Đăng ký kết hôn có cần CMND không? Là vấn đề nhiều người lo lắng trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Vì nhiều lý do mà khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn, người muốn đăng ký kết hôn bị mất chứng minh nhân dân. Vậy, hồ sơ đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì? Thủ tục đăng ký kết hôn không có CMND thực hiện như thế nào? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc trong quá trình chuẩn bị hồ sơ kết hôn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
>> Luật sư giải đáp đăng ký kết hôn có cần CMND không? Gọi ngay 1900.6174
Đăng ký kết hôn có cần chứng minh nhân dân không?
Bạn Thanh Thủy (Thái Bình) có câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi là Thanh Thủy tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau:
Tôi và bạn trai sẽ đăng ký kết hôn vào cuối năm nay. Hiện tại cả hai đang trong giai đoạn chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã nơi tôi sinh sống. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tôi có bị rơi ví tiền nên bị mất chứng minh nhân dân. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư việc đăng ký kết hôn có cần chứng minh nhân dân không? Tôi xin cảm ơn và mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ Luật sư để tôi hoàn thiện hồ sơ xin đăng ký kết hôn!”
>> Hồ sơ đăng ký kết hôn có cần chứng minh nhân dân không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Cảm ơn bạn Thanh Thủy đã gửi câu hỏi đến cho Luật sư – Tổng Đài Pháp Luật! Căn cứ theo quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn Luật sư xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Để đảm bảo cho việc đăng ký kết hôn đúng pháp luật, pháp luật quy định hồ sơ bao gồm:
– Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu;
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu tại thông tư 15/2015/TT-BTP;
– Sổ tạm trú, sổ hộ khẩu chứng minh nơi cư trí của cả hai bên;
Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn khác nhưng lại đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang thì thủ trưởng đơn vị của người đó sẽ xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người đó.
Mặc dù chứng minh dân nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, trường hợp bạn không có chứng minh thư nhân dân vẫn có thể kết hôn. Theo đó, trường hợp bạn không có chứng minh nhân dân bạn có thể thay thế bằng các loại giấy tờ khác để được phép kết hôn như:
– Hộ chiếu
– Thẻ Căn cước công dân
-0Các loại giấy tờ khác có dán ảnh hoặc thông tin cá nhân của người không có chứng minh thư nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.
Như vậy, trường hợp chị không có chứng minh nhân dân vẫn có thể kết hôn, thay vào đó sẽ chuẩn bị các giấy tờ khác có giá trị sử dụng tương đương. Khi hai bên nam nữ có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn và các giấy tờ kèm theo hồ sơ theo quy định của pháp luật, khi đó hai bên có thể đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Trên đây là thông tin về Đăng ký kết hôn có cần CMND không? Nếu bạn vẫn còn vướng mắc, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để dược luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
Thủ tục đăng ký kết hôn không có CMND
Anh Quốc Anh (Nam Định) có câu hỏi gửi đến Luật sư:
“Tôi vừa bị cướp hết tiền và tất cả giấy tờ khi đi du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vài hôm nữa tôi sẽ đăng ký kết hôn với vợ, bây giờ nếu bay về quê làm lại chứng minh nhân dân cũng không kịp vì thời gian không còn nhiều. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tôi hiện tại không có chứng minh nhân dân những vẫn muốn được đăng ký kết hôn. Luật sư có thể cho tôi hỏi không có CMND có đăng ký kết hôn được không? thủ tục tiến hành đăng ký kết hôn khi không có chứng minh nhân dân thực hiện như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn không có chứng minh nhân dân nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Theo như quy định pháp luật trường hợp bạn không có chứng minh nhân dân khi đăng ký kết hôn bạn có thể thay thế bằng giấy tờ nhân thân khác như hộ chiếu, căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh của bạn và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp vẫn còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân để được đăng ký kết hôn. Thủ tục đăng ký kết hôn không có chứng minh nhân dân được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn không có chứng minh nhân dân
Khi đi đăng ký kết hôn thì các cặp đôi cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Theo đó hồ sơ đăng ký kết hôn khi không có chứng minh nhân dân bao gồm:
Bản sao sổ hộ khẩu
Bản sao Căn cước công nhân hoặc Hộ chiếu thay cho chứng minh nhân dân
Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân có xác nhận của phía phường xã, thị trấn thường trú (trường hợp bạn đã từng kết hôn thì phải có bản án/quyết định của Tòa án kèm theo giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân);
Bước 2: Đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kết hôn
Thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định như sau:
Điều 17 Luật hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung giấy chứng nhận kết hôn như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn.
Giấy chứng nhận kết hôn phải có những thông tin sau đây: Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ; Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn; Chữ ký hoặc điểm chỉ của cả hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Nếu cả hai bên nam nữ người Việt Nam cư trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú của một trong hai bên có thẩm quyền đăng ký kết hôn.
Căn cứ tại Điều 37 Luật hộ tịch năm 2014 quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn cụ thể:
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, Theo quy định tại Luật hộ tịch 2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện
Thủ tục kết hôn đối với những người có địa chỉ thường trú trên hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác nhưng có mong muốn đăng ký kết hôn tại tỉnh khác thì hoàn toàn có thể thực hiện. Để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại tỉnh đó thì một trong hai bạn phải có tạm trú ở tỉnh đó.
Trường hợp đăng ký kết hôn khác tỉnh (ngoài tỉnh) các bên có thể đăng ký kết hôn nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp căn cứ theo Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký kết hôn không có chứng minh nhân dân
Căn cứ pháp lý: Điều 38 về Thủ tục đăng ký kết hôn Luật hộ tịch năm 2014.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cả hai mang đến Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền để làm thủ tục. Cán bố xem xét hồ sơ và hỏi yêu cầu hai bên có phải xuất phát từ ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì cán bộ Tư pháp hộ tịch sẽ ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Sau khi hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ và chồng một bản chính giấy chứng nhận kết hôn. Cán bộ sẽ căn cứ vào quy định pháp luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định.
Như vậy, trường hợp anh Quốc Anh không có chứng minh nhân dân vẫn có thể kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn sẽ thực hiện như trên.
Trên đây là toàn bộ thủ tục đăng ký kết hôn không có chứng minh nhân dân, mong rằng giải đáp của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn khi tiến hành đăng ký kết hôn. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp chi tiết!
Trước khi đăng ký kết hôn CMND hết hạn có cần đổi sang CCCD không?
Chị An (Bắc Giang) có câu hỏi gửi đến Luật sư qua email như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi và vợ là bạn học hồi đại học. Sau một thời gian và tìm hiểu, được sự ủng hộ của 2 bên gia đình, chúng tôi đã quyết định tiến tới hôn nhân. Chúng tôi đang chuẩn bị đăng ký kết hôn, tuy nhiên chứng minh nhân dân của tôi đang bị hết hạn. Vậy tôi có cần đổi sang căn cước công dân hay không? Tôi xin cảm ơn!”
>> CMND hết hạn có cần đổi sang CCCD để đăng ký kết hôn không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Cảm ơn câu hỏi được gửi đến từ chị An. Đối với trường hợp của chị, các Luật sư của chúng tôi đã phân tích và giải đáp như sau:
Theo quy định khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014:
“Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân”.
Bên cạnh đó khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp như sau:
“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
4. Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này trong thời gian chuyển tiếp từ khi Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019″.
Trường hợp chứng minh dân cấp trước 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Tuy nhiên, trường hợp chứng minh nhân dân hết hạn từ ngày 22/01/2021 thì phải chuyển sang làm căn cước công dân. Theo chỉ đạo của Bộ Công an, Công an thì các tỉnh sẽ ngừng cấp chứng minh nhân dân 9 số, thẻ cước công dân mã vạch trên toàn quốc để tập trung chuyển đổi sang cấp Căn cước công dân có gắn chip điện tử 22/01/2021.
Theo quy định thì người dân vẫn được sử dụng chứng minh nhân dân cho đến thời điểm chứng minh hết hạn ghi trên mặt sau của giấy mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân. Giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân theo quy định là 15 năm, trường hợp sử dụng chứng minh nhân dân hết hạn sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính.
Với câu hỏi của chị An, trường hợp chứng minh nhân dân của chị hết hạn chị có thể sử dụng một trong những giấy tờ khác có giá trị tương đương để thay thế như: Hộ chiếu/ Thẻ Căn cước công dân/ Giấy tờ khác có dán ảnh hoặc thông tin cá nhân của người không có chứng minh thư nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.
Và sau đấy, chị phải đi đổi từ chứng minh nhân dân hết hạn sang thẻ căn cước công dân có gắn chip tại cơ quan Công an để quá trình thực hiện các thủ tục hành chính khác thuận lợi hơn cũng như đảm bảo có giấy tờ để chứng minh nhân thân của mình. Việc đổi sang thẻ căn cước công dân là vô cùng cần thiết và nếu chị sử dụng chứng minh dân nhân hết hạn sau 15 năm sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi trước khi đăng ký kết hôn chứng minh nhân dân hết hạn có cần đổi sang căn cước công dân không? Nếu bạn có vướng mắc khi thực hiện thủ tục đổi chứng minh nhân dân hết hạn sang căn cước công dân hãy liên hệ qua tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ hướng dẫn chi tiết!
Không có CMND đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu được không?
Chị Khánh Vân (Nghệ An) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, hiện tại tôi đang bị thất lạc chứng minh nhân dân nhưng 2 ngày nữa tôi và chồng sẽ đi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã. Vì thời gian khá gấp rút không thể làm lại chứng minh nhân dân hay đổi sang thẻ căn cước công dân có gắn chip. Vậy, nên tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn trong trường hợp của tôi không có chứng minh nhân dân đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu được không? Rất mong Luật sư có thể giúp tôi giải đáp nhanh nhất có thể, tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư giải đáp miễn phí không có chứng minh nhân dân đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu được không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào bạn Khánh Vân. Trước hết chúng tôi xin gửi lời cảm ơn khi bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Căn cứ quy định pháp luật hiện hành về đăng ký kết hôn, Luật sư xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Theo như chúng tôi đã phân tích ở trên trường hợp người đi đăng ký kết hôn không có chứng minh nhân dân hoàn toàn có thể thay thế bằng các giấy tờ khác có giá trị tương đương chứng minh nhân dân của mình như: thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh hoặc thông tin cá nhân của người không có chứng minh thư nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.
Như vậy, hộ chiếu cũng là một trong những giấy tờ quan trọng được pháp luật cho phép sử dụng để chứng minh nhân thân của người sử dụng khi đăng ký kết hôn. Nên đối với trường hợp của chị Khánh Vân, chị hoàn toàn có thể thay thế chứng minh nhân dân bằng hộ chiếu để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Mong rằng câu trả lời của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong quá thực hiện đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu, nếu bạn còn câu hỏi khác vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về nội dung đăng ký kết hôn có cần chứng minh nhân dân không? Các thông tin trong bài viết đều được căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành. Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đọc nguồn thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được trao đổi trực tiếp với Luật sư có chuyên môn!