Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng và quy định mới nhất

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là hành vi xảy ra phổ biến trong thời gian gần đây. Vì sự thiếu hiểu biết và lòng tin mà bạn có thể bị mất tiền oan. Các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội thường gặp là gì? Xử phạt hành vi chiếm đoạt tài sản này như thế nào? Tất cả những thông tin sẽ được Tổng đài pháp luật tư vấn cho bạn trong bài viết sau đây.

>>Quy định về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng mới nhất, gọi ngay 1900.6174

lua-dao-chiem-doat-tai-san-qua-mang

Các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng thường gặp

Hiện nay, cùng với tình hình phát triển của công nghệ, rất nhiều mạng xã hội ra đời. Ở nước ta các trang mạng xã hội cũng được sử dụng phổ biến như Facebook, Zalo, Tik Tok, Instagram….Đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Chỉ cần với một số bước cơ bản cho việc đăng ký là đã có thể tạo lập các tài khoản trên các trang mạng xã hội. Từ đây dẫn đến tình trạng rất nhiều tài khoản giả mạo, tài khoản ảo xuất hiện tràn lan, rất khó kiểm soát và phân biệt với các tài khoản thật.

Giờ đây, sự phát triển của công nghệ thông tin hình thành nhiều hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như vay mượn tiền, tài sản đơn thuần mà đã biến tướng dưới nhiều dạng hành vi khác phức tạp và tinh vi hơn qua mạng xã hội.

Một số trường hợp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet phổ biến như:

Hành vi lừa đảo qua các ứng dụng, đường link clip, hình ảnh nóng….Thông qua hình thức này, các đối tượng dễ dàng đánh cắp thông tin và chiếm quyền sử dụng tài khoản của người khác. Sau đó, họ sẽ mạo danh chủ tài khoản để hỏi vay, mượn tài sản nhằm chiếm đoạt, phổ biến nhất là hành vi hỏi vay tiền và nhờ nạp điện thoại.

Hành vi lừa đảo bằng cách tạo một nhóm cùng đưa ra những thông tin giả một cách ăn khớp với nhau, làm cho nạn nhân không thể biết được thông tin nào là giải, thông tin nào là thật. Từ đó, các đối tượng lợi dụng lòng tin của nạn nhân để yêu cầu chuyển tiền cho họ để đầu tư kinh doanh chung hoặc mua tài sản có giá trị khác.

Hành vi lừa đảo thông qua sàn giao dịch tiền ảo. Sau khi người dùng dùng tiền thật để mua đồng tiền ảo và nạp vào các tài khoản trên các sàn giao dịch tiền ảo của các đối tượng lừa đảo. Sau khi tài khoản được nạp đủ lớn lượng tiền ảo, các đối tượng sẽ đánh sập sàn giao dịch tiền ảo để chiếm đoạt tiền của người dùng.

Từ đây, có thể thấy đặc điểm chung của lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là lợi dụng lòng tham và sự không hiểu biết của nạn nhân để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.

Nếu bạn còn đang băn khoăn hay thắc mắc trong việc xác định thế nào là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn luật hình sự nhanh chóng.

>> Xem thêm: Tội cưỡng đoạt tài sản phạt thế nào theo quy định mới nhất?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử phạt thế nào?

Anh Hà (Bắc Giang) có gửi câu hỏi:

Xin chào, tôi hiện nay đang công nhận trong một xí nghiệp ở Bắc Giang. Sua một thời gian làm việc, tôi cũng có một khoản tiết kiệm và muốn đầu tư kinh doanh. Cách đây 6 tháng, tôi có được một người bạn làm cùng xí nghiệp giới thiệu vào một nhóm trên Facebook để học đầu tư kinh doanh.

Trong nhóm này, mọi người rất nhiệt tình, chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm cho việc đầu tư. Khi tham gia, nhóm này giới thiệu cho tôi cách để đầu tư sinh lời. Đó là mình chỉ cần bỏ ra 100 triệu đồng để cùng đầu tư cho người khác vay lại để kinh doanh Hà Nội. Với mô hình đầu tư này chỉ trong vòng 4 tháng mình có thể thu lại được vốn và mỗi tháng có thêm 5% lợi nhuận. Vì cũng muốn làm giàu nên tôi đã chuyển số tiền 100 triệu cho nhóm bạn đó.

Nhưng đến hiện nay tôi vẫn chưa nhận được phần lợi nhuận mỗi tháng và cả tiền gốc của tôi. Tôi có gọi điện hỏi thì họ bảo đầu tư đang bị lỗ nên chưa có tiền tra, đợi thêm mấy tháng nữa tình hình ổn định họ sẽ trả lại cả gốc lẫn lãi. Đến nay, tôi gọi điện thì họ không bắt máy. Vậy tôi xin hỏi đây có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng không? Và tôi này thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Tôi cảm ơn.

>>Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị phạt thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, sau khi quen qua mạng xã hội và được tư vấn đầu tư, bạn có chuyển cho một nhóm bạn quen số tiền 100 triệu. Nhưng đến hiện nay bạn chưa nhận lại được số tiền gốc và tiền lại. Bạn gọi điện thì họ không bắt máy. Vậy đây là một hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.

Với hành vi này, sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có tổ chức. Với hành vi này, nhóm đối tượng lừa đỏa có thể bị phạt từ 2 đến 7 năm tù tùy theo tính chất của sự việc. Bạn có thể tiến hành trình báo với các cơ quan công an để được xử lý kịp thời.

Nếu còn có thắc mắc nào liên quan đến thủ tục tố cáo hành vi lừa đảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí của chúng tôi 1900.6174.

Thực tế, mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường khá phức tạp dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm mà cá nhân đó có thể phải chịu khung hình phạt pháp lý nặng, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

lua-dao-chiem-doat-tai-san-qua-mang-co-bi-xu-phat-khong

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có đòi lại tiền được không?

Chị Lan ( Hà Nội) có gửi câu hỏi:

Em xin chào tổng đài. Hiện nay, em đang là sinh viên năm hai của một trường đại học tại Hà Nội. Sau một thời gian nghỉ dịch ở nhà, em muốn lên Hà Nội để tìm trọ. Em có đăng một bài trong nhóm Facebook để tìm nhà trọ. Sau khi đăng bài, có một bạn nhắn tin tư vấn cho em là nhà bạn có một căn hộ cho thuê. Mỗi phòng có diện tích khoảng 25m2 với đầy đủ tiện ích như nóng lạnh, điều hòa, có gái 2 500 000 đồng. Bạn có chụp và quay video căn nhà cho em. Em thấy phòng cũng rộng rãi và em quyết định thuê.

Nhưng bạn ấy có nhắn tin bảo em là hiện nay có rất nhiều bạn cũng đang muốn tìm trọ giống như em nên còn phải đặt cọc trước 1.000.000 đồng để có thể giữ chỗ.

Hiện nay, Em đã lên Hà Nội và có nhắn tin và gọi điện cho bạn đấy để chuyển đến thì không thấy bạn đấy trả lời. Bây giờ em vẫn đang phải ở nhờ nhà bạn. Vậy em muốn hỏi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng như em có đòi lại được tiền không ạ? Em xin chân thành cảm ơn.

>>Thủ tục tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Hiện nay, sự xuất hiện của các tội phạm lừa đảo qua mạng ngày càng trở nên phổ biến với nhiều hành vi khó nhận biết hơn. Vì vậy, bạn cần phải cảnh giác khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền cho người quen qua mạng để đề phòng nguy cơ bị lừa đảo.

Cũng có rất nhiều bạn vướng phải tình huống lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng và muốn giải đáp là hành vi này có kiện được không. Tuy nhiên, khởi kiện thường chỉ dùng cho các hành vi tranh chấp dân sự.

Còn lừa đảo qua mạng là hành vi trái pháp luật, có thể bị xử phạt hành chí hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, bạn cần tiến hành tố giác hành vi này với cơ quan có thẩm quyền để được xử lý.

