Thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định thế nào?

Thừa kế có yếu tố nước ngoài là một vấn đề được nhiều rất người quan tâm và tìm hiểu hiện nay. Thấu hiểu được vấn đề này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng.

thua-ke-co-yeu-to-nuoc-ngoai

Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài

 

>>> Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

 

Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra rất nhanh chóng, mạnh mẽ như hiện nay, nhiều quan hệ xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, một trong các quan hệ đó là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm như sau:

+ Người để lại tài sản thừa kế là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Người thừa kế tài sản là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài;

+ Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

Quy định của pháp luật về thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài

 

>>> Quy định thừa kế động sản có yếu tố nước ngoài? Luật sư tư vấn 1900.6174

Thừa kế động sản có yếu tố nước ngoài

 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 680 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định việc thừa kế di sản được xác định dựa theo quy định pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế đó có quốc tịch ngay trước khi người này chết. Như vậy, công dân có quốc tịch Việt Nam dù chết tại nước nào thì cũng có thể sẽ áp dụng pháp luật của Việt Nam để chia thừa kế đối với động sản.

Tuy nhiên, nếu công dân nước ngoài để lại di sản thừa kế là động sản trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế di sản xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng mà phải áp dụng pháp luật của nước người đó có quốc tịch để chia tài sản thừa kế là động sản.

Thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài

 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 107 Bộ Luật Dân sự năm 2015, quy định về bất động sản bao gồm:

+ Đất đai;

+ Nhà và công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

+ Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

+ Tài sản khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 680 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật

 

Chị Hà (Quận 1 – Thành Phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong được tư vấn như sau:

Bố tôi là người Mỹ, trong một lần về Việt Nam chơi, ông đã quen biết, kết hôn với mẹ tôi và sinh sống ở Việt Nam từ năm 1999 đến nay. Do tính chất công việc nên năm 2020, ông đã quay trở lại Mỹ để làm việc. Năm 2021, ông mất vì đại dịch covid.

Theo di chúc của ông để lại, ông có để lại di sản thừa kế cho hai mẹ con tôi ở Việt Nam. Vậy tôi mong Luật sư hướng dẫn mẹ con tôi thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài. Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư giúp đỡ.”

 

>>> Hướng dẫn thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Hà đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng đài pháp luật! Đối với câu hỏi của chị, các Luật sư chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra phần giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 680 Bộ Luật Dân sự 2015 về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước nơi mà người để lại di sản thừa kế đó có quốc tịch trước khi chết.

– Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản này.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài vẫn phải tiến hành theo trình tự thông thường, được quy định cụ thể tại Luật Công chứng năm 2014Nghị định số 29/2015/NĐ-CP

Việc thoả thuận phân chia di sản thừa kế, việc khai nhận di sản này phải được niêm yết công khai tại trụ sở của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của bố chị để lại di sản; trong trường hợp không có
nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của bố chị trước kia.

Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản
của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết phân chia di sản thừa kế, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.

Trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài, nếu chị Hà ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam lâu dài để thực hiện các thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có thể linh động lựa chọn một trong hai cách sau như sau:

Cách thứ nhất:

Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế. Chị Hà có thể gửi hồ sơ (các giấy tờ tùy thân; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước trước để người thân ở Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng.

Sau khi đầy đủ hồ sơ xin khai nhận di sản thừa kế, tổ chức công chứng phải tiến hành thủ tục công chứng như thông thường. Sau 30 ngày niêm yết thông tin thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì liên quan thì tiến hành khai nhận phần di sản thừa kế. Lúc này chị Hà có thể về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công chứng thì chị Hà cần xuất trình bản chính các giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế của mình.

Cách thứ hai:

Trường hợp chị Hà không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành các thủ tục khai nhận di sản theo đúng quy định của pháp luật.

Việc ủy quyền khai nhận di sản được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán.

Trong giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người được ủy quyền và người ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế…). Đồng thời phải ghi rõ nội dung ủy quyền như:

“Người được ủy quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.”

Sau khi có giấy ủy quyền của chị Hà gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.

Trên đây, là phần tư vấn của Tổng đài pháp luật về thắc mắc của chị Hà. Trong trường hợp, nếu chị còn có thắc mắc liên quan, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn luật thừa kế chính xác và nhanh chóng nhất.

thu-tuc-thua-ke-co-yeu-to-nuoc-ngoai

Từ chối thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài

 

>>> Hướng dẫn từ chối thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Căn cứ theo quy định Điều 620 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì:

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ thừa kế của người cho thừa kế.

