Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp [MỚI NHẤT] 2024

Hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp là văn bản pháp lý quan trọng được sử dụng khi có sự chấp nhận thỏa thuận về các điều khoản chuyển nhượng đất nông nghiệp của hai bên. Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp và các thủ tục chuyển nhượng, mua bán đất nông nghiệp theo quy định hiện nay. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp!

hop-dong-chuyen-nhuong-dat-nong-nghiep-2022

Điều kiện để nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp

 

Anh Kiên ( Cà Mau) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, vợ chồng tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn như sau: Vợ chồng tôi lấy nhau từ năm 1980, có giấy đăng ký kết hôn. Trong quá trình làm lụng vất vả, vợ chồng chúng tôi đã tích góp tiền mua được 1 mảnh đất thuộc U Minh Thượng tỉnh Cà Mau. Hiện tại vợ chồng chúng tôi đã hoàn thành xong các bước đo đạc, hoàn chỉnh hồ sơ trả tiền cho bên bán.
Tuy nhiên khi vợ chồng tôi mang hồ sơ mảnh đất đến địa chính xã nộp hồ sơ thì cán bộ địa chính nơi đây nói rằng vợ chồng tôi không được đứng tên trên giấy sử dụng đất nông nghiệp. Với lý do là theo pháp luật hiện hành thì do vợ chồng tôi chưa đứng tên trên lô đất nông nghiệp nào khác.
Vậy thưa Luật sư điều kiện để nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là gì và có phương án nào giúp vợ chồng tôi được đứng tên mảnh đất đó hay không ( cả hai vợ chồng tôi chưa đứng tên lô đất nông nghiệp nào).”

 

>> Tư vấn điều kiện để nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của anh và đưa ra tư vấn như sau:

Nhà nước Việt Nam ta đã công nhận việc chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo nhu cầu, nguyện vọng của công dân. Tuy nhiên, không phải các trường hợp nào cũng được phê duyệt và quá trình chuyển nhượng đất nông nghiệp diễn ra đúng theo trình tự, quy định pháp luật hiện hành. Rất nhiều trường hợp trên thực tế việc người dân muốn chuyển nhượng đất nông nghiệp nhưng lại không hiểu rõ về điều kiện để nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp. Luật sư Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho câu hỏi thắc mắc của quý khách hàng như sau:

Do vợ chồng anh chị không cung cấp rõ thông tin về loại đất nông nghiệp mà anh chị đang có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thuộc loại đất nông nghiệp trồng lúa hay không?

1. Điều kiện nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp trồng lúa như sau:

Xét căn cứ theo khoản 3 điều 191 Luật đất đai năm 2013 có quy định chi tiết, rõ ràng về các trường hợp không được tặng cho chuyển nhượng, nhận quyền sử dụng đất trồng lúa.

“Điều 191. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

3. Cá nhân, hộ gia đình, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, tặng, nhận cho quyền sử dụng đất trồng lúa”.

Căn cứ vào quy định trên nếu như vợ chồng anh chị anh hiện nay không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp thì sẽ không đủ điều kiện để được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa tức là không được mua mảnh đất trồng lúa này.

Điều kiện để nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp khác không phải trồng lúa

Xét căn cứ tại Điều 193 Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ ràng chi tiết cụ thể về các điều kiện nhận chuyển nhượng, góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp như sau:

“Tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình được nhận quyền chuyển nhượng, nhận thuê, góp vốn quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có đủ các điều kiện như sau:

1. Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế về việc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án;

2. Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận thuê, góp vốn quyền sử dụng đất phải phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;

3. Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì phải thực hiện theo quy định căn cứ tại khoản 3 Điều 134 của Luật này”.

Như vậy nếu như diện tích đất nông nghiệp mà anh chị mua không phải là đất trồng lúa thì anh chị vẫn được nhận chuyển nhượng và được quyền đứng tên trên mảnh đất đó.

Do vậy, khi cán bộ địa chính xã từ chối chứng thực cho anh chị là đúng với quy định của pháp luật nếu như diện tích đất mà anh chị nhận chuyển nhượng là đất trồng lúa mà gia đình anh chị lại không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp. Nếu như anh chị muốn được nhận quyền chuyển nhượng mảnh đất này thì anh chị phải chứng minh được là hộ gia đình anh chị đang trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp với diện tích là bao nhiêu, ở vị trí nào thì khi đó vợ chồng anh chị mới có thể được đứng trên trên mảnh đất kia.

Tuy nhiên, nếu vợ chồng anh chị không chứng minh được thì vợ chồng anh chị sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đứng tên trên mảnh đất đó. Hoặc nếu diện tích đất anh chị mua cũng là đất nông nghiệp nhưng không phải là đất trồng lúa thì anh chị vẫn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhận chuyển nhượng như bình thường.

Mọi thắc mắc về điều kiện để nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp hoặc hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>> Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chi tiết nhất 2022

Đối tượng được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

 

Ông Nhất (Gia Lai) có câu hỏi:
“Xin chào anh/chị Luật sư Tổng đài pháp luật mong anh/chị tư vấn giúp tôi như sau: Năm 2015, tôi có mua một mảnh đất nông nghiệp rộng 500m2 ở gần nhà. Khi tôi lên xã làm giấy chuyển nhượng đất thì cán bộ địa chính cấp xã đã nói rằng không làm lý với lý do là: Gia đình tôi không phải là hộ gia đình làm nông nghiệp nên không đủ điều kiện để mua được đất nông nghiệp.
Vậy mong Luật sư giải đáp giúp tôi đối tượng nào được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.”

 

>> Tư vấn đối tượng được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chuyển đổi quyền sử dụng đất là việc chuyển các quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất giữa các chủ thể sử dụng. Như vậy, bản thân đất đai không phải là đối tượng của sự chuyển dịch trong hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa mà đối tượng là quyền sử dụng đất trên một diện tích đất nhất định.

Thông qua hợp đồng mua bán chuyển nhượng đất , các bên chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho nhau. Khi được phép chuyển giao quyền sử dụng đất, các bên phải tuân theo quy trình, trình tự, thủ tục, nội dung mà Bộ luật dân sự 2015 và pháp luật về đất đai quy định.

Chẳng hạn, chủ thể được chuyển đổi quyền sử dụng đất đai phải là cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc là quyền sử dụng đất của các chủ thể này được xác lập thông qua các hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Không phải tất cả các loại đất quy định căn cứ tại Điều 13 Luật đất đai được chuyển đổi quyền sử dụng đất mà chỉ được chuyển đổi những loại đất sau:

– Đất sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối;

Đối với đất nông nghiệp, cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao, hoặc đo chuyển đổi, nhận thừa kế, nhận chuyển nhượng, được tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, huyện, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Khi thực hiện các quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất, các bên không chỉ tuân thủ những quy định của luật dân sự mà còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Thông qua hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các bên việc khai thác tiềm năng, lợi ích từ đất đai của các chủ thể có quyền sử dụng đất.

Mọi vướng mắc pháp luật dân sự về hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp vui lòng liên hệ 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng đất theo luật hiện hành cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp

 

Anh Tấn (Bình Phước) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi như sau mong quý Luật sư tư vấn, giải đáp: năm 2015 tôi có mua một mảnh đất nông nghiệp ở Bình Phước rộng 300m2. Do hiện tại tôi muốn bán mảnh đất này cho anh X để chuyển đổi đất nông nghiệp. Vậy Luật sư có thể tư vấn cho tôi hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp được không, xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư hướng dẫn điền mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh đã để lại câu hỏi cho Luật sư chúng tôi về hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp. Luật sư giải đáp cho thắc mắc của anh như sau:

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp là mẫu hợp đồng được lập ra khi có sự đồng ý thỏa thuận của các bên về các điều khoản chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp này phải nêu rõ thông tin hai bên, quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của hai bên…

Hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp là một văn bản pháp lý quan trọng nhằm thỏa thuận các điều khoản về chuyển nhượng đất nông nghiệp. Đây là văn bản pháp lý quan trọng cần được sự chấp thuận, ký kết từ cả bên mua và bên bán và được soạn thảo cẩn thận.

