Lưu trú là gì? Quy định pháp luật về lưu trú [Mới nhất 2024]

Lưu trú là gì? Là vấn đề được rất nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về khái niệm lưu trú, người có trách nhiệm lưu trú và thủ tục lưu trú. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về Lưu trú là gì? Gọi ngay 1900.6174

tu-van-ve-luu-tru-la-gi
Tư vấn về “Lưu trú là gì?”

 

Lưu trú là gì?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 của Luật Cư trú 2020, lưu trú là gì được xác định như sau:

Việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.

Tương tự, khoản 1 Điều 21 Thông tư số 35/2014/TT-BCA đưa ra định nghĩa về lưu trú là gì như sau:

“Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú”.

Với cách định nghĩa trên, có thể hiểu mục đích của công dân khi lưu trú tại một địa điểm không hướng đến việc sinh sống hoặc cư trú ổn định, lâu dài để học tập và làm việc. Với thời gian ít hơn 30 ngày, hành vi lưu trú của các cá nhân thường phục vụ nhu cầu du lịch, khám chữa bệnh, thăm gia đình hoặc bạn bè, hoặc các hoạt động học tập và công tác (trong thời gian ngắn hơn 30 ngày), …

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật đất đai,… Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, tổng đài đã hỗ trợ tư vấn và giải quyết các vướng mắc cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Khi nào phải thông báo lưu trú?

>> Thông báo lưu trú là gì, khi nào phải thông báo lưu trú? Gọi ngay 1900.6174

Mục đích của việc thông báo lưu trú là nhằm phục vụ công tác quản lý cư dân tại các đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương sẽ nắm bắt được sự có mặt hoặc thay đổi nơi ở mang tính tạm thời của các cá nhân trong phạm vi địa giới hành chính thuộc sự quản lý của mình.

Với mục đích đã nêu, pháp luật hiện hành về cư trú đưa ra quy định về các trường hợp cần thực hiện thông báo lưu trú như sau:

“Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú” (theo khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú năm 2020).

Như vậy có thể thấy, các trường hợp phải đăng ký lưu trú được xác định tương đối rõ ràng và cụ thể. Nhìn chung, khi tại hộ gia đình, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch hay các cơ sở khác có chức năng lưu trú có các cá nhân đến ở lại trong thời gian dưới 30 ngày thì việc thông báo lưu trú cần phải được thực hiện.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin tách hộ khẩu và thủ tục tách khẩu mới nhất 2022

Ai có trách nhiệm thông báo lưu trú?

>> Những chủ thể nào có trách nhiệm phải thông báo lưu trú? Gọi ngay 1900.6174

Theo quy định đã đề cập tại khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú năm 2020, những chủ thể có trách nhiệm thông báo lưu trú bao gồm: các thành viên của hộ gia đình; người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch hay các cơ sở khác có chức năng lưu trú.

Mặt khác, cũng theo điều luật trên, pháp luật cư trú hiện hành dự liệu tình huống có người đến lưu trú tại nơi ở của cá nhân hoặc hộ gia đình tuy nhiên cá nhân hay thành viên của hộ gia đình đó lại vắng mặt. Với trường hợp này, trách nhiệm thực hiện thông báo lưu trú thuộc về các cá nhân đến lưu trú.

Thủ tục lưu trú

>> Thủ tục lưu trú được thực hiện như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

Với tính chất đơn giản và ngắn hạn của hoạt động lưu trú, nhìn chung thủ tục thông báo lưu trú được quy định tương đối đơn giản, nhanh gọn.

Căn cứ tại khoản 2, 4 Điều 21 Thông tư số 35/2014/TTBCA của Bộ Công an xác định thủ tục thông báo lưu trú gồm các bước sau:

Người đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ hay những cơ sở khác khi tiếp nhận những cá nhân đến lưu trú có trách nhiệm đề nghị người đến lưu trú xuất trình một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; giấy tờ tùy thân khác hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp. Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi;

Tùy vào từng trường hợp, người có trách nhiệm thông báo lưu trú sẽ thực hiện thông báo lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn nơi có người đến lưu trú. Mọi vướng mắc trong quá trình thông báo lưu trú, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài – Lệ phí đăng ký mới nhất năm 2022

muc-xu-phat-khong-thuc-hien-thong-bao-luu-tru-la-gi
Mức xử phạt không thông báo lưu trú là gì?

