Nghĩa vụ với con riêng của chồng theo quy định của pháp luật [MỚI NHẤT]

Nghĩa vụ với con riêng của chồnglà quy định liên quan đến quan hệ giữa cha mẹ và con được ghi nhận tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Vậy pháp luật quy định mẹ kế phải có những nghĩa vụ gì với con riêng của chồng? Bài viết sau đây của Luật sư Tư vấn Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật về vấn đề trên.

>>> Kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí và nhanh chóng nhất về vấn đề này

nghia-vu-voi-con-rieng-cua-chong

Nghĩa vụ với con riêng của chồng theo quy định của pháp luật

Chị Kim (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi năm nay 25 tuổi, sắp tới sẽ kết hôn với anh Đức. Anh Đức trước đây đã từ kết hôn nhưng đã ly hôn và có một đứa con riêng 15 tuổi. Sắp tới nếu chúng tôi kết hôn thì con riêng của anh Đức sẽ dọn về sống cùng vợ chồng tôi.

Tuy nhiên tôi là lần đầu kết hôn nên không biết bản thân phải đối xử với con riêng của chồng như thế nào để vừa phù hợp với đạo đức, vừa không vi phạm pháp luật.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ với con riêng của chồng là như thế nào? Mong Luật sư giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Giải đáp miễn phí quy định của pháp luật về nghĩ vụ với con riêng của chồng, liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trả lời:

Chào chị Kim, cảm ơn chị đã gửi những câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật. Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc mà chị gặp phải về nghĩa vụ với con riêng của chồng như sau:

Nghĩa vụ với con riêng của chồng về chăm sóc nuôi dưỡng con

>>> Không chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng của chồng có vi phạm pháp luật không? Liên hệ ngay 1900.6174

Tại Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ/chồng, cụ thể như sau:

“1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”

Theo đó, tại Điều 69 quy định trước tiên mẹ kế sẽ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng, cụ thể:

Mẹ kế có nghĩa vụ thương yêu, tôn trọng ý kiến của con. Phải chăm lo cho việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về cả thể chất, trí tuệ lẫn sự hình thành nhân cách

Mẹ kế phải trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

Là người giám hộ hoặc người đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Đặc biệt, mẹ kế không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Nghiêm cấm việc  lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động. Tuyệt đối không được xúi giục, ép buộc con làm những  việc vi phạm pháp luật cũng như đi ngược lại với đạo đức xã hội

Như vậy, quay trở lại với trường hợp của chị Kim, như chị trình bày thì sắp tới chị sẽ kết hôn và chồng chị trước đây đã ly hôn và có một đứa con riêng hiện 15 tuổi. Có thể thấy mối quan hệ nghĩa con riêng của chồng với mẹ kế thường hay xung khắc và rất khó hòa hợp. Tuy nhiên nếu chị đã quyết tâm xây dựng gia đình với người đã có con riêng thì việc tạo ra một mối quan hệ tích cực với đứa con riêng của chồng là điều rất cần thiết.

Không những xét về yếu tố đạo đức, mà pháp luật hiện hành đã ghi nhận những nghĩa vụ của cha dượng/mẹ kế đối với con riêng của vợ/chồng và trước tiên là nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng. Do đó chị cần thực hiện nghĩa vụ này như một người mẹ đẻ của con thật sự, đối xử với trẻ như con ruột của mình như những nội dung mà chúng tôi trình bày ở trên.

Nếu gặp trường hợp cố ý gây khó khăn trong việc chăm sóc nuôi dưỡng con, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn giải quyết nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn quy định như thế nào?

quy-dinh-nghia-vu-voi-con-rieng-cua-chong

Nghĩa vụ với con riêng của chồng về giáo dục

Tại Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ và quyền giáo dục con (trong đó có con riêng được quy định tại Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014), cụ thể như sau:

Mẹ kế sẽ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo cũng như tạo mọi điều kiện cho con học tập.

Mẹ kế phải tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm và hòa thuận. Phải làm tấm gương tốt cho con. Quan tâm, phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

Hướng dẫn con chọn nghề đồng thời tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

Có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con trường hợp gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

Không những có nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng, những người mẹ kế còn có nghĩa vụ giáo dục đối với con riêng của chồng và trong trường hợp của chị Kim sẽ không phải là ngoại lệ. Chị cần thực hiện theo đúng những nghĩa vụ về giáo dục con như chúng tôi trình bày ở trên trước tiên là để có thể trở thành một người mẹ kế tốt, sau đó là tránh những rủi ro pháp lý đến với mình trong tương lai.

Thực hiện nghĩa vụ với con riêng của chồng hành vi nào bị cấm

>>> Những hành vi nghiêm cấm mẹ kế thực hiện với con riêng của chồng, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 về các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:

Nghiêm cấm các hành vi bạo lực gia đình

Nghiêm cấm việc cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình.

Nghiêm cấm việc sử dụng cũng như truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình.

– Nghiêm cấm hành vi trả thù hoặc đe dọa trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

Nghiêm cấm hành vi cản trở việc phát hiện cũng như khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

Nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

Nghiêm cấm việc dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Nếu muốn biết rõ hơn về mức xử phạt khi cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm thực hiện với con riêng của chồng, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng đúng theo quy định

Ly hôn có phải thực hiện nghĩa vụ với con riêng của chồng không?

Chị Phương (Quảng Ninh) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi và chồng kết hôn từ năm 2020, tại thời điểm kết hôn thì chồng tôi đã có một đứa con riêng 5 tuổi với người vợ cũ của anh ấy. Đến nay vợ chồng chúng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn gia đình, bất đồng quan điểm sống. Nhận thấy mục đích hôn nhân không đạt được nên tôi và anh có quyết định sẽ ly hôn để giải thoát cho cả hai. Con riêng của chồng sẽ do anh tự mình nuôi dưỡng.

Tuy nhiên chồng tôi bắt tôi sau khi ly hôn phải cấp dưỡng cho con riêng của anh ấy 3 triệu đồng/ tháng với lý do tôi đã kết hôn với anh thì con sẽ là con chung.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật khi tôi ly hôn có nghĩa vụ với con riêng của chồng hay không? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi những vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Giải đáp miễn phí về nghĩa vụ đối với con riêng của chồng khi ly hôn, liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào chị Phương, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi. Dựa trên những thông tin mà chị trình bày bên trên cũng như quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề nghĩa vụ với con riêng của chồng khi ly hôn mà chị gặp phải như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha dượng mẹ kế đối với con riêng của vợ/chồng, theo đó cha dượng/mẹ kế sẽ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng cũng như chăm sóc, giáo dục con riêng của của vợ/chồng theo các quy định tại các điều 69, 71, 72 Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Căn cứ theo quy định trên có thể thấy cha dượng/mẹ kế sẽ chỉ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, trông nom, giáo dục con riêng của vợ/chồng khi con riêng chung sống với mình. Đồng thời, trên thực tế con riêng khi ly hôn thường sẽ không còn chung sống với cha dượng/mẹ kế nữa do đó lúc này nghĩa vụ của cha dượng/mẹ kế đối với con riêng là không tồn tại.

Hơn hết pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành chỉ quy định về nghĩa cụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con mà không quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha dượng/mẹ kế đối với con riêng.

Do đó, áp dụng vào trong trường hợp của chị Phương, việc chồng chị yêu cầu chị cấp dưỡng cho con riêng của mình khi cả hai ly hôn là không hợp lý. Khi anh chị ly hôn thì quan hệ sống chung sẽ chấm dứt, lúc này chị sẽ không còn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và đặc biệt là cấp dưỡng cho con riêng của chồng nữa.

>>> Xem thêm: Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn bao nhiêu? Tư vấn miễn phí

tu-van-nghia-vu-voi-con-rieng-cua-chong

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến vấn đề nghĩa vụ với con riêng của chồng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thể xây dựng một đời sống hôn nhân hạnh phúc hơn.

Mọi thắc mắc về vấn đề trên, vui lòng kết nối qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. 

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174