Mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội thế nào là hợp lệ? Giấy ra viện là loại giấy tờ quan trọng giúp người bệnh hưởng trọn vẹn chế độ BHXH, vì vậy bạn cần biết cách viết giấy ra viện hợp lệ để không mất quyền lợi khi đau ốm. Vì vậy, sau đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ hướng dẫn bạn điền giấy ra viện một cách chính xác nhất. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để gặp trực tiếp Luật sư hỗ trợ kịp thời nhất.
>> Luật sư tư vấn chính xác Mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội hợp lệ, gọi ngay 1900.6174
Mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội hợp lệ
Anh Tuyên (Nghệ An) có câu hỏi:
“Chào Luật sư! Em năm nay 23 tuổi và đang thực tập tại bệnh viện y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng. Cách đây 1 tuần, chú Hoàng ở huyện Diễn Châu – Nghệ An gặp tai nạn giao thông bị gãy chân và nhập viện. Theo sự phân công của trưởng khoa bệnh viện em là người sẽ phụ trách chăm sóc cho chú ấy.
Trong quá trình nói chuyện thì em biết chú đã mất vợ và đang một mình nuôi con nhỏ 5 tuổi, họ hàng cũng không ở gần chú, vì vậy chú đang gặp khó khăn để làm giấy ra viện. Chú ấy có nhờ em giúp mình làm giấy ra viện và em đã đồng ý. Vì lần đầu em làm giấy ra viện nên vẫn chưa biết mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm đau ốm sẽ như thế nào.
Vậy Luật sư cho em hỏi mẫu giấy ra viện hưởng BHXH hợp lệ sẽ như thế nào và cách viết ra sao? Xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư hướng dẫn chính xác giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội hợp lệ, gọi ngay 1900.6174.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi nhận được câu hỏi của bạn, Luật sư tư vấn bảo hiểm của chúng tôi đã có những phản hồi như sau:
Giấy ra viện có thể được coi là nguồn cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý của người lao động để cơ quan BHXH nắm rõ và có quyết định chính xác nhất về các quyền lợi được hưởng của người lao động. Vì vậy những thông tin phải có trong mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội phải thật chính xác, đồng nhất với những giấy tờ liên quan khác.
Trong Phụ lục 3 ban hành kèm theo của Thông tư 56/2017/TT-BYT, mẫu giấy ra viện chuẩn hiện nay được quy định như sau
…………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MS: 01/BV-01
BV:…………. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số lưu trữ:…………..
Khoa:……….. ————— Mã Y tế …../…./…./…
GIẤY RA VIỆN
– Họ tên người bệnh: …………………………………………………. Tuổi:………..Nam/Nữ……………………
– Dân tộc: ………………………………….Nghề nghiệp:……………………………………………………………
– Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: ……………………………………………………………………………………………..
– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………..
– Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm………………………………………………
– Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm………………………………………………
– Chẩn đoán:……………………………………………………………………………………………………………………..
– Phương pháp điều trị:……………………………………………………………………………………………………….
– Ghi chú: …………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày….. tháng….. năm…….. Ngày….. tháng….. năm……..
Thủ trưởng đơn vị Trưởng khoa
(Ký tên, đóng dấu) Họ tên……………………………….
Có thể thấy, mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm những thông tin cơ bản và cần thiết nhất để cơ quan BHXH có thể dựa vào
đó để xác định chính xác quá trình điều trị bệnh của người lao động, từ đó không làm mất đi quyền lợi của người lao động.
Trên đây là mẫu giấy ra viện hưởng BHXH hợp lệ, trong trường hợp bạn cần hướng dẫn điền giấy ra viện đúng theo quy định của pháp luật, đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn luật hướng dẫn một cách chi tiết, chính xác nhất.
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin rút sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2022
Thế nào là giấy ra viện hợp lệ để hưởng bảo hiểm xã hội?
Anh Hiếu (25 tuổi – Cầu Giấy) có câu hỏi:
“Chào Luật sư! Tôi hiện tại là một nhân viên văn phòng của công ty A. Ngày 20/06 bố tôi gặp tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị 01 tháng trong bệnh viện E. Hiện tôi đang tiến hành các thủ tục để giải quyết chế độ hưởng ốm đau của BHXH cho bố. Khi tìm hiểu về các loại giấy tờ cần phải nộp lên cơ quan BHXH, tôi thấy quy định phải nộp giấy ra viện đúng chuẩn theo quy định.
Vậy Luật sư có thể cho tôi biết thế nào là giấy ra viện hợp lệ? Cảm ơn Luật sư rất nhiều!”
>> Luật sư giải đáp chính xác thế nào là giấy ra viện hợp lệ, gọi ngay 1900.6174.
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn luật đến Tổng Đài Pháp Luật. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Khi người lao động phải nhập viện thì giấy ra viện chính là căn cứ để giải quyết chế độ ốm đau. Nếu giấy ra viện không hợp lệ thì sẽ bỏ sót quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Căn cứ tại mục 1 điểm 2 Khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định về giải quyết chế độ ốm đau phải nằm viện
“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
2.1. Đối với chế độ ốm đau:
2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú
a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
Theo quy định trên đề cập, khi người lao động phải nhập viện thì giấy ra viện chính là căn cứ để giải quyết chế độ ốm đau hưởng BHXH. Lúc này, người lao động cần có bản sao giấy ra viện của cơ sở khám chữa bệnh nộp lên để cơ quan BHXH xem xét quyền lợi trong bảo hiểm.
Như vậy, anh Hiếu phải chuẩn bị bản sao giấy ra viện của bố anh tại bệnh viện E, sau đó nộp lên cùng với những giấy tờ khác để bố anh được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội
Trên đây là những giải đáp của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề thế nào là mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội hợp lệ bạn cần nắm rõ. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, nhanh tay nhấc máy gọi đến 1900.6174 để được tư vấn kịp thời!
>> Xem thêm: Số điện thoại bảo hiểm xã hội – Hotline tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
Hướng dẫn điền mẫu giấy ra viện đầy đủ, chính xác
Anh Long (Hà Nội) có câu hỏi:
“Chào Luật sư! Tôi có một người con trai năm nay tròn 15 tuổi. Vào ngày 20/06/2022 vừa qua thì con trai tôi bị đau thắt quanh vùng bụng. Sau khi thăm khám thì bác sĩ bảo con tôi bị viêm ruột thừa cấp và phải nằm viện 1 tuần. Đến nay tôi đang tiến hành làm hồ sơ cho con để hưởng chế độ BHXH.
Vì đây là lần đầu tôi làm giấy ra viện hưởng BHXH cho con trai nên không biết phải điền thế nào mới đúng quy định. Vậy Luật sư có thể hướng dẫn tôi điền mẫu giấy ra viện chính xác nhất được không? Cảm ơn Luật sư rất nhiều!”
>> Luật sư hướng dẫn điền mẫu giấy ra viện hưởng BHXH chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Sau khi tiếp nhận yêu cầu tư vấn từ bạn, Luật sư của chúng tôi đã có những hướng dẫn về việc điền mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
Căn cứ tại Phụ lục 3 Thông tư 56/2017/TT-BYT về việc hướng dẫn cách điền giấy ra viện hưởng BHXH hợp lê:
Thứ nhất, Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT: Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH.
Việc ghi mã số BHXH chỉ được áp dụng khi cơ quan BHXH chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay thế cho số sổ BHXH.
Thứ hai, Phần chẩn đoán:
– Giấy ra viện phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe của bạn hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp bạn mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì phải ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì cần ghi đầy đủ tên bệnh.
– Trường hợp đình chỉ thai nghén: Bạn phải ghi rõ nguyên nhân bị đình chỉ thai nghén.
Thứ ba, Phần phương pháp điều trị: Ghi chỉ định điều trị, trường hợp phải đình chỉ thai nghén:
– Dưới 22 tuần tuổi: Căn cứ vào tình trạng thực tế của bạn để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp như sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, (trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện hình thức thụ tinh trong ống nghiệm);
– Từ 22 tuần tuổi trở lên: Cần ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
Trường hợp người bệnh phải đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì phải ghi rõ chẩn đoán theo sự hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ “(phá thai bệnh lý)” ngay sau phần chẩn đoán của bác sĩ.
Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (phá thai bệnh lý).
Thứ tư, Phần ghi chú: Ghi lời dặn của thầy thuốc:
– Trường hợp người bệnh cần nghỉ ngơi để điều trị bệnh hoặc để ổn định lại sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ ngơi để điều trị ngoại trú sau khi ra viện.
Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng lưu ý tối đa không quá 30 ngày.
– Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ cần phải ghi rõ là “để dưỡng thai”.
Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày quy định.
– Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì cần ghi là đẻ non, con chết.
– Trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau khi sinh.
– Trường hợp người mất hoặc bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ và tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
Thứ năm, Ngày, tháng, năm và chữ ký:
Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần của thủ trưởng đơn vị.
Trên đây là những hướng dẫn của Luật sư về việc điền giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội đầy đủ, chính xác nhất mà bạn cần nắm rõ. Trong trường hợp bạn còn bất kỳ thắc mắc nào với câu trả lời của Luật sư, hãy nhanh tay gọi điện đến số hotline 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn cụ thể từ phía Luật sư và hỗ trợ giải quyết nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội – Lãnh BHXH 1 lần
Một số câu hỏi liên quan đến mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội
Không có giấy ra viện có được hưởng chế độ ốm đau không?
Anh Thanh (TP Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
“Chào Luật sư! Hiện tại tôi đang kinh doanh 01 quán cà phê ở Quận 7 – TP Hồ Chí Minh. Tháng 06/2022 trong một lần đi gặp đối tác cung cấp nguyên liệu ở ĐăkLăk không may tôi bị tai nạn giao thông và phải nằm viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong vòng 01 tháng. Đến nay tôi đang làm các giấy tờ để xin hưởng chế độ ốm đau của BHXH nhưng lại không tìm thấy giấy ra viện.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi không có giấy ra viện có được hưởng chế độ ốm đau hay không? Cảm ơn Luật sư rất nhiều!”
>> Thiếu giấy ra viện được hưởng chế độ ốm đau không? Thắc mắc gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi nghiên cứu về tình huống bạn đề cập, Luật sư của chúng tôi đã có những phản hồi như sau:
Người lao động đang tham gia đóng BHXH mà bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau.
Trong trường hợp làm mất giấy ra viện, người lao động sẽ không được cơ quan BHXH giải quyết chế độ ốm đau trong BHXH, vì:
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 8, Quyết định số 636/QĐ-BHXH quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
“Điều 8: Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động Điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động Điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (bản chính).
Như vậy, theo quy định hiện hành của Pháp luật thì người lao động buộc phải có giấy ra viện nếu phải điều trị nội trú hoặc giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của cơ sở y tế khi điều trị ngoại trú để được hưởng chế độ ốm đau theo luật quy định.
Đối với trường hợp anh phải nằm viện 01 tháng nhưng đã làm mất mẫu giấy ra viện hưởng BHXH thì anh sẽ không được hưởng quyền lợi của chế độ ốm đau. Anh cần phải lập tức đến bệnh viện Chợ Rẫy để xin cấp lại giấy ra viện sau đó hoàn thiện hồ sơ nộp lên cơ quan BHXH để hưởng chế độ ốm đau.
Trên đây là những giải đáp của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về việc mất giấy ra viện hưởng BHXH, hy vọng thông tin sẽ hữu ích với bạn và một số công dân có nhu cầu hiểu về vấn đề này. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, nhanh tay gọi điện đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.
Bị mất, hỏng Giấy ra viện có xin cấp lại được không?
Anh Thái (Hà Tĩnh) có câu hỏi:
“Chào Luật sư! Em gái tôi năm nay 24 tuổi và là một nhân viên văn phòng. Vì tính chất công việc nên phải ngồi nhiều. Tháng 05/2022 vừa quan nó vừa phải đi cắt búi trĩ tại bệnh viện y học Cổ Truyền tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh lý này hơi nhạy cảm nên em gái tôi ngại và đã chần chừ nộp hồ sơ để hưởng chế độ ốm đau của BHXH. Đến nay giấy ra viện đã bị hỏng và không thể sử dụng được.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi, khi làm hỏng giấy ra viện có xin cấp lại được không?”
>> Mất giấy ra viện có xin cấp lại được không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn câu hỏi mà bạn gửi đến Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi nghiên cứu về tình huống bạn đề cập về việc làm hỏng mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội, Luật sư đã có những tư vấn như sau:
Căn cứ Điểm a, Khoản 5, Điều 26 tại Thông tư 56/2017/TT – BYT về Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
“Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
– Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, trường hợp bị mất, hỏng Giấy ra viện, người lao động hoàn toàn có thể quay lại bệnh viện nơi mình đã điều trị để xin cấp lại. Đối với trường hợp anh đề cập trong câu hỏi, em gái anh bị mất giấy ra viện khi khám chữa bệnh tại viện y học cổ truyền vì vậy em gái anh có thể quay lại bệnh viện và xin cấp lại giấy ra viện, và bệnh viện y học cổ truyền có trách nhiệm phải cấp lại giấy ra viện cho em gái anh.
Trong quá trình xin cấp lại, nếu em gái anh có bất kỳ vướng mắc nào cần sự giải đáp từ Luật sư có chuyên môn cao, hãy nhanh tay gọi điện đến số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn cụ thể nhất.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về hồ sơ làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong câu trả lời của Luật sư, hãy nhanh tay gọi điện đến số hotline 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn cụ thể từ Luật sư và hỗ trợ giải quyết thủ tục xin cấp giấy xác nhận hôn nhân nhanh chóng nhất.
Bài viết trên Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về mẫu giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội thế nào là hợp lệ mà công dân cần nắm rõ để có thể nhận được sự hỗ trợ hợp pháp từ cơ quan BHXH. Trường hợp bạn đang gặp bất kỳ vấn đề vướng mắc nào về bảo hiểm xã hội, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư giải đáp cụ thể và hỗ trợ giải quyết triệt để vấn đề bạn đang vướng mắc.