Mức xử phạt không thực hiện thông báo lưu trú

>> Tư vấn chính xác mức xử phạt không thực hiện thông báo lưu trú là gì? Gọi ngay 1900.6174

Xét mục đích của việc thông báo lưu trú, có thể thấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý dân cư của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cũng như việc kiểm soát, đảm bảo trật tự, an ninh khu vực. Với lý do trên, hệ thống pháp luật hiện hành về cư trú đã xây dựng chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định về thông báo lưu trú. Cụ thể:

Hành vi không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng: bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP);

Hành vi không thực hiện thông báo việc lưu trú trong trường hợp kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú:

+ Từ 01 đến 03 người lưu trú: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐCP);

+ Từ 04 đến 08 người lưu trú: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (theo điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐCP);

+ Từ 09 người lưu trú trở lên: phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (theo điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐCP).

Hành vi cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền: bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (theo điểm e khoản 4 Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐCP).

Có thể thấy theo quy định của pháp luật hiện hành, nhìn chung hành vi không thực hiện thông báo lưu trú hay những hành vi khác vi phạm pháp luật về lưu trú được xác định là hành vi vi phạm hành chính. Trong đó, hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng là phạt tiền.

Một số điểm lưu ý khi thông báo lưu trú

Bên cạnh các vấn đề về trường hợp thông báo lưu trú, trách nhiệm thông báo và thủ tục thông báo lưu trú, các chủ thể khi thực hiện thông báo lưu trú cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, trách nhiệm thông báo lưu trú không phải của người đến lưu trú, mà là của gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác khi có người đến lưu trú. Chẳng hạn như trong trường hợp có bệnh nhân cần ở lại cơ sở chữa bệnh để điều trị, cơ sở này có trách nhiệm phải thông báo lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn về số bệnh nhân lưu trú trong thời gian trước 23 giờ trong ngày.

Theo đó, về cơ bản việc thông báo lưu trú được xác định trước hết là trách nhiệm của những gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác có người đến lưu trú. Chỉ trong một số trường hợp đối với gia đình, nhà ở tập thể khi các thành viên trong gia đình không có mặt tại nhà ở, quy định về trách nhiệm thông báo lưu trú mới được áp dụng cho các cá nhân lưu trú.

Thứ hai, theo khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú năm 2020, trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Nội dung điều luật trên được kế thừa trên cơ sở của khoản 3 Điều 31 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013.

Theo đó, việc quy định như trên có mục đích tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời hạn chế tối đa những phiền hà cho các cá nhân khi phải thực hiện thông báo lưu trú nhiều lần đối với người thân của mình.

Thứ ba, hiện nay có rất nhiều phương pháp thực hiện thông báo lưu trú nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện trách nhiệm thông báo lưu trú một cách nhanh chóng và kịp thời nhất có thể. Theo đó, bên cạnh việc đến trực tiếp trụ sở Công an xã, phường, thị trấn hoặc các địa điểm khác để thông báo lưu trú, công dân có thể thực hiện trách nhiệm thông báo bằng hình thức gọi điện thoại, sử dụng các phương tiện điện tử hay những phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định (theo khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú năm 2020).

Thứ tư, thông thường, nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở Công an xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, dựa trên tình hình, điều kiện và nhu cầu thực thế, các địa phương có thể linh hoạt quyết định thêm địa điểm khác để tiếp nhận thông báo lưu trú của công dân (theo khoản 4 Điều 21 Thông tư số 35/2014/TTBCA). Trong trường hợp thông báo lưu trú tại các địa điểm khác ngoài trụ sở Công an xã, phường, thị trấn, cán bộ tiếp nhận thông báo lưu trú được xác định có trách nhiệm phải thông tin báo cáo về số liệu một cách kịp thời cho Công an xã, phường, thị trấn trong thời gian theo quy định của pháp luật. Nhìn chung hằng ngày, trước 23 giờ, các cán bộ trên sẽ báo cáo số liệu trong ngày đến Công an cấp xã; mặt khác, nếu công dân đến thông báo lưu trú sau 23 giờ thì việc báo cáo sẽ được thực hiện vào sáng ngày hôm sau.

Với những địa phương có tổ chức địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú khác ngoài trụ sở Công an xã, phường, thị trấn, cơ quan Công an có trách nhiệm phải thông báo địa điểm, địa chỉ mạng internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú và hướng dẫn cách thông báo lưu trú cho công dân.

