Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế của vợ không? Những trường hợp nào con riêng của chồng/vợ được hưởng và không được hưởng thừa kế của vợ/chồng? Đây chính là những thắc mắc nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân hiện nay. Trong phạm vi nội dung bài viết này, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan cần được làm rõ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế của vợ không?
Anh Minh (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:
Chào luật sư, tôi có một số vấn đề thắc mắc muốn nhận được sự giải đáp của luật sư:
Tôi là Văn Minh, năm nay tôi 46 tuổi. Vợ chồng tôi có 3 con gái. Tuy nhiên, tôi còn có một người con trai là con riêng của tôi với vợ cũ trước đó. Người con trai này hiện đang sống cùng vợ cũ. Sau một thời gian kinh doanh, vợ chồng tôi có tiết kiệm mua được một mảnh đất với diện tích 456m2 và một khoản tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên, cách đây 6 tháng, vợ tôi mất do tai nạn giao thông. Khi mất, vợ tôi không để lại di chúc.
Hiện nay, chúng tôi đang quyết định phân chia phần di sản của vợ tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi: con riêng của chồng có được hưởng thừa kế của vợ không? Con riêng của chồng có thể được nhận di sản từ mẹ kế trong trường hợp nào? Nếu được nhận thì phần tài sản sẽ được giải quyết như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn và mong có thể sớm nhận được câu trả lời từ phía luật sư.
>> Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế của vợ không? Gọi ngay 1900.6174
Pháp luật dân sự quy định có hai hình thức thừa kế đó là chia thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thứ nhất, thừa kế theo di chúc:
Theo quy định tại Điều 610 Của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền bình đẳng về việc thừa kế của cá nhân quy định rằng: mọi cá nhân đều bình đẳng với nhau về quyền để lại tài sản thừa kế của chính mình cho người khác và quyền được hưởng phần di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Cùng với đó nếu căn cứ theo quy định tại Điều 621 của Bộ luật này quy định cụ thể về những người không có quyền được hưởng di sản thừa kế thì không có quy định là con riêng của chồng không được nhận thừa kế theo di chúc. Quyền hưởng thừa kế theo di chúc của mỗi người là như nhau mà không phân biệt thân phận hay địa vị và những vấn đề khác.
Thứ hai, thừa kế theo pháp luật:
Quy định tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về những trường hợp mà một người sẽ được thừa kế theo pháp luật như sau:
– Trường hợp đầu tiên và quan trọng nhất là người để lại di sản không có di chúc để lại
– Di chúc mà người có quyền để lại tài sản không hợp pháp;
– Trường hợp mà những người thừa kế theo di chúc chết trước người để lại di chúc hoặc chết cùng thời điểm mà người lập di chúc chết; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc mà lúc này xét thấy họ không còn tồn tại vào thời điểm bắt đầu mở thừa kế;
– Người hưởng di sản quyết định có thể là những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản, hạn chế nhận di sản hoặc chính những người này từ chối nhận phần di sản đó.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự là các hàng thừa kế như sau:
– Hàng thừa kế đầu tiên (hàng thứ nhất) được quy định gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế tiếp theo (hàng thứ hai) bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế cuối cùng (hàng thứ ba) gồm có: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế mà được quy định tại điều luật trên cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, không phân biệt xuất thân, địa vị hay những vấn đề khác. Những người ở hàng thừa kế phía sau sẽ chỉ được hưởng phần di sản thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó, có thể là đã chết, trường hợp người không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền thừa kế hoặc chính bản thân họ từ chối nhận di sản.
Như vậy, nếu xét theo quy định tại các quy định trên, có thể thấy việc thừa kế theo di chúc thì con riêng của chồng hoàn toàn có thể được hưởng phần di sản do người chết để lại.
Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật mà con riêng của chồng không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế từ mẹ kế thì sẽ không được hưởng phần di sản mà mẹ kế để lại. Bởi nếu xét theo điểm a Khoản 1 Điều 251, con riêng của chồng sẽ chỉ được hưởng phần di sản của bố để lại. Nếu tài sản của mẹ kế là tài sản riêng của mẹ thì con riêng của chồng sẽ không được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật. Vì vậy, trong trường hợp này, con riêng của anh sẽ không được hưởng phần di sản của vợ anh để lại.
Trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề con riêng của chồng có được hưởng thừa kế của vợ không. Trong quá trình thực hiện các thủ tục hưởng thừa kế, nếu anh có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi.
>> Xem thêm: Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc – Quy định mới nhất 2022
Con riêng của chồng có thể được nhận di sản từ mẹ kế trong trường hợp nào?
Anh Minh Quang(Lạng Sơn) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi là Minh Quang và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Lạng Sơn. Tôi có một số vấn đề thắc mắc muốn nhận được sự tư vấn từ luật sư.
Cách đây 20 năm, tôi và vợ cũ kết hôn với nhau. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, chúng tôi thường xuyên xảy ra nhiều mâu thuẫn, cãi vã dẫn tới không tìm được tiếng nói chung. Vì vậy, chúng tôi quyết định ly hôn sau 5 năm chung sống. Tôi và vợ cũ tôi lúc ấy đã có một người con trai. Khi ly hôn, vợ cũ của tôi là người nuôi con.
Sau 3 năm, tôi có quen và kết hôn với người vợ hiện tại. Chúng tôi có với nhau 2 người con gồm 1 trai và 1 gái. Tuy nhiên, cách đây 5 tháng, vợ tôi mất do gặp tai nạn trong lúc làm việc. Khi mất, vợ tôi không để lại di chúc. Hiện nay, tôi muốn phân chia phần di sản thừa kế của vợ tôi cho các con.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: con riêng của chồng có được hưởng thừa kế của vợ không? Trong những trường hợp nào thì con riêng của chồng có thể được nhận di sản từ mẹ kế? Tôi xin cảm ơn.
>> Tư vấn miễn phí về các trường hợp con riêng của chồng được nhận di sản thừa kế từ mẹ kế, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Quang! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Với thắc mắc con riêng của chồng có được hưởng thừa kế của vợ không và các trường hợp con riêng được hưởng thừa kế, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Mặc dù theo các quy định của pháp luật thì con riêng của chồng không được hưởng di sản thừa kế từ người mẹ kế. Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam luôn thể hiện tính linh hoạt và tính nhân đạo của mình thông qua việc đã có sự điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Cụ thể, pháp luật vẫn tạo điều kiện cho con riêng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
Như vậy, có thể thấy rằng nếu có sự chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như máu mủ ruột thịt thì con riêng và bố dượng, con riêng và mẹ kế vẫn có quyền nhận thừa kế của nhau. Trong trường hợp này, quyền thừa kế của con riêng cũng giống với quyền thừa kế của con ruột theo pháp luật. Chẳng hạn, nếu vợ mất và không để lại di chúc thì tài sản do vợ để lại sẽ được chia đều cho các thành viên có quyền hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất.
Theo thông tin anh cung cấp, người con riêng này của anh hiện đang sống cùng với vợ cũ. Vợ hiện tại của anh không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như mẹ con. Vì vậy, người con trai của anh sẽ không được hưởng di sản thừa kế.
Trên đây là tư vấn của Tổng đài pháp luật về các trường hợp con riêng của vợ/chồng có thể được nhận di sản từ bố dượng/mẹ kế. Trong quá trình tìm hiểu, nếu anh còn có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào, hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng nhất từ luật sư.
>> Xem thêm: Con riêng có được hưởng thừa kế không? Các tranh chấp thừa kế
Giải quyết tài sản thừa kế đứng tên mẹ kế như thế nào?
Anh Xuân Mạnh (Quảng Ninh) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có một số vấn đề thắc mắc muốn nhận được sự giải đáp từ luật sư như sau:
Tôi là Xuân Mạnh, năm nay 35 tuổi, hiện tôi đang là công nhân tại một xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bố mẹ tôi đã ly hôn cách đây 20 năm. Sau đó 3 năm, bố tôi kết hôn với người phụ nữ khác. Khi bố mẹ ly hôn, tôi sống cùng với mẹ.
