Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con theo quy định mới nhất?

Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con là chủ đề được nhiều gia đình quan tâm. Chưa ly hôn nhưng một bên không cho gặp con phải làm thế nào? Vợ chồng chưa ly hôn vợ có được mang con đi không?

Không cho gặp con dù vợ chồng chưa ly hôn, phải làm sao? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng đài pháp luật giải đáp trong bài viết sau đây.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề quyền nuôi con, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.

>>> Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con? Gọi ngay 1900.6174

chua-ly-hon-ai-duoc-quyen-nuoi-con

Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con?

Chị Xuân Hương (Tuyên Quang) có câu hỏi:

Chào anh chị luật sư, tôi tên là Hương hiện đang sinh sống và làm việc tại Tuyên Quang. Tôi đang có thắc mắc cần luật sư hỗ trợ. Tôi kết hôn được 10 năm và có một cháu đang học lớp 4. Tôi và chồng quen nhau từ năm 3 đại học. Chúng tôi yêu nhau được 2 năm rồi quyết định tiến tới hôn nhân.

Sau khi kết hôn, vài năm đầu chồng rất yêu chiều tôi nhưng sau đó tôi phát hiện ra chồng tôi có mối quan hệ tình cảm khác sau lưng tôi. Tôi không thể chấp nhận được điều này. Tôi quyết định ly hôn, và đã nộp đơn ly hôn nhưng chưa được Tòa án giải quyết. Trong giai đoạn đó, con trai tôi phải nhập viện cấp cứu và nằm viện nhiều ngày, anh cũng chỉ nhắn tin bận công việc không về được. Nhưng qua một người bạn tôi được biết trong những ngày đó anh ta và cô gái kia đang đi du lịch ở Nha Trang.

Tôi thấy vô cùng thất vọng và bức xúc. Tôi gọi điện và muốn nói chuyện rõ ràng nhưng anh ta trả lời rằng anh ta đã ký vào đơn như tôi mong muốn, con sẽ ở cùng tôi cũng không muốn liên quan gì tới mẹ con tôi và hằng tháng sẽ chu cấp tiền nuôi con. Đơn ly hôn của chúng tôi còn chưa được giải quyết mà anh ta đã như vậy. Anh ta quá vô trách nhiệm. Bây giờ tôi không biết làm thế nào? Mong luật sư có thể tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn!

>> Chưa ly hôn ai được quyền nuôi? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hương! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật. Đội ngũ chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp thắc mắc của chị như sau:

Trước hết, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn hay nói cách khác kết hôn chính là hợp pháp hóa mối tình cảm giữa nam và nữ. Do đó, kết hôn sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái.

Quyền nuôi con là một trong những vấn đề cốt lõi mà Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đề cập, được quy định rõ ràng tại Điều 71. Vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Vậy trường hợp chưa ly hôn ai được quyền nuôi con?

Khi chưa ly hôn, cả hai vẫn đang trong mối quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận. Điều này có nghĩa, cha mẹ đều phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con để con phát triển đầy đủ về cả vật chất và tinh thần, chăm sóc con cái những khi ốm đau, hướng dẫn, dạy dỗ, giáo dục con.

Đối với trường hợp của chị, mặc dù anh chị đã ký xác nhận đơn ly hôn nhưng chưa được Tòa án giải quyết thì vẫn đang trong tình trạng hôn nhân. Điều này có nghĩa quyền nuôi con khi ly thân vẫn thuộc về cả 2 bên. Vì thế, cha mẹ không được vì bất kỳ lý do nào mà chối bỏ, trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm của mình đặc biệt trong những lúc con ốm đau, phải nhập viện cấp cứu.

Khi anh chị đã ly hôn, chồng chị vẫn phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con, chăm sóc, nuôi dưỡng con khi con chưa đủ thành niên theo quy định tại Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”

Hành vi của chồng chị là trái pháp luật. Vì thế, trước mắt chị có thể nói chuyện rõ ràng với chồng, cha mẹ cần có trách nhiệm với con cái để con không bị thiệt thòi về vật chất cũng như tinh thần.

