Không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con có bị xử phạt không?

Không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con là hành động chối bỏ trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Pháp luật quy định và xử lý hành vi này như thế nào? Khi ly hôn không yêu cầu cấp dưỡng, hiện tại yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng được không? T

rong bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn. Liên hệ tới số hotline 1900.6174 để được tư vấn ly hôn nhiều hơn nhé!

>>> Liên hệ 1900.6174 để được Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình miễn phí

Không cấp dưỡng sau khi ly hôn

Không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con có bị xử phạt không?

Chị Trương Hương Quỳnh (Hà Nội) có câu hỏi:
Chào luật sư ly hôn, tôi và chồng tôi kết hôn từ năm 2014. Chồng tôi là cháu đích tôn của dòng họ, gánh trọng trách nối dõi tông đường. Vì cơ thể tôi khó thụ thai, chúng tôi cưới nhau 8 năm thì mới sinh được một bé gái. Trong suốt 8 năm ấy, tôi chịu rất nhiều áp lực từ gia đình chồng, đặc biệt là mẹ chồng. Lúc biết tin tôi có thai, mẹ chồng tôi rất kỳ vọng, bớt lạnh nhạt và thường xuyên hỏi han tôi nhưng khi siêu âm ra kết quả con gái, bà lại thay đổi 180 độ và dùng những lời nói nặng nề để chì chiết, lăng mạ tôi. Chồng tôi cố gắng bảo vệ tôi nhưng cũng rất thương mẹ. Mẹ chồng tôi còn âm thầm mai mối anh với những người phụ nữ khác. Anh từ chối rất nhiều lần nhưng thấy mẹ khóc, anh vô cùng bất lực và khó xử. Sau 1 lần vượt cạn, sức khỏe của tôi vốn yếu nay lại càng yếu đi nhiều. Bác sĩ khuyên tôi không nên sinh con nữa vì sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ly hôn để giải thoát cho cả 2. Chồng tôi cũng thỏa thuận sẽ chu cấp cho con gái 5 triệu 1 tháng. Tuy nhiên sau khi ly hôn, mẹ chồng cũ của tôi xui chồng cũ rằng sẽ không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con của chúng tôi. Chồng cũ của tôi dưới áp lực của mẹ nên cũng nghe theo. Luật sư cho tôi hỏi không cấp dưỡng sau ly hôn cho con thì có bị xử phạt không ạ? Tôi nên làm gì trong trường hợp này?

>>> Luật sư tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Trương Hương Quỳnh, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc câu hỏi của chị như sau:
Không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con là hành vi chối bỏ trách nhiệm, không làm trọn nghĩa vụ của người cha, người mẹ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Xử phạt hành chính:

Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; chăm sóc con sau khi ly hôn”

Khi ly hôn, chồng cũ của chị đã cam kết sẽ chu cấp cho con 5.000.000 đồng mỗi tháng. Tuy nhiên sau khi ly hôn, anh ta lại không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt như quy định trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Trong trường hợp không cấp dưỡng sau khi ly hôn dẫn đến hậu quả nặng nề hơn, chồng cũ của chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

– Trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng đã được thể hiện trong bản án; quyết định của Tòa án mà người cấp dưỡng không chấp hành bản án mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra; người trốn nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

> Xem thêm: Phân chia tài sản khi ly hôn theo quy định của pháp luật mới nhất

 

Không cấp dưỡng sau khi ly hôn

Như vậy, nếu con chị bị bệnh nhưng chồng cũ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, khiến con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì anh ta sẽ có thể bị xử phạt hành chính nặng, cải tạo, thậm chí là ngồi tù.

Trên đây chúng tôi đã tư vấn về vấn đề không cấp dương sau khi ly hôn cho con bị xử phạt như thế nào, nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gọi điện đến số điện thoại 1900.6174 cho Tổng đài pháp luật. Đội ngũ luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

>>> Xem thêm: Đất bố mẹ cho khi ly hôn chia thế nào?

