Một trong số những câu hỏi mà người muốn kết hôn với người thuộc ngành công an thường thắc mắc là ông ngoại theo Ngụy có lấy chồng công an được không? Trên thực tế, nhiều người không tìm hiểu rõ quy định của pháp luật dẫn đến gặp những rắc rối khi chuẩn bị kết hôn với công an. Trong bài viết dưới đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên và cung cấp những quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn. Mọi vướng mắc trong quá trình kết hôn với công an, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!
>> Luật sư giải đáp ông ngoại theo Ngụy có lấy chồng công an được không? Gọi ngay 1900.6174
Câu hỏi
Bạn Bảo Anh (Bình Định) có câu hỏi: Luật sư cho em hỏi, em với bạn trai quen nhau được 5 năm. Anh ấy làm trong ngành công an. Hiện tại cả hai đang tính đến chuyện kết hôn. Việc kết hôn theo em biết bên cạnh đáp ứng các điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vẫn phải đáp ứng điều kiện kết hôn với công an theo quy định nội bộ của ngành. Em được biết trước đây ông ngoại em có theo Ngụy, tuy nhiên không biết nguyên nhân cụ thể là tự nguyện hay bị ép buộc đi. Vậy luật sư cho em hỏi các điều kiện để kết hôn với công an và ông ngoại theo ngụy thì có lấy chồng công an được không?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Cảm ơn câu hỏi được gửi đến từ bạn Bảo Anh sau đây Luật sư xin đưa ra câu trả lời cho điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật và điều kiện kết hôn với công an theo quy định nội bộ của ngành, cụ thể:
Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật
>> Điều kiện kết hôn là gì? Gọi ngay 1900.6174
Có thể xem kết hôn là một hiện tượng xã hội có tính tự nhiên nhằm mục đích xác lập quan hệ vợ chồng, cùng nhau xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế. Kết hôn là quyền cơ bản của công dân, kết hôn hay không kết hôn với ai và kết hôn khi nào là do nam nữ quyết định. Tuy nhiên khi kết hôn công dân phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn
Trước hết, việc nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, về độ tuổi kết hôn nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Thứ hai, việc kết hôn do nam và nữ xuất phát từ sự tự nguyện quyết định;
Thứ ba, hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Thứ tư, kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Đồng thời, hiện nay nhà nước Việt Nam chưa thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Có thể thấy điều kiện kết hôn là các tiêu chuẩn pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra thông qua các quy phạm pháp luật. Theo đó các bên nam nữ phải đáp ứng, trên cơ sở điều kiện đó việc kết hôn của họ mới được pháp luật công nhận là hợp pháp.
Điều kiện về độ tuổi kết hôn
Căn cứ Điều 8 về điều kiện kết hôn tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Nam và nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện về độ tuổi, cụ thể: Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Việc quy định tuổi kết hôn như trên là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người và sự phù hợp với các quy định trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam về năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
– Sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn
Theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định “. Sự tự nguyện trong việc kết hôn của hai bên nam nữ thể hiện ở các mặt như sau:
+ Về mặt ý chí chủ quan thì tự nguyện kết hôn là việc hai bên nam nữ xuất phát từ tình yêu chân chính giữa họ, cả hai mong muốn thành vợ chồng của nhau, được gắn bó và cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai người và cùng nhau xây dựng gia đình mà không nhằm các mục đích giả tạo khác. Ngoài ra sự tự nguyện còn thể hiện ở sự tự do và độc lập về ý chí của mỗi bên khi quyết định kết hôn mà không bị tác động bởi bên còn lại hay của bất kỳ người nào khác, đặc biệt không bị lừa dối hoặc cưỡng ép khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của bản thân. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững.
+ Về hành vi khách quan:
Việc đăng ký kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch. Quá trình đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải cùng có mặt để cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Cả hai sẽ được bày tỏ ý chí tự nguyện kết hôn trước căn bộ tư pháp hộ tịch trong buổi đăng ký kết hôn nhằm đảm bảo vợ chồng được tự do thể hiện ý chí và tình cảm của mình và khẳng định mục đích xây dựng gia đình và chung sống lâu dài của họ. Về nguyên tắc, không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người sẽ kết hôn là điều kiện hết quan trọng mà hầu hết pháp luật của các nước trên thế giới ghi nhận để đảm bảo giá trị đích thực của hôn nhân bởi cuộc sống gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở sự hòa hợp và tự nguyện của hai bên nam nữ
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự
Về mặt kỹ thuật lập pháp, xét thấy việc kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện hoàn toàn của hai bên nam nữ nhằm đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm của mình mà với những người bị mất năng lực hành vi dân sự, nếu như không thể hiện được sự tự nguyện của mình trong việc kết hôn thì chắc chắn cả hai không thỏa mãn điều kiện kết hôn. Chính vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định điều kiện kết hôn này nhằm nhấn mạnh sự cần thiết, quan trọng của nó. Đây được xem như là một trong những điều kiện tiên quyết buộc các bên nam nữ phải thỏa mãn khi kết hôn, đồng thời là một yếu tố cơ bản để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đăng ký kết hôn cho các bên.
