Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật

Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật hiện nay có nhiều điểm cần chú ý. Bố mẹ nào cũng mong con mình được sống hạnh phúc trong tình yêu thương của gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống phức tạp khiến nhiều cặp cha mẹ quyết định chia cắt. Con cái cũng mất cơ hội sum vầy bên gia đình trọn vẹn. Quyền nuôi con vốn luôn là vấn đề nhiều cha mẹ trăn trở khi ly hôn. Bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật sẽ trả lời một vài thắc mắc về vấn đề này.

>> Tư vấn ly hôn miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Con 7 tuổi có quyền lựa chọn ở với bố hoặc mẹ sau khi cha mẹ ly hôn không?

Chị Hải (Quảng Ninh) có câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi và chồng kết hôn được 10 năm và có với nhau 1 cháu trai, năm nay cháu 7 tuổi. Tôi không có ý định sẽ ly hôn chồng nếu sự việc không đi quá xa. Chồng tôi mấy năm gần đây không còn chăm lo cho gia đình. Đặc biệt trong hơn 1 năm trở lại đây, một mình tôi chăm sóc con cái, chi trả phí sinh hoạt. Chồng tôi thì thường xuyên ra ngoài nhậu nhẹt, tụ tập bạn bè, còn đem nợ về cho tôi chi trả.
Bên cạnh đó, anh ta ngày càng thường xuyên có hành vi bạo lực, nhiều lần đánh tôi trước mặt cháu. Tôi quyết định sẽ ly hôn và nuôi cháu dù chồng có muốn hay không, vì tôi đủ khả năng kinh tế và không thể nào yên tâm cho con ở với chồng. Cháu thì hoàn toàn mong muốn được ở cùng tôi. Vậy quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật hiện nay ra sao ạ? Có cách nào đảm bảo tôi sẽ được nuôi con, hay trình bày nguyện vọng của cháu lên Tòa được không? Tôi cảm ơn luật sư!

>>> Tư vấn quyền lợi của con cái sau khi cha mẹ ly hôn, liên hệ 19006174

Trả lời:
Xin chào chị Hải!
Cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng viên mãn. Việc vợ chồng có con rồi quyết định ly hôn cũng là chuyện dễ thấy. Nhưng nói chung, bố mẹ nào cũng quan tâm và lo lắng hạnh phúc cho con mình. Việc đảm bảo quyền lợi của con cái sau khi cha mẹ ly hôn cũng là tiêu chí Tòa án cân nhắc khi quyết định phân chia con ở với bố hoặc mẹ.

Trong trường hợp của chị, khi hành vi của chồng quá khả năng chịu đựng, người vợ hoàn toàn có thể ly hôn đơn phương. Khi nộp đơn xin ly hôn cũng là cơ hội trình bày thực trạng hôn nhân để Tòa án được biết. Từ đó, sẽ ra quyết định phân chia con cái phù hợp nhất.

Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

Căn cứ vào luật, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của cháu khi con đã đủ 7 tuổi. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất mà Tòa cân nhắc. Bên cạnh đó cũng phải xem xét môi trường và điều kiện nuôi dưỡng của hai bên bố và mẹ. Nếu chị đủ khả năng và cháu mong muốn ở với mẹ, cháu có thể đề đạt nguyện vọng của mình lên trước Tòa án. Tòa sẽ đưa ra quyết định để cháu về ở với chị khi đáp ứng đủ các yêu cầu chị nhé.

Trong trường hợp giải đáp của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi qua hotline tư vấn luật hôn nhân gia đình 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>>> Xem thêm bài viết: Nỗi đau của những đứa trẻ khi cha mẹ ly hôn? Bố mẹ ly hôn con phải làm sao?

Con cái có quyền được lựa chọn sống chung với bố hoặc mẹ không?

