Chồng bạo hành vợ trong gia đình – Thủ tục tố cáo nhanh chóng

Chồng bạo hành vợ trong gia đình trong gia đình là một hành vi trái với quy định của pháp luật. Để ngăn chặn hành vi này, pháp luật đã có những hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi này. Bài viết sau, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp những quy định của pháp luật về hình phạt và thủ tục tố cáo đối với hành vi chồng bạo lực vợ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp qua số hotline 1900.6174 để được các Luật sư giải đáp nhanh chóng!

 

to-cao-hanh-vi-chong-bao-hanh-vo-trong-gia-dinh
Tố cáo hành vi chồng bạo hành vợ trong gia đình

 

Tố cáo hành vi chồng bạo hành vợ trong gia đình

 

Chị Ngọc (Bình Dương) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn nhờ phía Luật sư giải đáp như sau:

Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, cách đây 8 năm tôi với chồng tôi có cưới nhau và đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Nhưng do mới đây công việc của chồng tôi không mấy thuận lợi, cùng với việc kinh doanh xuống dốc nên anh ấy thường xuyên đi uống rượu và say xỉn. Không dừng lại ở đó, chồng tôi còn thường xuyên có hành vi chửi bới tôi và các con hay thậm chí là đánh đập tôi. Nhưng do thương con và nghĩ đến trách nhiệm của một người mẹ, một người vợ nên tôi chưa dám nghĩ đến việc ly hôn và tố cáo hành vi của chồng tôi nhưng thời gian gần đây anh ấy ngày càng lấn tới. Tôi không thể chịu đựng được nữa nên muốn ly hôn và tố cáo hành vi vi phạm của chồng tôi. Do vậy, Luật sư cho tôi hỏi tôi muốn viết đơn tố cáo hành vi bạo hành của chồng tôi và hướng dẫn cách viết đơn tố cáo như thế nào?

Rất mong nhận được câu trả lời từ phía Luật sư! Tôi cảm ơn Luật sư!”

 

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:

Cảm ơn chị Ngọc đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề mà chị gặp phải, Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Mẫu đơn tố cáo hành vi chồng bạo hành vợ trong gia đình

 

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo hành vi chồng bạo hành vợ trong gia đình liên hệ ngay 1900.6174

Download (DOCX, 20KB)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO/TỐ GIÁC HÀNH VI PHẠM TỘI

(Về hành vi bạo hành/bạo lực gia đình của ……………)

Kính gửi: CÔNG AN XÃ/PHƯỜNG …………….

Căn cứ Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;

Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007;

Tôi là: …………………………..……… Sinh ngày: …………………………………………………

CCCD/CMND số: …………..………… Ngày cấp: ………….……. Nơi cấp: ……..……………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………..………………………………………………

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này tố cáo đối với hành vi bạo lực gia đình của:

Anh/chị: ……………………………….. Sinh ngày:…………………………………………………..

CCCD/CMND số: ………………..…… Ngày cấp: ……………..… Nơi cấp: …………………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………..………………………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………..……………………………………..

Là: Chồng/con/bố/mẹ của …………………………………………………………………………….

Tôi xin trình bày sự việc như sau: ………………………………………………………………..

……………………………………….………………………………………………………………….…………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nhận thấy, hành vi của anh ……………………… đã cấu thành tội hành hạ vợ/chồng căn cứ theo quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

“Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1.Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Nay tôi viết đơn này kính đề nghị Quý cơ quan:

– Có biện pháp ngăn chặn và bảo vệ tôi ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc;

– Xác minh và tạm giữ (nếu cần thiết) để ngăn chặn hành vi tiếp tục xảy ra;

Truy cứu trách nhiệm hoặc xử lý đúng theo quy định pháp luật;

Tài liệu kèm theo đơn bao gồm:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong quý cơ quan nhanh chóng xem xét và giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

. , ngày … tháng … năm…

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành của chồng chị đối với chị và các con. Trong quá trình soạn thảo đơn chồng bạo hành vợ trong gia đình, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

 

Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo hành vi chồng bạo hành vợ trong gia đình

 

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo chồng bạo hành vợ trong gia đình nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

– Điều đầu tiên mà người viết đơn cần lưu ý chính là phải có tên cơ quan có thẩm quyền theo quy định tiếp nhận và giải quyết tố cáo. Thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo về hành vi bạo hành gia đình đã được xác định cụ thể tại Điều 18 Luật chống bạo lực gia đình 2007

– Lưu ý thứ hai chính là việc ghi họ tên, nơi cư trú của người làm đơn tố cáo (người tố cáo)

– Thứ ba là trình bày nội dung của việc tố cáo gồm: lý do, mục đích của việc tố cáo, yêu cầu mà người tố cáo muốn được giải quyết để cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết

+ Người tố cáo sẽ tóm tắt diễn biến sự việc, hành vi bạo hành là hành vi bị nghiêm cấm của người bị tố cáo trong đơn tố cáo (các sự việc được trình bày trong đơn được sắp xếp diễn ra theo trình tự thời gian từ đầu đến cuối như các hành vi xúc phạm, đánh đập các thành viên trong gia đình)

+ Hành vi bạo hành, vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, người nghi ngờ có hành vi vi phạm được pháp luật quy định như thế nào (điểm, khoản, điều luật nào của pháp luật nói chung và Luật chống bạo lực gia đình năm 2007, như việc chồng có hành vi đánh đập vợ con, có hành vi chửi bới và bôi nhọ vợ con hay các thành viên khác trong gia đình,…)

+ Về hậu quả của hành vi bạo hành do người bị tố cáo đã gây ra đối với người tố cáo như: tổn thương về tinh thần, về vật chất,… và việc chứng minh thiệt hại của người tố cáo là bị hại như giấy khám bệnh của bệnh viện hay hồ sơ bệnh án, hóa đơn tiền thuốc,…

+ Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường,…)

– Nội dung cuối cùng trong đơn tố cáo chính là chữ ký xác nhận, cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo hành vi bạo hành

Sau đó người tố cáo sẽ trình bày các danh mục tài liệu, danh mục chứng cứ có liên quan được gửi kèm theo đơn tố cáo như căn cước công dân, hình ảnh, video có ý nghĩa chứng minh cho hành vi bạo hành,… Từ đó nhằm thuận lợi cho công tác điều tra của cơ quan công an và để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho các bên. 

Trong quá trình tìm hiểu, nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đơn tố cáo, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!

 

Nộp đơn tố cáo hành vi chồng bạo hành vợ trong gia đình ở đâu?

 

>> Tư vấn miễn phí về nơi nộp đơn tố cáo hành vi chồng bạo hành vợ trong gia đình, gọi ngay 1900.6174

Khi muốn tố cáo hành vi chồng ngoại tình, chị báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý, giữ bí mật về nhân thân trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình. 

Trong quá trình tố cáo hành vi chồng bạo hành, chị còn gặp khó khăn trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

 

chong-bao-hanh-vo-trong-gia-dinh-bi-xu-ly-nhu-the-nao
Chồng bạo hành vợ trong gia đình bị xử lý như thế nào?

 

Chồng bạo hành vợ trong gia đình bị xử lý như thế nào?

 

Anh Long ở (Đồng Tháp) có câu hỏi:

“Chào Luật sư, tôi tên Quang có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:

Chị gái tôi đã lấy chồng cách đây gần 10 năm và vợ chồng chị tôi có với nhau 2 người con, một trai và một gái. Trước kia khi mới lấy nhau, chị gái và anh rể của tôi rất yêu thương nhau chưa có bất cứ xích mích hay cãi vã gì cả.

Tuy nhiên, cách đây 1 năm, mẹ của anh rể tôi qua đời. Cùng với đó là công việc của anh rể tôi không thuận lợi nên anh rể của tôi cũng thường xuyên cáu gắt, không còn lo cho vợ con. Thậm chí có lúc anh rể tôi còn có hành vi đánh chị gái tôi khi uống say. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi có hành vi bạo hành chị gái của anh rể tôi bị xử lý như thế nào?