Trong quá trình giải quyết các thủ tục ly hôn đơn phương, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con theo quy định 2022

Chưa ly hôn nhưng một bên không cho gặp con phải làm thế nào?

Anh Hoàng (Kiên Giang) có câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi đang có thắc mắc cần luật sư tư vấn. Hiện vợ chồng tôi đang có chút hiểu lầm, vợ tôi nghi ngờ tôi ngoại tình nên nói tôi không đủ tư cách nuôi dạy con. Cô ấy dẫn con bỏ về nhà ngoại và không cho tôi gặp con.

Tôi muốn gặp vợ để nói chuyện rõ ràng mọi chuyện và muốn đón hai mẹ con về, nhưng vợ tôi vẫn một mực muốn ly hôn và không cho tôi gặp con. Tôi rất nhớ con. Tôi thắc mắc khi vợ chồng chưa ly hôn ai được quyền nuôi con? Tôi cần làm gì để có thể gặp được con? Mong luật sư giải đáp thắc mắc trên. Tôi xin cảm ơn!

>> Chưa ly hôn nhưng một bên không cho gặp con phải làm sao? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Hoàng! Cảm ơn anh đã lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Đội ngũ chuyên gia pháp lý của Tổng đài pháp luật xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Khi nam nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền là đã xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Vợ chồng đều có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái. Điều này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“ Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Theo như quy định trên, khi nam và nữ xác lập mối quan hệ vợ chồng thì đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Cả hai phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con đến khi con thành niên và có đủ năng lực hành vi dân sự, không được vì bất cứ lí do nào mà chối bỏ trách nhiệm nuôi dưỡng của mình.

Như vậy, chúng tôi xin trả lời câu hỏi anh thắc mắc “Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con” như sau:

Nếu trong trường hợp anh chị ly hôn, anh và chị đều có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Đối với trường hợp của anh, anh và vợ có thể cùng nhau nói chuyện để làm rõ vấn đề, nhưng không được nhưng không bên nào có quyền cấm con gặp bên con còn lại vì đây là quyền và nghĩa vụ chung của cha, mẹ ngay cả khi ly hôn.

Theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha mẹ và con thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.

Nếu bạn còn đang thắc mắc về vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, hãy liên hệ ngay với Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn.

>> Xem thêm: Bố mẹ ly hôn con phải làm sao, giành quyền nuôi con như thế nào?

Vợ chồng chưa ly hôn vợ có được mang con đi không?

Anh Tùng (Bà Rịa Vũng Tàu) có câu hỏi:

Xin chào anh chị luật sư! Tôi tên Tùng, hiện đang sinh sống và làm việc tại Vũng Tàu. Tôi và vợ quen nhau từ năm 2 đại học, sau đó có con ngoài ý muốn và quyết định tiến tới hôn nhân. Vợ tôi sinh con được hơn một năm thì gặp vấn đề về tâm lý, bị trầm cảm sau sinh. Tôi cố gắng sắp xếp công việc, dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc vợ nhưng cô ấy luôn nghĩ vì tôi coi thường cô ấy nên muốn cô ấy ở nhà nội trợ.

Cũng vì vấn đề đó mà vợ chồng tôi thường xuyên cãi vã, không thể ngồi xuống nói chuyện với nhau. Vợ tôi muốn ly hôn và đưa con về nhà ngoại. Cô ấy cấm tôi gặp con, không cho tôi thăm nom, đón con đi học, đi chơi. Tôi không biết làm thế nào. Mong luật sư tư vấn giúp tôi khi chưa ly hôn ai được quyền nuôi con? Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Vợ chồng chưa ly hôn vợ có được mang con đi không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tùng! Tổng đài pháp luật đã nhận được câu hỏi của anh, đội ngũ chuyên viên pháp lý xin trả lời thắc mắc của anh như sau:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rất cụ thể quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Theo đó, cha mẹ có quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái đến khi con thành niên; trường hợp con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ có trách nhiệm tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc con. Điều này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Như vậy, khi xác lập mối quan hệ vợ chồng, anh và chị đều có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con, không vì bất cứ lý do nào mà đùn đẩy trách nhiệm, chối bỏ trách nhiệm hay ngăn cản người kia thực hiện nghĩa vụ của mình.

Đối với trường hợp của anh, giữa hai bên chưa chấm dứt mối quan hệ hôn nhân, chưa tiến hành thủ tục ly hôn cũng như chưa có quyết định của Tòa án về quyền nuôi con thì quyền và nghĩa vụ của hai bên trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái là như nhau.

Chính vì vậy anh cần bình tĩnh nói rõ vấn đề của mình để vợ hiểu, kể cả anh chị đang có xích mích chưa hòa giải được, chị cũng không có quyền cấm anh thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với con.

Việc vợ anh mang con đi và không cho anh gặp con là không đúng với quy định của pháp luật. Theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha mẹ và con thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.

chua-ly-hon-ai-duoc-quyen-nuoi-con-theo-quy-dinh

Không cho gặp con dù vợ chồng chưa ly hôn, phải làm sao?

Chị Kim Nhã (thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:

Xin chào anh chị luật sư! Tôi tên Kim Nhã, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi kết hôn năm 19 tuổi. Hai bên gia đình có sự chênh lệch về điều kiện kinh tế. Gia đình tôi làm nông, bố mẹ làm thuê cho người ta để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Năm 19 tuổi tôi được mai mối cho anh, chồng tôi khi ấy đã ngoài 30. Gia đình nhà anh mong có cháu bế nên hối thúc làm đám cưới. Lấy nhau được 3 năm nhưng chúng tôi vẫn chưa có con, nhà chồng rất khó chịu về việc này và luôn đổ lỗi do tôi. Tôi cảm thấy vô cùng áp lực. Nhưng cuối năm thứ 4 tôi đã mang bầu và sinh con gái.

Mẹ chồng vẫn mong mỏi cháu đít tôn nên khi tôi sinh con bà không hài lòng. Khi con tôi vừa đầy tháng, mẹ chồng đuổi tôi ra khỏi nhà. Bà nói tôi không biết đẻ, bà muốn tìm vợ khác cho chồng và không cho tôi gặp con. Bây giờ tôi phải làm sao ạ? Tôi thắc mắc khi chưa ly hôn ai được quyền nuôi con? Mong luật sư có thể giúp đỡ để tôi được gặp con của mình. Tôi cảm ơn luật sư.

>> Liên hệ luật sư tư vấn trường hợp không cho gặp con dù vợ chồng chưa ly hôn, gọi ngay1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Kim Nhã! Cảm ơn chị chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Sau khi tìm hiểu về trường hợp của chị, Tổng đài pháp luật xin hỗ trợ vấn đề chị đang gặp phải như sau:

Xét về khía cạnh pháp lý, thứ nhất, chị và chồng vẫn đang trong tình trạng hôn nhân theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”

Theo đó vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Thứ hai, cha và mẹ có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái đến khi con thành niên được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Thậm chí, cho dù có ly hôn, không bên nào có quyền cấm bên còn lại gặp con theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”

Do đó không ai có quyền ngăn cấm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con. Đồng nghĩa hành vi cấm chị không được gặp con của chồng và mẹ chồng chị là trái pháp luật. Với hành vi này, chồng và mẹ chồng chị có thể bị xử phạt hành chính từ 05-10 triệu đồng theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ- CP.

Việc cấm vợ gặp con, con dâu gặp cháu là vi phạm pháp luật. Đồng thời, theo quy định hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 mới chỉ quy định về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn mà khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì Luật chỉ quy định hai người có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Do đó, nếu chị bị cấm gặp con thì trước hết nên thỏa thuận lại với gia đình chồng bởi hiện nay chưa có quy định về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn.

Nếu thỏa thuận không được, chị có thể yêu cầu các cơ quan liên quan đến hôn nhân gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ… để các cơ quan này thực hiện hoà giải cũng như yêu cầu người chồng, mẹ chồng phải cho chị thăm nom con cái. Trong trường hợp, cả hai biện pháp này đều không thực hiện được, chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc.

Trong trường hợp bạn vẫn chưa được gặp con, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn về quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con từ các luật sư giàu kinh nghiệm.

Một số câu hỏi liên quan về vấn đề chưa ly hôn ai được quyền nuôi con

Thủ tục ly hôn và quyền nuôi con

Anh Văn Toàn (Lạng Sơn) có câu hỏi:

Xin chào anh chị luật sư, tôi tên Toàn hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Lạng Sơn. Tôi kết hôn được 5 năm và có một cháu trai 5 tuổi. Trong khoảng thời gian chung sống, vợ chồng có nhiều xích mích không thể hòa giải nên quyết định ly hôn. Cả hai đều thuận tình ly hôn nhưng không tự thỏa thuận được quyền nuôi con.

Hiện tại tôi đang làm công nhân tại một nhà máy may tại Lạng Sơn, mức lương tháng thấp nhất là 4 triệu đồng. Với mức thu nhập như vậy, tôi có thể giành quyền nuôi con không? Và mong luật sư hướng dẫn cho tôi về thủ tục ly hôn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Liên hệ luật sư tư vấn thủ tục ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Văn Toàn! Cảm ơn anh đã đặt niềm tin và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật. Đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Thứ nhất đối với thủ tục ly hôn thuận tình, anh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

1. Một là giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)

2. Hai là chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực)

3. Ba là giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực)

4. Bốn là sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực)

5 Năm là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực)

Lưu ý:

Trong trường hợp anh chị không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.Trường hợp anh chị không có chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.

Ngoài ra, anh cần chuẩn bị một mẫu đơn xin ly hôn thuận tình đến Tòa án cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án sẽ phân công thẩm phán giải quyết theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Anh chị không được ủy quyền ly hôn cho người khác tham gia Tố tụng mà chỉ được nhờ nộp đơn, nộp án phí theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trường hợp, anh/chị không thể tham gia tố tụng thì có thể gửi đơn đề nghị xét xử anh/chị có thể gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt đến Tòa.

Đối với ly hôn thuận tình sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Thụ lý đơn

Anh chị cần chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn thuận tình, căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân và ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng. Sau khi vợ, chồng nộp tạm ứng lệ phí thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn. Ngược lại, nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời gian giải quyết của một vụ ly hôn thuận tình kéo dài khoảng 02 – 03 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn.

Thứ hai, về vấn đề quyền nuôi con

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nếu con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con sẽ thuộc về người mẹ, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trường hợp con từ 7 tuổi trở lên sẽ xem xét nguyện vọng của con, con muốn ở với bố thì quyền nuôi con sẽ thuộc về bố và ngược lại nếu con muốn ở với mẹ thì quyền nuôi con sẽ thuộc về mẹ.

Tuy nhiên, hiện nay con anh mới chỉ 5 tuổi nên không thể áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Như vậy quyền nuôi con của cả hai vợ chồng là như nhau. Anh chị có thể tự thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con, trong trường hợp hai bên không thể tự thỏa thuận, Tòa án sẽ tiến hành xét xử và ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi khi bên nào có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

Đầu tiên là điều kiện về vật chất đáp ứng đầy đủ được các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như ăn, ở, sinh hoạt, học tập. Thứ hai là điều kiện về tinh thần như thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, phát triển nhân cách đạo đức, môi trường giáo dục tốt.

Việc vợ chồng ly hôn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con trẻ, con luôn thiếu đi tình cảm của cha mẹ, không được hưởng trọn vẹn sự yêu thương, chăm sóc và đùm bọc, không có được một mái ấm gia đình theo đúng nghĩa.