Vợ có quyền yêu cầu chồng cấp dưỡng cho mình sau khi ly hôn không?

Chị Hoàng Oanh (Đà Nẵng) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi và chồng cũ từng đi du học, quen nhau rồi kết hôn. Chúng tôi chung sống được 2 năm thì tôi phát hiện chồng có bồ nhí. Là một người có tính sở hữu cao, đồng thời từng hết lòng hết dạ vì chồng, tôi không chấp nhận được sự thật và yêu cầu ly hôn. Chồng tôi không đồng ý, xin lỗi rất nhiều và cầu xin tôi cho thêm cơ hội. Nhưng tôi quan điểm rằng đàn ông ngoại tình lần 1 sẽ có lần thứ 2, đấy là bản chất con người, không thể nào thay đổi. Vì vậy, dù gia đình chồng ngăn cản, chồng tha thiết cầu xin, tôi vẫn quyết định ly hôn. Vốn sinh ra trong gia đình có điều kiện, tôi không cần lo lắng chuyện tiền bạc, sống một cuộc sống vô cùng thoải mái. Nào ngờ sóng gió ập đến, gia đình tôi phá sản, phân tán mỗi người một nơi. Tôi từ một cô tiểu thư lá ngọc cành vàng lại phải gánh trên lưng 1 khoản nợ khổng lồ của gia đình, phải chạy vạy lo cơm ăn từng bữa. Nay cuộc sống của tôi vô cùng khó khăn, tiền lương làm ra đều dùng để trả nợ. Liệu tôi có thể yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho mình sau khi ly hôn không luật sư? Mong luật sư có thể giải đáp. Cảm ơn luật sư rất nhiều.

>>> Liên hệ luật sư tư giải quyết tranh chấp quyền cấp dưỡng sau ly hôn: 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hoàng Oanh, nếu chị yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho mình sau ly hôn thì theo Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

“Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

Việc yêu cầu cấp dưỡng cần đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất: Bên được cấp dưỡng khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lí do chính đáng. Đây là cơ sở quyết định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn. Có thể hiểu khó khăn, túng thiếu ở đây là không có đủ khả năng lao động để duy trì cuộc sống của mình. Lý do chính đáng dẫn đến tình trạng đấy phải là những lý do như: ốm đau, tai nạn, già yếu,… Nếu có khó khăn, túng thiếu thật sự nhưng không có lý do chính đáng như nghiện hút, cờ bạc, lười biếng… thì sẽ không được cấp dưỡng. Khi người được cấp dưỡng thoả mãn điều kiện trên họ có thể trực tiếp yêu cầu người phải cấp dưỡng hoặc gửi đơn lên Tòa án nhờ Tòa án bảo vệ quyền lợi cho họ.

Thứ hai: Bên cấp dưỡng có khả năng cấp dưỡng. Bởi nếu người cấp dưỡng không có khả năng cấp dưỡng, không thể nuôi được bản thân họ thì họ cũng không thể làm điều gì cho người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Như vậy, nếu các điều kiện thỏa mãn thì chị sẽ có quyền yêu cầu chồng cấp dưỡng sau ly hôn. Không cấp dưỡng sau khi ly hôn có thể bị khởi kiện nếu người yêu cầu cấp dưỡng khó khăn, túng thiếu thật sự. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi cho mình, chị có thể gửi đơn lên Tòa án để yêu cầu cấp dưỡng với chồng cũ của mình và giải quyết khó khăn chị gặp phải nhé!

Trên đây là câu trả lời của Tổng Đài Pháp Luật cho câu hỏi của chị. Nếu chị còn bất kì vướng mắc nào trong thủ tục pháp lý, đừng ngần ngại liên hệ qua hotline 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ sớm nhất!

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Không cấp dưỡng sau khi ly hôn có bị tước quyền làm cha không?

Anh Quang Vũ có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi và vợ ly hôn đã gần 2 năm. Trước đây tôi là chủ thầu công trình xây dựng, thu nhập khá cao, có khả năng chu cấp cho con cái. Kể từ khi ly hôn tôi vẫn đều đặn cấp dưỡng cho con 10.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên cách đây 4 tháng, tôi bị tai nạn giao thông khiến ảnh hưởng đến sức khỏe rất nghiêm trọng. Tôi bị gãy bả vai và chấn thương nặng ở chân trái. Cùng lúc đó một công trình tôi từng chịu trách nhiệm thi công bị sập do không đảm bảo chất lượng khiến 1 em học sinh tử vong. Tôi bỏ rất nhiều tiền để bồi thường và xét xử kiện tụng. Hiện tại tôi không đủ khả năng tài chính để chu cấp tiền nuôi dưỡng con. Vợ cũ tôi yêu cầu tước quyền làm cha của tôi. Vợ cũ tôi làm vậy có được không? Mong luật sư giải đáp.

>>> Muốn tạm ngừng cấp dưỡng cho con sau ly hôn làm thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Quang Vũ, theo mục 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên hiện tại anh không đủ khả năng tài chính để tiếp tục chu cấp cho con. Tại Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”

Do khả năng hiện tại của anh không đáp ứng được việc chu cấp và điều đó không đồng nghĩa là anh không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con mình. Như vậy, anh có thể trao đổi với vợ cũ của mình về vấn đề tạm dừng cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con. Trường hợp vợ cũ anh nhất quyết không đồng ý, anh có thể gửi đơn xin tạm ngừng cấp dưỡng đến Tòa án. Tòa án sẽ xem xét hoàn cảnh thực tế của anh và quyết định việc tạm ngừng cấp dưỡng. Khi có điều kiện kinh tế trở lại, anh sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của mình. Anh cũng có thể gọi tới số điện thoại 1900.6174 để luật sư hỗ trợ tư vấn cách thỏa thuận với vợ cũ cũng như làm đơn xin tạm ngừng nếu vợ cũ không đồng ý nhé! Chúc anh thành công!

Yêu cầu chồng cấp dưỡng nuôi con sau khi đã ly hôn 5 năm có được không?

Chị Ngọc Minh (Đà Nẵng) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi và chồng ly hôn cách đây 5 năm. Chồng cũ tôi có 1 đứa em trai vô cùng ngỗ nghịch, ăn chơi sa đọa phá rất nhiều tiền của gia đình. Là anh trai cả trong nhà, chồng tôi có trách nhiệm lo lắng cho em nhưng không có nghĩa gia đình chúng tôi phải trả những khoản nợ khổng lồ của em chồng hết lần này đến lần khác. Tôi rất tức giận khi nhìn thấy những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình làm ra lại phải chi trả cho hậu quả những lần nợ nần cờ bạc, thua cá độ của em chồng. Tôi rất nhiều lần can ngăn chồng, biết rằng thương em nhưng không thể cứ lấy tiền bạc của gia đình mình để gánh chịu hậu quả của nó. Chồng tôi vẫn lén lút lấy tiền để trả nợ cho em chồng. Đỉnh điểm là khi tôi phát hiện ra sổ tiết kiệm 200 triệu mà tôi để dành từ hồi mới cưới, tích góp để chuẩn bị nuôi con cũng bị chồng tôi rút ra sạch. Tôi không thể chịu đựng nữa nên đã viết đơn ly hôn ngay khi đứa con bé bỏng mới chào đời chưa đầy 1 tháng. Thời điểm đó tôi có ghi trong đơn ly hôn “không yêu cầu cấp dưỡng cho con”. Là hướng dẫn viên du lịch, dịch bệnh đã khiến tôi mất việc, cuộc sống bấp bênh, khó khăn, không đủ tiền trang trải nuôi con. Nay tôi muốn yêu cầu chồng cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con thì có được không thưa luật sư? Chồng tôi có quyền từ chối không cấp dưỡng sau khi ly hôn không? Cảm ơn luật sư rất nhiều.

>>> Giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn, gọi ngay luật sư hỗ trợ: 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Ngọc Minh, mục 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Chị và chồng đã ly hôn 5 năm. Việc ly hôn là chấm dứt mối quan hệ vợ chồng chứ không chấm dứt mối quan hệ giữa cha, mẹ và con cái. Trong đơn ly hôn chị có ghi không yêu cầu cấp dưỡng cho con, tuy nhiên hiện tại chị đang gặp khó khăn trong cuộc sống, không đủ điều kiện kinh tế để nuôi con. Trong trường hợp này, chị có thể yêu cầu chồng chị cấp dưỡng cho con bởi con chị còn bé, chồng chị có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con đến khi thành niên. Không cấp dưỡng sau khi ly hôn có thể làm đơn để khởi kiện vì đây là trách nhiệm chung. Để yêu cầu cấp dưỡng, chị cần làm đơn gửi tới Tòa.

Tại Khoản 1 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:

“Khoản 1 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy theo quy định trên, Tòa án sẽ dựa vào các căn cứ trên để xác định mức cấp dưỡng cho con của chị. Trong quá trình làm đơn yêu cầu cấp dưỡng, nếu chị gặp bất cứ khó khăn nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất!

Không cấp dưỡng sau khi ly hôn

Khi ly hôn không yêu cầu cấp dưỡng, hiện tại yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng được không  ?

Chị Nguyễn Hằng (Bình Phước) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi kết hôn năm 2019 và vừa ly hôn tháng 9 năm ngoái. Nguyên nhân là vì chồng tôi là một người vô tâm, tệ bạc. Lúc còn yêu nhau anh ta đối xử với tôi rất tử tế, quan tâm tôi từng li từng tí. Vậy mà lúc cưới nhau về, anh ta chỉ đi làm rồi phó mặc toàn bộ việc nhà cho tôi. Năm 2020 tôi mang thai, anh ta chưa từng một lần đưa tôi đi khám. Việc chuẩn bị quần áo, tã bỉm, đồ chơi cho con chào đời cũng một mình tôi đảm nhiệm. Nuôi con vô cùng mệt mỏi, lại không nhận được sự hỗ trợ từ chồng, tôi gần như kiệt sức. Khi con cứng cáp hơn, tôi quyết định viết đơn ly hôn và không yêu cầu cấp dưỡng. Tuy nhiên, hiện tại tôi không có công việc ổn định, di chứng để lại do COVID-19 khiến tôi luôn trong trạng thái mệt mỏi, tôi rất chật vật để trang trải nuôi con. Liệu bây giờ tôi có thể yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho con không? Chồng tôi có quyền không cấp dưỡng sau khi ly hôn không? Cảm ơn luật sư rất nhiều.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn trường hợp không cấp dưỡng sau khi ly hôn gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Nguyễn Hằng, sau khi ly hôn chị được Tòa giao cho quyền trực tiếp nuôi con, tuy nhiên việc không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con của chồng chị là chị đồng ý, nhưng hiện nay hoàn cảnh của chị khó khăn, không đủ điều kiện kinh tế để nuôi con, chị vẫn có quyền yêu cầu chồng cũ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tại mục 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Như vậy, chồng cũ của chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con thành niên. Chị có thể làm đơn yêu cầu cấp dưỡng gửi Tòa. Tòa án sẽ dựa trên các căn cứ sau: thu nhập, khả năng thực tế của chồng cũ chị và nhu cầu thiết yếu của con chị để xác định cụ thể mức cấp dưỡng.

Cách xác định mức cấp dưỡng theo quy định của pháp luật?

Chị Trần An (Huế) có câu hỏi:
Chào luật sư, vợ chồng tôi kết hôn năm ngoái vì tôi mang thai ngoài ý muốn. Vốn chúng tôi đã định chia tay nhưng vì tôi có bầu nên 2 gia đình khuyên cưới. Tưởng rằng có đứa con là cầu nối thì vợ chồng tôi sẽ hạnh phúc lâu dài nhưng không, những vấn đề từ trong lúc đang yêu càng nặng nề hơn, chúng tôi liên tục cãi nhau vì những chuyện cũ mà không thể tìm ra cách giải quyết. Cả 2 đều còn quá trẻ để hiểu và duy trì cuộc sống hôn nhân. Chỉ trong chưa đầy 1 năm chung sống, tôi đã 3 lần bỏ về nhà bố mẹ đẻ vì những trận cãi nhau nổ lửa. Nhận thấy không thể lâu dài, tôi muốn ly hôn. Nếu ly hôn thì chồng tôi sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như thế nào? Tôi có được yêu cầu 1 số tiền cấp dưỡng cụ thể không? Cảm ơn luật sư

>>> Không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con có thể kiện không? Gọi ngay 19006174

Trả lời:

Chào chị Trần An, Theo mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP quy định tiền cấp dưỡng nuôi con:

“Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý…”.

Như vậy, chồng chị sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con thành niên. Khi quyết định mức tiền trợ cấp nuôi con, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của chồng chị, mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người trợ cấp.
 
Tuy nhiên, trong trường hợp Tòa án phán quyết mức cấp dưỡng nuôi con vượt quá khả năng kinh tế của chồng chị thì chồng chị có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
 
Tòa án sẽ căn cứ vào độ tuổi, đồng thời dựa vào điều kiện sống của con chị để xác định mức cấp dưỡng, đảm bảo cuộc sống của bé không bị thay đổi quá nhiều.
 
Trong quá trình làm thủ tục ly hôn, nếu chị gặp bất cứ khó khăn nào, đừng ngần ngại đặt lịch hẹn trực tiếp để được đội ngũ luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Pháp Luật tư vấn và hỗ trợ.

Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng cho con khi ly hôn

Chị Vũ Linh (Bình Phước) có câu hỏi:
Thưa luật sư, vợ chồng tôi ly hôn đã được 2 năm, theo phán quyết của Tòa án, mỗi tháng chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con 5.000.000 đồng nhưng kể từ khi quyết định ly hôn, chồng tôi không hề đưa tôi một đồng nào để nuôi con. Tôi đã nhiều lần gọi điện yêu cầu nhưng chồng tôi không nghe máy, thậm chí chặn cả số điện thoại của tôi. Tình hình tài chính của tôi hiện không ổn định, tôi không thể tự mình chi trả tất cả chi phí nuôi con. Liệu tôi có thể khởi kiện chồng tôi vì không cấp dưỡng sau khi ly hôn được không luật sư?

>>> Khởi kiện nếu không cấp dưỡng sau khi ly hôn như nào? Gọi ngay 19006174

Trả lời:

Chào chị Vũ Linh, hành vi không cấp dưỡng sau khi ly hôn là hành vi trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm cha. Theo Khoản 2 Điều 107 Luật hôn nhân gia đình 2014, trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng lại trốn tránh, không cấp dưỡng sau khi ly hôn thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trường hợp vợ chồng khởi kiện yêu cầu Tòa án phân xử lại việc trợ cấp nuôi con thì thủ tục khởi kiện được tiến hành theo Chương XII Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

Bước 1: Vợ, chồng nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án

Hồ sơ khởi kiện gồm:

– Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng;

– Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng);

– Bản án, quyết định ly hôn;

– Chứng cứ chứng minh thu nhập của vợ, chồng;

– Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con.

Bước 2: Tòa án nhận và thụ lý đơn khởi kiện

Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết

Như vậy, chị có thể khởi kiện chồng cũ của mình về hành vi không cấp dưỡng sau khi ly hôn cho con cái. Chồng chị cần thực hiện tròn nghĩa vụ của mình để đảm bảo cho con có điều kiện tốt nhất để phát triển về mọi mặt. 

Trên đây là giải đáp một số thắc mắc liên quan về vấn đề không cấp dưỡng sau khi ly hôn. Nếu quý độc giả còn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình, đừng ngần ngại gọi ngay hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm và tận tâm của Tổng Đài Pháp Luật hỗ trợ, tư vấn sớm nhất.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174