Về phương diện pháp lý, khi tham gia vào các giao dịch dân sự nói chung, quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng, chủ thể phải có đủ năng lực về hành vi theo quy định của pháp luật. Nếu một người bị xác định là mất năng lực hành vi dân sự thì người đó sẽ bị giới hạn rất nhiều quyền lợi trong đó có quyền kết hôn. Do đó, khi Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì người đó bị cấm kết hôn và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn từ chối đăng ký kết hôn nếu người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự xin đăng ký kết hôn.
– Điều kiện kết hôn không cùng giới tính
Mặc dù về pháp lý không thừa nhận việc kết hôn đồng giới nhưng Nhà nước ta cũng không can thiệp bằng những biện pháp hành chính vào quyền được sống theo bản dạng giới và khuynh hướng tình dục của họ. Bởi đó là quyền con người của mỗi cá nhân mà chúng ta cần tôn trọng.
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định pháp luật
Các trường hợp pháp luật cấm kết hôn bao gồm:
+ Thứ nhất, kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Thứ hai, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Thứ ba, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với một người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng nhưng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác đang có chồng, có vợ;
+ Thứ tư, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi là ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn Bảo Anh, trên đây là trình bày của chúng tôi về toàn bộ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Để có thể kết hôn về cơ bản trước hết các bên phải đáp ứng được những điều kiện về độ tuổi kết hôn, sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn, giới tính… cũng như không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định mà Luật sư đã phân tích ở trên.
Trên đây là nội dung quy định pháp luật về điều kiện kết hôn, nếu như bạn có vướng mắc về nội dung quy định trên, hãy liên hệ tổng đài pháp luật 1900.6174 để biết thêm chi tiết!
>> Xem thêm: Người theo đạo có được lấy chồng công an không? Tư vấn miễn phí
Điều kiện kết hôn với công an
>> Luật sư tư vấn điều kiện kết hôn với công an, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ vào quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thì người kết hôn với chiến sĩ công an phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Về dân tộc: Dân tộc kinh là đạt tiêu chuẩn.
Về tôn giáo: Vợ những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được theo đạo Thiên chúa giáo, Đạo giáo…
Về khai sinh lý lịch và thành phần nội ngoại 3 đời: Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì chỉ cần thẩm tra 2 đời (Tuy nhiên cũng cần tùy thuộc vào người đi thẩm tra).
Và những trường hợp không được kết hôn với chồng (vợ) là chiến sĩ công an sẽ là:
– Một là gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn, Ngụy quân, Ngụy quyền trước năm 1975;
– Bố mẹ bạn hoặc bản thân bạn có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
– Gia đình bạn hoặc bản thân theo Đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc, Tin Lành, Đạo Hồi…
– Có gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa (Trung Quốc);
– Bố mẹ bạn hoặc bản thân bạn là người nước ngoài (kể cả khi đã nhập quốc tịch hay chưa nhập quốc tịch tại Việt Nam).
Do tính chất và đặc thù riêng của nghề nghiệp nên việc kết hôn với công an bên cạnh đáp ứng yêu cầu quy định pháp luật chung về hôn nhân và gia đình, vợ (chồng) còn phải đáp ứng một số quy định nội bộ của ngành này. Theo đó, trước khi kết hôn thường sẽ thẩm tra lý lịch ba đời, như vậy ba đời gia đình ở đây được hiểu sẽ tính từ đời ông bà, cha mẹ và bản thân người kết hôn với công an.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn Bảo Anh đã nêu trên, trường hợp bạn muốn kết hôn với bạn trai làm trong ngành nghề công an thì bên cạnh việc phải đáp ứng các điều kiện cơ bản về nhân thân như trên thì trước khi kết hôn sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời trong gia đình.
Trên đây là quy định về điều kiện kết hôn với công an, nếu bạn có vướng mắc trong việc xét lý lịch “ba đời”, hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua hotline 1900.6174 để được các luật sư có chuyên môn giải đáp chi tiết!
>> Xem thêm: Điều kiện kết hôn với công an theo quy định mới nhất năm 2022
Ông ngoại theo ngụy có lấy chồng công an được không?
>> Người có ông ngoại theo ngụy có lấy chồng công an được không? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo các quy định pháp luật về điều kiện kết hôn với vợ (chồng) là công an như chúng tôi đã phân tích ở trên, đối với trường hợp của chị Bảo Anh, nếu như chị muốn kết hôn với bạn trai làm trong ngành nghề công an thì sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời trong gia đình và phải đáp ứng các tiêu chí nêu trên. Ngoài ra sẽ có một số quy định khác nhưng tùy thuộc vào từng vị trí công việc cụ thể khác nhau mà bạn có thể nhờ người yêu bạn hỏi trực tiếp tại đơn vị đang công tác. Tuy nhiên, trường hợp của chị ông ngoại có theo Ngụy trước đây thì khi xét đến lý lịch ba đời chị sẽ không đủ điều kiện kết hôn với chiến sĩ công an. Trường hợp hai anh chị kết hôn thì bạn trai của chị sẽ phải rời khỏi ngành công an. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, chị vui lòng hãy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chuyên sâu!
Trên đây là câu trả lời của Luật sư cho câu hỏi Ông ngoại theo ngụy có lấy chồng công an được không? Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn giải quyết các vấn đề mình gặp trong thực tế. Nếu bạn đọc có câu hỏi khác về điều kiện kết hôn với công an, hãy liên hệ với Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn của chúng tôi!