Dưới đây, Luật sư xin đưa ra các mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp sử dụng phổ biến nhất hiện nay và hướng dẫn cách viết chi tiết để quý bạn đọc tham khảo nhằm lập cho riêng mình một bản hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất nông nghiệp đúng quy định của pháp luật.

>> Tải ngay mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp: hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-nong-nghiep

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày,… tháng… năm 2022…

HỢP ĐỒNG CHUYỂN ĐỔI

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

I. PHẦN GHI CỦA CÁC BÊN CHUYỂN ĐỔI

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ……, tại ………………chúng tôi gồm:

Bên A:

Ông:…………………………………………………………………………………………………….

Sinh năm:………………………………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số: …………….. do …………………………….. cấp ngày …………..

Thường trú tại:…………………………………………………………………………………………..

Cùng vợ là bà:……………………………………………………………………………………………

Sinh năm:…………………………………………………………………………………………………

CMND/CCCD số: …………….. do …………………………….. cấp ngày …………..

Thường trú tại:…………………………………………………………………………………………….

Bên B:

Ông:…………………………………………………………………………………………………….

Sinh năm:……………………………………………………………………………………………………

CMND/CCCD số: …………….. do …………………………….. cấp ngày …………..

Thường trú tại:…………………………………………………………………………………………….

Cùng vợ là bà:……………………………………………………………………………………………

Sinh năm:………………………………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số: …………….. do …………………………….. cấp ngày …………..

Thường trú tại:…………………………………………………………………………………………..

Điều 1

ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN ĐỔI

Các bên tự nguyện giao kết Hợp đồng này để thực hiện việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp với thông tin cụ thể về thửa đất như sau:

1.1. Thửa đất của bên A

– Diện tích đất chuyển đổi:……………………………………………………………………………..

– Loại đất:……………………………………………………………………………………………………

– Thửa số:……………………………………………………………………………………………………

– Tờ bản đồ số:……………………………………………………………………………………………

– Thời hạn sử dụng đất còn lại:…………………………………………………………………….

– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:….ngày… tháng…. năm….

1.2. Thửa đất của bên B

– Diện tích đất chuyển đổi:…………………………………………………………………………….

– Loại đất:……………………………………………………………………………………………………

– Thửa số:……………………………………………………………………………………………………

– Tờ bản đồ số:…………………………………………………………………………………………….

– Thời hạn sử dụng đất còn lại:………………………………………………………………………

– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:….ngày… tháng…. năm….

Điều 2

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

2.1. Quyền của các bên chuyển đổi

– Yêu cầu giao quyền sử dụng đất theo đúng diện tích, loại đất, vị trí và tình trạng như thỏa thuận;

– Có quyền yêu cầu giao toàn bộ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

– Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn và các quyền khác theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

2.2. Nghĩa vụ của các bên chuyển đổi

– Chuyển giao quyền sử dụng đất cho nhau theo đúng diện tích, loại đất, vị trí và tình trạng như đã thoả thuận;

– Phải chuyển giao toàn bộ giấy tờ về quyền sử dụng đất được chuyển đổi;

– Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có);

– Phải đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai theo đúng quy định;

– Thanh toán tiền chênh lệch (nếu có).

Điều 3

PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Sau khi hợp đồng có hiệu lực nếu một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc có vi phạm khác theo nội dung mà các bên đã thỏa thuận phải chịu phạt vi phạm hợp đồng với số tiền là ….. triệu đồng, trừ trường hợp bên vi phạm được miễn nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 4

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh bất cứ tranh chấp nào thì các bên sẽ cùng nhau thương lượng, hòa giải trên nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau; trường hợp các bên không giải quyết được thì một trong các bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định.

Điều 5

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan sau:

– Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng này là đúng sự thật.

– Việc giao kết hợp đồng này dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, dân chủ, bình đẳng không bị lừa dối và không bị ép buộc.

– Đã tìm hiểu rõ tình trạng thực tế của mảnh đất.

– Tại thời điểm chuyển đổi thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận, không thế chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, còn thời hạn sử dụng đất, không có tranh chấp.

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

Điều 6

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

– Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết.

– Việc thanh toán tiền chênh lệch (nếu có), bàn giao giấy tờ, thửa đất phải được lập thành văn bản, có xác nhận của người làm chứng và chữ ký của hai bên.

– Các bên đã đọc nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Hợp đồng này gồm ….. tờ, … trang và được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản để thực hiện.

Các bên ký dưới đây để làm chứng và cùng thực hiện.

BÊN A                                                      BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên)                                    (Ký, ghi rõ họ tên)

II. XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

Nội dung thẩm tra của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn…………..

– Về giấy tờ sử dụng đất………………………………………

– Về hiện trạng thửa đất……………………………………….

– Về điều kiện chuyển đổi…………………………………….

Xác nhận được chuyển đổi

 

ỦY BAN NHÂN DÂN…………...

(ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)

Trong quá trình điền thông tin mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp, nếu anh còn gặp bất kỳ vướng mắc nào cần được Luật sư hỗ trợ, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được kết nối với Luật sư nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Thủ tục mua bán đất – Hồ sơ chuyển nhượng đất cần giấy tờ gì?

Quy trình, thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp thế nào?

 

Anh Việt (Nghệ An) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi năm nay 55 tuổi, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Nghệ An. Tôi và vợ tôi kết hôn năm 1980, có giấy đăng ký kết hôn. Tôi và vợ tôi làm lụng vất vả tích góp có mua được miếng đất nông nghiệp của hàng xóm. Hiện tại vợ chồng tôi muốn chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp này.
Vậy thưa Luật sư có thể giải thích, tư vấn cho vợ chồng tôi quy trình, thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp thế nào được không? Xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn thủ tục làm hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh! Với thắc mắc của anh, Luật sư đưa ra tư vấn như sau:

Vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp luôn là vấn đề nổi cộm, đáng được quan tâm nhất trong giao dịch, chuyển nhượng đất nông nghiệp. Đã không ít người đã vướng phải những vấn đề rủi ro không đáng có khi họ thực hiện không đúng quy trình, thủ tục khi chuyển nhượng sử dụng đất nông nghiệp. Dưới dây là thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định mới nhất 2022 như sau:

Quy trình, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

1. Đặt cọc

Thủ tục mua bán quyền sử dụng đất nông nghiệp thường diễn ra theo cách đặt cọc. Do giao dịch về đất nông nghiệp thường được coi là một giao dịch có giá trị lớn, bên bán thường yêu cầu bên mua đặt cọc trước. Đặt cọc bao nhiêu tiền và như thế nào phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, thông thường trên thực tế, hậu quả pháp lý của đặt cọc thường như sau:

Trường hợp 1: Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp được giao kết, thực hiện: Tiền đặt cọc sẽ được trả lại cho bên mua hoặc được trừ vào tiền thanh toán.

Trường hợp 2: Nếu bên dự định mua từ chối việc ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp: Nếu không mua thì tiền đặt cọc kia sẽ thuộc về bên có đất.

Trường hợp 3: Nếu bên bán đất từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng: Thì bên có đất sẽ phải trả lại tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc (tiền phạt cọc).

2. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp chắc chắn không thể thiếu bước công chứng hợp đồng, bởi lẽ đây là giao dịch được pháp luật quy định phải được công chứng, chứng thực. Nếu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp không được công chứng, chứng thực thì quyền lợi của các bên khi tham gia hợp đồng sẽ không được đảm bảo trong trường hợp xảy ra tranh chấp và hợp đồng chuyển nhượng bị tuyên vô hiệu.