Rất mong nhận được câu trả lời nhanh nhất của Luật sư! Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn miễn phí về hình phạt đối với hành vi chồng bạo hành vợ trong gia đình, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của anh, Luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo các điều khoản tại Mục 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm hành chính về phòng chống bạo lực gia đình quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm như sau:

– Người có hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình thì mức phạt thấp nhất từ 5 – 10 triệu đồng và cao nhất là từ 10 – 20 triệu đồng, cụ thể được quy định tại Điều 52 của Nghị định này

– Đối với những người có hành vi hành hạ, hay hành vi ngược đãi thành viên gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng, căn cứ theo điều 53 Nghị định này

– Hay đối với người vi phạm có hành vi xúc phạm đến danh dự, xúc phạm nhân phẩm của thành viên trong gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng hay thậm chí mức phạt cao nhất đối với hành vi này có thể lên đến 10 – 20 triệu đồng, theo điều 54 Nghị định này,… và rất nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi bạo lực gia đình tương tự.

– Ngoài quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính ra, thì theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, nếu như thuộc trường hợp mà người chồng có hành vi bạo lực gia đình ở mức độ nặng, gây thương tích nặng cho vợ hoặc ngược lại thì người có hành vi vi phạm sẽ phải tự chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của họ về tội cố ý gây thương tích

– Nếu tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 

– Nếu người chồng đối xử tàn ác hoặc làm nhục vợ nếu không thuộc trường hợp tội ngược đãi hoặc hành hạ người thân theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm theo quy định tại Điều 155 về Tội làm nhục người khác.

– Tội ngược đãi theo định của bộ luật hình sự mà thường xuyên làm nạn nhân bị đau đớn về thể xác và tinh thần, đã bị xử phạt vi phạm hành chính rồi mà vẫn tái phạm thì thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Như vậy, có thể thấy tùy vào từng mức độ mà hành vi bạo lực của người chồng thì sẽ có thể có các biện pháp xử lý không giống nhau. Pháp luật luôn luôn hướng tới sự hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của những đối tượng yếu thế như người vợ cũng như các nạn nhân của bạo lực gia đình và có biện pháp đúng đắn đối với những người có hành vi vi phạm, vừa để họ nhận thức được hành vi sai trái của mình. Với những người có hành vi bạo hành vợ ở mức độ nhẹ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nếu như nặng hơn thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, đối với hành vi đánh chị gái anh, do anh chưa nói rõ mức độ vi phạm nên chúng tôi cho rằng anh rể của anh vi phạm ở mức độ nhẹ trường hợp này thì anh rể của anh sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 5 – 20 triệu đồng.

Trên đây là nội dung mà Luật sư của chúng tôi đã tư vấn về hình phạt đối với hành vi bạo lực vợ của anh rể của anh. Nếu như còn vấn đề gì thắc về nội dung tư vấn trên, anh hãy liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn pháp luật hỗ trợ nhanh chóng!

 

Chồng bạo hành vợ trong gia đình, vợ có thể ly hôn không?

 

Anh Lộc (Hà Tĩnh) có câu hỏi:

“Chào Luật sư, tôi có một số câu hỏi thắc mắc như sau:

Bố mẹ tôi đã kết hôn được hơn 20 năm và có được 3 người con là tôi, em gái và em trai tôi. Bố tôi làm nghề kinh doanh, còn mẹ tôi làm giáo viên. Hiện, gia đình tôi đang sinh sống và làm việc tại thành phố Bắc Giang. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do gia đình gặp khá nhiều biến cố và công việc kinh doanh của bố tôi cũng đang xuống dốc nên bố mẹ tôi cũng thường xuyên cãi vã.

Đặc biệt có thời gian bố tôi say rượu nên thường xuyên có hành vi đánh, chửi mẹ và chúng tôi nghiêm trọng. Mặc dù gia đình và họ hàng cũng góp ý nhưng bố tôi vẫn không chịu thay đổi còn mẹ tôi vẫn phải chịu đựng vì các con, nhưng phận làm con chúng tôi không thể suốt ngày chứng kiến cảnh mẹ tôi bị đánh chửi được. Do vậy, Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này, mẹ tôi có thể yêu cầu ly hôn được hay không? Nếu được ly hôn thì ai sẽ có quyền nuôi con và việc phân chia tài sản sẽ được giải quyết như thế nào?”

