Giao đất là gì? Phân biệt thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất

Giao đất là gì? Khi nào được Nhà nước giao đất? Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không? Tất cả các vấn đề pháp lý nêu trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây! Nếu các bạn cần được hỗ trợ giải quyết bất cứ vấn đề gì về giao đất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư và chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm tư vấn giải đáp nhanh chóng nhất!

>> Tư vấn quy định về Giao đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-giao-dat-la-gi
Tư vấn quy định về Giao đất là gì?

 

Giao đất là gì?

 

>> Giao đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thông qua các hình thức khác nhau để chuyển giao quyền sử dụng đất cho các chủ thể. Trong đó có giao đất. Vậy giao đất là gì?

Theo khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Nhà nước giao đất sẽ thuộc 2 trường hợp sau đây:

+ Giao đất không thu tiền sử dụng đất

+ Giao đất có thu tiền sử dụng đất

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà nước sẽ giao đất cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất phụ thuộc vào hai yếu tố sau:

– Thứ nhất là dựa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành phê duyệt

– Thứ hai là dựa vào nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất của các chủ thể.

Ngoài ra, đối với trường hợp đất đang có người sử dụng, để tiến hành giao đất trong trường hợp này cho người khác, Điều 53 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định thủ tục như sau:

Khi Nhà nước tiến hành giao đất cho người khác đối với trường hợp đất đang có người sử dụng thì Nhà nước phải tiến hành thu hồi đất đối với đất đang có người sử dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và phải thực hiện đầy đủ việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phải giải phóng mặt bằng.

Như vậy, trước khi tiến hành giao đất, Nhà nước sẽ căn cứ vào các yếu tố nêu trên để thực hiện giao đất hợp lý và hợp pháp. Sau khi thỏa mãn đầy đủ các yếu tố, Nhà nước sẽ ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng đất.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật cho câu hỏi liên quan đến tư vấn luật đất đai. Trong trường hợp bạn muốn tìm hiểu thêm các quy định pháp luật về giao đất, hãy nhấc máy và gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Khi nào Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất?

 

Anh Huy (Hà Nội) có câu hỏi:

“Gia đình tôi đang sinh sống ở vùng quê Ứng Hòa. Gia đình tôi được Nhà nước giao 1,5ha đất để thực hiện sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng lúa. Thu nhập của gia đình tôi dựa hết vào việc sản xuất lúa đó. Tôi muốn hỏi gia đình tôi có thuộc trường hợp phải thu tiền sử dụng đất không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Theo khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 đưa ra định nghĩa về tiền sử dụng đất như sau:

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất mà có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện chi trả cho Nhà nước.

Việc trả tiền sử dụng đất trong trường hợp được Nhà nước có thu tiền sử dụng đất cho các chủ thể có nhu cầu trở thành nghĩa vụ tài chính mà các chủ thể bắt buộc phải thực hiện trừ các trường hợp thuộc các đối tượng được miễn, giảm hoặc không phải nộp tiền sử dụng đất theo các quy định pháp luật.

Vậy khi nào Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất?

Đó chính là trường hợp Nhà nước giao đất mà người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước khi thuộc một trong những trường hợp nhất định do pháp luật quy định.

Căn cứ theo Điều 54 Luật Đất đai 2013 thì sẽ có 5 trường hợp các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất gồm:

Các hộ gia đình, cá nhân mà trực tiếp tiến hành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai năm 2013.

Căn cứ xác định các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tiến hành sản xuất nông nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT

Căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

+ Cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận

+ Các cá nhân không thuộc các đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng các trợ cấp xã hội;

+ Cá nhân mà có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, kể cả trong trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh

+ Trong trường hợp giao đất nông nghiệp cho các cá nhân theo được quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

+ Hộ gia đình mà đang sử dụng diện tích đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước tiến hành công nhận

+ Hộ gia đình mà có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc các đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội

+ Hộ gia đình có nguồn thu nhập thường xuyên từ việc sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản 3, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh

+ Trong trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai năm 2013, đăng ký việc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này

– Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là các rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp được tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất.

– Nhà nước tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ việc tái định cư theo các dự án.

– Các cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp gồm: Đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

Đối với trường hợp của anh Huy, gia đình anh được Nhà nước giao đất để trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng lúa. Để không phải nộp tiền sử dụng đất, gia đình anh Huy cần chứng minh gia đình anh Huy trực tiếp sản xuất nông nghiệp dựa trên các căn cứ sau:

– Gia đình anh Huy đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao

– Gia đình anh Huy có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc các đối tượng được hưởng lương thường xuyên; các đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc mà được hưởng trợ cấp xã hội.

– Gia đình anh Huy có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh

Khi có đầy đủ căn cứ nêu trên, gia đình anh Huy sẽ thuộc trường hợp nhà nước giao đất không cần thu tiền sử dụng đất.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các trường hợp nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, hãy nhấc máy và gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

giao-dat-la-gi-khi-nao-nha-nuoc-giao-dat-co-thu-tien-su-dung-dat
Giao đất là gì? Khi nào Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất?

 

Khi nào Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất?

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí các trường hợp nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, Gọi ngay 1900.6174

Không phải trong trường hợp nào Nhà nước giao đất cho các cá nhân, tổ chức mà không thu tiền sử dụng đất. Pháp luật quy định những trường hợp nhất định, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất phải thu tiền sử dụng đất.

Giao đất có thu tiền sử dụng đất được hiểu là một trong những hình thức Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho chủ thể có nhu cầu sử dụng đất và các chủ thể phải đóng 1 khoản tiền cho việc sử dụng đất đó. Khi được việc đóng tiền sử dụng đất trở thành nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai

Theo quy định của Điều 55 Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất gồm:

Các hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở

Các tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để thực hiện mục đích bán hoặc để thực hiện bán kết hợp cho thuê

Những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở với mục đích bán hoặc để mục đích bán kết hợp cho thuê

Các tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện các dự án đầu tư về hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng

Theo Điều 2 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về đối tượng thu tiền sử dụng đất bao gồm:

Các hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở

Các tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở với mục đích bán hoặc với mục đích bán kết hợp cho thuê

Những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở với mục đích bán hoặc để mục đích bán kết hợp cho thuê

Các tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

Các tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở nhằm mục đích bán hoặc mục đích bán kết hợp cho thuê

Như vậy, Nhà nước sẽ căn cứ vào các kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cơ quan cấp huyện được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các dự án đầu tư, đơn xin giao đất thì Nhà nước sẽ tiến hành xem xét và tiến hành giao đất và có thu tiền sử dụng đất đối với từng trường hợp

Trường hợp bạn còn thắc mắc về vấn đề này, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ!

Quyền và nghĩa vụ khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

 

>> Quyền và nghĩa vụ khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

Hộ gia đình, cá nhân khi được Nhà nước giao đất, khi đó đồng thời sẽ được trao quyền sử dụng đất. Khi đó, chủ thể được giao đất sẽ có các quyền và nghĩa vụ nhất định, bảo đảm thực hiện tốt các mục đích mà Nhà nước đặt ra khi giao đất. Mỗi loại chủ thể sẽ có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được quy định cụ thể dưới đây:

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

Đối với các hộ gia đình, cá nhân khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ của theo khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 như sau:

Quyền và nghĩa vụ chung được quy định tại Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai 2013 gồm:

*Các quyền chung:

– Các chủ thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Các chủ thể sẽ được hưởng các thành quả lao động, các kết quả đầu tư trên đất.

– Các chủ thể được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

– Các chủ thể sẽ được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong thực hiện việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

– Các chủ thể sẽ được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

– Các chủ thể được bồi thường khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất theo đúng quy định pháp luật.

– Các chủ thể có các quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về các hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm quy định pháp luật về đất đai.

*Nghĩa vụ chung:

– Các chủ thể phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng các ranh giới thửa đất, đúng các quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Các chủ thể phải thực hiện việc kê khai đăng ký đất đai; cần phải làm đầy đủ thủ tục theo đúng quy định pháp luật khi thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thực hiện việc thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

– Các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Các chủ thể phải thực hiện các biện pháp để bảo vệ đất.

– Cần phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

– Cần tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

– Phải tiến hành giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi đã hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn việc sử dụng đất.

(2) Các chủ thể được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong khu vực cùng một xã, phường, thị trấn với các hộ gia đình, các cá nhân khác

(3) Các chủ thể được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

(4) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

(5) Cá nhân sử dụng đất có quyền được để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo theo pháp luật hoặc theo di chúc.

Hộ gia đình mà được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó sẽ được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người được thừa kế mà là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì sẽ được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; trường hợp không thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở thì sẽ được hưởng giá trị của phần tài sản thừa kế đó.

(6) Thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho các cộng đồng dân cư để thực hiện việc xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo các quy định của pháp luật.
Việc tặng cho quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

(7) Thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại các tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

(8) Thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất với các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân, những người Việt Nam mà định cư ở nước ngoài để thực hiện hợp tác sản xuất, kinh doanh

(9) Trường hợp đất mà thuộc diện tích đất thu hồi để thực hiện các dự án thì sẽ có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư các dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư các dự án để thực hiện các dự án theo các quy định của Chính phủ.

Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

 

>> Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhà nước giao đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

Đối với những người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ được quy định theo khoản 1 Điều 183 Luật Đất đai 2013 như sau:

– Có các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai năm 2013

– Các chủ thể được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất

– Thực hiện việc cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với các trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

– Thực hiện việc cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho tất cả thời gian thuê

– Thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo các quy định của pháp luật

– Thực hiện việc thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép được hoạt động tại Việt Nam

– Thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để thực hiện hợp tác sản xuất, kinh doanh với các tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

 

>> Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế khi nhà nước giao đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

Đối với tổ chức kinh tế khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ được quy định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai 2013 như sau:

– Có các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai 2013

– Thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất

– Thực hiện việc cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

– Được tiến hành cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

– Thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện việc thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

– Thực hiện việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với các tổ chức, cá nhân, những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi nhà nước giao đất. Trường hợp bạn còn vướng mắc về vấn đề nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua 1900.6174 để các chuyên hỗ trợ nhanh chóng, chính xác!

Thẩm quyền giao đất

 

>> Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất? Gọi ngay 1900.6174

Thẩm quyền giao đất được quy định tại Điều 59 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau:

Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

Giao đất đối với cơ sở tôn giáo

Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;

Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ quyết định việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau:

Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định

Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 không được ủy quyền cho người khác thực hiện thẩm quyền.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về cơ quan có thẩm quyền giao đất. Mọi thắc mắc về thẩm quyền giao đất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp nhanh nhất!

giao-dat-la-gi-han-muc-giao-dat
Giao đất là gì? Hạn mức giao đất

 

Hạn mức giao đất

 

>> Luật sư giải đáp chi tiết về hạn mức giao đất. Liên hệ ngay 1900.6174

Hạn mức giao đất là hạn mức tối đa diện tích đất nhà nước giao theo quy định cụ thể cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất. Hạn mức giao đất đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất.

Nhà nước sẽ quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Thứ nhất, Hạn mức đất nông nghiệp

Về hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định Điều 129 Luật Đất đai 2013 như sau:

Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định như sau:

Giao không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Giao không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân sẽ không quá 10 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; sẽ giao không quá 30 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở vùng trung du, miền núi.

Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân sẽ không quá 30 héc ta đối với đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất.

Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao nhiều loại đất bao gồm cả đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất sẽ không quá 05 héc ta.

Trong trường hợp các hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm sẽ không quá 05 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; sẽ giao không quá 25 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở vùng trung du, miền núi.

Trong trường hợp các hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất sẽ không quá 25 héc ta.

Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối sẽ không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 và sẽ không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai năm 2013

Hạn mức đất ở:

Hạn mức giao đất ở chính là mức giới hạn về diện tích đất ở Nhà nước giao đất cho những người dân thông qua việc quyết định giao đất. Hạn mức giao đất ở sẽ gồm hạn mức tối thiểu và hạn mức tối đa, trong đó hạn mức tối đa chính là diện tích tối đa mà người dân có thể được giao.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về hạn mức giao đất, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh chóng và chính xác qua đường dây nóng 1900.6174

Thời hạn sử dụng đất được nhà nước giao

 

>> Thời hạn sử dụng đất được nhà nước giao là bao lâu? Liên hệ ngay 1900.6174

Theo quy định của pháp luật, thời hạn sử dụng đất được nhà nước giao đất đối với từng loại đất và mục đích sử dụng đất là khác nhau. Thời hạn sử dụng đất của người sử dụng đất sử dụng theo hình thức này được quy định tại Điều 125, 126 Luật Đất đai 2013. Thời hạn sử dụng đất được quy định trong các trường hợp sau:

Trường hợp đất sử dụng ổn định lâu dài:

– Đất ở do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng

– Các diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên

– Các diện tích đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở để sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê

– Các diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh

– Các diện tích đất cơ sở tôn giáo, Đất tín ngưỡng;

– Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác mà không có mục đích kinh doanh;

– Đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa

Trường hợp đất sử dụng có thời hạn

Thời hạn sử dụng đất đối với các tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào các mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp mà có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam sẽ được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng thời hạn là không quá 50 năm.

Đối với các dự án có vốn đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà phải cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất sẽ không quá 70 năm.

