Phạm tội quả tang là việc một người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện việc phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Có phải trường hợp nào cũng được bắt người phạm tội quả tang không? Ai có quyền bắt người phạm tội quả tang theo quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ đi tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến phạm tội quả tang. Bất cứ vướng mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng và chi tiết từ các luật sư!
>>> Giải đáp chi tiết về phạm tội quả tang đúng theo quy định pháp luật, Gọi ngay 1900.6174
Thế nào là phạm tội quả tang? Bắt người phạm tội quả tang là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về bắt người phạm tội quả tang cụ thể như sau:
“Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”
Căn cứ theo quy định này, có thể thấy phạm tội quả tang là việc một người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị người khác phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Trường hợp phạm tội quả tang có một số những đặc điểm sau:
– Hành vi phạm tội đang diễn ra trên thực tế hoặc vừa diễn ra thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt ngay. Những hành vi này phải được xác định một cách rõ ràng ngay tức khắc.
– Bất kỳ người bình thường nào khi trông thấy cũng biết ngay đó là hành vi phạm tội. Tuy nhiên có những hành vi phạm tội đang diễn ra nhưng nếu người không có hiểu biết về lĩnh vực đó hoặc không nắm vững pháp luật cũng không thể nhận biết được đây là hành vi phạm tội. Chẳng hạn như người bác sĩ đang cố tình tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân để mong người này chết, hoặc người kế toán đang sửa chữa giấy tờ, hóa đơn để nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan… Trong những trường hợp này, nếu có người hiểu biết, có trách nhiệm, có chuyên môn về lĩnh vực đó phát hiện thì cũng coi là trường hợp phạm tội quả tang.
Bắt người phạm tội quả là việc bất kỳ một người nào nếu phát hiện một người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi người đó thực hiện hành vi phạm tội đã đuổi bắt thì cũng đều có quyền bắt người và tước vũ khí, hung khí của người bị bắt theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.
Việc bắt ngay người phạm tội quả tang là hết sức cấp bách và cần thiết, để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội không để kẻ phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, chặn đứng nguy cơ gây hậu quả xấu cho xã hội, ngăn ngừa người đó trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho việc điều tra, khám phá tội phạm. Việc bắt người phạm tội quả tang cũng đòi hỏi phải kịp thời và chính xác.
Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong việc giải quyết thành công nhiều vấn đề trong thực tế, chúng tôi giải đáp mọi thắc trong lĩnh vực tư vấn pháp luật như sau: Tư vấn luật hình sự, tư vấn bảo hiểm xã hội, tư vấn luật dân sự, tư vấn hôn nhân gia đình,… Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư!
>>> Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích bị pháp luật xử lý như thế nào?
Các trường hợp được bắt người phạm tội quả tang
Anh Nam (Hải Phòng) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong luật sư tư vấn như sau:
Anh trai tôi là anh Tân đang làm công việc chạy xe ôm công nghệ nên thường xuyên phải về nhà lúc đêm khuya. Đêm hôm kia khi đang trên đường về nhà, anh Tân có phát hiện hai người là anh Lộc và anh Toàn đang có hành vi đánh đập đồng thời cướp tài sản của một cô gái. Thấy thế anh trai tôi liền lao vào và bắt được anh Lộc còn anh Toàn đã kịp lên xe máy và bỏ chạy. Ngay sau khi bắt được anh Lộc, anh trai tôi có lập tức đưa người này đến cơ quan công an và gọi người đến đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Đến chiều tối ngày hôm qua, khi chở khách đi ngang qua một quán nhậu, anh trai tôi lại phát hiện anh Toàn đang ngồi ăn uống, nhậu nhẹt với một đám bạn. Anh trai tôi lúc này liền về nhà và gọi thêm hai người bạn nữa đến bắt anh Toàn và giải đến đồn công an.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi anh Tân thực hiện việc bắt anh Lộc và anh Toàn trong trường hợp này là đúng hay sai? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Tư vấn chi tiết về các trường hợp được bắt người phạm tội quả tang, Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Nam! Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Theo những thông tin mà anh Nam cung cấp, đã nguyên được đưa ra lời giải thích cho thắc mắc của anh như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về các trường hợp được bắt người phạm tội quả tang, cụ thể như sau:
– Người đang thực hiện tội phạm:
Đây là một trường hợp xảy ra nhiều trên thực tế, số đối tượng bị bắt cũng chiếm một tỷ lệ rất lớn so với các trường hợp bắt người khác.
Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong một cấu thành tội phạm nào đó, hành vi này đang diễn ra trong thực tế, tội phạm có thể chưa hoàn thành, hoặc hành vi phạm tội chưa kết thúc.
Đối với những tội phạm mà hành vi phạm tội được thực hiện trong một khoảng thời gian dài và không bị gián đoạn chẳng hạn: tội tàng trữ trái phép ma túy, chất nổ, chất cháy, chất độc… thì trong suốt thời gian đó sẽ được coi là đang thực hiện tội phạm. Do đó thời điểm nào tội phạm bị phát giác cũng là phạm tội quả tang.
– Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện:
Đây là trường hợp tội phạm đã được thực hiện nhưng người phạm tội chưa kịp chạy trốn, chưa kịp cất giấu tang vật của vụ án hoặc đang tiến hành việc xóa dấu vết, tẩu tán tang vật bị phát hiện. Các chứng cứ xác định về hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi đó còn đầy đủ, rõ ràng.
Việc bắt người trong trường hợp này là chính xác, nhằm ngăn chặn họ bỏ trốn, bảo vệ hiện trường, dấu vết, vật chứng giúp nhanh chóng làm sáng tỏ tội phạm.
Trường hợp quả tang này gần như là sự tiếp nối của trường hợp thứ nhất chỉ khác ở thời điểm phát hiện tội phạm. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội đã xảy ra, người phạm tội chưa kịp thực hiện tiếp các hành vi cần thiết để trốn tránh, che dấu tội phạm đã bị phát hiện.
Để bắt quả tang chính xác đòi hỏi phải thỏa mãn điều kiện về tính liên tục của thời gian. Từ khi tội phạm được thực hiện đến khi phát hiện tội phạm là một khoảng thời gian liền ngay không bị gián đoạn, từ đó mới có đủ cơ sở để khẳng định đúng đối tượng phạm tội, tránh những trường hợp có sự xác định sau lầm dẫn đến bắt oan, bắt sai.
– Đang bị đuổi bắt ngay sau khi thực hiện tội phạm:
Đây là trường hợp người phạm tội đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và do đã bị phát hiện nên bỏ chạy. Ở đây việc đuổi bắt phải xảy ra ngay sau khi phát hiện tội phạm và quá trình đuổi bắt phải diễn ra liên tục về thời gian, không có sự gián đoạn đảm bảo cho người đuổi bắt liên tục quan sát, theo dõi được kẻ bị đuổi bắt. Trong trường hợp việc đuổi bắt bị gián đoạn về thời gian so với hành vi chạy trốn sẽ không được coi là bắt người phạm tội quả tang mà chỉ có thể bắt người theo trường hợp khẩn cấp.
Do đó áp dụng vào trong tình huống thực tế của anh Nam bên trên, có thể thấy việc anh Tân là anh trai, anh bắt anh Lộc trong trường hợp này là đúng. Do anh Lộc lúc này đang thực hiện hành vi phạm tội là đánh đập cũng như cướp tài sản của nạn nhân và bị anh Tân phát hiện.
Vì vậy căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, bất cứ ai cũng có quyền được bắt và giải ngay đối tượng phạm tội đến cơ quan chức năng gần nhất. Anh Tân sau khi bắt được anh Lộc đã lập tức giải ngay người này đến cơ quan Công an, do đó việc anh Tân bắt anh Lộc là hoàn toàn hợp lý và không trái với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên việc anh Tân cùng hai người bạn thực hiện bắt anh Toàn trong trường hợp này là sai vì như tình tiết mà anh cung cấp bên trên, tận đến ngày hôm sau, anh Tân mới phát hiện anh Toàn đang ngồi ăn nhậu với bạn bè trong một quán rượu. Điều này thể hiện rằng có sự gián đoạn về mặt thời gian giữa việc đuổi bắt của anh Tân và việc bỏ trốn của anh Toàn. Vì vậy theo quy định trong trường hợp này sẽ không được coi là bắt người phạm tội quả tang.
Việc bắt anh Toàn trong trường hợp này chỉ có thể là bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 anh Tân không có thẩm quyền bắt người trong trường hợp này mà anh Tân phải báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để cơ quan này ra quyết định bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho vấn đề của anh. Mọi thắc mắc nào liên quan đến các trường hợp được bắt người phạm tội quả tang, anh hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật?
Ai có quyền bắt người phạm tội quả tang?
