Tố cáo doanh nghiệp trốn thuế theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Tố cáo doanh nghiệp trốn thuế theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, trốn thuế đang là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ cho ngân sách quốc gia và tạo ra sự không công bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Do đó, tố cáo doanh nghiệp trốn thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một cách hiệu quả để ngăn chặn và xử lý những hành vi lách luật.

Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết về chủ đề “Tố cáo doanh nghiệp trốn thuế” để hiểu rõ hơn về cơ chế tố cáo, cách thức xử lý và vai trò của cộng đồng trong việc giữ gìn nguồn lực quý báu của đất nước.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với Tổng Đài Pháp Luật 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất!

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Tố cáo là gì?


Tố cáo là một hành động của cá nhân, được thực hiện theo thủ tục quy định trong Luật này, nhằm báo cáo đến cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có tiềm tàng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.

Quá trình tố cáo này cần tuân theo các quy định đã được quy định trước đó, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và trung thực.

Người tố cáo có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, bằng chứng và tài liệu có liên quan để minh chứng cho việc vi phạm pháp luật mà họ đang tố cáo.

to-cao-doanh-nghiep-tron-thue-khai-niem

Tuy tố cáo là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích chung và sự trung thực trong xã hội, tuy nhiên, việc tố cáo cũng phải được thực hiện một cách đúng đắn và không lạm dụng.

Nhằm đảm bảo tính chính xác và công bằng, pháp luật bảo vệ người tố cáo khỏi bị trả thù hoặc bị hành hung, lừa đảo hay bị xâm phạm đời tư.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng việc tố cáo không nên được lạm dụng để gây tổn hại hoặc đe dọa danh dự và quyền lợi của người khác một cách không công bằng. Việc tố cáo không hợp lý, không chân thật có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, không chỉ với người bị tố cáo mà còn có thể ảnh hưởng đến người tố cáo và cả xã hội.

>> Xem thêm: Tố cáo sai sự thật xử thứ thế nào theo quy định hiện nay?

Doanh nghiệp trốn thuế bị xử lý như thế nào?


Các doanh nghiệp nếu không hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, có dấu hiệu của hành vi trốn thuế thì sẽ bị xử lý như sau:

* Xử lý hành chính


– Nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp vi phạm trốn thuế nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự, thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 17, Nghị định 125/2020.

– Mức xử phạt hành chính được quy định như sau:

– Phạt tiền bằng số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi trốn thuế theo quy định.

– Phạt tiền 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế theo quy định mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

– Phạt tiền 02 lần số trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế theo quy định mà có một tình tiết tăng nặng.

– Phạt tiền 2,5 lần số trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế theo quy định mà có hai tình tiết tăng nặng.

– Phạt tiền 03 lần số thuế trốn thuế với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế theo quy định mà có ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Ngoài ra, cá nhân và doanh nghiệp vi phạm trốn thuế còn sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước.

Trong trường hợp hành vi trốn thuế đã quá thời hiệu xử phạt, người nộp thuế sẽ không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế trốn và tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn.

– Buộc điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có), số lỗ,…

to-cao-doanh-nghiep-tron-thue-cu-the

* Xử lý hình sự


Đối với cá nhân

– Phạt tiền từ 100 triệu – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm nếu thực hiện hành vi trốn thuế với số tiền từ 100 triệu – dưới 300 triệu đồng, hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng trước đó đã từng bị xử phạt hành chính về trốn thuế hoặc bị phạt tù về một trong các tội liên quan nhưng chưa được xóa án tích.

– Phạt tiền từ 500 triệu đồng – 1,5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm – 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức và Số tiền trốn thuế từ 300 triệu đồng – dưới 1 tỉ đồng; Lợi dụng quyền hạn, chức vụ; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm.

– Phạt tiền từ 1,5 tỉ đồng – 4,5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm – 07 năm nếu phạm tội trốn thuế với số tiền từ 01 tỉ đồng trở lên.

– Hình phạt bổ sung:

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu – 100 triệu đồng.

+ Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm.

+ Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mại

– Phạt tiền từ 300 triệu đến 1 tỉ đồng nếu thực hiện hành vi trốn thuế với số tiền từ 200 triệu đến dưới 300 triệu đồng, hoặc từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về trốn thuế hoặc một trong các tội liên quan.

– Phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 03 tỉ đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; Số tiền trốn thuế từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm.

– Phạt tiền từ 03 tỉ đồng đến 10 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội trốn thuế với số tiền từ 01 tỉ đồng trở lên.

– Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu – 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 đến 03 năm.

>> Xem thêm: Đường dây nóng tố cáo tham nhũng của Việt Nam hiện nay

Tố cáo doanh nghiệp trốn thuế như thế nào?


Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp sẽ tổ chức đội cảnh vệ trực ban 24/24 giờ, còn lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp cũng sẽ hoạt động suốt 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ tin báo tố giác tội phạm, bao gồm cả các tin tố giác tội phạm xuất hiện trên báo chí.

Sau đó, họ sẽ phân loại và chuyển ngay thông tin đó đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tại đây, phòng tiếp dân sẽ chịu trách nhiệm tiến hành một số hoạt động điều tra. Và các Công an cấp quận, huyện, đồn, trạm Công an phải đảm bảo có cán bộ trực tiếp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Khi nhận được tin báo về tội phạm – tố cáo doanh nghiệp trốn thuế, các cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, cơ quan có trách nhiệm tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ thông qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để ghi lại các thông tin liên quan.

Trong trường hợp cá nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến trình báo tội phạm, các cán bộ có thẩm quyền phải lập biên bản nhận tin báo và ghi vào sổ nhận tin báo. Họ cũng có thể ghi lại âm thanh hoặc video khi tiếp nhận thông tin.

Nếu người phạm tội tự thú hoặc đầu thú, thì sẽ thực hiện theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều 152 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

>> Xem thêm: Khiếu nại là gì Tố cáo là gì theo quy định Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018?

Tố cáo doanh nghiệp trốn thuế ở đâu?


Theo quy định của pháp luật, khi phát hiện hành vi trốn thuế, bạn phải thực hiện việc tố giác tội phạm thay vì hành vi tố cáo tội phạm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2021, mọi tố giác phải được tiếp nhận đầy đủ và giải quyết kịp thời. Cơ quan hoặc tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác và không được từ chối tiếp nhận tố giác.

Thẩm quyền xử lý tố giác hành vi trốn thuế (cơ quan điều tra giải quyết tố giác theo thẩm quyền điều tra của mình) bao gồm:

– Cơ quan điều tra của Công an nhân dân.

– Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

to-cao-doanh-nghiep-tron-thue-muc-phat

Trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình kiểm tra, xác minh tố giác, hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu khắc phục bằng văn bản nhưng không được thực hiện, Viện kiểm sát cũng có thẩm quyền giải quyết tố giác.

Như vậy, khi bạn muốn tố cáo doanh nghiệp trốn thế, bạn cần tố giác tại các cơ qua trên.

>>> Tư vấn chi tiết tố cáo doanh nghiệp trốn thuế miễn phí, liên hệ 1900.6174

Đường dây nóng tố cáo doanh nghiệp trốn thuế?


Sau đây là đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử nhận những nội dung phản ảnh, kiến nghị và những yêu cầu đối với phản ánh kiến nghị:

Bộ tài chính:


– Thanh tra Bộ tài chính:

+ Số điện thoại thanh tra Bộ tài chính: (04)22208114

+ Thư điện tử thanh tra Bộ tài chính: Thanhtrataichinh@mof.gov.vn

– Vụ Tổ chức cán bộ:

+ Số điện thoại thanh tra Vụ Tổ chức cán bộ: (04)22208116

+ Thư điện tử thanh tra Vụ Tổ chức cán bộ: Tochuccanbo@mof.gov.vn

Tổng cục Thuế:


– Số điện thoại trực lãnh đạo Tổng cục Thuế: 0978 050 505

– Số điện thoại Vụ kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng – Tổng cục Thuế: (04) 39725048

Thư điện tử: duongdaynong@gdt.gov.vn

– Số điện thoại Vụ Tổ chức cán bộ – Tổng cục Thuế: (04) 39725046

Thư điện tử: duongdaynong@gdt.gov.vn.

– Sau đây là một vài số điện thoại của các cục thuế tại các tỉnh/thành phố:

+ Cục Thuế Thành phố Hà Nội: (024) 35.146.119

+ Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh: (028).37.702.288 – 6

+ Cục Thuế Thành phố Hải Phòng: (0225) 3.272.286

+ Cục Thuế Thành phố Đà Nẵng: (0236) 3.896.766

+ Cục Thuế TP.Cần Thơ (0292) 3.820.733 – (0292) 6.501.555

Tổng cục Hải quan


–  Đường dây nóng của Ban chỉ đạo 389 quốc gia: 0981.389.389/ 0961.389.389

– Fax: (04) 39.440.848

– Thư điện tử: bcd389@customs.gov.vn

>>> Tư vấn về cách tố cáo doanh nghiệp trốn thuế, liên hệ ngay 1900.6174

Thời gian thông báo kết quả hành vi tố cáo doanh nghiệp trốn thuế


Theo quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC về thông báo kết quả tiếp nhận và giải quyết tố giác, các điều sau đây được quy định:

– Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo kết quả tiếp nhận bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp/ Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác biết.

– Khi hoàn tất việc giải quyết tố giác, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác phải gửi kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác theo quy định tại các điều 148, 154, 158 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

– Trong vòng 03 ngày kể từ ngày hoàn tất việc giải quyết tố giác, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác phải thông báo kết quả giải quyết vụ việc cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác.

– Trong vòng 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải  tiến hành gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cũng như cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác.

Trong đó, thời hạn giải quyết tố giác tội phạm là không quá 20 ngày, kể từ ngày các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận về tin báo, tố giác tội phạm. Tuy nhiên, đối với các vụ việc phức tạp và đặc biệt phức tạp thì sẽ cần phải gia hạn thêm thời gian. Thời hạn gia hạn lần thứ nhất là 02 tháng, kể từ ngày tiếp nhận vụ việc. Thời hạn gia hạn lần thứ hai là 02 tháng, kể từ ngày hết thời gian gia hạn lần thứ nhất.

Tóm lại, thời gian tối đa về việc giải quyết tố giác tội phạm – tố cáo doanh nghiệp trốn thuế là không quá 04 tháng, kể từ ngày các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận vụ việc. Do vậy, chậm nhất là 04 tháng, bạn sẽ được thông báo về kết quả tố giác tội phạm – tố cáo doanh nghiệp trốn thuế.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề tố cáo doanh nghiệp trốn thuế nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin Tổng đài pháp luật đã tìm hiểu và cung cấp cho bạn về “Tố cáo doanh nghiệp trốn thuế”. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng của Tổng đài pháp luật  1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ chuyên viên.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@luatthienma.com.vn.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.