Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một trong những hoạt động mang tính nhân văn đầy ý nghĩa được pháp luật thừa nhận tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Vậy mang thai hộ là gì? Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? Mang thai hộ có được nghỉ thai sản không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin có liên quan đến chế độ thai sản của người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ. nếu quá trình tìm hiệu bạn có bất kỳ câu hỏi cần giải đáp, vui lòng liên hệ luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ 24/7.
Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?
Chị Xuân (Hà Tĩnh) có câu hỏi
Xin chào Luật sư, tôi và chồng kết hôn đã được 5 năm. Quá trình chung sống mặc dù cả hai đều mong muốn cho một người con chung, tuy nhiên do tình hình sức khỏe của tôi có vấn đề nên việc mang thai là không thể. Mặc dù đã cố gắng chạy chữa tại nhiều bệnh viện trong nước, nhưng tình hình vẫn không cải tiến. Chính vì thế, qua bàn bạc cả hai vợ chồng tôi đã đi đến thống nhất sẽ nhờ người mang thai hộ.
Tôi muốn hỏi luật sư về quyền lợi của người mang thai hộ cho vợ chồng tôi. Theo đó, trường hợp mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
>> Luật sư tư vấn miễn phí mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản, gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn trả lời:
Xin chào chị Xuân, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật, sau đây luật sư xin đưa ra câu trả lời cho câu hỏi mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? như sau:
Để hạn chế tình trạng lạm dụng chế độ bảo hiểm thai sản, pháp luật quy định điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản với hai điều kiện cần và đủ, bao gồm:
Thứ nhất, về điều kiện cần là người lao động nữ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội và thuộc một trong các trường hợp được liệt kê ở Khoản 1 Điều 31 tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bao gồm:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
Hay nói cách khác, người lao động nữ có thể được hưởng bảo hiểm thai sản là họ phải đóng bảo hiểm xã hội và có sự kiện thai sản. Sự kiện thai sản này bao gồm thai nghén, sinh con, nuôi con và thực hiện các thủ thuật thai sản khác như nạo hút thai, triệt sản,…
Như quy định pháp luật nêu trên, không chỉ trường hợp thai nghén, sinh và nuôi con thông thường mà còn có người lao động nữ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con sơ sinh dưới sáu tháng tuổi được hưởng chế độ thai sản. Theo đó, lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đưa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không được vượt quá thời gian theo chế độ sinh con.
Theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, kể từ ngày 01/01/2015 việc mang thai hộ, nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã được pháp luật cho phép. Việc tạo điều kiện cho người lao động nữ mang thai hộ hoặc nhờ mang thai hộ hoặc người mẹ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản là một quy định đáp ứng yêu cầu thực tiễn đời sống xã hội, góp phần đảm bảo chăm sóc toàn diện hơn người lao động nữ và trẻ em.
Thứ hai, về điều kiện đủ, để được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhận mang thai hộ hoặc nuôi con nuôi sơ sinh dưới 06 tháng tuổi còn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Số lần sinh con được hưởng trợ cấp thai sản không giới hạn.
Có thể thấy, trường hợp lao nữ mang thai hộ thuộc đối tượng được hưởng được hưởng chế độ thai sản như lao động nữ sinh con bình thường nếu đáp ứng hai điều kiện nêu trên.
Như vậy, theo như trình bày nêu trên của chị Xuân. Trường hợp người chị nhờ mang thai hộ có thể được hưởng chế độ thai sản nếu như người mang thai hộ đáp ứng điều kiện về thời gian gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Tổng Đài Pháp Luật cho câu hỏi mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu quá trình thực hiện thủ tục hưởng chế độ thai sản cho người mang thai hộ gặp vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp luật sư tư vấn bảo hiểm qua hotline 1900.6174 .
>> Xem thêm: Mang thai hộ có bị cấm không? Luật sư tư vấn hồ sơ miễn phí
Mang thai hộ được hưởng chế độ gì?
Chế độ thai sản đối với người mang thai hộ
Chị Ngân ở Phú Thọ có câu hỏi gửi đến luật sư như sau:
Thưa luật sư, tôi quê quán ở Phú Thọ nhưng vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và lập nghiệp đến nay đã được 10 năm. Quá trình vào lập nghiệp một mình tôi gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên do may mắn nên tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của hai anh chị con bác.
Hiện tại, cả hai anh chị đang tìm kiếm một người để nhờ mang thai hộ. Biết được tin trên tôi có ngỏ lời và được anh chị đồng ý. Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội tính đến là 10 năm 5 tháng. Vậy nên, tôi muốn hỏi luật sư rằng mang thai hộ được hưởng chế độ gì? Trường hợp tôi mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? Chế độ thai sản đối với người mang thai hộ được quy định như thế nào?
Mong luật sư hỗ trợ giải đáp vướng mắc nêu trên của tôi, xin cảm ơn!
>> Tư vấn miễn phí chế độ thai sản đối với người mang thai hộ, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn chị Ngân đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư. Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp người mang thai hộ đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định sẽ được hưởng chế độ thai sản. Theo đó, chế độ thai sản đối với người mang thai hộ được quy định như sau:
Chế độ khi đi khám thai:
– Điều kiện hưởng
Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản.
– Thời gian hưởng
Theo quy định Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, thời gian lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ khi khám thai là 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với người mang thai hộ quy định tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Mức hưởng
+ Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trước thời điểm nghỉ khám thai:
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24
+ Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trước thời điểm nghỉ khám thai:
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH/24
Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
– Điều kiện hưởng
Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản.
– Thời gian hưởng
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần tối đa được quy định như sau:
+ Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ Nghỉ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ Nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ Nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên;
– Mức hưởng
+ Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trước thời điểm nghỉ hưởng chế độ:
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ/30
+ Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trước thời điểm nghỉ hưởng chế độ :
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội/30
Chế độ khi sinh con
– Điều kiện hưởng
Lao động nữ mang thai hộ phải có quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp người mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Khi đáp ứng điều kiện hưởng nêu trên, lao động nữ mang thai hộ khi sinh con sẽ được hưởng các chế độ như sau:
– Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con;
– Nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản cho đến ngày đứa trẻ được giao cho người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định sau:
Lao động nữ mang thai hộ sinh con được nghỉ việc trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp người mang thai hộ sinh đôi trở lên, tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Trường hợp tính từ ngày lao động nữ mang thai sộ sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần theo quy định.
Thời điểm lao động nữ mang thai hộ giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ căn cứ vào thời điểm ghi trong văn bản xác nhận về việc giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
– Sau thời gian người mang thai hộ nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản nếu trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc nghỉ việc cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định nêu trên, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.
– Mức hưởng:
Mức hưởng 01 tháng= 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, trường hợp chị Ngân mang thai hộ cho người thân của mình, khi mang thai hộ nếu đáp ứng quy định pháp luật về điều kiện hưởng thì chị Ngân sẽ được hưởng chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 với mức hưởng cụ thể trong từng chế độ nêu trên
Trên đây là các chế độ thai sản đối với người mang thai hộ. Để được hưởng chế độ thai sản, người mang thai hộ cần lưu ý đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành. Để biết thêm thông tin chi tiết về điều kiện hưởng các chế độ, nhấc máy gọi ngay tổng đài 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.
Chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ
Anh Trường ở Lạng Sơn có câu hỏi mang được luật sư giải đáp:
Xin chào luật sư, tôi và vợ kết hôn được 10 năm. Vợ chồng tôi đã có quá trình chạy chữa tại nhiều bệnh viện với mong muốn sẽ có con. Tuy nhiên, điều này dường như là không thể cho tình trạng sức khỏe của vợ quá yếu. Do đó, vợ chồng tôi đã nhờ một người thân mang thai hộ.
Tôi muốn liên hệ luật sư hỗ trợ về nội dung nếu nhờ người mang thai hộ thì vợ tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không. được biết vợ tôi có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty đến này là 10 năm liên tục, không có giai đoạn ngắt quãng. Vậy luật sư cho tôi hỏi chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ được quy định như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Tư vấn miễn phí chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ, gọi ngay 1900.6174
Trước hết, Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn câu hỏi được gửi đến từ anh Trường. Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, người mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ đều được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, để được hưởng chế độ thai sản người lao động nữ phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Mức hưởng cũng được pháp luật nêu rõ cụ thể như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Căn cứ quy định pháp luật hiện hành tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện được hưởng chế độ thai sản:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
…
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng thời điểm khi nhận con sẽ đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Chế độ và thời gian hưởng chế độ thai sản
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính Phủ ban hành quy định về chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:
– Điều kiện hưởng:
Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con từ người mang thai hộ.
– Chế độ và thời gian hưởng:
+ Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.
+ Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng;
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
+ Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 6 tháng tuổi thì chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP;
+ Trường hợp người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính Phủ ban hành quy định về mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ.
– Trường hợp bình thường: người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trước thời điểm nghỉ hưởng chế độ:
Mức hưởng 01 tháng= 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ.
– Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ đóng chưa đủ 06 tháng nhưng được là đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi sinh con:
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH
Như vậy, theo như trình bày nêu trên, trường hợp vợ của anh Trường có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 10 năm liên tục tính trước thời điểm sinh con đã đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điều 31 Luật này.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của vợ anh sẽ tính từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ.
