Điều 244 bộ luật hình sự 2015 được quy định như thế nào? Các động vật nguy cấp, quý, hiếm là những loài động vật có số lượng giới hạn và đang gặp nguy cơ tuyệt chủng. Việc bảo vệ các loài này là rất quan trọng để duy trì sự đa dạng sinh học và cân bằng môi trường. Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nhằm bảo tồn các loài này và ngăn chặn hoạt động săn bắt, mua bán hoặc sử dụng không hợp pháp.
Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Điều 244 Bộ luật Hình sự” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>Luật sư tư vấn miễn phí quy định Điều 244 bộ luật hình sự 2015, liên hệ ngay 1900.6174
Điều 244 bộ luật hình sự 2015 quy định tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như thế nào?
Điều 244 BLHS quy định về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm bao gồm những nội dung chính như sau:
Thứ nhất, hành vi khách quan và mức độ hậu quả của hành vi được coi là phạm tội:
– Săn bắt, giết, nhốt, nuôi, vận chuyển hoặc buôn bán bất hợp pháp những loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được Nhà nước ưu tiên bảo vệ;
– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc những sản phẩm của nhưng loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được Nhà nước ưu tiên bảo vệ;
– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp ngà voi có khối lượng từ 02kg trở lên; sừng tê giác có khối lượng từ 50g trở lên;
– Săn bắt, giết, nhốt, nuôi, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp những loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài nêu trên với số lượng động vật từ 03 cá thể trở lên đối với những loài động vật thuộc lớp thú, từ 07 cá thể trở lên đối với những loài động vật thuộc lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể trở lên đối với những loài động vật lớp khác;
– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể trở lên đối với những loài động vật thuộc lớp thú, từ 07 cá thể trở lên đối với những loài động vật thuộc lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể trở lên đối với loài động vật lớp khác;
– Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp những loài động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định nêu trên nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trên hoặc đã từng bị kết án về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.
Thứ hai, những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt:
– Phạm tội có tổ chức;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội;
– Thực hiện hành vi phạm tội bằng cách sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị pháp luật nghiêm cấm;
– Săn bắt động vật trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
– Buôn bán, vận chuyển động vật qua biên giới;
– Tái phạm nguy hiểm;
– Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
>>>Xem thêm:Điều 188 luật doanh nghiệp 2020 quy định như thế nào?
Thứ ba, khung hình phạt.
* Khung hình phạt đối với cá nhân phạm tội:
– Khung 1: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm;
– Khung 2: Phạt tù có thời hạn từ 05 năm đến 10 năm;
– Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, cá nhân phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung như sau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm:
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
– Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
* Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
– Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung như sau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm:
– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng;
– Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
– Cấm huy động vốn trong thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
>>>Điều 244 bộ luật hình sự quy định tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174
Các yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 244 bộ luật hình sự 2015 là gì?
Mặt khách quan của tội phạm tại Điều 244 bộ luật hình sự 2015
Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm bao gồm các hành vi như săn bắt, nhốt, nuôi, mua bán bất hợp pháp, … các loài động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời của những loài động vật nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả nhất định được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 244 BLHS. Cụ thể là những hành vi sau:
– Săn bắt, giết, nhốt, nuôi, vận chuyển hoặc buôn bán bất hợp pháp những loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được Nhà nước ưu tiên bảo vệ;
– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc những sản phẩm của nhưng loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được Nhà nước ưu tiên bảo vệ;
– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp ngà voi có khối lượng từ 02kg trở lên; sừng tê giác có khối lượng từ 50g trở lên;
– Săn bắt, giết, nhốt, nuôi, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp những loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài nêu trên với số lượng động vật từ 03 cá thể trở lên đối với những loài động vật thuộc lớp thú, từ 07 cá thể trở lên đối với những loài động vật thuộc lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể trở lên đối với những loài động vật lớp khác;
– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể trở lên đối với những loài động vật thuộc lớp thú, từ 07 cá thể trở lên đối với những loài động vật thuộc lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể trở lên đối với loài động vật lớp khác;
– Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp những loài động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định nêu trên nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trên hoặc đã từng bị kết án về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.
Lưu ý: Nếu trong trường hợp hành vi vi phạm nêu trên chưa gây ra hậu quả tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 244 BLHS thì phạm tội và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, xét đến cùng, những hành vi này đều là những hành vi vi phạm pháp luật nên phải chịu xử lý bằng những biện pháp chế tài. Do đó, người thực hiện những hành vi nêu trên mà chưa cấu thành tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP.
>>>Chuyên viên tư vấn Mặt khách quan của tội phạm tại điều 244 bộ luật hình sự, liên hệ ngay 1900.6174
Mặt chủ quan của tội phạm tại điều Điều 244 bộ luật hình sự 2015
Người thực hiện những hành vi khách quan của tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm với cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là, người phạm tội hoàn toàn nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi phạm pháp và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn tiếp tục (hoặc mong muốn tiếp tục) thực hiện hành vi vi phạm để cho hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc hậu quả xảy ra dù không mong muốn.
>>>Chuyên viên tư vấn Mặt chủ quan của tội phạm tại điều 244 bộ luật hình sự, liên hệ ngay 1900.6174
Mặt khách thể của tội phạm tại Điều 244 bộ luật hình sự 2015
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là tội phạm xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định điều chỉnh về vấn đề bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật nguy cấp, quý, hiếm được Nhà nước ưu tiền bảo vệ.
>>>Chuyên viên tư vấn Mặt khách thể của tội phạm tại điều 244 bộ luật hình sự, liên hệ ngay 1900.6174
Mặt chủ thể của tội phạm tại Điều 244 bộ luật hình sự 2015
Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại. Đối với cá nhân, cá nhân phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đối với pháp nhân thương mại, pháp nhân thương mại phải đáp ứng các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 75 BLHS.
>>>Chuyên viên tư vấn Mặt chủ thể của tội phạm tại điều 244 bộ luật hình sự, liên hệ ngay 1900.6174
Mức hình phạt quy định tại Điều 244 bộ luật hình sự 2015 như thế nào?
Điều 244 BLHS quy định hai hệ thống hình phạt tương ứng với hai loại chủ thể của tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là cá nhân và pháp nhân thương mại. Cụ thể như sau:
* Khung hình phạt đối với cá nhân phạm tội:
– Khung 1: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm;
– Khung 2: Phạt tù có thời hạn từ 05 năm đến 10 năm;
– Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, cá nhân phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung như sau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm:
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
– Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
* Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
– Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung như sau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm:
– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng;
– Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
– Cấm huy động vốn trong thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
>>>Chuyên viên tư vấn Mức hình phạt quy định tại điều 244 bộ luật hình sự như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174
Hình phạt tại Điều 244 bộ luật hình sự 2015 đối với cá nhân phạm tội là gì?
(1) Khung 1: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Đối với các trường hợp thực hiện hành vi khách quan của tội phạm được mô tả tại Khoản 1 Điều 244 BLHS.
(2) Khung 2: Phạt tù có thời hạn từ 05 năm đến 10 năm: Đối với những hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp dưới đây:
– Gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 244 BLHS;
– Phạm tội có tổ chức;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội;
– Thực hiện hành vi phạm tội bằng cách sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị pháp luật nghiêm cấm;
– Săn bắt động vật trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
– Buôn bán, vận chuyển động vật qua biên giới;
– Tái phạm nguy hiểm.
(3) Khung 3: Phạt tù có thời hạn từ 10 năm đến 15 năm: Đối với những hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 244 BLHS.
(4) Hình phạt bổ sung: Cá nhân phạm tội này còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung như sau:
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
– cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
>>>Chuyên viên tư vấn Hình phạt tại điều 244 bộ luật hình sự đối với cá nhân phạm tội là gì? liên hệ ngay 1900.6174
Hình phạt tại Điều 244 bộ luật hình sự 2015 đối với pháp nhân thương mại phạm tội là gì?
(1) Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng: Đối với pháp nhân thương mại thực hiện những hành vi khách quan của tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 244 BLHS;
(2) Khung 2: Phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng: Đối với pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thuộc các trường hợp được quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, g, h, i và k khoản 2 Điều 244 BLHS;
(3) Khung 3: Phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm: Đối với pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 244 BLHS;
(4) Khung 4: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Đối với pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS;
(5) Hình phạt bổ sung: Ngoài việc phải chịu những hình phạt nêu trên, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung như sau:
– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng;
– Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
– Cấm huy động vốn trong thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
Nhìn chung, tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là tội phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm nói riêng và hệ sinh thái nói chung. Chủ thể của tội phạm này không chỉ là cá nhân mà còn có thể là pháp nhân thương mại. Đối với cá nhân phạm tội này, hình phạt mà cá nhân phải chịu là phạt tiền, phạt tù có thời hạn với mức tối đa là 15 năm tù. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này, hình phạt mà họ phải chịu có thể là phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc vĩnh viễn.
>>>Hình phạt tại điều 244 bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội là gì? liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Điều 244 Bộ luật Hình sự” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |