Cải tạo không giam giữ là một hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự, tuy nhiên thì không phải tội danh nào cũng được áp dụng hình phạt này. Do đó bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi tìm hiểu những quy định pháp luật về hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Cải tạo không giam giữ là gì?
Hình phạt cải tạo không giam giữ hiện nay được Bộ luật hình sự 2015 quy định tại các Điều 32, 36, 55, 63 và Điều 100. Mặc dù theo quy định bộ luật nêu trên thì hình phạt cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính nhưng nó vấn thể hiện được tính nhân đạo cao vì đối với hình phạt này thì chủ thể chịu áp dụng không bị tước đi quyền tự do vốn có vấn đề này đã được quy định rõ tại Điều 36 bộ luật này.
Trích Điều 36 Bộ luật hình sự 2015 quy định về phạm vi và điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ: “Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
Hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định tại Điều 36 Bộ luật hình sự 2015 với tính cách là một hình phạt chính và là một trong ba chế định hình phạt không phải tù, nặng hơn hình phạt cải tạo và phạt tiền nhưng nhẹ hơn hình phạt tù, được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng theo phân loại tội phạm.
Thời hạn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ có mức tối thiểu là sáu tháng và mức tối đa lên đến ba năm. Bên cạnh đó thì người phạm tội cần có thêm các điều kiện về nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng và có cơ sở khẳng định dù không cần cách ly khỏi xã hội thì người phạm tội vẫn có thể cải tạo, giáo dục trở thành người lương thiện và có ích cho xã hội.
>> Luật sư tư vấn điều kiện xin giảm nhẹ án phạt – Gọi ngay 1900.6174
Hình phạt cải tạo không giam giữ
Hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định tại Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
– Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng
Hình phạt cải tạo không giam giữ sẽ được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người này khỏi xã hội.
– Thời gian tạm giữ, tạm giam sẽ được trừ vào thời gian cải tạo không giam giữ
Một người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam sẽ được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Thời gian được trừ tính theo cách cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam sẽ bằng 3 ngày cải tạo không giam giữ.
– Người gánh chịu hình phạt cải tạo không giam giữ sẽ bị khấu trừ thu nhập trong thời gian cải tạo không giam giữ
Tòa án sẽ giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình của người bị kết án cũng phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người phạm tội.
Trong thời gian chấp hành hình phạt thì người bị kết án sẽ phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và sẽ bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập này sẽ được thực hiện hàng tháng.
Trong một số trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng việc miễn việc khấu trừ phải được ghi rõ lý do trong bản án. Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
– Trong trường hợp người bị cải tạo không giam giữ nếu không có việc làm thì phải lao động phục vụ cộng đồng
Trong trường hợp người bị chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt thì sẽ phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
Thời gian người phạm tội lao động phục vụ cộng đồng sẽ không quá 4 giờ trong một ngày và không quá 5 ngày 1 tuần.
Biện pháp lao động phục vụ cộng đồng sẽ không áp dụng với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 6 tháng tuổi; người già yếu; người bị bệnh hiểm nghèo; người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
>>> Phạm tội trong trường hợp nào thì áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ? Luật sư tư vấn 1900.6174
Điều kiện giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Chị Hằng (Cần Thơ) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải quyết như sau:
Con trai tôi năm nay 23 tuổi, hiện đang làm công nhân cho một công ty điện tử tại Bắc Ninh. Gần đây con trai tôi có bị bạn bè rủ rê tham gia đánh bài ăn tiền trong một lần đi sinh nhật bạn và bị Công an bắt quả tang, con tôi bị khởi tố bị can và bị tạm giam 1 tháng. Gần đây hết thời hạn tạm giam, con trai tôi được cho tại ngoại để chờ xét xử.
Theo như tôi được cung cấp thông tin thì con trai tôi và những người tham gia đánh bạc bị truy tố về tội đánh bạc, riêng con tôi thì bị đề nghị với hình phạt là cải tạo không giam giữ 3 năm. Vậy Luật sư cho tôi hỏi với những trường hợp nào con tôi có thể được giảm nhẹ án cải tạo không giam giữ. Tôi xin cảm ơn luật sư!
>>> Điều kiện giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, Luật sư tư vấn 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Thưa chị Hằng, cảm ơn chị với gia đình đã tin tưởng câu hỏi đến Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi. Vấn đề của chị Hằng chúng tôi sẽ giải quyết như sau:
Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ đó là loại hình phạt chỉ được áp dụng đối với những tội ít nghiêm trọng. Thông thường, người phạm tội sẽ có các tình tiết giảm nhẹ hoặc không có các tình tiết tăng nặng. Để được áp dụng khung hình phạt này thì hậu quả xảy ra hay mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là nhỏ hay không nguy hiểm nhiều tới xã hội.
Đối với từng loại hình phạt thì tòa án sẽ áp dụng các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo hay có thể xét xử bị cáo ở mức thấp nhất của khung hình phạt. Nếu như trường hợp bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì tòa án có thể lấy làm căn cứ để giảm xuống khung hình phạt nhẹ hơn khung hình phạt theo bản cáo trạng của Viện kiểm đã truy tố.
Đối với trường hợp hợp bị cáo có nhiều tình tiết tăng nặng được quy định tại các Điều 52 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tòa án có thể lấy các điều đó làm căn cứ để tuyên phạt đối với các bị cáo ở mức hình phạt cao nhất đối với khung hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố hoặc tòa án có thể xét xử bị cáo 1 mức hình phạt cao hơn mức hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng 1 tội phạm.
Đối với trường hợp phạt cải tạo không giam giữ cũng không phải ngoại lệ. Nếu như tòa án có xét thấy người bị truy tố có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể áp dụng mức phạt nhẹ hơn so với khung hình phạt đó. Nếu như tòa án có đủ căn cứ chứng minh người vi phạm có nhiều tình tiết tăng nặng thì sẽ phải chịu mức phạt cao nhât trong khung đó.
Khi tòa án đã tuyên án rồi và bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không có kháng cáo của các bên hay kháng nghị của Viện kiểm sát thì người phạm tội phải chấp hành hình phạt mà tòa án đã tuyên. Thông thường sẽ phải chấp hành đủ bản án mà tòa án tuyên nhưng sẽ có những trường hợp đặc biệt dưới đây thì hình phạt cải tạo không giam giữ sẽ được giảm trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án có thể được giảm thời hạn chấp hành nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định;
– Có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự
+ Khi đó, theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
+ Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 1/3.
Như vậy, Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ hoàn toàn có thể được xem xét để miễn hay giảm trách nhiệm hình sự nếu người phạm tội có đầy đủ những điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 63 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Nhưng nếu muốn được giảm hình phạt cải tạo không giam giữ thì người bị kết án phải thực hiện bản án được ít nhất là 1/3 hình phạt đã tuyên thì khi đó cơ quan thi hành án mới có thể xem xét đến cao yếu tố khác để giảm trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
Với trường hợp con của chị Hằng là đã bị tòa án kết án về hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm về tội đánh bạc. Nếu như trong thời gian kháng cáo, kháng nghị mà gia đình 2 bên cũng như Viện kiểm sát không có thêm ý kiến gì thì mặc nhiên bản án của con chị Hằng sẽ giữ nguyên,
Nhưng căn cứ tại khoản 1 điều 63 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nếu như con chị Hằng có đủ những điều kiện được quy định tại điều này và đã có thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ ít nhất là 01 năm thì mới được cơ quan thi hành án xem xét có thể giảm hình phạt cải tạo không giam giữ đối với con của chị Hằng hay không.
Như vậy, với những phân tích trên chúng tôi đã giải quyết cho chị Hằng về vấn đề mà chị đã thắc mắc. Nếu như chị Hằng có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến hình phạt trên hay các vấn đề về pháp luật khác thì hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư tranh tụng hỗ trợ và tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7.
>>>Xem thêm: Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị khởi tố theo Bộ luật Hình sự?
Trường hợp được miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ
Chị Thương quê ở Hòa Bình có thắc mắc như sau:
Thưa luật sư, tôi có một vài vấn đề liên quan đến pháp luật cần được sự hỗ trợ tư vấn từ luật sư!
Tôi là Thương năm nay 47 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại địa phương. Tôi đã ly hôn được 10 năm và hiện tại đang sống với con trai của tôi tên là Văn năm nay 22 tuổi hiện là sinh viên mới tốt nghiệp và chưa có việc làm. Do sức khỏe của tôi khá yếu nên Văn phải về nhà để chăm sóc tôi do nhà có 2 mẹ con.
Ngày 24/7/2022 con tôi có tụ tập cùng nhóm bạn thời cấp 3 vì lâu ngày không gặp nhau. Khi về thì có gây gổ đánh nhau với 1 bạn trong lớp đang cùng tham gia buổi tiệc đó. Do con trai tôi có thể hình vượt trội và đã đánh bạn nam kia gây thương tích là 13% theo giám định của cơ quan giám định tại bệnh viện gần đó. Sau đó sáng ngày 25/7/2022 gia đình bạn đó có gửi đơn kiện lên cơ quan công an và công an đã mời con tôi lên làm việc.
Khi lên làm việc thì bước đầu cơ quan điều tra chỉ lấy lời khai và tạm giam con tôi là 03 ngày rồi cho về. Hiện tại công an lại gọi con tôi lên lần 2 để lấy lời khai và tạm giữ 10 ngày. Vậy, luật sư có thể cho tôi hỏi với hành vi của con tôi thì có được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ không? Làm sao để con tôi có thể được miễn hình phạt đó. Tôi xin cảm ơn luật sư!
>>> Trường hợp nào được miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Thưa chị Thương, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi. Qua những phần trình bày của chị Thương và chiếu theo các quy định của pháp luật thì chúng tôi xin giải quyết vấn đề này như sau:
Thứ nhất, Mức xử phạt đối với lỗi của anh Văn
Có thể thấy hành vi của anh Văn đã phạm vào tội cố ý gây thương tích được quy định tại điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Vì, hành vi của anh Văn ở đây là đã có tác động bằng vũ lực lên cơ thể của nạn nhân và gây ra tỷ lệ tổn thương cho nạn nhân là 13%. Ngoài ra anh Văn đã trên 16 tuổi và khi thực hiện hành vi thì anh Văn Hoàn toàn nhận thức rõ hành vi của mình và mong muốn hậu quả xảy ra.
Căn cứ vào những tình tiết nêu trên có thể thấy hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị xử lý như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Căn cứ vào quy định nêu trên là anh Văn đã gây thương tích cho nạn nhân là 13% thì đã đủ yếu tố để cấu thành tội phạm quy định ở khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Đối với trường hợp này hình phạt mà anh Văn phải chịu ở đây là Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tức là anh Văn hoàn toàn có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ lên tới 03 năm.
Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này mà anh Văn phải chịu:
Căn cứ vào khoản 1 điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ bồi thường thiệt hại:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Căn cứ theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác định mức thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm:
“ Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, anh Văn ngoài bị xử phạt hình sự thì còn có thể bị xử lý trách nhiệm dân sự đó là bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại sẽ do 2 bên tự thỏa thuận với nhau theo quy tắc được quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự và thỏa thuận dựa trên những yếu tố của Điều 590 Bộ luật dân sự 2015. Nếu như 2 bên không thỏa thuận được thì sẽ làm đơn nhờ Tòa án giải quyết vấn đề này.
Thứ hai, Miễn hình phạt cải tạo không giam giữ cần những điều kiện gì.
Khi xét đến hình phạt cải tạo không giam giữ thì những trường hợp để được miễn hình phạt này đó là: Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau có thể được miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ:
– Sau khi bị kết án đã lập công;
– Mắc bệnh hiểm nghèo;
– Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Nếu thuộc một trong các trường hợp sau, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt cho người bị kết án.
Như vậy, theo quy định tại Điều 62 thì khi anh Văn nếu có một trong những điều kiện nêu trên thì có thể được xem xét để miễn trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cải tạo và không giam giữ. Với một số lỗi ít nghiêm trọng và ít nguy hiểm cho xã hội mà còn có những điều kiện nêu trên thì người bị xử lý ở tội cải tạo không giam giữ có thể được xem xét để miễn hình phạt này.
Như vậy, bằng những phân tích mà chúng tôi nêu trên mong rằng đã giải quyết được vấn đề này cho chị. Nếu như chị Thương vẫn còn thắc mắc hay có câu hỏi liên quan đến pháp lý có thể trực tiếp liên hệ đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí 24/7.
Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ
Điểm giống nhau giữa án treo và cải tạo không giam giữ
Hình phạt án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ là hai trong số những biện pháp được áp dụng với người đã bị kết án được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Đây là hai biện pháp thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với những người phạm tội, hai hình phạt này được áp dụng nhằm tạo điều kiện để họ không bị cách ly ra ngoài khỏi xã hội, họ vẫn vẫn được làm việc được sinh sống như bình thường.
Theo đó, hai biện pháp này đều có những điểm giống nhau bao gồm:
– Cả 2 hình phạt này đều không để người bị kết án phải ngồi tù mà sẽ được tự do hoạt động ở ngoài xã hội. Người được áp dụng hai biện pháp này sẽ phải có nơi cư trú rõ ràng, nơi làm việc ổn định.
– Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục các đối tượng được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ là:
+ Cơ quan, tổ chức nơi mà người đó làm việc, công tác
+ Gia đình của người bị kết án có trách nhiệm phải phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát, giáo dục người đó.
– Người chấp hành 2 hình phạt này phải thực hiện một số nghĩa vụ giống nhau như:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của mình trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật, phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, những nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc;
+ Tích cực tham gia lao động, học tập tại nơi sinh sống, nơi làm việc
+ Phải có mặt theo yêu cầu, theo lệnh triệu tập của cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục.
+ Phải khai báo tạm vắng nếu như đi khỏi nơi cư trú 01 ngày
+ Cần phải nộp bản tự nhận xét 03 tháng một lần cho người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giám sát, giáo dục.
Sự khác nhau giữa án treo và cải tạo không giam giữ
Bên cạnh điểm tương đồng trên, hai dạng hình phạt của Bộ luật hình sự 2015 này cũng có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
– Về định nghĩa
+ Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với những người phạm tội bị tuyên hình phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội cùng với các tình tiết giảm nhẹ, và mức độ nguy hiểm của hành vi mà xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
+ Hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt nhằm tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạo không giam giữ được thực hiện các quyền lao động, quyền học tập tại cộng đồng và phải chứng tỏ rằng mình có sự hối cải, hoàn lương của mình.
– Về bản chất
+ Án treo là một biện pháp áp dụng để miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
+ Cải tạo không giam giữ là đó là hình phạt chính nhưng khác với hình phạt tù là hình phạt này sẽ không phải cách li ra khỏi xã hội.
– Điều kiện áp dụng các hình phạt.
+ Điều kiện hưởng án treo: Bị xử phạt tù có thời hạn hoặc cải tạo và không giam giữ nhưng không quá 3 năm; phải có nhân thân tốt; Có nhiều tình tiết giảm nhẹ; Xét thấy không cần thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù có thời hạn.
+ Cải tạo không giam giữ: Phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng; Xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
– Các trường hợp không được hưởng
+ Án treo
Người phạm tội là người chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy, có hành vi ngoan cố chống đối, hành vi có tính chất côn đồ, có dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
+ Có hành vi bỏ trốn tại nơi tạm giam, nơi cư tr và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đề nghị truy nã.
+ Phạm tội mới trong thời gian thử thách án treo; người đang được hưởng án treo nhưng bị xét xử về một tội phạm khác được thực hiện trước khi được hưởng án treo.
+ Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội phạm
+ Người phạm tội có hành vi phạm tội nhiều lần
+ Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm
+ Cải tạo không giam giữ: Vi phạm các điều kiện áp dụng được nêu trên giống như các quy định về trường hợp không được áp dụng đối với án treo.
– Thời hạn phạt, thử thách
+ Án treo
– Bị phạt tù không quá 03 năm
– Thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, trong khoảng từ 01 năm – 05 năm
Có thể được rút ngắn thời gian thử thách
+ Cải tạo không giam giữ
– Thời gian áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm
– Được xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt:
–Đã chấp hành được một phần ba thời hạn
– Có nhiều tiến bộ
– Lập công
– Mắc bệnh hiểm nghèo
Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề cải tạo không giam giữ
Người bị cải tạo không giam giữ có được miễn, giảm hình phạt?
Anh Hoài quê ở Bạc liêu có câu hỏi:
Thưa luật sư! Tôi có thắc mắc cần được sự hỗ trợ của luật sư như sau:
Tôi là Hoài hiện tại đang là sinh viên của đại học Công nghiệp Hà Nội. Hiện tại thì tôi có quen 1 người bạn ở cùng phòng trọ, bạn đó là Minh học cùng lớp với tôi. Ngày 27/7/2022 Minh được tòa án nhân dân Quận đưa ra xét xử về tội trộm cắp tài sản. Minh phải chịu hình phạt là cải tạo không giam giữ 2 năm và đã yêu cầu Minh phải khắc phục hậu quả cũng như yêu cầu Minh phải xin lỗi công khai gia đình bị hại. Do nhà Minh khá khó khăn nên gia đình Minh muốn tìm cách để giảm nhẹ hình phạt cho Minh vì từ trước đến giờ minh là học sinh xuất sắc và rất là ngoan.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi với án phạt của Minh thì bằng cách nào có thể giảm nhẹ hình phạt cũng như miễn hình phạt cho Minh? Mong luật sư tư vấn!
>>> Luật sư tư vẫn miễn, giảm hình phạt cải tạo không giam giữ – Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Thưa anh Hoài, cảm ơn anh Hoài đã đặt câu hỏi tới Tổng đài tư vấn pháp luật chúng tôi. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm chúng tôi xin giải đáp những thắc mắc của anh Hoài như sau:
Thứ nhất, những trường hợp được giảm chấp hành hình phạt
Khi tòa án đã tuyên án rồi và bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không có kháng cáo của các bên hay kháng nghị của Viện kiểm sát thì người phạm tội phải chấp hành hình phạt mà tòa án đã tuyên. Thông thường sẽ phải chấp hành đủ bản án mà tòa án tuyên nhưng sẽ có những trường hợp đặc biệt dưới đây thì hình phạt cải tạo không giam giữ sẽ được giảm trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án có thể được giảm thời hạn chấp hành nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định;
– Có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự
Khi đó, theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 1/3.
Như vậy, Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ hoàn toàn có thể được xem xét để miễn hay giảm trách nhiệm hình sự nếu người phạm tội có đầy đủ những điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 63 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Nhưng nếu muốn được giảm hình phạt cải tạo không giam giữ thì người bị kết án phải thực hiện bản án được ít nhất là 1/3 hình phạt đã tuyên thì khi đó cơ quan thi hành án mới có thể xem xét đến cao yếu tố khác để giảm trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
Với trường hợp của anh Minh là đã bị tòa án kết án về hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm về tội Trộm cắp tài sản. Nếu như trong thời gian kháng cáo, kháng nghị mà gia đình 2 bên cũng như Viện kiểm sát không có thêm ý kiến gì thì mặc nhiên bản án của anh Minh sẽ giữ nguyên,
Như vậy, để anh Minh có thể được xem xét để giảm chấp hành hình phạt đầu tiên thì anh Minh phải thực hiện hiện được 1/3 thời hạn tương đương là 08 tháng. Sau khi thực hiện xong 8 tháng đó thì cơ quan thi hành án sẽ theo dõi về thái độ chấp hành, khả năng bồi thường khắc phục hậu quả cũng như trong thời gian chấp hành bản án này cải tạo có tốt không. Sau khi xem xét hết những yếu tố đó nếu cảm thấy Minh đủ điều kiện để được giảm hình phạt thì sẽ để nghị Tòa án ra quyết định giảm nhẹ hình phạt đối với Minh.
Thứ hai, Minh có được miễn chấp hành hình phạt không?
Đầu tiên với lỗi mà anh Minh phạm phải có thể bị phạt tù hoặc phải cải tạo. Nhưng tòa án sẽ căn cứ vào những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 và những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 52 Bộ luật này. Khi căn cứ vào những tình tiết đó tòa án sẽ xác định được hình phạt chính cho anh Văn là bao nhiêu năm tù hay cải tạo mà không giam giữ là bao nhiêu năm.
Khi xét đến hình phạt cải tạo không giam giữ thì những trường hợp để được miễn hình phạt này đó là:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau có thể được miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ:
– Sau khi bị kết án đã lập công;
– Mắc bệnh hiểm nghèo;
– Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Nếu thuộc một trong các trường hợp trên, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt cho người bị kết án.
Căn cứ theo quy định tại điều 62 thì khi anh Minh có một trong những điều kiện nêu trên thì có thể được xem xét để miễn trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cải tạo và không giam giữ. Đối với trường hợp miễn này sẽ không yêu cầu người phạm tội phải chấp hành hình phạt vì người phạm tội không phải thi hành án này. Với một số lỗi ít nghiêm trọng và ít nguy hiểm cho xã hội mà còn có những điều kiện nêu trên thì người bị xử lý ở tội cải tạo không giam giữ có thể được xem xét để miễn hình phạt này.
Từ những phân tích nêu trên chúng tôi có thể đưa ra kết luận như sau:
Người bị kết án về các tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt tù dưới 03 năm hoặc bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, hoàn toàn có thể được xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ cũng như không có các tình tiết tăng nặng thì có thể được xem xét để miễn trách nhiệm hình sự.
Như vậy, không phải người phạm tội bị tuyên về 1 mức hình phạt nào đó sẽ chấp hành nguyên cả bản án đó. Đây làm một trong những chính sách nhân đạo của Nhà nước để nhằm tạo điều kiện cho những người phạm tội có thể sớm hòa nhập với cộng đồng.
Bằng những quy định của pháp luật cũng như bằng những lập luận của chúng tôi ở trên đã đưa ra hướng đã giải quyết cho anh Hoài và gia đình anh Minh về vấn đề trên. Nếu như anh Hoài còn có câu hỏi nào khác liên quan đến pháp luật, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn, hỗ trợ hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Cải tạo không giam giữ có được coi là tiền án không?
Chị Diệp ở Quảng Ninh có thắc mắc sau:
Xin chào Luật sư! Tôi là Diệp sinh sống và làm việc ở Quảng Ninh có thắc mắc sau cần được sự hỗ trợ như sau:
Tôi có 1 người con trai hiện đang thực hiện bản án do Tòa án tuyên phạt cải tạo không giam giữ 3 năm. Hiện tại con tôi đã chấp hành xong được một nửa bán án và gia đình đang có đơn lên Tòa án để xin giảm bản án cho cháu để cháu sớm hòa nhập với cộng đồng. Sau khi chúng tôi gửi đơn, Tòa án đã tiếp nhận xem xét và đã ra quyết định giảm bản án cho cháu xuống còn 2 năm.
Hiện tại cháu chỉ còn 06 tháng cải tạo nữa là chấp hành xong bản án và cháu muốn đi nước ngoài để làm việc. Tôi được biết là 1 người có tiền án sẽ không thể xuất cảnh nên tôi đang lo lắng liệu sau khi cháu chấp hành xong hình phạt thì có được coi là tiền án không. Vậy, luật sư hãy cho tôi hỏi con tôi chấp hành hình phạt cải tạo nhưng không giam giữ có được coi là Tiền án không? Xin cảm ơn Luật sư!
>>> Cải tạo không giam giữ có được coi là tiền án không, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Thưa chị Diệp, cảm ơn chị Diệp đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn pháp luật. Bằng những quy định của pháp luật cũng như những kiến thức của chúng tôi có thì vấn đề của chị Luật sư sẽ giải quyết như sau:
Tiền án chính là việc một người nào đó có hành vi vi phạm pháp luật và sau đó bị xử phạt, bị kết án, đồng thời những bản án đó chính thức có hiệu lực pháp luật mà người phạm tội cần phải chấp hành hoặc là đã thực hiện chấp hành xong nhưng chưa hết thời gian xóa án tích.
Như vậy việc xác định một người có án tích hay không sẽ được xem xét dựa trên những hành vi phạm tội của người đó đã được kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
Cải tạo không giam giữ tức là người đó đã bị kết án, vì vậy nếu một người bị kết án cải tạo không giam giữ và chưa hết thời gian xóa án tích thì vẫn coi là có án tích.
Qua những phân tích trên có thể hiểu được vấn đề của con chị Diệp là đã bị kết án. Hành vi của người phạm tội đã cấu thành trách nhiệm hình sự của 1 loại tội phạm nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự. Cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính và nó chỉ là Tòa án cảm thấy không cần phải tách người phạm tội ra khỏi xã hội và cho người phạm tội có cơ hội hòa nhập cộng đồng để sửa chữa những hành vi vi phạm của mình.
Như vậy có thể thấy con của chị Diệp sau khi bị kết án xong mà chưa được xóa án tích thì vẫn được coi là còn tiền án. Tiền án không còn khi con chị diệp đã chấp hành xong thử thách để xóa án tích.
Qua những quy định nêu trên chúng tôi đã giải quyết được đầy đủ những thắc mắc mà chị Diệp chưa hiểu. Nếu như trong cuộc sống cũng như trong vấn đề này mà chị Diệp còn bất kỳ vấn đề gì cần được giải đáp có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất.
>>>Xem thêm: Xin giấy xác nhận dân sự ở đâu?
Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Anh Hải quê ở Nghệ An có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc sau đây cần được sự hỗ trợ tư vấn của luật sư!
Tôi là Hải năm nay 37 Tuổi hiện đang thực hiện hình phạt cải tạo không giam giữ tại địa phương, thời gian cải tạo của tôi là 03 năm. Ngày 17/7/2022 tôi bị kết án về tội cố ý gây thương tích và tôi đã bị tuyên hình phạt như trên. Vì là lao động chính ở trong nhà và đang phải nuôi vợ mới sinh và 2 con nhỏ nên tôi cần phải đi làm để trang trải. Vì đang chấp hành hình phạt nên tôi sợ khi tôi đi làm sẽ bị cơ quan thi hành án cưỡng chế.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu như đang chấp hành hình phạt như trường hợp của tôi thì có được đi làm không? Xin cảm ơn luật sư!
>>> Cải tạo không giam giữ được phép làm những công việc gì? Luật sư tư vấn 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Theo quy định tại Điều 36 Luật Hình sự 2015 quy định về cải tạo không giam giữ không có quy định nào về việc cấm cá nhân đó tham gia lao động, làm việc để tạo ra thu nhập. Vì thế, trong trường hợp người bị kết án cải tạo không giam giữ vẫn được đi làm bình thường và phải đặt dưới sự quản lý của cơ quan thi hành án hoặc các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý người phạm tội tại địa phương.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định:
“Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”. Vì thế, người bị kết án cải tạo không giam giữ sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh (không được ra nước ngoài) trong thời gian chấp hành án.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chưa có bất kỳ 1 quy định hay nghị định nào cấm người đang chấp hành hình phạt cải tạo nhưng không giam giữ được đi làm. Trường hợp pháp luật không cấm thì người dân sẽ được thực hiện quyền công dân. Do đó, đối với trường hợp này của anh Hải thì không cấm việc anh Hải thực hiện việc lao động để tạo ra thu nhập. Nhưng khi anh Hải tham gia lao động để tạo ra thu nhập vấn phải đặt dưới sự quản lý của địa phương cũng như những cơ quan đang tiến hành theo dõi mình.
Tuy nhiên, anh Hải sẽ không được xuất cảnh hay còn gọi là không được đi nước ngoài. Trong thời gian thực hiện hình phạt yêu cầu người phạm tội phải có mặt khi được triệu tập cũng như cải tạo phải có sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Nếu như trường hợp người đang chấp hành hình phạt cải tạo đi nước ngoài thì sẽ rất khó để kiểm soát được hành vi cải tạo của người này cũng như gây khó khăn trong việc triệu tập, theo dõi hành vi của người đó nhằm để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời hoặc có thể giảm chấp hành hình phạt.
Trên đây là nội dung bài viết của Tổng đài pháp luật về các vấn đề liên quan đến Cải tạo không giam giữ. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi, các bạn sẽ phần nào có thêm được cho mình những thông tin hữu ích để có thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình cũng như mọi người xung quanh. Nếu bạn có còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được các Luật sư nhanh chóng tư vấn và giải đáp.