Trên đây là nội dung chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ. Chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về điều kiện hưởng, thời gian và chế độ hưởng và cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho người mẹ nhờ mang thai hộ. Nếu còn vướng mắc trong quá trình tìm hiểu nội dung trên, bạn đừng ngần ngại hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp chi tiết trong từng trường hợp cụ thể.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp mang thai hộ
Chị Na (Thái Bình) có gửi câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi tên là Na. Hiện tại tôi đang làm việc tại trung tâm thành phố Đà Nẵng. Tôi đã tham gia làm việc tại một công ty may được 2 năm, có hai giai đoạn tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể, giai đoạn thứ nhất là từ tháng tháng 1/2020 đến tháng 8/2020, giai đoạn thứ hai là từ tháng 10/2020 cho đến nay. Tôi đang mang thai hộ cho một cặp vợ chồng người thân của tôi. Cả tôi và người mẹ nhờ mang thai hộ đều đáp ứng đủ điều kiện về thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Luật sư có thể cho tôi biết thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp mang thai hộ được không? Mong luật sư hỗ trợ giúp tôi giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Tư vấn miễn phí thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp mang thai hộ, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Tổng Đài Pháp Luật xin gửi lời chào và lời cảm ơn chị Na khi đã có câu hỏi gửi đến cho chúng tôi. Về thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp mang thai hộ, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con bao gồm các giấy tờ như sau:
– Tờ khai theo mẫu C70a-HD – Danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe dựa theo Quyết định 919/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Bản sao giấy khai sinh/ trích lục khai sinh/ giấy chứng sinh của con, trừ trường hợp con chết chưa được cấp giấy chứng sinh;
– Bản sao văn bản thỏa thuận giữa các bên về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và văn bản xác nhận về thời điểm giao đứa trẻ giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
– Trường hợp con chết lao động nữ mang thai hộ cung cấp giấy chứng tử/ trích lục khai tử/ trích sao hồ sơ bệnh án. Thay thế bằng giấy ra viện của lao động nữ mang thai hộ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
– Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sau khi sinh bị chết cần cung cấp giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ bao gồm các giấy tờ như sau:
– Tờ khai theo mẫu C70a-HD – Danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe dựa theo Quyết định 919/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Bản sao giấy khai sinh/ trích lục khai sinh/ giấy chứng sinh của con, trừ trường hợp con chết chưa được cấp giấy chứng sinh;
– Bản sao văn bản thỏa thuận giữa các bên về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và văn bản xác nhận về thời điểm giao đứa trẻ giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
– Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết;
– Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ nhờ mang thai hộ trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết;
– Giấy xác nhận về tình trạng người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp (giấy xác nhận theo mẫu và thẩm quyền cấp quy định của Bộ Y tế).
Như vậy, theo nội dung trình bày của chị na, nếu làm thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp mang thai hộ chị và người mẹ nhờ mang thai hộ cần chuẩn bị các giấy tờ nêu trên. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản không quá phức tạp, tuy nhiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ để tránh trường hợp mất thời gian bổ sung hồ sơ hoặc để quá thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản
Thủ tục hưởng chế độ thai sản được quy định cụ thể tại Khoản 4 và khoản 6 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Theo đó, thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo các bước như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Người mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi đáp ứng đủ kiều kiện hưởng chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mà chúng tôi đã trình bày ở trên.
– Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho cơ quan bảo hiểm xã hội
Trường hợp người lao động còn đi làm, trong thời gian 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, lao động nữ có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội thay cho người lao động.
Trường hợp người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc thời điểm nhận con thì người lao động sẽ nộp hồ hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú.
– Bước 3: Giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động
+ Trường hợp người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua người sử dụng lao động
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ phía người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ phía người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả chế độ thai sản.
+ Trường hợp người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc thời điểm nhận con nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không tiếp nhận giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người lao động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trường hợp chị Na và người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ thực hiện thủ tục theo các bước nêu trên để hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật. Trong quá trình thực hiện thủ tục bạn gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ hoặc thủ tục, hãy gọi ngay cho luật tư tư vấn trực tiếp qua tổng đài 1900.6174.
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về nội dung mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Việc nắm rõ những quy định pháp luật sẽ giúp cho bạn thực hiện thủ tục hưởng chế độ thai sản nhanh chóng và hiệu quả nhất. Mọi vướng mắc cần giải đáp bạn vui lòng gửi câu hỏi về địa chỉ email: [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài tư vấn miễn phí 1900.6174.