Đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt theo quy định Luật giao thông đường bộ 2008

Đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt theo quy định Luật giao thông đường bộ 2008. Hiện nay, với những tuyến đường có đường sắt và đường bộ giao nhau thì pháp luật có những quy định nhất định khi các phương tiện tham gia lưu thông.

Việc quy định như vậy nhằm giúp bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe cũng như tài sản cho người điều khiển phương tiện. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết Đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt sẽ giúp bạn có thêm thông tin cần thiết của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174

>> Liên hệ 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt là gì?

>> Hướng dẫn miễn phí đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Có một số tuyến đường giao thông, không chỉ có phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, mà đồng thời cũng có tuyến đường sắt di chuyển ngang qua. Đây được gọi là đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

Vậy, cụ thể thuật ngữ này nghĩa là gì?

Đầu tiên, cần hiểu đường giao nhau cùng mức là gì?

Được giải thích khái niệm tại khoản 11 Điều 3 Luật giao thông đường bộ, theo đó, ở nơi có hai hoặc nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

duong-bo-giao-nhau-cung-muc-voi-duong-sat-khai-niem

Như vậy, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt nghĩa là trên cùng một đoạn đường có cả phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện giao thông đường sắt cùng gặp nhau trên cùng một mặt phẳng.

Hệ thống đường sắt hiện nay tại nước ta được đầu tư xây dựng phát triển, vừa để thu hút khách du lịch vừa giúp cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường.

Và vì hệ thống giao thông đường sắt được xây dựng giao nhau với đường bộ, tức là sẽ có những đoạn đường không chỉ có phương tiện đường sắt di chuyển mà sẽ bao gồm cả phương tiện giao thông đường bộ.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện, thì việc xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt thì sẽ phải tuân thủ quy định của pháp luật, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông.

Như vậy, hiện nay có những tuyến đường giao thông không chỉ có phương tiện giao thông đường bộ di chuyển và còn bao gồm phương tiện giao thông đường sắt.

Do đó, người điều khiển phương tiện cần lưu ý và chạy xe an toàn khi lưu thông trên những tuyến đường trên để đảm bảo an toàn.

>> Xem thêm: Đường bộ là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ.

Quy định về ưu tiên phương tiện giao thông đường sắt

>> Hướng dẫn chi tiết đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt miễn phí, liên hệ 1900.6174

Khi tham gia giao thông ở những tuyến đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

Khi đó sẽ có quy định cụ thể rằng phương tiện nào sẽ được quyền ưu tiên đi trước, phương tiện nào sẽ phải chờ đợi phương tiện kia sau khi chạy qua mới được tiếp tục di chuyển.

Vậy cụ thể, phương tiện nào sẽ được ưu tiên?

Quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật giao thông đường bộ, trên đoạn đường bộ giao nhau cùng với đường sắt, pháp luật đã quy định rõ rằng phương tiện giao thông đường sắt sẽ được quyền ưu tiên đi trước.

Phương tiện giao thông đường sắt được ưu tiên đi trước bởi đường sắt là đường độc đạo, chỉ chạy được trên đường sắt, không thể quay rẽ ngang dọc, đồng thời, đây là loại phương tiện khó dừng bởi nếu muốn dừng phương tiện thì người điều khiển phải thắng từ trước đó một đoạn khá xa.

Vì thế phương tiện giao thông đường sắt luôn phải được ưu tiên cao nhất tại nơi giao nhau với đường bộ.

Như vậy, do phương tiện giao thông đường sắt được ưu tiên đi trước nên các phương tiện đường bộ khi thấy có dấu hiệu phương tiện đường sắt sắp đi qua thì phải dừng lại ở một khoảng cách an toàn và chờ phương tiện đi qua, sau đó phương tiện giao thông đường bộ mới được tiếp tục di chuyển.

>> Xem thêm: Trật tự an toàn giao thông là gì? Nguyên tắc đảm bảo trật tự giao thông?

Lưu ý khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

>> Tư vấn chi tiết đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt thì chủ phương tiện cần phải lưu ý một số điều để đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho bản thân.

Đồng thời, tránh trường trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vì vi phạm lỗi.

Cụ thể, chủ phương tiện cần lưu ý những vấn đề sau:

Không được vượt xe khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt

Như đã trình bày, phương tiện giao thông đường sắt rất khó để dừng lại phương tiện khi tàu đang chạy nên nếu phương tiện đường bộ đột ngột chạy vượt qua thì người điều khiển phương tiện đường sắt không thể ngay lập tức dừng phương tiện kịp thời.

duong-bo-giao-nhau-cung-muc-voi-duong-sat-cu-the

Do đó, khi tàu sắp chạy tới, phương tiện giao thông đường bộ không nên chạy xe vượt qua đường sắt mà nên chờ phương tiện đường sắt đi qua rồi tiếp tục lưu thông.

Không được lùi xe khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt

Quy định tại Điều 16 Luật giao thông đường bộ, theo đó, có một số trường hợp chủ phương tiện không được phép lùi xe để đảm bảo an toàn cho chính chủ phương tiện và những phương tiện đang tham gia giao thông khác.

Không được quay đầu xe.

Không được dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.

Các nguyên tắc khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt quy định chi tiết tại Điều 25 Luật giao thông đường bộ.

Như vậy, trong quá trình tham gia giao thông đường bộ giao nhau với đường sắt thì chủ phương tiện cần lưu ý các vấn đề trên, trường hợp vi phạm thì có thể bị xử phạt khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện.

>> Xem thêm: Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/24 qua điện thoại [MIỄN PHÍ]

6 quy tắc khi đi trên đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông đường bộ cũng như tránh trường hợp hậu quả xảy ra khó có thể khắc phục thì khi tham gia giao thông đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cần nhớ 6 quy tắc khi tham gia giao thông.
6 quy tắc được quy định cụ thể tại Điều 25 Luật giao thông vận tải, cụ thể:

Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.

Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

Các quy tắc trên được đặt ra nhằm đảm bảo sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho những người tham gia giao thông đường bộ và phương tiện giao thông đường sắt.

Bởi, có thể thấy nếu không tuân theo quy định, các quy tắc trên thì, hậu quả không chỉ là bị xử phạt mà còn có thể gây ảnh hưởng tới sự an toàn của chính người điều khiển phương tiện.

>> Tư vấn miễn phí đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, liên hệ 1900.6174

Quy định khoảng cách tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt như thế nào?

Khoảng cách an toàn là một vấn đề quan trọng cần lưu ý khi tham gia giao thông đường bộ ở nơi giao nhau cùng mức với đường sắt.

Dừng lại đúng ở một nơi có khoảng cách an toàn sẽ giúp đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ cho người điều khiển phương tiện.

Bởi, như các nội dung đã được trình bày, phương tiện giao thông đường sắt được ưu tiên đi trước, tức là khi phương tiện đường sắt chuẩn bị lưu thông tới đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường sắt.

Khi đó, các phương tiện giao thông đường bộ phải dừng lại và chờ phương tiện đường sắt chạy qua rồi mới được tiếp tục lưu thông.

Vậy, khoảng cách tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được quy định như thế nào?

Quy định cụ thể tại Điều 25 Luật giao thông đường bộ, theo đó, khi có tín hiệu đèn báo hoặc chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ không được tiếp tục di chuyển, lưu thông trên đoạn đường giao nhau cùng mức với đường sắt mà phải dừng lại với khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ đường ray gần nhất để đảm bảo an toàn.

Và phương tiện giao thông đường bộ sẽ phải chờ cho đến khi phương tiện giao thông đường sắt đã chạy qua hết và khi đèn tín hiệu đã tắt, chuông báo hiệu dừng mới được phép tiếp tục lưu thông.

Trường hợp không có tín hiệu dùng để báo hiệu sắp có phương tiện đường sắt đi qua thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng phải quan sát 2 phía để đảm bảo không có phương tiện đường sắt chạy qua.

duong-bo-giao-nhau-cung-muc-voi-duong-sat-luu-y

Trường hợp thấy có phương tiện đường sắt thì phải dừng lại ở khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ đường ray gần nhất.

Và khi phương tiện đường sắt đã đi qua hết và khi đã đảm bảo không còn phương tiện đường sắt chạy qua thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể tiếp tục đi qua đường sắt.

Người tham gia giao thông đường bộ cần lưu ý khoảng cách tối thiểu là 5 mét tính từ đường ray gần nhất. Khi có hành vi vi phạm thì có thể bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt.

Ngoài điều đó ra, việc không dừng lại hoặc dừng lại không đúng với khoảng cách tối thiểu còn có thể gây nguy hiểm tới chính tính mạng, sức khoẻ của người điều khiển phương tiện.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân thì người tham gia giao thông đường bộ nên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn về chủ đề đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt nhanh chóng và chính xác, liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ các thông tin cần thiết mà Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã tìm hiểu mà muốn cung cấp thêm thông tin cho các bạn về vấn đề Đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. Với những nội dung được trình bày trong bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng nhất.

Liên hệ với chúng tôi

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp