Điều kiện hưởng chế độ thai sản như thế nào theo quy định 2024

Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định hiện nay là gì? Mức hưởng chế độ thai sản đối với người lao động có thay đổi gì trong năm 2022? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Nếu trong trường hợp bạn cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

>> Luật sư tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản 2022 chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

 

muc-huong-va-dieu-kien-huong-che-do-thai-san

Điều kiện hưởng chế độ thai sản 2022

 

Câu hỏi của anh Khoa (Bắc Ninh):
“Kính chào Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật, tôi muốn hỏi rằng là hiện tại vợ tôi đang mang bầu đứa con đầu lòng của chúng tôi. Tối hôm qua, vợ tôi có hỏi tôi là khi vợ tôi mang thai thế này thì không biết có được hưởng chế độ thai sản trước sinh và sau khi sinh con không? Tôi cũng chưa tìm hiểu về vấn đề này lần nào, nên tôi chọn cách hỏi Luật sư để được giải đáp chính xác.
Nhân tiện, Luật sư cho tôi hỏi tôi là chồng thì khi vợ tôi mang thai tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Cả hai vợ chồng tôi đều là nhân viên của một công ty kinh doanh mỹ phẩm nước ngoài.
Mong Luật sư sớm nhận được câu hỏi và phản hồi tôi sớm nhất. Tôi cảm ơn!”

 

> Tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện nay, đối tượng được hưởng chế độ thai sản không chỉ là lao động nữ khi mang thai mà còn là những người mang thai hộ, người nhận nuôi con nuôi, người mẹ nhờ mang thai hộ và người chồng, người cha của lao động nữ.

Đồng thời, đối tượng được hưởng chế độ thai phải thuộc một trong các nhóm đối tượng sau đây:

“1. Lao động nữ mang thai;

2. Lao động nữ sinh con;

3. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

4. Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

5. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

6. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con”

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp tham gia và đóng bảo hiểm xã hội nhưng không được hưởng chế độ thai sản. Vậy nguyên nhân là gì? Người lao động khi mang thai muốn được hưởng chế độ thai sản không chỉ là người đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, mà còn phải đáp ứng các điều kiện hưởng chế độ thai sản dưới đây:

Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối với lao động nữ khi sinh con, lao động nữ hoặc người mẹ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi yêu cầu phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi.

– Khoản 3 Điều 31 cũng trong bộ luật này quy định lao động nữ sinh con trong trường hợp đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên mà trong quá trình mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Trong trường hợp người lao động đã đáp ứng đủ hai điều kiện hưởng chế độ thai sản nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì người lao động đó vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Trong đó, khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội 12 tháng trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định tại Điều 9, Thông tư số 59/2015/TT-ĐTBHXH như sau:

– Đối với trường hợp người động sinh con hoặc nhận nuôi con trước ngày thứ 15 trong tháng thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không được tính vào khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (Điểm a, Điều 9).

– Trong trường hợp người lao động sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi trong tháng và tháng đó đã đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định vào khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Nếu tháng đó người lao động không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con hoặc nhận con nuôi không được tính vào khoảng thời gian 12 tháng trước sinh hoặc nhận nuôi con nuôi (Điểm b Điều 9).

Ví dụ:

Chị A sinh con ngày 23/03/2022 và đã đóng bảo hiểm xã hội của tháng 3 thì thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 04 năm 2021 đến tháng 03/2022, trong thời gian này nếu chị A đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên hoặc từ đủ 03 tháng trở lên nếu trong quá trình mang thai phải nghỉ việc để dưỡng sức theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A sẽ đủ điều điện hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản trợ cấp khi sinh con được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BHXH như sau:

– Nếu trường hợp chỉ có cha (bố) tham gia bảo hiểm xã hội thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Đối với trường hợp người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ thì cần phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận nuôi con nuôi.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất 2022. Nếu bạn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam

 

Anh Hiếu (Vũng Tàu) đưa ra câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có một thắc mắc như sau, vợ tôi chuẩn bị sinh em bé, thai nhi tính đến nay đã 31 tuần tuổi. Hôm nay tôi mới có thời gian tìm hiểu và đặt câu hỏi của Luật sư tư vấn nhanh chóng giúp tôi. Nếu vợ tôi đang mang thai hoặc sau khi sinh em bé, ngoài việc vợ tôi là người lao động được hưởng chế độ thai sản thôi tôi là chồng tôi có hưởng chế độ thai sản này không? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Luật sư.

 

> Giải đáp nhanh chóng điều kiện hưởng chế độ thai sản của nam giới, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, chúc bạn một ngày tốt lành. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản năm 2022 đối với lao động nam, người lao động phải đáp ứng quy định dưới đây:

– Trong trường hợp chỉ có cha (bố) tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động đó phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh em bé.

– Còn trường hợp người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ thì yêu cầu phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận nuôi con nuôi.

– Nếu cả hai vợ chồng cùng tham bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người cha (bố ) nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định. Trong khi đó người cha (bố) đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam chưa được rõ ràng, hãy liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn qua hotline 1900.6174 để được tư vấn cụ thể trong thời gian ngắn nhất.

> Xem thêm: Chế độ nghỉ thai sản của chồng và quyền lợi mới nhất 2022

 

dieu-kien-huong-che-do-thai-san-voi-nam-gioi

Mức hưởng chế độ thai sản 2022

 

Câu hỏi của Chị Hằng (Hà Nội):
“Xin chào Luật sư, hiện tại tôi đang mang thai đứa con đầu tiên sau 7 tháng vợ chồng tôi về chung một nhà. Thai nhi trong bụng tôi đến nay đã được khoảng 24 tuần. Vài hôm trước tôi đi làm và thấy chị đồng nghiệp làm cùng tôi bảo rằng phải biết rõ về mức hưởng chế độ thai sản. Luật sư có thể cho tôi cách tính mức hưởng chế độ thai sản mới nhất hiện nay như thế nào được không?
Chân thành cảm ơn!”

 

> Tư vấn mức hưởng chế độ thai sản đúng quy định 2022, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật. Đội ngũ Luật sư, chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra giải đáp như sau:

Mức bình quân tiền lương của tháng đóng bảo hiểm xã hội là cơ sở để tính mức hưởng chế độ thai sản đó là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội bị ngắt quãng, không liên tục thì được cộng dồn.

Nếu trường hợp lao động nữ đi làm cho đến khi sinh con, nhận nuôi con nuôi mà thời điểm sinh con, nhận nuôi con đó được tính vào khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì mức bình quân số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước, trong đó có cả tháng sinh con hoặc nhận con nuôi.

Ví dụ:

Chị A sinh con vào 21/04/2022, trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021 đóng bảo hiểm xã hội 03 tháng với mức lương 3.000.000 đồng/tháng

– Từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2021 đóng bảo hiểm xã hội 03 tháng với mức lương 3.500.000/tháng.

Như vậy, mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi sinh con, nhận nuôi con được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = (3.000.000 x 3 + 3.500.000 x 3) / 6 = 3.250.000 đồng/tháng.

Do đó, mức hưởng chế độ thai sản của Chị A là 3.250.000 đồng/tháng và tổng số tiền hưởng trong 06 tháng nghỉ việc là 19.500.000 đồng.

Lưu ý:

Nếu trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32 về thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai, Điều 33 về thời gian hưởng chế độ khi sấy thai, nạo thai, hút thai hoặc thai chết lưu, phá thai, khoản 2,4,5 và 6 tại Điều 34 về thời gian hưởng chế độ khi sinh con, Điều 37 về thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 ngay trong tháng đầu thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản được xác định dựa trên tiền lương của tháng làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Nếu thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng được hiểu đó là thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội như sau:

– Nếu hợp đồng lao động hết giá trị thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì khoảng thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi bắt đầu nghỉ việc đến thời điểm hợp đồng lao động hết giá trị thời hạn đươc xác định là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết giá trị thời hạn và không được tính là khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

– Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (Khoản 4 Điều 31).

– Đối với trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết giá trị thời hạn nghỉ việc để sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi bắt đầu nghỉ việc sinh con đến trước khi hết thời hạn đó được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, kể từ khi lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn nhưng chỉ được áp dụng khi người sử dụng lao động, lao động nữ vẫn đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34)

Trong trường hợp cha (bố) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha (bố) nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản nhưng không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định.

Lưu ý:

Về mức hưởng chế độ thai sản đối với người lao động không được phép điều chỉnh trong trường hợp Chính phủ điều chỉnh tăng lương cơ sở, mức lương tối thiểu của vùng.

Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động được xác định là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Nếu trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản lao động nữ được nâng lương thì mức hưởng chế độ thai sản được tính theo mức tiền lương mới của lao động nữ kể từ khi được nâng lương.

Đối với người lao động đang làm những công việc nặng nhọc, gây độc hại, nguy hiểm đến cơ thể, tính mạng hoặc làm nghề, làm việc tại khu vực có trợ cấp hệ số 7 trở lên khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì khoảng thời gian nghỉ việc đó được tính là khoảng thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm nghề, làm việc tại khu vực có trợ cấp khu vực hệ số 7 trở lên.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về mức hưởng chế độ thai sản theo quy định. Trong trường hợp tham khảo nội dung, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến mức hưởng chế độ thai sản, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn cụ thể.

Một số câu hỏi về chế độ thai sản 2022

 

Tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản

 

Câu hỏi của Chị Nhan (Hòa Bình):
“Xin thưa Luật sư, cho tôi hỏi tháng 07/2021 vừa rồi công ty làm việc 26 ngày như mọi tháng khác. Nhưng tháng đó em chỉ đi làm được 18 ngày công thì trường hợp này của em có được công ty đóng bảo hiểm xã hội cho không ạ? Hiện tại, em đang mang bầu bé trai và dự kiến sinh vào 06/06/2022, em tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 5/2021 đến hết tháng 02/2022 thì em xin nghỉ làm và từ đó em không dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp này của em thì đến tháng 06 sau khi em sinh con xong, em có được hưởng chế độ thai sản không?
Cảm ơn Luật sư!”

 

>> Đặt ngay câu hỏi cho Luật sư tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Với thắc mắc bạn đưa ra, Luật sư đã nghiên cứu và giải đáp cho bạn như sau:

Khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện đóng bảo hiểm xã hội như sau:

“Người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”

Như vậy, với trường hợp của bạn, trong tháng 07/2021 số ngày bạn làm việc trong tháng là 18 ngày (trên 14 ngày) nên bạn vẫn được coi là đóng bảo hiểm xã hội tháng đó tương đương tháng 07 này vẫn được tính trong thời gian hưởng bảo hiểm xã hội.

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản, theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối với lao động nữ khi sinh con, lao động nữ hoặc người mẹ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi yêu cầu phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, theo như thông tin bạn đưa ra, bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 07/2021 đến tháng 02/2022 tức thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn là 08 tháng. Đối chiếu thông tin này với quy định được nêu trên bạn hoàn toàn có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Mọi thắc mắc về điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất 2022, vui lòng đặt ngay câu hỏi cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất.

 

tu-van-dieu-kien-huong-che-do-thai-san

Chồng được hưởng chế độ thai sản như thế nào khi vợ sinh con?

 

Câu hỏi của Chị Ngân (Hải Phòng):
“Thưa Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi hiện nay Luật bảo hiểm xã hội có quy định về chế độ hưởng thai sản của chồng khi vợ sinh con không ạ? Chồng tôi có tham gia bảo hiểm xã hội đến nay được 11 tháng 4 ngày thì không biết có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu có thì mức hưởng chế độ thai sản của chồng tôi là như thế nào? Mong Luật sư giải đáp chi tiết cho tôi với nhé.
Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn chính xác mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội, khi vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Ngoài ra, quy định và hướng dẫn cụ thể về bảo hiểm xã hội bắt buộc được nêu rõ tại Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

“a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.”

Như vậy, với thông tin bạn cung cấp, chồng bạn đóng bảo hiểm xã hội tính đến nay đã được 11 tháng, do đó khi bạn sinh con, chồng bạn có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Về mức hưởng chế độ thai sản:

Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đố- với lao động nam quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Trong trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà sau khi sinh con mẹ qua đời thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con sẽ được áp dụng nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong thời con lại của mẹ. Nếu mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến thời điểm con đủ 06 tháng tuổi.