Việc từ chối nhận di sản thừa kế cần phải lập thành văn bản và phải gửi kèm hồ sơ từ chối nhận thừa kế đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế tương tự như hồ sơ, thủ tục nhận thừa kế di sản, kèm theo đơn từ chối nhận thừa kế gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc văn phòng công chứng.

Trong trường hợp bạn đọc vẫn còn thắc mắc hay câu hỏi nào khác, hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được tư vấn luật dân sự chính xác, nhanh chóng nhất.

Xử lý di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế

 

>>>> Quy định về xử lý di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế mới nhất 2022? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Người thừa kế di sản căn cứ theo quy định tại Điều 613 Bộ Luật Dân sự năm 2015 phải đáp ứng các điều kiện:

Cá nhân còn sống tại thời điểm mở thừa kế;

Cá nhân đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết và còn sống sau thời điểm mở thừa kế;

Phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nếu không phải cá nhân hưởng thừa kế theo di chúc

Di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế thuộc về Nhà nước:

Căn cứ theo quy định tại Điều 620 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì việc tài sản của người mất để lại, sau khi đã thực hiện hết các nghĩa vụ về tài sản mà không có ai nhận thừa kế, thì bất kể đó là bất động sản hay động sản, đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Một số lưu ý khi đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài

 

>>> Luật sư tư vấn các lưu ý đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài. Gọi ngay 1900.6174

Quy định được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài

 

Căn cứ theo quy định mới của Luật nhà ở năm 2014 thì kể từ ngày 01/07/2015, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài không chỉ được nhận thừa kế giá trị di sản mà có thể được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một quy định mở, tạo điều kiện thuận lợi cho người thừa kế là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có thể hợp thức hóa việc được tự mình đứng tên quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đất đai – nhà ở. Cụ thể, Luật Nhà ở năm 2014 quy định:

“i. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của cá nhân, hộ gia đình; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật hiện hành (khoản 2, điều 8);

ii. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở trong các trường hợp mua, thuê, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ (căn cứ theo điểm b, khoản 2, điều 160)”

thua-ke-co-yeu-to-nuoc-ngoai-thue-phai-chiu (1)

Thuế thu nhập phải chịu trong trường hợp chuyển nhượng đất được thừa kế

 

>>> Chuyển nhượng đất được thừa kế cần chịu những loại thuế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 thì thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa bố mẹ đẻ với con đẻ thuộc diện không phải chịu thuế. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản là bất động sản là thu nhập phải chịu thuế.

Tuy nhiên, đối với cá nhân thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản được hưởng thừa kế, cá nhân chuyển nhượng sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp, như sau:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; bố đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau;

Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và các tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

Do vậy, cá nhân nhận thừa kế muốn chuyển nhượng di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất sẽ chỉ được miễn thuế thu nhập cá nhân khi thửa đất này là tài sản duy nhất thuộc sở hữu tại Việt Nam hoặc chỉ chuyển nhượng mảnh đất đó cho những người thân thích trong gia đình (bao gồm: ông bà nội (ngoại); cha mẹ nuôi, bố mẹ chồng (vợ); anh chị em ruột).

Về vấn đề chuyển số tiền có được do chuyển nhượng đất được thừa kế ra nước ngoài

 

Trường hợp người thừa kế là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam khi nhận giá trị di sản thừa kế có quyền được chuyển số tiền đó ra nước ngoài căn cứ theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối.

Cụ thể, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được liên hệ với Ngân hàng được phép là hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển, mang ngoại tệ (có được do thừa kế) ra nước ngoài.

+ Hồ sơ để làm thủ tục bao gồm các loại giấy tờ sau

+ Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ;

+ Bản sao công chứng hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người thừa kế hợp pháp;

+ Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng minh là tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển, mang ngoại tệ.

+ Bản sao giấy căn cước công dân (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).

Trên đây là phần tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề Thừa kế có yếu tố nước ngoài. Hy vọng thông qua bài viết trên đây có thể giải đáp được các thắc mắc của bạn. Trong trường hợp, bạn còn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi ngay đến hotline 1900.6174  để được các Luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.