Chuẩn bị hồ sơ

Xét căn cứ tại Điều 40, Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, hai bên trong hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

Bên bán Bên mua
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà đất và tài sản khác gắn liền với đất.

– Các giấy tờ tùy thân bao gồm: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (trường hợp nhà ở là tài sản chung vợ chồng thì phải có giấy tờ tùy thân của cả hai vợ chồng).

– Sổ hộ khẩu.

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân bên bán (đăng ký kết hôn nếu đã kết hôn).

– Giấy tờ tùy thân bao gồm: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (trường hợp người mua đã kết hôn thì phải có giấy tờ tùy thân của cả vợ và chồng).

– Sổ hộ khẩu.

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân bên bán(đăng ký kết hôn nếu đã đăng ký kết hôn).

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp

– Các bên có thể soạn trước hợp đồng, nếu không sẽ phải theo mẫu của tổ chức công chứng chuẩn bị.

– Nộp phí công chứng: Nhìn chung, phí công chứng phụ thuộc vào giá trị hợp đồng chuyển nhượng.

– Công chứng viên thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp.

3. Kê khai nghĩa vụ tài chính

* Nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ

Khoản tiền phải nộp Người khai nộp Thời hạn kê khai
Thuế thu nhập cá nhân – Nếu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp không thỏa thuận người mua nộp thay người bán thì chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực phải nộp hồ sơ khai thuế.

– Nếu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp có thỏa thuận nộp thay thì hạn nộp hồ sơ khai thuế cùng với thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu đất nông nghiệp

Lệ phí trước bạ Người mua Nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cùng với thời điểm làm thủ tục đăng ký biến động đất đai
Phí thẩm định hồ sơ Người mua
 

Lưu ý: Các bên được thỏa thuận về người nộp, có thể thỏa thuận người mua sẽ nộp tất cả các khoản chi phí hoặc ngược lại.

 

*Hồ sơ khai thuế, lệ phí như sau:

Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân:

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS–TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT–BTC

– Bản chụp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.

– Hợp đồng mua bán nhà ở.

– Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (nếu có).

Hồ sơ khai lệ phí trước bạ:

– Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 140/2016/NĐ–CP.

– Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh nhà có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Bản sao hợp lệ giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao tài sản ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản.

4. Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Hợp đồng mua bán đã được công chứng;

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận một cửa.

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian thực hiện: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nhượng hợp lệ.

>> Xem thêm: Các loại thuế, phí, lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định

 

dien-mau-hop-dong-chuyen-nhuong-dat-nong-nghiep

Hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

Chị Ánh (Hậu Giang) đưa ra câu hỏi:
“Xin chào anh/chị Luật sư, tôi có câu hỏi mong anh/chị Luật sư giải đáp thắc mắc như sau: Năm 2020, tôi có đi xuất khẩu lao động nước ngoài về có dành dụm được một số tiền nho nhỏ. Về đến Việt Nam một thời gian thì tôi có mua một mảnh đất nông nghiệp. Hiện tại tôi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất nông nghiệp này cho một người khác. Vậy thưa Luật sư hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là bao nhiêu?”

 

>> Tư vấn hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị! Nội dung thắc mắc trong câu hỏi của chị được Luật sư nghiên cứu và tư vấn như sau:

Việc chuyển đổi đất từ đất nông nghiệp trồng lúa sang đất ở hiện nay diễn ra khá phổ biến, phức tạp. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất của người dân nhằm tránh lãng phí tài nguyên và khai thác triệt để mục đích sử dụng đất. Hoạt động chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa sang đất thổ cư được Nhà nước ta cho phép thực hiện, tuy nhiên trên thực tiễn rất nhiều người lại không biết hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là gì? Dưới đây là nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề thắc mắc của quý bạn đọc như sau:

Xét căn căn theo Điều 130 Luật đất đai năm 2013 thì hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định rõ ràng, chi tiết cụ thể như sau:

“Điều 130. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.

2. Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ.”

Ngoài ra điều này còn được hướng dẫn chi tiết thêm tại Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ–CP, trong đó quy định như sau:

Đất trồng cây hàng năm:

– Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long: < 30ha

– Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại: < 20ha

Đất trồng cây lâu năm:

– Các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng: < 100ha

– Các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi: < 300ha

Đất rừng sản xuất là rừng trồng:

– Các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng: < 150ha

– Các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi: < 300ha

Trong một số trường hợp đặc biệt Nhà nước sẽ công nhận diện tích đất nông nghiệp cao hơn hạn mức tối đa như trên, ví dụ như: Trường hợp đất nông nghiệp đã được đăng ký trước ngày 01/08/2007.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán đất – Mẫu giấy tờ thỏa thuận mua bán đất viết tay 2022

Mua bán đất nông nghiệp, đất ruộng thực hiện thế nào?

 

Anh Trần ( Hà Nội) có câu hỏi:

Kính chào luật sư Tổng đài pháp luật! Tôi mong muốn anh chị Luật sư tư vấn giải đáp

Gia đình tôi mua của gia đình ông một mảnh đất ruộng diện tích: 3400m2 từ năm 2000. Vì miếng đất đó chưa có sổ đỏ nên gia đình tôi và gia đình ông X đã cùng nhau lên UBND xã để làm đơn hợp thức hóa quyền sử dụng đất nông nghiệp đồng thời làm đơn xin chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp từ tên ông X sang tên cha tôi. Nhưng tại thời điểm đó phần diện tích đất trên lại thuộc vào diện tíc khu đất quy hoạch nên nhà nước không đồng ý cấp sổ đỏ cho tôi.

Sang năm 2000 gia đình tôi bán đất lại cho gia đình ông Y (cũng chỉ làm giấy sang tên nhượng tay chưa ra công chứng) và chuyển về Hà Nội sinh sống đến nay đã gần 10 năm. Vì mảnh đất thuộc khu quy hoạch của nhà nước, giá đất nâng cao khiến gia đình ông X đã đổi ý không bán cho gia đình tôi (mặc dù gia đình tôi đã bán lại cho gia đình ông Y và hơn 10 năm gia đình ông Y vẫn canh tác mà không xảy ra bất cứ sự tranh chấp nào) mà quay sang thưa kiện tôi cầm cố đất.

Vậy mong Luật sư tư vấn giúp tôi mua bán đất nông nghiệp thực hiện như thế nào? Hiện tôi lập gia đình và theo chồng về Hà Nội sinh sống và phần đất bị tranh chấp cũng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Xin chân thành cảm ơn Luật sư đã tư vấn.

 

>> Tư vấn thủ tục mua bán đất nông nghiệp, đất ruộng nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật, với câu hỏi của anh được luật sư bên chúng tôi nghiên cứu và giải đáp như sau:

1. Việc gia đình bạn mua đất ruộng từ ông X ?

Ông X đã bán cho gia đình anh mảnh đất ruộng đó, sau đó gia đình anh cùng ông X đã cùng nhau lên UBND xã để làm đơn hợp thức hóa quyền sử dụng đất đồng thời làm đơn xin chuyển quyền sử dụng đất từ tên ông X sang tên bạn. Tuy nhiên vì đất của ông X chưa có sổ đỏ, hơn nữa tại thời điểm này phần diện tích đất này lại thuộc vào khu đất quy hoạch nên nhà nước không đồng ý cấp sổ đỏ cho anh.

Theo như căn cứ mà anh nêu ở trên thì chúng tôi không xác định rõ là sau khi UBND xã không đồng ý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho miếng đất này thì ông X có làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang cho anh và có chứng thực của cấp chính quyền địa phương hay không? Chính vì vậy, anh nên chú ý tới việc mua mảnh đất trước đó của gia đình anh xem đã có giấy chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp sang tên anh hay chưa.

Trong trường hợp chưa có thì coi như việc mua bán đất giữa anh và ông X chỉ có 2 bên biết với nhau mà không hề có hiệu lực pháp luật do không có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và như vậy sau này ông X vẫn sẽ có căn cứ để kiện gia đình bạn đòi lại đất vì lý do này. Hình thức giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đây phải lập thành văn bản và có dấu công chứng chứng thực.

Trong trường hợp trên, thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa gia đình anh và ông X sẽ là Chủ tịch UBND cấp huyện và tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự theo quy định căn cứ tại Khoản 2, 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013

2. Việc ông X kiện gia đình anh cầm cố đất và hồ sơ khởi kiện lại được tòa án thụ lý và tuyên án với gia đình anh là hợp đồng vô hiệu lực, tài sản của ai thì phải hoàn trả lại tài sản cho người ấy

– Với việc ông X kiện gia đình anh cầm cố đất cho ông Y vì lý do khi bán cho ông Y gia đình anh mới chỉ làm giấy sang nhượng tay mà chưa có công chứng là sai pháp luật vì theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015 về cầm cố tài sản thì trường hợp này gia đình anh bán đất cho ông C không phải là cầm cố tài sản

Điều 309: Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Ở đây, cầm cố tài sản chỉ được thực hiện đối với tài sản là động sản nhưng ông X lại kiện gia đình bạn cầm cố mảnh đất( bất động sản) cho ông C là sai.

Trong trường hợp này ông X chỉ có thể kiện gia đình bạn đã sai khi bán đất cho ông C mà chưa phải là chủ sở hữu được pháp luật công nhận( trong trường hợp ông X chuyển nhượng quyền sử dụng cho gia đình bạn mà không công chứng, chứng thực sự chuyển nhượng đó như trên) mà thôi

Do việc mua bán đất của gia đình bạn với ông X diễn ra vào năm 2000 và mảnh đất này không hề có giấy tờ quy định căn cứ tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 hay của chính quyền địa phương về việc mua bán đó nên theo khoản 2, 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

Như vậy, ông X là một trong các bên đương sự trong vụ tranh chấp (nguyên đơn khởi kiện) có quyền lựa chọn khởi kiện ra Tòa án để giải quyết và việc Tòa án giải quyết vụ tranh chấp này là đúng pháp luật. Còn việc anh thắc mắc là vụ việc của anh do không có sổ đỏ nên sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân là đúng không sai nhưng Luật quy định đương sự có quyền lựa chọn 1 trong 2 cơ quan Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân đều được. Do vậy, không nhất thiết chỉ có UBND mới có quyền giải quyết tranh chấp này mà Tòa án cũng có thẩm quyền trong trường hợp này.

– Việc Tòa tuyên án hợp đồng vô hiệu lực, tài sản của ai thì phải hoàn trả lại cho người ấy. Việc tuyên bố giao dịch trên vô hiệu là đúng vì theo quy định tại Điều 122 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu.

Tóm lại việc thực hiện giao dịch mua bán đất của anh với cả ông X và ông Y đều vô hiệu vì lý do hợp đồng mua bán cùng giấy chuyển quyền sở hữu đất đều chưa được công chứng, chứng thực hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền. Để việc mua bán đất trên được thực hiện cần phải thực hiện đúng việc công chứng , chứng thực các giấy tờ mua bán liên quan.

>> Xem thêm: Quy trình mua bán đất theo quy định pháp luật – Thủ tục mua bán đất 2022

 

hop-dong-chuyen-nhuong-dat-nong-nghiep-dat-ruong

Trên đây là tư vấn của Luật sư về hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp, quy trình, thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp nhanh chóng nhất. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời. Đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật luôn thường trực 24/7, sẵn sàng giải đáp thắc mắc mọi lúc – mọi nơi dù là những vướng mắc nhỏ nhất.