Ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định mới 2022

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là một trong những yếu tố được các chủ công ty, doanh nghiệp quan tâm khi họ tiến hành các hoạt động thực hiện ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy quy định cụ thể và danh mục ngành nghề kinh doanh này như thế nào? Bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp tất cả các vấn đề thắc mắc trên. Nếu bạn còn có bất kì câu hỏi thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

nganh-nghe-kinh-doanh-co-dieu-kien

Quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

 

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là các ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề này phải đáp ứng điều kiện. Vì lý do quốc phòng, an ninh trật tự quốc gia, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định chi tiết tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014.

Điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề quy định trên được quy định chi tiết tại các luật, pháp lệnh, nghị định. Và được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác không được ban hành các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định cụ thể, rõ ràng và phù hợp với mục tiêu quy định. Đồng thời phải bảo đảm công khai, minh bạc và mang tính chất khách quan. Tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của các nhà đầu tư.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Chính phủ quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng việc công bố và kiểm soát điều kiện kinh doanh.

>> Xem thêm: Vốn đầu tư là gì? Cách tính vốn đầu tư để không bị lỗ

 

Nội dung quy định về điều kiện ngành nghề kinh doanh có điều kiện

 

Quy định về các điều kiện đầu tư kinh doanh phải bao gồm các nội dung sau đây:

+ Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

+ Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ đăng ký kinh doanh hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

+ Cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

>>> Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp tư nhân – Thủ tục mới nhất năm 2022

noi-dung-nganh-nghe-kinh-doanh-co-dieu-kien

>>> Xem thêm: Thành lập công ty cần những gì? Quy định mới nhất 2022

Hình thức về điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện

 

Anh Hà (Cầu Giấy) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong được giải đáp như sau:

Tôi và bạn tôi chuẩn bị sẽ cùng với nhau một công ty TNHH 2 thành viên. Chúng tôi dự định sẽ kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện. Tuy nhiên, chúng tôi chưa hiểu rõ hình thức về điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Vậy tôi mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi các hình thức về điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện mới nhất năm 2022. Tôi xin cảm ơn Luật sư!

>>> Tư vấn hình thức kinh doanh ngành nghề có điều kiện, gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào anh Hà! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Tổng đài pháp luật! Sau khi tiếp nhận thông tin chúng tôi xin được trả lời như sau:

Giấy phép kinh doanh

 

Giấy phép đăng ký kinh doanh đôi khi còn được gọi là “Giấy phép con”. Văn bản này được hiểu là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các chủ thể, công ty, doanh nghiệp kinh doanh tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực.

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ có tính chất thông hành mà có loại giấy này thì các cá nhân, các tổ chức kinh doanh được phép hoạt động một cách hợp pháp. Công ty, doanh nghiệp buộc phải có các giấy phép đó khi hoạt động trong những lĩnh vực thuộc “Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” theo căn cứ quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Giấy phép kinh doanh còn được sử dụng như một hình thức nhằm hạn chế kinh doanh đối với những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định như nông nghiệp

Các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định rõ ràng nhiều loại Giấy phép là: Công thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông.

>>> Xem thêm: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất 2022

Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

 

Thông thường, đây là các điều kiện liên quan đến con người hoặc cơ sở vật chất của cơ sở đó. Khi chủ thể kinh doanh trên đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trên, các chủ thể kinh doanh mới này được phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó.

Những loại giấy chứng nhận phổ biến trên hiện nay có thể kể đến như giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm…

Điều kiện về chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà hiệp hội nghề nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đối với một ngành, nghề nhất định.

Đối với các ngành nghề có điều kiện này, doanh nghiệp đó phải có người hoạt động trong ngành nghề đó có chứng chỉ hành nghề.

Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau được quy định trong pháp luật chuyên ngành đó mà yêu cầu số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề và vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp cũng khác nhau.

Ví dụ như:

– Yêu cầu đối với giám đốc công ty, doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề: Giám đốc của công ty, doanh nghiệp hoặc người đứng đầu các cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.

– Yêu cầu đối với giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề: Giám đốc của công ty, doanh nghiệp. Và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong công ty, doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.

– Đối với công ty, doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề. Ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề này.

Vốn pháp định

Yêu cầu về vốn pháp định thường được đặt ra đối với các ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao của công ty, doanh nghiệp hoặc các ngành, nghề có yêu cầu có cơ sở vật chất lớn.

Ví dụ, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản này phải có vốn pháp định là 20 tỷ đồng. Vốn điều lệ của công ty phải góp là 20 tỷ đồng mới được hoạt động trong lĩnh vực này.

Mục đích của yêu cầu về mức vốn tối thiểu này nhằm xác định năng lực hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó của công ty, doanh nghiệp. Góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có giao dịch với doanh nghiệp đó.

Một số điều kiện khác Tham khảo thêm:

– Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc;

– Phải lập dự án và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập công ty, doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh.

– Các điều kiện mà các cá nhân, tổ chức kinh tế cần phải đáp ứng để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định.

Lưu ý:

Mọi cá nhân, tổ chức cần đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh đều có quyền được cấp giấy phép hoặc được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định trên, trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi hay bổ sung giấy phép. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức và nêu rõ lý do từ chối đó.

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính để được cấp giấy phép hoặc thực hiện các điều kiện đối với các trường hợp thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản. Công ty, doanh nghiệp không phải ghi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Trên đây, là phần trả lời về các hình thức kinh doanh có điều kiện, nếu anh Hà còn vướng mắc trong việc giải quyết các thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn luật doanh nghiệp nhanh chóng, miễn phí từ các Luật sư giàu kinh nghiệm.

>>> Xem thêm: Chi phí thành lập công ty bao gồm những khoản nào [MỚI NHẤT]?

hinh-thuc-ve-dieu-kien-kinh-doanh-nganh-nghe-co-dieu-kien

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

 

Chị Hà My (Hải Phòng) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau:

Tôi là My, hiện tại tôi đang làm việc cho một công ty tại thành phố Hải Phòng. Đến nay, tôi đã làm việc 10 năm ở công ty đó. Hiện tại do đã có kinh nghiệm và tích góp được một số vốn nên muốn tự thành lập công ty. Tôi muốn kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Vậy nên tôi muốn Luật sư có thể tư vấn tôi các danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện? Tôi xin cảm ơn Luật sư!

 

>>> Luật sư tư vấn danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định

STT Ngành nghề Văn bản Vốn pháp định Đối tượng
 

1.

 

Kinh doanh bất động sản

 

Căn cứ Điều 03 Nghị định số 76/2015 /NĐ-CP

 

20 tỷ đồng

 

2.

 

Kinh doanh dịch vụ lữ hành

 

Căn cứ Điều 14 Nghị định số168/2017/NĐ-CP

 

100 triệu đồng

 

Kinh doanh các dịch vụ lữ hành nội địa

 

250 triệu đồng

 

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

 

500 triệu đồng

 

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài

500 triệu đồng  

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài

 

3.

 

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

 

Căn cứ Điều 13 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP

 

2 tỷ đồng

 

4.

 

Cho thuê lại lao động

 

Căn cứ Điều 05 Nghị định số 29/2019 /NĐ-CP

 

Ký quỹ 2 tỷ đồng tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc  ngân hàng thương mại thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

 

5.

 

Dịch vụ việc làm

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 52 /2014/NĐ-CP

 

Ký quỹ 300 triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính

 

6.

 

Bán hàng đa cấp

 

Căn cứ Điều 7 Nghị định số 40/2018/ NĐ-CP

 

10 tỷ đồng

7. Sở Giao dịch hàng hóa Căn cứ Điều 8 số Nghị định 51/2018/NĐ-CP 150 tỷ đồng
 

8.

 

Sở Giao dịch hàng hóa

 

Căn cứ Điều 17 số Nghị định 51/2018/NĐ-CP

 

5 tỷ đồng

 

Thành viên môi giới

 

9.

 

Sở Giao dịch hàng hóa

 

Căn cứ Điều 21 số Nghị định 51/2018/NĐ-CP

 

75 tỷ đồng

 

Thành viên kinh doanh

 

10.

 

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

 

Căn cứ Điều 23 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP

 

Ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi

 

11.

 

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

 

Căn cứ Điều 24 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP

 

Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

12.

 

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

 

Căn cứ Điều 25 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP

 

Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

13.

 

Thành lập trường trung cấp sư phạm

 

Căn cứ Điều 78 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

 

Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng

 

14.

 

Thành lập trường cao đẳng sư phạm

 

Căn cứ Điều 78 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

 

Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng

 

15.

 

Thành lập trường đại học tư thục

 

Căn cứ Điều 87 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

 

Trên 500 tỷ đồng

 

16.

 

Dịch vụ bảo vệ

 

Căn cứ Điều 11 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP

 

1.000.000 USD

 

Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam

 

17.

 

Văn phòng Thừa phát

 

Căn cứ Điều 18 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP

 

Ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng

 

18.

 

Kinh doanh sản xuất phim

 

Căn cứ Điều 03 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP

 

200 triệu đồng

 

19.

 

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm

 

Căn cứ Điều 7 Nghị định số  73/2016/NĐ-CP

 

Tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

 

Tổ chức Việt Nam

 

20.

 

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

300 tỷ

 

21.

 

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

350 tỷ

 

22.

 

Kinh doanh bảo phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

400 tỷ

 

23.

 

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

600 tỷ

 

24.

 

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

800 tỷ

 

25.

 

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

1000 tỷ

 

26.

 

Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

300 tỷ

 

27.

 

Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

400 tỷ

 

28.

 

Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

 

Căn cứ 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

700 tỷ

 

29.

 

Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

1100 tỷ

 

30.

 

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

4 tỷ

 

31.

 

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm

 

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

 

8 tỷ

 

32.

 

Kinh doanh vận chuyển hàng không Trường hợp: Khai thác đến 10 tàu bay  với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

 

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

 

700 tỷ

 

 

33.

 

Kinh doanh vận chuyển hàng không Trường hợp: Khai thác đến 10 tàu bay  với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

 

Căn cứ Điều 8 Nghị định số  92/2016/NĐ-CP

 

300 tỷ

 

34.

 

Kinh doanh vận chuyển hàng không Trường hợp: Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

 

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

 

1.000 tỷ

 

35.

 

Kinh doanh vận chuyển hàng không Trường hợp: Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

 

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

 

600 tỷ

 

36.

 

Kinh doanh vận chuyển hàng không Trường hợp: Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

 

Căn cứ Điều 8 Nghị định số  92/2016/NĐ-CP

 

1.300 tỷ

 

37.

 

Kinh doanh vận chuyển hàng không Trường hợp: Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

 

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

 

700 tỷ

 

38.

 

Kinh doanh cảng hàng không Trường hợp: cảng hàng không nội địa

 

Căn cứ Điều 14 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

 

100 tỷ

 

39.

 

Kinh doanh cảng hàng không Trường hợp:  cảng hàng không quốc tế

 

Căn cứ Điều 14 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

 

200 tỷ

 

40.

 

Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách

 

Căn cứ Điều 17 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

 

30 tỷ

 

41.

 

Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa

 

Căn cứ Điều 17 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

 

30 tỷ

 

42.

 

Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu

 

Căn cứ Điều 17 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP

 

30 tỷ

 

43.

 

Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển

 

Căn cứ Điều 04 Nghị định số  147/2018/NĐ-CP

 

50 tỷ

 

44.

 

Hoạt động thông tin tín dụng

 

Căn cứ Điều 01 Nghị định số 57/2016/NĐ-CP

 

30 tỷ

 

45.

 

Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ

 

Căn cứ Điều 06 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP

 

5 tỷ

 

46.

 

Kinh doanh hoạt động mua bán nợ

 

Căn cứ Điều 07 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP

 

100 tỷ

 

47.

 

Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ

 

Căn cứ Điều 08 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP

 

500 tỷ

 

48.

 

Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng

 

Căn cứ Điều 05 Nghị định số 84/2016/NĐ-CP

 

6 tỷ

 

49.

 

Môi giới chứng khoán

 

Căn cứ Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP

 

25 tỷ

 

50.

 

Tự doanh chứng khoán

 

Căn cứ Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP

 

50 tỷ

 

51.

 

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

 

Căn cứ Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP

 

165 tỷ

 

52.

 

Tư vấn đầu tư chứng khoán

 

Căn cứ Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP

 

10 tỷ

 

53.

 

Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

 

Căn cứ Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP

 

25 tỷ

 

54.

 

Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng

 

Căn cứ Điều 79 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP

 

50 tỷ

 

55.

 

Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ

 

Căn cứ Điều 87 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP

 

50 tỷ

 

>>> Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp tư nhân – Thủ tục mới nhất năm 2022

Danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề

 

 

STT Ngành nghề Chứng chỉ Chức danh cần chứng chỉ Số lượng
1. Kinh doanh dịch vụ pháp lý Chứng chỉ hành nghề Luật sư Người đứng đầu tổ chức hoặc thành viên của Công ty luật hợp danh 01
2 Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền) Chứng chỉ đại diện sở hữu công nghiệp Giám đốc 02
3 Dịch vụ làm thủ tục về thuế
Chức danh quản lý 2
4. Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm Chứng chỉ hành nghề Bác Sĩ, Y, Dược Trưởng Phòng Khám, Chủ cơ sở 01
5 Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân Chứng chỉ hành nghề bác sĩ y học cổ truyền Trưởng Phòng Khám, Chủ cơ sở 01
6 Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y hứng chỉ hành nghề thú y Chức danh quản lý 01
7 Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Chứng chỉ hành nghề thuốc bảo vệ thực vật Chức danh quản lý 01
8 Dịch vụ kiểm toán Chứng chỉ hành nghề kiểm toán Giám đốc và Người quản lý 05
9 Sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản Chứng chỉ hành nghề thú y Chức danh quản lý 01
10 Dịch vụ kế toán
Chứng chỉ kế toán trưởng
Giám đốc và Người quản lý 02
11 Giám sát thi công xây dựng công trình (Tùy hạng công trình) Chứng chỉ giám sát tương ứng với từng hạng Chức danh quản lý 01
12 Khảo sát xây dụng (Tùy hạng công trình) Chứng chỉ khảo sát tương ứng với từng hạng Chức danh quản lý 01
13 Thiết kế xây dựng công trình (Tùy hạng công trình) Chứng chỉ thiết Kế tương ứng với từng hạng Chức danh quản lý 01
14 Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 1 Chứng chỉ tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 1 Chức danh quản lý 05
15 Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 2 Chứng chỉ tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 2 Chức danh quản lý 03 Chứng chỉ hạng 2 hoặc 01 Chứng chỉ hạng 1
16 Đấu giá tài sản Chứng chỉ hành nghề đấu giá Chức danh quản lý 01
17 Dịch vụ môi giới bất động sản Chứng chỉ môi giới Chức danh quản lý 01
18 Dịch vụ định giá bất động sản Chứng chỉ định giá Chức danh quản lý 02
19 Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – chức năng môi giới Chứng chỉ môi giới Chức danh quản lý 02
20 Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – chức năng định giá Chứng chỉ định giá Chức danh quản lý 02
21 Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải Chứng chỉ thiết kế phương tiện vận tải Chức danh quản lý 01
22 Hoạt động xông hơi khử trùng Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng Chức danh quản lý 01

 

Trên đây là phần giải đáp của Luật sư về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm hai ý chính là vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề. Nếu chị My còn thắc mắc nào khác hoặc đang cần được hỗ trợ thủ tục thành lập công ty tnhh, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất.

 

Như vậy, chúng ta vừa cùng tìm hiểu xong về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các vấn đề xoay quanh. Hy vọng bài viết trên phần nào sẽ giúp các bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích để áp dụng trong những trường hợp cụ thể của mình. Nếu bạn đọc còn có bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý thành lập doanh nghiệp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.