Vì đây là số tiền dưới 2 triệu, tùy theo mức độ người bạn đó lừa đảo nhiều hay chưa và có nhiều người bị lừa đảo như bạn hay không, có bị xử phạt hay chưa mà cơ quan công an có biện pháp xử lý phù hợp để lấy lại được số tiền đó cho bạn.

>>Xem thêm: Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?

Tư vấn xử lý khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng ở đâu?

Chị Ngọc (Vĩnh Phúc) có gửi câu hỏi:

Chào tổng đài pháp luật, em hiện đang sinh sống ở Vĩnh Phúc. Em có mở một cửa hàng bán quần áo. Một số bạn của em cũng kinh doanh mặt hàng này và có chia sẻ rằng bây giờ kinh doanh qua mạng Facebook rất hiệu quả. Một ngày có thể bán được từ 50 đến 100 đơn hàng. Sua khi nghe các bạn tư vấn, em cũng chuyển qua hình thức kinh doanh online này. Để có thể bán hàng, emi có tìm hiểu về cách thức chạy quảng cáo để kích thích nhu cầu mua hàng và tìm được một fanpage chuyên chạy quảng cáo để bán hàng. Em có thuê anh H với số tiền 1.860.000 đồng để chạy quảng cáo.

Hiện nay, em vẫn giữ biên lai và ảnh chụp màn hình khi chuyển tiền cho anh H. Tiền em đã chuyển nhưng một thời gian lâu rồi nhưng vẫn chưa thấy anh H chạy cho em, nhắn tin hay gọi điện anh đều không nghe. Nếu có nghe thì cứ hẹn thêm mấy hôm nữa anh chạy.

Em có yêu cầu nếu không chạy thì hoàn tiền lại cho em. Nhưng anh H vẫn không trả lại tiền. Vậy, em muốn hỏi có thể kiện anh H tội lừa đảo không? Không chỉ mình em và qua tìm hiểu em cũng thấy có rất nhiều người khác cũng bị lừa. Hiện tại anh H có một công ty ở Hà Nội và vẫn làm ăn bình thường. Em xin chân thành cảm ơn.

>>  Thủ tục khởi kiện tội chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp, hành vi của anh H là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Hành vi này được quy định cụ thể tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, bổ sung năm 2017 như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu đến dưới 50 triệu hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Khi hành vi chiếm đoạt xảy ra, lỗi của người phạm tội là lỗi trực tiếp và Người phạm tội biết mình có hành vi lừa dối đó có kết quả để có thể chiếm đoạt tài sản thì đó mới được coi là tội chiếm đoạt tài sản.”

Ngoài ra, số tiền bạn bị lừa là 1. 860.000 đồng, chưa đủ để cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu bạn có căn cứ anh H còn lừa dối nhiều người khác và tổng số tiền lừa đảo trên 2 triệu đồng thì anh H sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo khoản 1, Anh H có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến ba năm. Vì vậy, bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Nội dung và hình thức đơn khởi kiện được quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.”

Để tiến hành khởi kiện bạn cần đảm bảo đơn khởi kiện có hình thức và nội dung đúng quy định. Kèm theo đơn khởi kiện, bạn phải có tài liệu và căn cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bạn. Nếu bạn không thể nộp đủ tài liệu và chứng cứ kèm theo thì phải nộp tài liệu và chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp. Bạn tiến hành bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết.

Về việc gửi đơn khởi kiện được quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến”.

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Như vậy, yêu cầu của bạn với anh H là hoàn toàn hợp pháp nên bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi lại tiền và các khoản thiệt hại. Trong trường hợp của bạn, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

1. Đơn khởi kiện tội lừa đảo tài sản qua mạng theo bản mẫu có sẵn

2. Bản photo đã có công chứng CMND/CCCD

3. Bản photo giấy chứng minh biên lai chuyển tiền cho anh H ( khi nào Tòa yêu cầu trình biên lai và ảnh chụp màn hình chuyển tiền thì mới trình bản gốc)

Hình thức tố cáo được quy định tại Điều 19 Luật tố cáo năm 2011 như sau:

“2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo”.

Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.

Trên đây là những quy định và thủ tục bạn cần thực hiện để tiến hành khởi kiện anh H. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể giải quyết được vấn đề của mình.

 

to-cao-lua-dao-chiem-doat-tai-san-qua-mang-o-dau

Muốn kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng nhưng không biết bị đơn ở đâu phải làm sao?

Anh Quang (Hưng Yên) có gửi câu hỏi:

Thưa Tổng đài, tôi có một vấn đề sau đây muốn nhận được sự tư vấn. Tôi hiện nay đang sinh sông và có công việc ổn định tại Hưng Yên. Một người bạn của tôi bị hack tài khoản Facebook là có nhắn tin mượn tôi 35 triệu đồng để mua máy tính. Vì là người bạn tôi quen nên tôi cũng chuyển cho bạn đó 35 triệu đồng. Nhưng sau khi chuyển, tôi mới biết bạn đó đã mất tài khoản Facebook. Tôi không biết địa chỉ của họ, tôi chỉ có số tài khoản ngân hàng để nhận tiền của họ, Vậy tôi có thể đưa họ ra tòa vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng không và chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu bị xử lý thế nào? Tôi xin cảm ơn.

>> Hướng dẫn điền mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu , gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, bạn gặp phải trường hợp bị một người giả danh người khác đưa thông tin gian dối để chuyển số tiền 35 triệu đồng cho họ. Sau khi chuyển, bạn không liên lạc lại được với người này. Vì vậy, ở trường hợp này của bạn, tồn tại một hành vi được cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Với những thông tin mà bạn cung cấp, trường hợp bạn đang gặp phải là bị một người giả danh người khác, đưa ra thông tin gian dối để bạn chuyển giao số tiền 50 triệu đồng cho họ, sau đó thì không liên lạc được với người này. Do đó, chúng tôi cho rằng, ở đây tồn tại một hành vi gian dối, cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu được quy định như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”

Để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu, với giá trị dưới 2 triệu đồng có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hay đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Trong trường hợp này, bạn bị người khác lừa đảo chiếm đoạt số tiền 35 triệu đồng. Để có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của bạn thì bạn cần tiến hành gửi đơn tố cáo hành vi này đến cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra hành vi phạm tội.

Khi gửi đơn tố cáo, bạn cần phải gửi kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh thực tế đã xảy ra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng để cơ quan công an có chứng cứ khởi kiện theo quy định. Nhưng theo thông tin được cung cấp, bạn không biết người có hành vi lừa đảo bạn là ai mà chỉ biết thông tin tài khoản của người này. Vì vậy, bạn có thể gửi đơn tố cáo kèm theo thông tin tài khoản của người này đến cơ quan công an.

>> Xem thêm: Lừa đảo gọi điện đòi nợ xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, làm sao lấy lại tiền?

Chị Lan ( Bắc Ninh) có gửi câu hỏi:

Thưa Tổng đài, em có một vấn đề sau muốn được giải đáp. Em năm nay 27 tuổi và mới sinh con. Em muốn kinh doanh online mặt hàng mỹ phẩm để kiếm thêm thu nhập. Sau một thời gian tìm hiểu trên mạng xã hội Facebook, em có nhận được tin nhắn tư vấn từ một bạn.

Bạn này giới thiệu là mình người chuyên nhập các loại mỹ phẩm chính hàng từ Hàn Quốc về bán. Bạn cũng giới thiệu có người nhà làm ở hãng mỹ phẩm bên Hàn Quốc nên cửa hàng của bạn được coi là cửa hàng chính hãng của hãng mỹ phẩm này. Bạn cũng chụp cho tôi hình ảnh của một số mẫu sản phẩm. Sau đó, em quyết định nhập hàng của bạn này. Bạn có nhắn tin lại với tôi là để nhập hàng cần đặt họ trước 15 triệu. Em cũng tin tưởng và chuyển cho bạn đó 15 triệu đồng.

Nhưng sau khi chuyển em không thấy bạn đó liên lạc lại để chuyển hàng. Em có gọi điện thì bạn không nhấc máy. Bây giờ em không biết làm như thế nào, tiền đã chuyển nhưng không có hàng để bán. Vậy em muốn hỏi làm sao để lấy lại được số tiền này? Em chỉ có thông tin tài khoản của bạn này và không biết tài khoản Facebook của bạn này có đúng không.

>> Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Việc tự mình lấy lại số tiền bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là rất khó vì người bị hại thường không biết đối tượng lừa đảo mình là ai, ở đâu để đòi lại tiền.

Vì vậy, bạn để lấy lại được số tiền bạn cần tiến hành trình báo vấn đề của mình với các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Đầu tiên, khi biết mình bị lừa, bạn cần thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng của đối tượng lừa đảo để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng.

Sau khi có đầy đủ thông tin và chứng cứ cần thiết để tố giác với cơ quan chức năng, bạn tiến hành nộp đơn này cho cơ quan công an.

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ sau:

1. Đơn trình báo dửi đến cơ quan công an về sự việc có dấu hiệu của hành vi lừa đảo;

2. Bản sao đã được công chứng của chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của người bị hại

3. Chứng cứ kèm theo để chứng minh để xác minh hành vi lừa đảo: hình ảnh, video, đoạn ghi âm…có chứa nội dung liên quan đến hành vi lừa đảo.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc liên quan đến vấn đề về thủ tục để làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, hoặc tội chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu bị xử lý thế nào thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn.

>>Xem thêm: Đòi nợ thuê cho ngân hàng – Ngân hàng chuyển quyền đòi nợ 

Làm thế nào để không bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng?

Chị Nguyên (Hà Nội) gửi câu hỏi:

Xin chào tổng đài, hiện nay em đang là sinh viên năm hai của một trường đại học tại Hà Nội. Em thấy thời gian gần đây trên mạng xã hội chia sẻ rất nhiều bài viết liên quan đến hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản qua mạng. Gia đình em cũng không có điều kiện nên em rất hoang mang về những hành vi lừa đảo tinh vi hiện nay. Vậy em có thể hỏi làm thế nào để không bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng không ạ? Em xin cảm ơn.

>> Cách để không bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Hiện nay, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xảy ra rất phổ biến với nhiều hình thức tinh vi hơn. Chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên dành cho bạn để tránh sập bẫy lừa đảo như sau:

Cần có sự cẩn trọng khi chia sẻ các thông tin cá nhân trên mạng

CMND/CCCD cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng về nhân thân của một người. Vì vậy, việc lộ thông tin này có thể gây ra thiệt hại và rủi ro về tài sản.

Các đối tượng này có thể lợi dụng thông tin cá nhân của bạn để lừa đảo vay tiền, khiến nhiều người trở thành con nợ.

Cần có tinh thần cảnh giác và luôn tự đặt câu hỏi xem sự việc có hợp lý không

Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng bị lừa đảo qua mạng là do nạn nhân thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác trong bảo mật thông tin….Vì vậy, mỗi người cần tự nâng cao tinh thần cảnh giác cho mình và tự đặt câu hỏi xem sự việc có hợp lý không để tránh bị lừa đảo.

Chủ động tìm hiểu các thông tin về các chiêu trò lừa đảo phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên rất nhiều các thông tin tìm kiếm, báo chí đều chia sẻ và cảnh báo về các hành vi lừa đảo. Có một số nhóm thường xuyên chia sẻ kiến thức về pháp luật và cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo trên Facebook được nhiều người tin tưởng. Bạn có thể tìm hiểu các tảng này để tránh gặp phải những tình huống lừa đảo mất tiền.

Đây là một số cách chúng tôi đưa ra để phòng tránh bị lừa đảo. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu hay giao dịch một khoản tiền nào cho người khác, bạn cần tự mình tìm hiểu thông tin và nâng cao cảnh giác.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này. Để biết thêm các thông tin chi tiết về thủ tục liên quan đến việc khởi kiện hành vi lừa đảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Tổng đài pháp luật qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn. Với luật sư, chuyên gia tư vấn pháp lý nhiều năm kinh nghiệm và trình độ cao, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn.