hợp đồng
– Thời gian thực hiện hợp đồng, phương thức thanh toán
– Bảo đảm thực hiện hợp đồng
– Bảo lãnh bảo hành và nội dung bảo hành
– Các điều khoản khác trong hợp đồng
Lưu ý, khi soạn thảo hợp đồng, các thông tin trên cần ghi chính xác, đầy đủ, cụ thể, chi tiết để hạn chế những tranh chấp, mâu thuẫn về sau.
Sau khi đảm bảo quy định đầy đủ các nội dung trên, hai bên ký xác nhận, cam kết thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ. Nếu không thực hiện như đã cam kết, sẽ phải chịu trách nhiệm theo như hợp đồng quy định và theo quy định của pháp luật.
Biên bản thương thảo hợp đồng cũng giống như các giấy tờ pháp lý khác được kết cấu bởi các phần khác nhau, tuy nhiên phần nội dung của biên bản này là phần quan trọng nhất. Chính vì thế, trước khi đặt bút ký, các bên cần rà soát cẩn thận tránh bỏ sót, quy định sai,…
Trên đây, luật sư đã hướng dẫn bạn cách viết biên bản thỏa thuận hợp đồng. Trong trường hợp, bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ chi tiết và kỹ càng hơn từ luật sư.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng 3 bên mới và chính xác nhất [Có File tải]
Biên bản thương thảo hợp đồng có cần chữ ký người đại diện của nhà thầu không?
Anh Quốc Tú (Kiên Giang) có câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư! Tôi tên Quốc Tú, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Tuần trước, tôi được người bạn giới thiệu dự án thầu rất tiềm năng. Chính vì thế tôi và anh này đã xác lập một biên bản thương thảo trước khi ký kết hợp đồng, trong đó bên mời thầu là bạn tôi, tôi là bên thầu. Khi xác lập biên bản chỉ có người mời thầu là bạn tôi ký xác nhận.
Hiện tại đang phát sinh tranh chấp, anh T vi phạm các điều quy định trong biên bản gây thiệt hại nghiêm trọng. Tôi trao đổi lại với anh T nhưng anh T một mực khẳng định không vi phạm biên bản do các bên trước đó chưa từng ký kết biên bản thương thảo hợp đồng nào.
Vậy xin hỏi luật sư, đối với trường hợp của tôi, biên bản thương thảo hợp đồng có được coi là hợp pháp không? Tôi xin cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ phía luật sư.
>> Biên bản thương thảo hợp đồng có cần chữ ký người đại diện của nhà thầu không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào Quốc Tú. Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về vấn đề liên quan đến biên bản thương thảo hợp đồng, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Như đã biết, thương thảo hợp đồng là một bước quan trọng trong phương thức đấu thầu. Đây được coi là một bước cần thực hiện trước khi đi đến ký kết hợp đồng. Mục đích của việc thương thảo hợp đồng chính là hai bên thống nhất lại các vấn đề còn vướng mắc hoặc hai bên xác nhận lại các vấn đề đã thống nhất.
Tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thì bên mời thầu phải tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng nhất theo quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng của các nhà thầu. Sau đó, nhà thầu xếp hạng thứ nhất sẽ được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng. Trong trường hợp khi được bên mời thầu mời đến nhưng nhà thầu không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
Bên cạnh đó, tại Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP đã nêu rõ về việc thương thảo hợp đồng bao gồm: cơ sở, nguyên tắc tiến hành, nội dung, hậu quả pháp lý của việc thương thảo hợp đồng cụ thể như sau:
– Bên mời thầu sẽ mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất đến thương thảo hợp đồng. Trong trường hợp khi được bên mời thầu mời đến nhưng nhà thầu không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
– Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở:
+ Thứ nhất là dựa trên báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu
+ Thứ hai, dựa trên hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu
+ Thứ ba, dựa trên hồ sơ mời thầu.
– Đối với thương thảo hợp đồng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Một là không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu
+ Hai là việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).
Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu
+ Ba là việc thương thảo đối với phần sai lệch thiếu phải được thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 17 của Nghị định này
– Về nội dung thương thảo hợp đồng được quy định như sau:
+ Thứ nhất, cần thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu phòng trường hợp có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng
+ Thứ hai, nếu có các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu các bên cần phải thương thảo lại bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế
+ Thứ ba, thương thảo về nhân sự đối với các gói thầu xây lắp, hỗn hợp
Lưu ý, trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được tự ý thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí khác như chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng công trường.
Trừ trường hợp các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng vì thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng. Trong trường hợp này, nhà thầu có quyền thay đổi nhân sự khác, tuy nhiên phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu
+ Thứ tư thương thảo về các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu
+ Thứ năm, thương thảo về các nội dung cần thiết khác
Ngoài ra, trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).
Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu 2013.
Như vậy, nhằm mục đích đảm bảo tính pháp lý của biên bản thương thảo trước khi ký kết hợp đồng, bắt buộc phải có sự xác nhận từ bên mời thầu và bên nhà thầu được mời đến thương thảo. Bên mời thầu cần có người đại diện ký tên, đóng dấu (nếu có). Theo đó, biên bản thương thảo trước đó của bạn và bên mời thầu không có giá trị pháp lý, tuy nhiên bạn có thể căn cứ các điều khoản trong hợp đồng chính thức để yêu cầu bên mời thầu thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
>> Xem thêm: Biên bản thanh lý hợp đồng [Cập nhập mẫu mới nhất năm 2022]
Trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về biên bản thương thảo hợp đồng và các vấn đề xoay quanh. Việc chủ động trang bị kiến thức pháp luật là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của chính mình. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tháo gỡ những thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn hãy nhấc máy gọi đến hotline 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật, phía đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |