Cách giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt như thế nào?

Giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt là mong muốn của nhiều người giúp con có điều kiện phát triển tốt nhất. Trên thực tế, nhiều người còn gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục để giành quyền nuôi con, khiến con phải chịu đựng trong một thời gian dài. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của con. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật hướng dẫn bạn cách giành quyền nuôi con khi chồng hay nhậu và cung cấp những quy định của pháp luật hiện hành về các vấn đề liên quan. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!

>> Luật sư tư vấn miễn phí cách giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt, gọi ngay 1900.6174

luat-su-tu-van-mien-phi-gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-nhau-nhet
Luật sư tư vấn miễn phí giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt

Cách giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt sau ly hôn

 

Chị Ánh (Hà Nam) có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư! Tôi có câu hỏi rất mong luật sư giải đáp:

Chồng tôi rất hay nhậu nhẹt, cờ bạc. Do không chịu đựng được, tôi đã chuẩn bị làm đơn xin ly hôn để ra Tòa. Tuy nhiên, chồng tôi không đồng ý ly hôn. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi có giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt sau ly hôn như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:

Xin chào chị Ánh! Cảm ơn chị Ánh đã để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi và đưa ra tư vấn như sau:

Quy định của pháp luật về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn theo Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:

Sau khi ly hôn, cha và mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trong trường hợp 2 bên vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Lúc này, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố để giải quyết vấn để, quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Đối với con dưới 36 tháng tuổi, Tòa án sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Nếu trường hợp chồng chị không đồng ý ly hôn thì chị buộc phải chứng minh được mình có đủ điều kiện, khả năng để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn tốt hơn người chồng để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất cho cả hai người con. Cụ thể:

– Đối với con dưới 36 tháng tuổi, Tòa án sẽ giao cho chị trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn. Chị chỉ cần đưa ra những bằng chứng như hợp đồng lao động, các giấy tờ chứng minh thu nhập ổn định hoặc các tài sản, đất đai, nhà cửa, ô tô để chứng minh mình đủ khả năng để nuôi dưỡng con.

– Đối với con chưa đủ 03 tuổi, chị được ưu tiên trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Còn trong trường hợp con đã đủ 03 tuổi, giữa vợ chồng chị đều có quyền giành quyền nuôi con. Do đó, trong trường hợp này, chị cần chứng minh mình có điều kiện tốt hơn người chồng, chị có thể đưa ra những hình ảnh, video, băng ghi âm, ghi hình hoặc những người làm chứng để chứng minh người chồng không quan tâm vợ con, suốt ngày nhậu nhẹt, rượu chè, không thay đổi kể cả khi người vợ khuyên ngăn. Bên cạnh đó, chị cũng cần chứng minh, phía gia đình người chồng, đặc biệt là bố mẹ chồng không có đủ khả năng, đủ sức khỏe để chăm sóc cho con.

Khi có tranh chấp, Tòa án sẽ xem xét điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho con của người cha và người mẹ. Điều kiện này được xác định trên 2 yếu tố, về kinh tế, tài chính và về tinh thần. Yếu tố tinh thần bao gồm chỗ ở, môi trường sống, thời gian chăm sóc, giáo dục cho con, phẩm chất đạo đức của cha mẹ, sức khỏe của người trực tiếp nuôi dưỡng con…

Như vậy, tùy thuộc vào thỏa thuận của vợ chồng, cũng như phụ thuộc vào những bằng chứng mà vợ chồng chị đưa ra thì Tòa án sẽ giao con cho người có đủ khả năng, đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Nếu chị còn gặp vướng mắc nào trong quá trình giành quyền nuôi con, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!

>> Xem thêm: Cách giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực đúng quy định

 

Giành quyền nuôi con khi chồng say sỉn, bạo hành gia đình sau khi ly hôn

 

Chị Hương (Hà Nội) đưa ra câu hỏi:

“Chào Luật sư! Tôi muốn làm thủ tục ly hôn với chồng tôi. Kể từ 1 năm trở lại đây, chồng tôi rất hay nhậu nhẹt, đêm nào về cũng trong tình trạng say xỉn, tôi nói thì chồng tôi sẽ cáu và quát lại, thậm chí còn đánh đập tôi và con, đuổi vợ con ra ngoài. Xin hỏi Luật sư nếu ly hôn tôi có giành được quyền nuôi con khi chồng say sỉn có hành vi bạo hành gia đình không? Tôi cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư hướng dẫn miễn phí cách giành quyền nuôi con khi chồng say sỉn, bạo hành gia đình, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Xin chào chị Hương! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho đội ngũ Luật sư của chúng tôi! Đối với câu hỏi của chị, Luật sư đưa ra giải đáp như sau:

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định theo Điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007, cụ thể như sau:

Nạn nhân bạo lực gia đình có quyền:

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

– Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc

– Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn về tâm lý, pháp luật;

– Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình: cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Căn cứ vào những quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật, người chồng có thể sẽ bị xử phạt nếu người vợ chứng minh được người chồng đánh mình.

Các hành vi bạo lực gia đình được quy định theo Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 bao gồm:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập

– Cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.

– Hành vi bạo lực của người chồng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

+ Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi trên.

Trong trường hợp này của chị Hương, chị sẽ có lợi thế giành quyền nuôi con khi ly hôn còn hành vi bạo lực của chồng chị với vợ con, gia đình nên sẽ rất khó có được quyền nuôi con. Chị có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến hành vi bảo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi có yêu cầu. Trong quá trình cung cấp chứng cứ, nếu chị gặp khó khăn nào, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ giải quyết ly hôn tư vấn nhanh chóng!

>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi chồng tái hôn thực hiện như thế nào?

dich-vu-gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-nhau-nhet
Dịch vụ giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt

 

Dịch vụ tư vấn giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt – Tổng Đài Pháp Luật

 

>> Đặt lịch hẹn với Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt, liên hệ ngay 1900.6174

Giành quyền nuôi con khi ly hôn là vấn đề thường gặp ở những cặp vợ chồng trong giai đoạn tiến hành ly hôn. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng đều muốn con cái có cuộc sống tốt đẹp nhất, được phát triển toàn diện về mọi mặt, được hưởng điều kiện kinh tế, tinh thần tốt nhất. Do đó, pháp luật có những quy định cụ thể về điều kiện được quyền nuôi con khi ly hôn. Chính vì vậy, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ các quy định về luật hôn nhân gia đình, đặc biệt là các thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Ly hôn là vấn đề tất yếu khi hai vợ chồng không thể tiếp tục duy trì đời sống hôn nhân. Nếu một trong hai bên có những hành vi xâm phạm quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân thì có thể làm đơn khởi kiện tới Tòa án để yêu cầu ly hôn. Khi làm thủ tục ly hôn, một trong những thủ tục bắt buộc khi hai vợ chồng ra Tòa là việc phân chia quyền nuôi con. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về trình tự, thủ tục, hồ sơ để khởi kiện ly hôn và giành quyền nuôi con. Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến hồ sơ, đơn ly hôn, thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con.

Quá trình thực hiện thủ tục sau khi ly hôn cũng như việc giành quyền nuôi con tại Tòa án, với mỗi trường hợp cụ thể sẽ có cách giải quyết khác nhau. Để nhận được sự tư vấn một cách chi tiết và nhanh chóng về vụ việc của mình, hãy liên hệ luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ thủ tục giành quyền nuôi con của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174Tổng Đài Pháp Luật cam kết mang lại cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ luật sư ly hôn tốt nhất.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình hàng đầu với đội ngũ Luật sư ly hôn, chuyên gia pháp lý có trình độ chuyên môn sâu rộng. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý về ly hôn, giành quyền nuôi con nói riêng và về hôn nhân nói chung một cách chính xác, trọn vẹn nhất.

Thông tin liên hệ: 

Số điện thoại: 1900.6174

Email: [email protected]

>> Xem thêm: Điều kiện giành quyền nuôi con – Hướng dẫn chi tiết thủ tục

Bài viết trên là tư vấn của Tổng Đài Pháp Luậtt về các vấn đề pháp lý liên quan đến giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt. Hy vọng bài viết với nội dung chi tiết, hữu ích trên của Luật sư sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về trình tự khởi kiện giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt và thực hiện đúng thẩm quyền. Trong trường hợp cần hỗ trợ hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác có liên quan, hãy liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư ly hôn có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ kịp thời!