Khi vợ chồng ly hôn, nếu không thể tự thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử và ra quyết định giao con cho một trong hai bên khi xét thấy điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần của con được tốt nhất nếu được sống với người đó.

Nếu bạn vẫn còn các vướng mắc hay khó khăn trong quá trình giải quyết thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con, hãy liên hệ đến Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia, luật sư.

chua-ly-hon-ai-duoc-quyen-nuoi-con-theo-quy-dinh-2022

Cách giành quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Chị Phương Thúy (Bắc Giang) có câu hỏi:

Xin chào anh chị luật sư! Tôi tên là Phương Thúy hiện đang sinh sống và làm việc ở Bắc Giang. Tôi đang gặp một số vấn đề cần luật sư tư vấn cho tôi. Tôi lấy chồng năm 18 tuổi do được mai mối. Sau khi lấy chồng, anh ta suốt ngày nhậu nhẹt say xỉn, đánh đập tôi.

Không chỉ nhậu nhẹt, anh ta còn mê cá độ bóng đá. Gia đình đã nhiều lần vay mượn để trả nợ nhưng anh ta vẫn chứng nào tật ấy. Mỗi lần thua lỗ lại lôi tôi ra đánh. Nhiều lần tôi muốn ly hôn nhưng bị anh ta đe dọa, một phần vì thương con không muốn con thiếu vắng tình cảm của cha. 

Con tôi mới được hơn 2 tuổi, hiện tôi đã gửi cháu đi nhà trẻ để đi làm kiếm tiền. Hiện tại, tôi có đủ điều kiện kinh tế để lo cho con. Tôi đã nộp đơn đơn phương ly hôn ra tòa và muốn giành quyền nuôi con. Mong luật sư hỗ trợ để tôi có thể giành được quyền nuôi con. Tôi xin cảm ơn!

>> Liên hệ luật sư hỗ trợ giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Phương Thúy! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý của Tổng đài pháp luật xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

” Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Trong trường hợp 2 bên có thể tự thỏa thuận được thì quyền nuôi con sẽ theo thỏa thuận chung của hai vợ chồng.

Như vậy, để có thể giành được quyền nuôi con, ngoài quy định về độ tuổi của con, 2 bên còn phải chứng minh mình có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, giáo dục con. Đủ điều kiện ở đây được hiểu là có thể đáp ứng điều kiện về kinh tế và cả đạo đức, tạo môi trường tốt nhất cho con trẻ phát triển toàn diện.

Trong trường hợp anh chị không có thể tự thỏa thuận về quyền nuôi con được thì Tòa án sẽ giải quyết dựa theo quy định trên. Con của chị hiện mới chỉ hơn 2 tuổi tức là chưa đủ 36 tháng theo luật định, như vậy về nguyên tắc, con sẽ được giao cho chị trực tiếp nuôi dưỡng trừ khi chị không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Về vấn đề này, không nhất thiết chị phải có công việc, có thu nhập cao mới được nhận quyền nuôi con, mà chị chỉ cần đủ điều kiện để đáp ứng cho việc phát triển bình thường về thể chất cũng như tinh thần của con. Bởi theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình, bên không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Vì vậy, nếu Tòa án giải quyết quyền nuôi con cho chị, thì chồng chị phải có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho con. Mức cấp dưỡng dựa theo thỏa thuận các bên, nếu không thể thỏa thuận, thì sẽ do Tòa án giải quyết dựa trên nhu cầu thực tế của con chị.

Những tư vấn trên là một số thông tin cơ bản giải đáp vấn đề liên quan tới câu hỏi về chưa ly hôn ai được quyền nuôi con. Nếu các bạn gặp bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp. Đội ngũ luật sư giỏi, am hiểu pháp luật của Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ giải quyết tận gốc vướng mắc bạn đang gặp phải.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174