Cách đây một năm, bố của tôi mất do bệnh hiểm nghèo. Đến hiện tại, mẹ kế muốn phân chia di sản thừa kế cho các con. Phần di sản của bố tôi gồm có 2 mảnh đất và một khoản tiền tiết kiệm gửi ngân hàng, trong đó có một mảnh đất 467 m2 do mẹ kế đứng tên.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: giải quyết tài sản thừa kế đứng tên mẹ kế như thế nào? Tôi xin cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư.
>> Hướng dẫn cách phân chia tài sản thừa kế nhanh chóng, chính xác, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Mạnh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật là nơi hỗ trợ các vướng mắc của mình. Đối với thắc mắc của bạn về cách giải quyết tài sản thừa kế đứng tên mẹ kế/bố dượng, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Do thông tin anh cung cấp chưa đầy đủ về thông tin tài sản này là tài sản chung của bố và mẹ kế của anh hay là tài sản riêng của mẹ kế. Vì vậy, chúng tôi chia thành 2 trường hợp. Đối với mỗi trường hợp, sẽ có các cách xử lý tương ứng với mỗi một trường hợp thì sẽ có sự khác biệt nhất định.
Trường hợp 1: Tài sản đứng tên của mẹ kế là tài sản chung với bố trong thời kỳ hôn nhân
Tài sản chung của mẹ kế và bố anh phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản này có thể tồn tại dưới các hình thức sau:
– Tài sản chung của bố và mẹ kế nhưng tài sản đó do mẹ kế là người đại diện, người đứng tên trên Giấy chứng nhận liên quan của tài sản đó;
– Tài sản cấp cho hộ gia đình, mẹ kế là người đại diện hộ gia đình đứng tên và trong hộ gia đình tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận bao gồm cả bố anh. Dấu hiệu dễ nhìn nhận trong tình huống này là trên Giấy chứng nhận có ghi cấp cho hộ bà và tên mẹ kế của anh.
Tại đây, cách giải quyết nhanh chóng nhất là thực hiện thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo đúng pháp luật. Nguyên tắc phân chia thừa kế được thực hiện theo khoản 2, 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Từ các căn cứ này, có thể thấy tài sản của bố anh trong khối tài sản chung sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, vợ của bố anh. Việc thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế được thực hiện tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất theo trình tự luật định.
Nếu mẹ kế của anh không muốn phân chia, anh có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Lúc này, việc chia tài sản được thực hiện theo bản án/quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Trường hợp 2: Tài sản đứng tên mẹ kế là tài sản riêng của mẹ kế
Khi đã là tài sản riêng thì việc tặng cho, thừa kế phải phụ thuộc vào ý chí của mẹ kế hoặc theo hàng thừa kế của mẹ kế.
Như đã giải thích ở trên, vì trong hàng thừa kế theo pháp luật của mẹ kế không có người được hưởng là con riêng của chồng và nếu theo di chúc mẹ kế lập (nếu có) không có tên của những người con này thì họ cũng không được hưởng.
Như vậy, có thể thấy nếu thuộc trường hợp này thì tùy thuộc trường hợp tài sản đang có vướng mắc là tài sản chung hoặc tài sản riêng của mẹ kế mà các cách xử lý, giải quyết có sự khác nhau. Anh đối chiếu lại trường hợp của mình với quy định của pháp luật và dựa trên những phân tích, hướng dẫn xử lý của chúng tôi ở trên để có cách giải quyết phù hợp.
Như vậy trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về cách giải quyết tài sản thừa kế đứng tên mẹ kế/bố dượng. Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn chưa nắm rõ bất kỳ vấn đề nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174. Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn 24/7.
>> Xem thêm: Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc được thực hiện như thế nào?
Nội dung trên là những chia sẻ của Tổng đài pháp luật về vấn đề con riêng của chồng có được hưởng thừa kế của vợ không. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được về quyền thừa kế của con riêng đối với di sản thừa kế của mẹ kế/bố dượng và các nguyên tắc phân chia di sản thừa kế. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn còn câu hỏi hay gặp phải bất kỳ khó khăn gì, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp miễn phí từ luật sư.