 

luu-tru-la-gi-phan-biet-thuong-tru-tam-tru-va-luu-tru
Lưu trú là gì? Phân biệt thường trú, tạm trú và lưu trú

 

Phân biệt thường trú, tạm trú và lưu trú?

Bên cạnh khái niệm về lưu trú, hệ thống pháp luật về cư trú của nước ta còn tồn tại hai khái niệm khác là “thường trú”“tạm trú”. Để hiểu đúng bản chất và tránh nhầm lẫn “lưu trú là gì” với các khái niệm còn lại, ta có thể so sánh giữa thường trú, tạm trú và lưu trú dựa trên một số những tiêu chí sau:

 

Tiêu chí Thường trú Tạm trú Lưu trú
Định nghĩa Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú (theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020) Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú (theo khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020) Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày (theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020)
Ý nghĩa Là nơi công dân sinh sống lâu dài, thường xuyên và chủ yếu tại nơi ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn hay ở nhờ Có thể là nơi sinh sống thường xuyên, tuy nhiên có thời hạn (thông thường là nhà thuê hoặc mượn).
Thường phục vụ mục đích học tập, làm việc, công tác hoặc mục đích khác trong thời hạn xác định.
Là việc tạm thời ở lại một nơi ở hoặc cơ sở lưu trú trong thời gian ngắn với lý do thăm hỏi người thân, bạn bè; du lịch; hoặc công tác.
Thời hạn cư trú Với bản chất là nơi sinh sống lâu dài, thường xuyên và chủ yếu của công dân, việc lưu lại tại nơi thường trú không bị giới hạn về mặt thời gian. Thời hạn tạm trú tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú tối đa là 02 năm.

Việc lưu trú thường diễn ra trong thời gian tương đối ngắn và có tính chất không ổn định.

Thời hạn cư trú là dưới 30 ngày (theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020).
Nơi đăng ký cư trú Đăng ký tại Công an xã, phường, thị trấn;
(Hoặc) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
Đăng ký tại Công an xã, phường, thị trấn;
(Hoặc) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
Trụ sở Công an xã, phường, thị trấn;
Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã;
Địa điểm tiếp nhận thông tin lưu trú khác ngoài trụ sở Công an cấp xã (quyết định dựa trên tình hình thực tế).
Điều kiện đăng ký hoặc trường hợp đăng ký Thuộc một trong các trường hợp sau (theo Điều 20 Luật Cư trú năm 2020):
Có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình;
Nhập hộ khẩu về nhà người thân
 Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ (nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu chỗ ở và đảm bảo điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định);
 Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở
 Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội;
Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động.
Đáp ứng đầy đủ 03 điều kiện dưới đây (theo Điều 27 Luật Cư trú năm 2020):
 Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú
Sinh sống trong thời gian từ 30 ngày trở lên
Chỗ ở đăng ký tạm trú không được nằm trong danh sách địa điểm không được đăng ký thường trú tại Điều 23 Luật Cư trú năm 2020
Có cá nhân nghỉ lại ở một địa điểm nhất định mà không phải là nơi người đó đăng ký thường trú.
Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú, nói cách khác, có thời gian sinh sống dưới 30 ngày.
Thời hạn thực hiện thủ tục Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày chuyển đến nơi ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật, công dân có trách nhiệm thực hiện đăng ký thường trú.  Không quy định.
 Sinh sống trên 30 ngày phải đăng ký
Trước 23 giờ hằng ngày trong trường hợp người đến lưu trú đến nơi lưu trú trước 23 giờ.
Trong trường hợp đến nơi lưu trú sau 23 giờ, việc thông báo lưu trú được thực hiện vào trước 8 giờ sáng ngày hôm sau.
Hệ quả pháp lý của việc đăng ký cư trú Thông tin về nơi thường trú mới được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu về cư trú. Thông tin về nơi tạm trú của công dân được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu về cư trú. Thông tin về người lưu trú, số người lưu trú được ghi nhận tại sổ tiếp nhận lưu trú.

Xem thêm: Sổ tạm trú có thời hạn bao lâu? Thủ tục gia hạn sổ tạm trú

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề xoay quanh lưu trú là gì? Hy vọng thông qua bài viết trên, quý độc giả có thể cập nhật thêm những thông tin bổ ích, qua đó có thể chủ động thực hiện nghĩa vụ thông báo lưu trú trong những trường hợp cụ thể trên thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!