 

Luật sư trả lời:

Cảm ơn anh Lộc đã quan tâm và gửi vấn đề đến cho đội ngũ Luật sư của chúng tôi! Đối với thắc mắc của anh, Luật sư của chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:

Quyền yêu cầu ly hôn khi chồng bạo hành vợ trong gia đình

 

>> Ai có quyền yêu cầu ly hôn khi chồng bạo hành vợ trong gia đình? Gọi ngay 1900.6174

Quyền yêu cầu ly hôn chính là một trong các quyền tự do và là quyền cơ bản của vợ hoặc chồng, đây là quyền nhân thân gắn liền với vợ chồng, quyền này sẽ chỉ phát sinh thông qua việc một người thực hiện quyền ly hôn của họ trước pháp luật. Vì là quyền nhân thân nên quyền này sẽ không thể chuyển giao cho một người khác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của một người có quy định:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Như vậy, một người sau khi kết hôn sẽ có quyền yêu cầu ly hôn. Người này có thể là vợ, chồng hoặc cả hai người. Thậm chí trong một số trường hợp nhất định, như việc cha, mẹ, người thân thích khác của những người bị xâm phạm cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn: Như bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác liên quan đến nhận thức của bản thân mà không thể tự nhận thức hay làm chủ được hành vi của chính mình và họ cũng là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình mà hành vi này do chồng hoặc vợ của họ, gây ra và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu như người chồng muốn ly hôn nhưng người vợ đang có thai hoặc mới sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì lúc này người chồng sẽ không được yêu cầu ly hôn để đảm bảo quyền lợi của người vợ và con của họ.

Nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc xác định người có quyền yêu cầu ly hôn khi chồng bạo hành vợ trong gia đình, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!

 

Về quyền nuôi con khi chồng bạo hành vợ trong gia đình

 

>> Luật sư tư vấn quyền nuôi con khi chồng bạo hành vợ trong gia đình nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Về quyền nuôi con đây được hiểu là một thuật ngữ pháp lý có liên quan đến quyền của cha, mẹ trong việc giám hộ con cái sau khi ly hôn. Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả lên mối quan hệ về mặt pháp lý và trên thực tế giữa cha mẹ hoặc người giám hộ và đứa trẻ cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng. Đó là quyền của người nuôi con có thể đưa ra các quyết định liên quan đến đứa trẻ và quyền nuôi con là quyền và nghĩa vụ đối với việc cho đứa trẻ một chỗ ở, nuôi dưỡng và chăm sóc đứa trẻ.

Dựa theo căn cứ tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy, có thể thấy rằng quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định hiện hành là quyền của cả cha và mẹ chứ không riêng gì một chủ thể nào cả. Vợ chồng sau khi ly hôn hoàn toàn có quyền nuôi con nếu như có đủ điều kiện và có sự thỏa thuận giữa các bên với nhau. Tuy nhiên, nếu con dưới 36 tháng tuổi thì theo quy định sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi để đảm bảo tốt nhất cho điều kiện phát triển của con, trong trường hợp người mẹ có đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 

Nếu mẹ anh gặp khó khăn trong việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!

 

Về vấn đề tài sản khi chồng bạo hành vợ trong gia đình

 

>> Tư vấn miễn phí về cách chia tài khi chồng bạo hành vợ trong gia đình, gọi ngay 1900.6174

Đối với vấn đề về chia tài sản khi ly hôn khi chồng bạo hành vợ trong gia đình sẽ cần phải lưu ý về việc tài sản chia đó là tài sản chung hay tài sản riêng. Tài sản đó được hình thành từ khi nào, trước thời kỳ hôn nhân hay sau thời kỳ hôn nhân,…

Căn cứ tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết đối với tài sản của vợ chồng khi họ ly hôn như sau:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này”.

Như vậy, dựa theo căn cứ tại quy định này, có thể thấy nếu tài sản là đối tượng phải phân chia thì sẽ áp dụng theo nguyên tắc tự thỏa thuận của của vợ chồng, nếu không có sự thỏa thuận thì sẽ áp dụng theo nguyên tắc quy định tại các điều 60 – 64 Luật này và quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 điều này.

Nếu các bên không thể tự thỏa thuận thì tài sản chung của vợ chồng sẽ áp dụng theo nguyên tắc chia đôi tài sản đó và có áp dụng các yếu tố như: hoàn cảnh thực tế của gia đình và hoàn cảnh của vợ chồng; công sức đóng góp của mỗi bên cho tài sản đó; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên và yếu tố lỗi hay mức độ lỗi của họ. Tài sản chung sẽ được chia bằng hiện vật, nếu tài sản đó không được chia bằng hiện vật thì sẽ được chia theo phần giá trị của nó. Hay việc bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên, con bị mất năng lực hành vi, con không có khả năng lao động sẽ được tính đến khi chia tài sản. Và các vấn đề khác về chia tài sản sẽ được áp dụng theo quy định tại điều này.

Nội dung trên đây mà chúng tôi đã giải quyết cho anh về việc bố anh bạo hành mẹ anh. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, anh hãy liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

 

chong-bao-hanh-vo-trong-gia-dinh-co-duoc-ly-hon-khong
Chồng bạo hành vợ trong gia đình có được ly hôn không?

 

Muốn ly hôn khi chồng bạo hành vợ trong gia đình cần chuẩn bị hồ sơ gì?

 

Chị Thắm (Hòa Bình) có câu hỏi:

“Chào Tổng Đài Pháp Luật, tôi có câu hỏi sau muốn nhờ Luật sư giải đáp:

Tôi là Thắm, hiện đang là giáo viên của một trường Trung học cơ sở. Tôi với chồng tôi đã lấy nhau, đăng ký kết hôn được 10 năm và có với nhau được 2 người con, chồng tôi hiện đang làm nghề kinh doanh tự do. Thời gian mới lấy nhau, cuộc sống hôn nhân của chúng tôi rất thuận lợi, không hề có sự cãi vã hay xung đột gì cả. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian kinh doanh không thuận lợi, chồng tôi bắt đầu cáu gắt, khó chịu với vợ con hay thậm chí dạo gần đây chồng tôi có đi uống rượu với bạn bè rồi con có hành vi đánh chửi tôi. Khi tôi góp ý, tôi cũng đã đề cập đến việc ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý và còn thách thức tôi dám ly hôn. Do vậy, Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi muốn ly hôn đơn phương thì tôi cần phải chuẩn bị những loại hồ sơ, giấy tờ gì? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ ly hôn khi chồng bạo hành vợ, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Xin chào chị Thắm, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi thắc mắc của mình cho chúng tôi! Đối với vấn đề này, Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin trả lời cho chị như sau:

Đối với trường hợp của chị, chị đã có đề cập đến vấn đề ly hôn với chồng nhưng chồng chị không đồng ý, vậy nên chúng tôi sẽ tư vấn cho chị về hồ sơ cũng như thủ tục ly hôn đơn phương như sau:

Trong trường hợp người chồng không đồng ý ly hôn và có những hành vi vợ bạo hành vợ trong gia đình thì chị có quyền làm đơn yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương, cùng với đó thì hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương gồm các loại giấy tờ sau:

Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của chị. Trong đơn chị cần trình bày các vấn đề sau: Đơn xin ly hôn đơn phương (Theo nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)

– Bản sao Giấy khai sinh của con ( nếu có con);

– Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của người chồng;

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chị phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở.

Trên đây là những giấy tờ mà chị cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ để thực hiện thủ tục ly hôn. Trong quá trình soạn thảo, nếu chị mất hay bị thiếu bất kỳ loại giấy tờ nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn nhanh chóng!

 

Thủ tục ly hôn khi chồng bạo hành vợ trong gia đình

 

Chị Hoài (Bắc Ninh) có câu hỏi:

“Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:

Tôi tên Hoài, hiện đang sinh sống tại Nghệ An. Tôi lấy chồng từ năm 22 tuổi và tính đến thời điểm hiện chúng tôi đã có 2 đứa con là 1 cháu trai đang chuẩn bị thi đại học và một cháu gái năm nay lên lớp 8. Hiện chồng tôi là thợ xây tại địa phương với mức thu nhập từ 7 – 9 triệu đồng một tháng. Tôi là công nhân với lương tháng trung bình 7 – 10 triệu đồng. Tài sản chung của chúng tôi chồng gồm có: một ngôi nhà mới xây, một chiếc xe máy Honda và một số tài sản khác không đáng kể. 

Từ khi lấy nhau, chồng tôi thường xuyên đánh đập chửi bới tôi, làm tổn thương tôi cả về thể xác lẫn tinh thần. Mặc dù đến này chồng tôi cũng có nhiều thay đổi nhưng thi thoảng chồng có gây gổ chửi bới nhưng không quá nặng nề. Tuy vậy, trong mấy năm gần đây, chồng tôi thay đổi tính nết. Anh ta gắt gỏng đánh chửi tôi thậm tệ ngay trước mặt các con. Do vậy, tôi muốn quyết định ly hôn để tránh ảnh hưởng đến các cháu và muốn thoát khỏi cảnh hành hạ đánh đập thường xuyên của chồng, tôi cần phải làm những thủ tục gì?

Rất mong nhận được sự trợ giúp của Luật sư! Tôi cảm ơn!”

 

>> Luật sư hướng dẫn thủ tục ly hôn khi chồng bạo hành vợ trong gia đình nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Cảm ơn chị đã quan tâm và sử dụng dịch vụ pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Trong trường hợp của chị, Luật sư đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:

Thủ tục đơn phương ly hôn về bản chất vẫn tương tự như việc khởi kiện và theo quy định tại Điều 190 đến Điều 197 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ và nộp hồ sơ

Vợ hoặc chồng là người khởi kiện sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ đã được nêu như ở trên. Ngoài ra, nếu như có chứng cứ để chứng minh đối phương là vợ hoặc chồng mà có hành vi bạo lực gia đình, hay không thực hiện nghĩa vụ,… thì lúc này người khởi kiện cũng sẽ phải cung cấp kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Tòa án tiếp nhận đơn, xem xét và giải quyết yêu cầu

Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án sẽ có trách nhiệm phân công thẩm phán và thẩm phán sẽ phải xem xét có thụ lý đơn hay không, có cần sửa đổi bổ sung hay không, hay chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền sau 5 ngày làm việc từ khi tiếp nhận đơn. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí để tòa án thụ lý và ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương, việc thụ lý được tính từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án (Điều 191 và Điều 195 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Bước 3: Tòa án tiến hành thủ tục hòa giải

Sau khi tiến hành thủ tục thụ lý vụ án thì sẽ tiến hành hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc trước khi tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án mà theo quy định không được thực hiện hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

– Nếu hòa giải thành thì lập biên bản hòa giải thành và Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành

– Nếu hòa giải không thành thì Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành, sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Tòa án sẽ tiến hành thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án đó

Trường hợp nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ chuẩn bị và đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Đối với phiên tòa sơ thẩm, sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì các bên sẽ được Tòa án gửi giấy triệu tập, cũng như được thông báo rõ về thời gian được triệu tập, địa điểm mở phiên Tòa sơ xét xử sơ thẩm.

Bước 5: Ra bản án ly hôn

Sau khi tiến hành xét xử sơ thẩm xong, Tòa án sẽ ra bản án ly hôn để làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng

Như vậy, có thể thấy đối với thủ tục ly hôn sẽ được tiến hành theo 5 bước chính như trên. Chị cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng theo trình tự các bước mà Luật sư của chúng tôi cung cấp phái trên. Mọi khó khăn trong quá trình thực hiện, chị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

Bài viết trên đây của Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp cho bạn về các vấn đề liên quan đến chồng bạo hành vợ trong gia đình. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Trong quá trình tìm hiểu hay trên thực tế, nếu bạn gặp vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!