Chị Thu Hà (Hải Phòng) có câu hỏi:
Tôi và chồng đã ly thân hơn 3 năm do không còn hợp nhau và có quá nhiều khúc mắc. Tôi có 1 cháu năm nay 12 tuổi. Cháu chủ yếu sinh sống tại nhà của bố cùng với bà nội, thường qua ở với tôi vào cuối tuần. Nay chồng tôi đã có người mới và cả 2 chuẩn bị sinh con, cuối năm sẽ vào Nam định cư.
Tôi và chồng đang thống nhất các thủ tục ly hôn và cả 2 đều muốn được nuôi cháu. Chồng tôi có nói sẽ trình bày để Tòa cho cháu theo bố, vì điều kiện đều tốt hơn ở với mẹ. Về phía cháu, cháu vẫn muốn tiếp tục việc học ở Hải Phòng và cũng muốn ở cạnh tôi. Hơn nữa, kinh tế của tồi cũng không phải quá hẹn hẹp, đủ khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc cho cháu đến khi trưởng thành. Xin hỏi luật sư khi cha mẹ ly hôn thì con cái có quyền được lựa chọn sống chung với bố hoặc mẹ không? Quy định của pháp luật về quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn như thế nào. Rất mong luật sư giải đáp.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn, gọi ngay 19006174

Trả lời:
Tổng đài pháp luật xin chào chị Hà! Đối với câu hỏi chị gửi về cho chúng tôi, Luật sư tư vấn luật đã có những phản hồi sau:
Chia cách với con cái là điều các ông bố bà mẹ trăn trở nhất khi ký đơn ly hôn. Trong trường hợp không thể hàn gắn, cả 2 cũng cần quyết định xem nên để con ở với ai. Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền của con cái khi bố mẹ ly hôn, theo đó khi cháu đã trên 7 tuổi thì cháu có thể đề đạt nguyện vọng được ở với bố hoặc mẹ tại phiên tòa. Do đó, hai mẹ con nên thống nhất trước để cháu giữ vững ý kiến.

Sau khi ly hôn, bố hoặc mẹ vẫn có trách nhiệm chăm lo đời sống của con, dù có ở với con hay không. Cho nên nếu chồng chị vẫn lo lắng quan tâm cháu thì hoàn toàn có thể phụ cấp và hỗ trợ con sau ly hôn. Điều này được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Vậy trước hết, chị cần chuẩn bị những minh chứng liên quan để Tòa án xem xét khả năng nuôi dưỡng cháu. Trong trường hợp cháu bé được xét về ở với mẹ, bố cháu vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng và được thăm nom cháu. Tòa án luôn lắng nghe nguyện vọng của con nên chị không cần lo lắng quá chị nhé! Việc giành quyền nuôi con sẽ dễ dàng hơn nhiều khi chị tìm cho mình một đơn vị hỗ trợ ly hôn uy tín. Nếu chị cần tư vấn thêm về thủ tục ly hôn, quyền lợi của con cái,…chị có thể liên hệ để các luật sư tại Tổng đài pháp luật hỗ trợ sớm nhất.

>> Xem thêm: Ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai? Luật sư tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn

Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn có được chia tài sản không?

Câu hỏi của chị Nguyệt Hà (Hà Nội):
Hiện nay, tôi đang chuẩn bị thủ tục ly hôn với chồng. Cả hai có công việc kinh doanh chung từ khi kết hôn đến nay, cũng tích cóp được nhà, xe, bất động sản… Tôi có 1 con chung với chồng, năm nay cháu 19 tuổi. Tôi nghĩ việc con được nhận tài sản là phù hợp với quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật. Vậy xin hỏi luật sư khi cha mẹ ly hôn, con cái có được hưởng tài sản của cha mẹ không? Khi chúng tôi điền đơn ly hôn có cần ghi số tài sản chia cho cháu không? Cảm ơn luật sư.

>>> Tư vấn quyền lợi của con cái, nghĩa vụ của cha mẹ khi ly hôn. Gọi ngay 19006174

Trả lời:
Xin chào chị Hà!
Trước khi tìm hiểu con cái khi cha mẹ ly hôn có được hưởng tài sản của cha mẹ không, chị cần biết các quy định hiện tại về tài sản khi vợ chồng ly hôn. Theo Khoản 2,3,4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản của vợ hoặc chồng được phân chia dựa trên các tiêu chí sau:

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.”

Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn có được chia tài sản không

Anh chị có thể thỏa thuận phân chia tài sản hoặc nhờ Tòa án can thiệp khi ly hôn tại Tòa. Các tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của vợ và chồng. Ở đây không có quy định đề cập đến quyền sở hữu của con cái. Do đó, khi ly hôn tại Tòa án, phán quyết phân chia tài sản sẽ không bao gồm con cái, chỉ chia cho vợ và chồng.

Nếu anh chị có ý định để một phần tài sản cho con, có thể thống nhất chuyển quyền sở hữu từ trước khi ly hôn. Hoặc cả 2 có thể phân chia về vợ hoặc chồng, sau đó trao lại cho con. Việc tặng lại tài sản cho con, chuyển quyền sở hữu cho con là được phép. Trong trường hợp anh chị gặp khó khăn khi phân chia tài sản, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cho con cái,… chị có thể đặt lịch hẹn với các luật sư hoặc đặt câu hỏi gửi về tổng đài để được hỗ trợ chi tiết hơn nhé.

>> Xem thêm: Chu cấp cho con sau ly hôn? Luật sư tư vấn mức trợ cấp nuôi con từ A-Z

Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn về việc chăm sóc, nuôi dưỡng.

Chị Hân (Bắc Giang) có gửi câu hỏi:
Chào Tổng đài pháp luật. Tôi đã kết hôn với chồng được 7 năm. Tôi là con một nên bố mẹ tôi rất yêu quý và cũng rất thương con rể. Trước khi kết hôn, bố mẹ tôi cũng cho hai vợ chồng nhà xe riêng… Nói chung, tôi và gia đình tôi đều đối xử tốt với anh, hôn nhân tưởng chừng hạnh phúc êm đẹp. Vợ chồng tôi hiếm muộn, mãi mới sinh được cháu đầu lòng, hiện đã qua 3 tuổi. Gần đây tôi phát hiện chồng có dấu hiệu ngoại tình, sau đó xác nhận chồng và tình nhân đã qua lại được gần nửa năm nay. Tôi sẽ ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi con. Vậy xin hỏi luật sư quy định việc giao con cho người nuôi khi cha mẹ ly hôn như thế nào ạ? Tôi cảm ơn.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn tranh chấp tài sản khi ly hôn, gọi ngay 19006174

Trả lời:
Xin chào chị Hân!
Tổng đài pháp luật đã xem xét trường hợp của chị. Đầu tiên, việc chị ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình, nuôi tình nhân ở bên ngoài đã là một yếu tố để Tòa nhận định chồng chị không hoàn thành nghĩa vụ làm chồng và làm cha. Nếu chị trình bày rõ trong đơn xin ly hôn, Tòa án sẽ xem xét lỗi của bên nam và đưa ra quyết định phân chia tài sản, con chung phù hợp.

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, khi cháu nhỏ chưa đủ 36 tháng tuổi chắc chắn sẽ được giao cho mẹ chăm sóc. Cháu từ 36 tháng tới 7 tuổi sẽ cân nhắc giao cho bố hoặc mẹ sao cho phù hợp. Trong trường hợp này, trước tiên, chị cần hoàn thành thủ tục xin ly hôn cần thiết, cũng như minh chứng lỗi lầm của chồng.

Ngoài ra, cũng cần làm rõ trách nhiệm của người bố đối với con một khi con không ở với bố. Để tránh gặp khó khăn khi tranh chấp tài sản, con chung,… chị cũng nên tìm một đơn vị tư vấn ly hôn uy tín. Chị có thể đặt lịch hẹn với các luật sư của chúng tôi nếu cần tư vấn về quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Tư vấn về cách giải quyết tranh chấp về người nuôi con sau khi ly hôn

Anh Hải (Quảng Nam) có câu hỏi:
Tôi và vợ kết hôn từ năm 2012, đến nay quyết định đường ai nấy đi. Vợ chồng tôi có 2 con chung, một cháu được 32 tháng tuổi và một cháu 6 tuổi. Hiện tôi có thắc mắc về quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật. Theo tôi tìm hiểu, cháu nhỏ sẽ được giao cho mẹ chăm sóc vì cháu còn nhỏ quá. Cháu lớn thích mẹ hơn bố, do tôi nghiêm khắc hơn. Nhưng vợ tôi thì rất bận và tăng ca thường xuyên. Hơn nữa, bố vợ tôi nghiện rượu, cờ bạc, nếu cháu ở với mẹ chắc chắn sẽ sống chung với ông bà ngoại. Tôi muốn cháu được giao cho tôi sẽ hợp lý hơn và tốt cho cháu. Vợ tôi thì khẳng định muốn nuôi cả 2 con, do thu nhập của cô ấy lớn hơn và con sống đầy đủ hơn. Vậy xin hỏi luật sư trường hợp xảy ra tranh chấp như vậy, cháu sẽ được giao cho ai? Tôi có cách nào đảm bảo cháu sẽ được giao cho tôi chăm sóc hay không? Cảm ơn luật sư

>>> Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn, gọi ngay 19006174

Trả lời:
Tổng đài pháp luật chào anh Hải!
Tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn là vấn đề nhiều vợ chồng gặp phải. Một khi không thể tự giải quyết phân chia con chung, Tòa án can thiệp là chuyện không thể tránh khỏi. Trong trường hợp gia đình anh, chị nhà sẽ có quyền nuôi cháu nhỏ. Do cháu lớn chưa đủ 7 tuổi nên sẽ cần xem xét các yếu tố khác để quyết định ai là người nuôi dưỡng cháu. Nếu anh muốn giành quyền nuôi con mà chưa biết làm thế nào, anh có thể tham khảo, chuẩn bị một số minh chứng sau:

Chứng minh tài chính, kinh tế: Đây là một trong những điều kiện cơ bản và quan trọng nhất khi muốn giành quyền nuôi con. Tòa án sẽ xem xét anh có đủ điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục con hay không. Những yếu tố như nhà ở, thu nhập,… sẽ là những yếu tố cần để đánh giá khả năng nuôi con của anh.

Thời gian dành cho con cái: Bên cạnh chu cấp tài chính, thời gian dành cho cháu cũng là điều anh nên chú ý. Do hầu hết các cháu còn nhỏ, việc không có nhiều thời gian chăm nom và giáo dục sẽ khiến cháu bị thiệt thòi. Anh nên đảm bảo mình sắp xếp đủ thời gian lo cho con, trình bày tại Tòa án để đảm bảo quyền lợi cho cháu.

Môi trường sống cho con: Các yếu tố về môi trường sống, môi trường giáo dục,… cũng sẽ được cân nhắc để đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn. Các yếu tố khác như lỗi trong hôn nhân của bố hoặc mẹ, bạo lực gia đình, bỏ bê chăm sóc con cái,… Đây là những điểm tạo lợi thế khi bố hoặc mẹ tranh chấp quyền nuôi con cần phải chú ý anh nhé.

tranh chấp về người nuôi con sau khi ly hôn (1)

Vậy nếu anh muốn xin được nuôi cháu dù kinh tế bất lợi hơn, anh có thể nhấn mạnh những yếu tố khác như môi trường nuôi dưỡng để được xem xét. Nhất là khi sống với ông ngoại có thể khiến cháu tiếp xúc với các tệ nạn xã hội. Anh nên dùng điểm này để tạo lợi thế khi giành quyền nuôi con. Ngoài ra, nếu anh còn bất cứ băn khoăn nào, hotline của Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ cho anh.

>> Xem thêm: Thủ tục đổi họ cho con sau ly hôn – Tổng đài pháp luật

Dịch vụ luật sư tư vấn quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn

Hiện nay, những cặp vợ chồng đi đến quyết định ly hôn ngày càng nhiều. Tình huống khi ly hôn cũng rất đa dạng, bên cạnh đó là rất nhiều tranh chấp. Con cái vốn là tài sản lớn nhất của cha mẹ. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của con mình, nhiều vợ chồng tìm đến sự hỗ trợ của luật sư uy tín. Dịch vụ luật sư tư vấn quyền lợi của con khi cha mẹ chia tay hiện nay đều rất dễ tiếp cận. Tại Tổng đài pháp luật, chúng tôi rất tự hào có đội ngũ luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ một cách nhanh gọn và hiệu quả với những công việc như:

  • Tư vấn thủ tục ly hôn, các quy định của pháp luật về việc ly hôn
  • Tư vấn quyền lợi của con cái và nghĩa vụ của cha mẹ khi ly hôn
  • Cung cấp, soạn thảo các giấy tờ ly hôn cần thiết
  • Hỗ trợ nộp hồ sơ ly hôn lên Tòa án
  • Tư vấn trọn gói các tình huống khi ly hôn, giải quyết tranh chấp khi ly hôn.

>> Xem thêm: Muốn ly hôn nhưng thương con, có nên ly hôn hay sống vì con?

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi ly hôn và không biết quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn như nào, đừng ngần ngại gọi ngay 19006174 để trao đổi trực tiếp với các luật sư của chúng tôi. Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho mọi vấn đề của bạn khi tiến hành các thủ tục ly hôn, giành quyền nuôi con khi ly hôn,… ít tốn chi phí và hiệu quả nhất.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174