Nếu người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì ngoài tiền lương hàng tháng, đối tượng này còn được hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian còn lại của người mẹ.

Trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội và người mẹ chết sau khi sinh con hoặc trong quá trình sinh con gặp rủi ro dẫn đến không đủ điều kiện sức khỏe để chăm sóc con theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì người cha được hưởng chế độ thai sản đến thời điểm con đủ 06 tháng tuổi.

Trong đó, thời gian áp dụng hưởng chế độ thai sản được tính cả ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, lễ Tết.

Về mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam:

Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam = Mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội/24 ngày x số ngày nghỉ.

Theo đó mức hưởng chế độ thai sản một ngày sẽ bằng mức hưởng chế độ thai sản của tháng/24 ngày.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về mức hưởng bảo hiểm xã hội đối với chồng khi vợ sinh con. Trong trường hợp Luật sư giải đáp có khúc mắc khiến bạn chưa hiểu, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>> Xem thêm: Thủ tục xin hưởng chế độ thai sản của chồng

Đóng bảo hiểm được 7 tháng thì nghỉ việc có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không?

 

Chị Vân (Thái Bình) đưa ra câu hỏi:
“Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc như thế này, tháng 07 năm 2019 tôi có vào làm kế toán cho một công ty tại Hà Nội. Đến tháng 04 năm 2022 vừa rồi, tôi mang bầu con được 7 tháng nên chồng tôi bảo không đi làm nữa và ở nhà dưỡng sức đến lúc sinh con. Theo như tôi được biết nếu đóng bảo hiểm xã hội trên 06 tháng thì sau khi sinh tôi sẽ được hưởng chế độ thai sản. Luật sư cho tôi biết điều này có chính xác không ạ?
Tôi được thông báo dự kiến sinh vào tháng 07 năm 2022 này và tôi đã đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10 năm 2021 đến hết tháng 4 năm 2022, tính ra tôi cũng đóng được 7 tháng rồi và tôi bắt đầu nghỉ việc từ ngày 05/05/2022, vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản của lao động nữ không vậy?
Mong Luật sư giải đáp. Xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư giải đáp đóng bảo hiểm 7 tháng nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b,c,d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Như vậy, điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định là người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con. Với trường hợp của bạn, bạn đã đóng BHXH được 07 tháng, do vậy, bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Về thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai:

– Khi mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Nếu trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh ở xa hoặc người lao động có bệnh lý hoặc thai nhi không được ổn định thì được nghỉ 02 ngày đối với mỗi lần khám thai.

Trong đó, thời gian nghỉ việc khám thai tính cả ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, ngày Tết.

Về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi của lao động nữ:

Lao động nữ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở của tháng lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ

Theo quy định, mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Ngoài ra, lao động nữ còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nếu đáp ứng các điều kiện hưởng chế độ thai sản dưới đây:

Lao động nữ sau khi hết thời hạn hưởng chế độ thai sản sau khi sinh con, trong khoảng 30 ngày đầu quay trở lại làm việc nếu sức khỏe chưa được phục hồi thì được phép nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày.

Trong đó, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ Tết. Nếu thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian đó được tính cho năm trước.

Về thời gian nghỉ dưỡng sức do người sử dụng lao động và Ban chấp hành đoàn cơ sở quyết định như sau:

– Tối đa 10 ngày làm việc đối với lao động nữ sinh một lần hai con trở lên

– Tối đa 07 ngày làm việc đối với trường hợp lao động nữ sinh con bằng hình thức phẫu thuật

– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác

Về mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

>> Xem thêm: Chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản cập nhật mới nhất 2022

Trên đây là tất cả thông tin hữu ích về điều kiện hưởng chế độ thai sản cũng như mức hưởng khi lao động nữ mang thai và sinh con. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, nhanh tay gọi đến số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn cụ thể. Chúng tôi luôn cam kết mọi thông tin đưa đều được đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý tại Tổng Đài Pháp Luật nghiên cứu quy định pháp lý trước khi giải đáp. Sự tin tưởng của các bạn là niềm vinh hạnh lớn đối với chúng tôi.

Cảm ơn và trân trọng!