Chị Ngát (Nam Định) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Con trai tôi là cháu Đức. Hiện cháu đang bị tạm giữ về hành vi trộm cắp tài sản, sự việc cụ thể như sau: Cháu Đức năm nay 20 tuổi vì không đi học nên cháu đã làm nghề cắt tóc ở quê. Tuy nhiên do ăn chơi, không chịu làm ăn nên con tôi đã vay nợ số tiền lên đến hơn 100 triệu đồng.
Gần đây, chủ nợ có đến nhà đe dọa và hẹn con tôi 1 tuần sau phải trả đủ tiền. Do quá bí bách nên trưa hôm đó con tôi đã sang nhà ông Hải – hàng xóm nhà tôi ăn trộm tiền và vàng trong két sắt lúc ông Hải đang ngủ trưa. Khi đang cho tiền và vàng vào túi mang đi thì con tôi bị con trai ông Hải phát hiện và bắt ngay tại chỗ. Khi bố con ông Hải bắt được con tôi, họ đã đưa con tôi đến cơ quan công an.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi bố con ông Hải không phải là công an nhưng lại thực hiện việc bắt người trong trường hợp này là đúng hay sai? Mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Ai có quyền bắt người phạm tội quả tang theo quy định của pháp luật? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Ngát! Cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với chúng tôi! Đối với câu hỏi của chị, luật sư của chúng tôi đã phân tích và xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi phát hiện một người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi người này thực hiện hành vi phạm tội hoặc trong quá trình đuổi bắt. Trong trường hợp này, bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý ở nơi gần mình nhất như Cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân. Đồng thời khi bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang, người nào cũng có quyền tước hung khí, vũ khí của người bị bắt.
Với trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ và tiếp nhận người phạm tội quả tang sẽ thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan. Sau đó các cơ quan này tiến hành lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật và phải giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Như vậy, quay trở lại với trường hợp của chị Ngát ở trên, có thể thấy việc bắt người của bố con ông Hải thuộc vào trường hợp là bắt người phạm tội quả tang. Do lúc này là cháu Đức – con trai chị đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhưng chưa hoàn thành, chưa kết thúc việc phạm tội đã bị bố con ông Hải phát hiện. Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bất cứ ai cũng có quyền bắt giữ, khám xét thu vũ khí, khống chế và dẫn giải người bị bắt đến cơ quan pháp luật gần nhất. Vì vậy việc bố con ông Lộc bắt cháu Đức trong trường hợp này là hợp lý và không trái với quy định của pháp luật.
Bất cứ thắc mắc nào liên quan đến phạm tội quả tang, anh hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được nhận được tư vấn chi tiết từ các luật sư!
>>> Xem thêm: Tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành
Cách lập biên bản đối với người phạm tội quả tang
Bạn Huy (Sơn La) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, bác em là bác Hằng có một trang trại nuôi gà cách nhà bác khoảng 500m. Gần đây, bác có nói với em là trang trại của bác bị thường xuyên bị mất trộm. Bác có nhờ em và bố em tuần tới sang nhà canh trang trại và giúp bác bắt trộm.
Theo em biết nếu em và bố bắt được kẻ trộm lúc người này đang thực hiện hành vi sẽ thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang. Vậy Luật sư cho em hỏi cơ quan nào sẽ lập biên bản bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và cách lập là như thế nào?
Em xin chân thành cảm ơn!”
>>> Hướng dẫn chi tiết cách lập biên bản đối với người phạm tội quả tang, Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Huy! Cảm ơn bạn đã gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi này của bạn, chúng tôi đã xem xét và đưa ra phàn hồi như sau:
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về bắt người phạm tội quả tang như sau:
“Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”
Do đó, cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Căn cứ theo Điều 115 và Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về việc lập biên bản bắt người phạm tội quả tang cụ thể như sau:
– Biên bản bắt người phạm tội quả tang phải được lập theo mẫu thống nhất (Hiện nay theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA)
Khi tiến hành việc lập biên bản bắt người phạm tội quả tang phải mời người chứng kiến việc lập biên bản. Người này phải có đủ năng lực hành vi, phải có trình độ văn hóa nhất định. Cử người phiên dịch có trình độ hiểu biết, thành thạo tiếng nói dân tộc hoặc người nước ngoài, nếu trường hợp không có người phiên dịch tiếng nước ngoài có thể mời người phiên dịch là người cùng dân tộc có sự tương đồng về ngôn ngữ với người nước ngoài, chẳng hạn: người Mông, người xá, người Thái… với điều kiện nói nghe và hiểu được tiếng của nhau.