Trên đây là quy định pháp luật về thời hạn sử dụng đất được nhà nước giao. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này cần được giải đáp, hãy nhấc máy và liên hệ ngay với chúng tôi qua 1900.6174 Luật sư và chuyên viên sẽ hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

 

Phân biệt giữa giao đất với cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất theo quy định Luật đất đai

 

>> Cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và giao đất có gì khác nhau? Gọi ngay 1900.6174

Giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất đều là các hình thức Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng. Giữa các hình thức này sẽ có những điểm giống nhau và khác biệt. Dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ sự khác nhau giữa các hình thức này và các quy định pháp luật liên quan.

Giống nhau:

Cả 3 hình thức này đều do nhà nước trao quyền sử dụng đất

Các chủ thể nhận quyền sử dụng đất đều là có đầy đủ khả năng và nhu cầu sử dụng đất

Dựa trên các quy định pháp luật về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Có các quyền và nghĩa vụ chung của những người sử dụng đất.

Khác nhau:

Phân biệt giữa giao đất với cho thuê đất:

 

TIÊU CHÍ GIAO ĐẤT CHO THUÊ ĐẤT
Hình thức sử dụng đất Gồm hai hình thức sử dụng đất:

+ Giao đất thu tiền sử dụng đất;

+ Giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Nhà nước lựa chọn hình thức sử dụng đất phù hợp theo các quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Đất đai 2013.

Có hai hình thức cho thuê đất:

+Thuê đất trả tiền hằng năm

+Thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

Quyền của người sử dụng đất Người được Nhà nước giao đất được thực hiện việc chuyển quyền của mình lại cho người khác thông qua các hình thức: chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (theo quy định tại Điều 179 Luật đất đai 2013). Quyền và nghĩa vụ của người thuê đất phụ thuộc vào hình thức trả tiền.

+ Trong trường hợp thuê đất trả tiền cho cả thời gian thuê: người thuê đất sẽ có các quyền của người sử dụng đất như trường hợp Nhà nước giao đất.

+ Trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm: người sử dụng đất chỉ được thực hiện các việc chuyển quyền đối với các tài sản trên đất. Chỉ có trong những trường hợp người được Nhà nước cho thuê đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề thì sẽ có quyền cho thuê lại đất đã thuê.

Thời hạn sử dụng đất Thời hạn sử dụng đất

– Thời hạn sử dụng đất khi Nhà nước giao đất sẽ có hai hình thức:

+ Sử dụng đất ổn định lâu dài

+ Sử dụng đất có thời hạn.

– Trường hợp Nhà nước giao đất được sử dụng lâu nhất là sử dụng ổn định lâu dài.

– Người sử dụng đất thông qua hình thức thuê đất sẽ không có trường hợp sử dụng đất ổn định lâu dài như giao đất. Thời hạn thuê đất theo từng trường hợp được quy định tối đa là 50 năm, 70 năm và 99 năm.

– Thời gian thuê với trường hợp thuê đất lâu nhất sẽ là 99 năm

Hạn mức sử dụng đất Nhà nước quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp và hạn mức giao đất ở:

+ Tùy theo tình hình cụ thể của từng địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định hạn mức cụ thể giao đất ở.

+ Hạn mức giao đất nông nghiệp sẽ được quy định tại Điều 129 Luật đất đai 2013.

Pháp luật không quy định về hạn mức cho thuê đất. Diện tích đất cho thuê sẽ phụ thuộc vào 2 căn cứ:

+ Nhu cầu sử dụng đất

+ Quỹ đất đáp ứng.

Diện tích cụ thể cho thuê đất sẽ được ghi rõ trong Quyết định cho thuê đất hoặc hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.

 

Phân biệt giữa giao đất với công nhận quyền sử dụng đất

 

 

Tiêu chí Đất được nhà nước giao Đất được công nhận quyền sử dụng đất
Khái niệm Giao đất là việc Nhà nước ban hành các quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất Công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho những người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.
Hình thức sử dụng đất Hình thức sử dụng đất

Có 2 hình thức:

+Giao đất thu tiền sử dụng đất;

+Giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Công nhận quyền sử dụng đất sẽ không thu tiền sử dụng đất
Hạn mức Có hạn mức sử dụng đất Có hạn mức sử dụng đất
Quyền của người sử dụng đất Người được giao đất sẽ có toàn quyền định đoạt đối với đất được giao Toàn quyền định đoạt đối với diện tích đất được công nhận

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề giao đất là gì? Trường hợp bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi giúp đỡ, giải quyết, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174. Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên dày dặn kinh nghiệm thực tế của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn, đảm bảo vấn đề của bạn được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất!

  19006174