Biên bản bắt người phạm tội quả tang phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản, thành phần tham gia bắt, thành phần tham gia lập biên bản bắt người phạm tội quả tang; những việc đã làm, tình hình, diễn biến trong khi thi hành việc bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị bắt, thời gian kết thúc việc lập biên bản.
– Biên bản bắt người phạm tội quả tang sẽ phải được đọc cho người bị bắt và người chứng kiến nghe.
Người bị bắt, người thực hiện việc bắt và người chứng kiến sẽ phải cùng nhau ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký ghi rõ họ tên. Những điểm sửa chữa, thêm bớt hoặc được tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của những người này. Trường hợp người bị bắt quả tang không ký vào biên bản, người lập biên bản phải ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người bị bắt không biết tiếng phổ thông sẽ phải cử người phiên dịch tiếng phổ thông ra tiếng cho họ. Trong trường hợp người bị bắt không biết chữ, người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản trong trường hợp này sẽ phải có điểm chỉ của người bị bắt và chữ ký của người chứng kiến.
Nếu trường hợp người bị bắt có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản sẽ đọc cho họ nghe với sự chứng kiến và những người tham gia khác. Biên bản sẽ phải có chữ ký của người chứng kiến.
Do đó khi soạn thảo mẫu biên bản bắt người phạm tội quả tang cần lưu ý những vấn đề sau đây:
– Trong trường hợp có nhiều người phạm tội quả tang phải ghi lần lượt nhân thân từng người theo yêu cầu trên. Sau đó ghi tóm tắt diễn biến, nội dung sự việc, lời khai của từng người bị bắt và những đồ vật, tài liệu thu giữ. Nếu là đồ vật, tài liệu cần niêm phong thì sẽ phải niêm phong tại chỗ và phải ghi vào biên bản.
– Nếu vụ việc có hiện trường thì phải bảo vệ hiện trường và phải tổ chức khám nghiệm hiện trường theo đúng quy định của pháp luật.
– Sức khỏe bình thường hoặc có thương tích, bệnh lý.
Căn cứ theo Thông tư 119/2021/TT-BCA, mẫu biên bản bắt người phạm tội quả tang theo pháp luật hiện hành cụ thể như sau:
MẪU BIÊN BẢN BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG
Vào lúc [……..] giờ, ngày […….] tháng [……..] năm [………]. Tại……………….:
Chúng tôi, gồm có:…………………………………………………………………………………………..
Ông/ Bà:………………. – Chức vụ:……………………………………/ Đơn vị công tác: [Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an…………………………..]
Ông/ Bà:…………………………………………………………………………………………………………….
Ông/ Bà:…………………………………………………………………………………………………………….
Căn cứ theo Điều 111, Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, [Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an…………..] tiến hành lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với người có thông tin cá nhân sau đây:
Họ và tên: ………………………………………………………………………………
Giới tính: Nam/ Nữ
Tên gọi khác:……………………………………………………………………………
Sinh ngày: [x]/ [x]/ [xxxx]
Nơi sinh: ………………………………………………………………………………..
Quốc tịch:………………………………………………………………………………………………………….
Dân tộc:………………………………………………………………………………….
Tôn giáo:………………………………………………………………………………..
Nghề nghiệp hiện tại:…………………………………………………………………..
Loại giấy tờ pháp lý:……………………………………………………………………
Căn cước công dân:……………………………………………………………………
Hộ chiếu:……………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân:……………………………………………………………………
Giấy tờ khác:……………………………………………………………………
Số giấy tờ pháp lý: ……………………………………………………………………
Ngày cấp: [x]/ [x]/ [xxxx]
Nơi cấp: …………………………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………..
Địa chỉ hiện tại:…………………………………………………………………………………………………..
I – TÓM LƯỢC NỘI DUNG SỰ VIỆC
1. Tóm tắt sự việc
2. Hành vi phạm tội quả tang
3. Diễn biến quá trình
II – THÔNG TIN VÀ LỜI KHAI CỦA NGƯỜI BỊ HẠI
1. Thông tin của người bị hại
2. Lời khai
III – THÔNG TIN VÀ LỜI KHAI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG
1. Thông tin của người làm chứng
2. Lời khai
IV – TÀI LIỆU, ĐỒ VẬT TẠI HIỆN TRƯỜNG BỊ THU GIỮ, TẠM GIỮ
V- THÁI ĐỘ CHẤP HÀNH CỦA NGƯỜI BỊ BẮT
VI – TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỊ BẮT
(Sức khỏa bình thường hoặc có dấu hiệu thương tích, bệnh lý)
Việc bắt giữ người phạm tội quả tang kết thúc vào hồi ………… giờ ……….. ngày …………. tháng …………… năm…………………………………………………..
Người lập Biên bản đã đọc nội dung trong biên bản cho những người có tên trên nghe, công nhận nội dung chính xác và cùng ký tên vào giấy xác nhận dưới đây.
NGƯỜI BỊ BẮT
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Xét trong trường hợp của bạn Huy ở trên có thể thấy, nếu bạn và bố bạn bắt được kẻ trộm trong lúc người này đang thực hiện việc phạm tội, ngay sau khi thực hiện tội phạm hoặc đang bị đuổi bắt ngay sau khi thực hiện tội phạm sẽ thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Do đó lúc này bạn và bố bạn không được đánh đập, tra tấn người phạm tội và cũng không được tự ý giam giữ họ mà cần đưa ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để những cơ quan này tiến hành lập biên bản tiếp nhận theo mẫu trên đây và giải người bị bắt hoặc báo cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Bất cứ câu hỏi nào liên quan đến hướng dẫn viết thông tin trong biên bản bắt người phạm tội quả tang, hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Tội tiêu thụ tài sản – Theo quy định của pháp luật hiện hành
Trình tự, thủ tục bắt người phạm tội quả tang
Chị Mai (Thái Bình) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, hôm qua bố tôi có sang nhà bác Phương là anh trai của bố để chơi, đã phát hiện bác Phương đang bị ông Bình đang dùng dây siết cổ, do ông này sang nhà bác tôi mượn tiền nhưng bị bác tôi từ chối. Lúc này bố tôi đã kịp thời lao vào đánh ngã ông Bình và bắt tại chỗ. Tuy nhiên khi bắt được ông bình, bố tôi và bác Phương không đưa ngay ông Bình đến cơ quan công an mà giữ người này ở nhà để chửi mắng, đánh đập đến khi hả dạ mới đưa ông này trình báo lên cơ quan chức năng.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi bố tôi và bác Phương bắt được ông Bình trong trường hợp phạm tội quả tang có được phép giữ lại người này để chửi mắng, đánh đập hay không? Trình tự thủ tục bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang theo quy định pháp luật được thực hiện như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Thủ tục bắt người phạm tội quả tang thực hiện như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Mai! Cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến cho đội ngũ chúng tôi! Dựa vào những thông tin mà chị cung cấp, luật sư có chuyên môn cao của chúng tôi đã xem xét và đưa ra lời giải đáp cụ thể như sau:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, trình tự thủ tục bắt người phạm tội quả tang sẽ thực hiện qua các bước sau:
– Trong trường hợp quần chúng nhân dân tham gia vào việc bắt người, ngay sau khi bắt và tước vũ khí phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Sau khi người phạm tội quả tang được giải đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, các cơ quan này sẽ phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
– Trong trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ và tiếp nhận người phạm tội quả tang sẽ thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, sau đó lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
– Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 114 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sau khi bắt người, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ sẽ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
– Việc bắt người phạm tội quả tang phải được người có thẩm quyền lập thành biên bản và phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người phạm tội cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập được biết theo quy định tại Điều 115, 116 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Quay trở lại với trường hợp của chị Mai ở trên, theo chị cung cấp thông tin ở trên, bố chị đã phát hiện và bắt được ông Bình khi người này đang thực hiện hành vi phạm tội. Do đó lúc này việc bắt người của bố chị sẽ thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang.
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người thực hiện việc bắt người là bố bạn và bác Phương sẽ phải giải ngay người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục mà chúng tôi phân tích ở trên và không được đánh đập hoặc tự ý giam giữ người phạm tội.
Do đó việc bố chị và bác Phương khi bắt được ông Bình nhưng lại không đưa đến cơ quan công an mà lại tự ý giam giữ ông Bình để chửi bới, lăng mạ, đánh đập là trái với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi mà bố chị và bác Phương có thể bị truy cứu về tội bắt giữ người trái pháp luật và tội cố ý gây thương tích.
Mọi câu hỏi liên quan đến thủ tục bắt người phạm tội quả tang, hãy gọi ngay Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!
>>> Xem thêm: Cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm – Luật sư tư vấn CHI TIẾT nhất
Trên đây là nội dung bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến phạm tội quả tang. Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn những hữu ích để có thể tự bảo vệ được mình và những người xung quanh trên thực tế. Mọi thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư!