Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động có mẫu như thế nào?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động có mẫu như thế nào? Các trường hợp quyết định chấm dứt hợp đồng lao động? Công ty không ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động phải làm sao? Tất cả những vấn đề trên đều được giải đáp trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, nếu bạn còn vướng mắc liên quan đến vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật  qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư. 

>> Tư vấn mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất, Luật sư tư vấn 1900.6174

quyet-dinh-cham-dut-hop-dong-lao-dong
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

 

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

 

Chị Hằng (Nam Định) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau:

Tôi hiện đang làm giám đốc cho một công ty may mặc, công ty tôi là kinh doanh nhỏ nên chỉ có khoảng 10 người lao động. Gần đây bạn quản lý của công ty tôi có thông báo với tôi là khoảng 2 tháng sau sẽ nghỉ việc do gia đình bạn chuyển vào trong Sài Gòn sinh sống. Bạn đã xin giấy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động để khi bạn nghỉ việc bạn có thể làm chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Tôi cũng có tìm hiểu trên mạng những mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, tuy nhiên có quá nhiều hướng dẫn khiến tôi không biết mẫu quyết định nào là chính xác nhất theo quy định của pháp luật. Vì vậy, tôi mong luật sư cung cấp cho tôi mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất hiện nay?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Hướng dẫn cách viết mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hằng, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn luật lao động với Tổng đài pháp luật. Đối với câu hỏi về quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của chị, chúng tôi đã xem xét và xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là một loại văn bản quan trọng trong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động. Đây là loại văn bản được doanh nghiệp nơi mà người lao động đang làm việc lập, nhằm cho một quyết định chính thức chấm dứt hợp đồng lao động giữa các bên với nhau. Đồng thời văn bản này cũng là một căn cứ quan trọng để người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

MẪU QUYẾT ĐỊNH CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 

Download (DOCX, 17KB)

 

CÔNG TY…………………

Số: ___/2012/QĐ-……………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày ……tháng……năm….

 

QUYẾT ĐỊNH

VV: Chấm dứt hợp đồng lao động

——————–

GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP/TNHH ABCD

– Căn cứ Bộ Luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sửa đổi, bổ sung năm 2002;

– Căn cứ Hợp đồng lao động số ………………………………………………………………………………………………;

– Căn cứ Quyết định …………………………………………………………………………………………………………….;

– Căn cứ Quyết định xử lý vi phạm/bản án số của ………………………., đối với Ông Nguyễn Văn A;

– Theo đề nghị của Phòng Tổ chức & Nhân sự.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay chấm dứt hợp đồng lao động với Ông Nguyễn Văn A, là cán bộ/công nhân viên thuộc phòng:

………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………;

Lý do: (Bị xử lý vi phạm hoặc bị kết án theo quyết định của tòa án, hết thời gian theo Hợp đồng lao động đã ký mà không gia hạn…)

………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Kể từ ngày ___/___/___

Điều 2: Lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của Ông Nguyễn Văn A được chi trả tính đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều 3: Các Ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức & Nhân sự, trưởng các Phòng Ban liên quan và Ông Nguyễn Văn A căn cứ quyết định thi hành.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC
– Cá nhân Ông Nguyễn Văn A;

– Công đoàn Công ty;

– Phòng TC & NS;

– P21 (Đăng tin);

– Lưu VP, HS NGUYỄN VĂN B

NGUYỄN VĂN B

 

Quay trở lại với trường hợp của chị Hằng, có thể thấy người quản lý này đã thực hiện nghĩa vụ báo trước cho công ty chị là 2 tháng trước khi nghỉ việc. Do đó việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động trong trường hợp này là đúng theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, chị cần lập quyết định chấm dứt hợp đồng lao động theo mẫu trên đây để cho người lao động một quyết định chính thức, đồng thời để người lao động có thể có đủ các thành phần hồ sơ để có thể được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp. Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư.

>> Xem thêm: Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất

 

cac-truong-hop-quyet-dinh-cham-dut-hop-dong-lao-dong
Các trường hợp quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

Các trường hợp quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

 

Anh Tâm (Hải Phòng) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:

Anh Nam là người lao động của công ty tôi, anh Nam có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và đã làm việc cho công ty tôi được hơn 5 năm. Gần đây, anh Nam bị kết án về tội Trộm cắp tài sản với mức phạt là 1 năm tù giam.

Do tôi chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, công ty tôi có thể chấm dứt hợp đồng lao động với anh Nam không? Các trường hợp được ra quyết định chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật hiện hành là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Các trường hợp công ty cần quyết định chấm dứt hợp đồng lao động? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Tâm, cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình đến cho Tổng đài pháp luật. Đối với câu hỏi của anh về các quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:

Pháp luật lao động hiện hành có quy định các trường hợp quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019, cụ thể bao gồm:

– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động

– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động

– Cả hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

– Chấm dứt hợp đồng lao động cũng còn được thực hiện trong trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động chết, bị tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

– Người lao động bị kỷ luật sa thải

– Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc

– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

– Người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động nhưng thử việc không đạt yêu cầu hoặc một trong hai bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Cũng theo bộ luật lao động, trong thời hạn là 14 ngày kể từ nay hai bên chấm dứt hợp đồng lao động thì hai bên phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến lợi ích của mỗi bên.

Như vậy theo thông tin mà anh cung cấp bên trên, có thể thấy anh Nam là người lao động của công ty anh vừa bị kết án về tội trộm cắp tài sản với mức phạt tù là 1 năm tù giam. Do đó căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Bộ luật lao động 2019 thì hợp đồng lao động giữa anh Nam và công ty của anh sẽ chấm dứt theo quy định của pháp luật.

Vì vậy để tránh trường hợp sau khi chấp hành hình phạt tù xong anh Nam quay trở lại đòi làm việc theo hợp đồng lao động thì công ty của anh nên ra một quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với anh Nam để đảm bảo quyền lợi cho công ty về sau.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi, nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để nhận được sự giải đáp nhanh chóng nhất từ luật sư.

>> Xem thêm: Hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2 – Theo quy định pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

 

Anh Lộc (Cà Mau) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:

Tôi hiện đang làm việc tại một công ty về nội thất tại Sài Gòn, do công ty trả lương khá cao, đồng nghiệp cũng tốt nên tôi cũng gắn bó với công ty đến nay cũng khoảng 5 năm. Tuy nhiên gần đây công ty tôi có một anh quản lý mới tên là Toàn, mới vào thì anh ta có tiếp cận và có những cử chỉ thân mật với tôi.

Lúc đầu tôi chỉ nghĩ là đồng nghiệp trêu đùa với nhau nên cũng vui vẻ bỏ qua. Tuy nhiên càng ngày anh Toàn càng có những hành động vượt quá giới hạn. Ở công ty, anh Toàn thường xuyên đụng chạm, tiếp xúc gần tôi, về nhà thì anh ta nhắn tin gạ gẫm, gửi cho tôi nhiều tin nhắn hết sức dung tục. Tôi có phớt lờ thì anh ta dọa nếu không nghe lời anh thì anh sẽ đuổi việc tôi.

Tôi có báo cáo vấn đề này lên công ty và đề nghị cho công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Tôi cũng có cung cấp cho công ty mọi hình ảnh cũng như tin nhắn mà anh Toàn gửi cho tôi để chứng minh anh Toàn có hành vi quấy rối tình dục đối với tôi. Tuy nhiên chị nhân sự có trả lời với tôi nếu muốn nghỉ việc, tôi phải thực hiện nghĩa vụ thông báo trước nếu không thì không hợp pháp.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Nếu có thì tôi có phải thực hiện việc báo trước như công ty không?

Mong Luật sư giải đáp cho tôi vấn đề này, tôi xin cảm ơn!

 

>> Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Lộc, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với Tổng đài pháp luật. Dựa theo những thông tin mà anh cung cấp chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của anh như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động 2019, với bất cứ loại hợp đồng nào dù là hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay hợp đồng lao động xác định thời hạn thì người lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do mà chỉ cần báo trước một thời hạn nhất định tùy vào loại hợp đồng lao động mà người lao động ký với người sử dụng lao động.

Cơ sở của việc quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do xuất phát từ quyền lựa chọn việc làm và tránh tình trạng về cưỡng bức lao động (chẳng hạn như người lao động không muốn làm việc nhưng không có lý do thì không thể chấm dứt hợp đồng lao động, vẫn phải tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động).

Theo đó khi người lao động không muốn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động vì bất kỳ lý do gì, cho dù thời hạn hợp đồng lao động vẫn còn thì họ vẫn có quyền tự do chấm dứt hợp đồng bởi phải tiếp tục làm việc trái với ý chí, mong muốn tự nguyện của họ.

Tuy nhiên điều này cũng không đồng nghĩa với việc cổ xúy cho việc chấm dứt tùy tiện, bừa bãi, thiếu tính chuyên nghiệp của người lao động. Do đó tại Điều 35 Bộ luật lao động 2015 có quy định các thời hạn báo trước trong trường hợp người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu một số trường hợp người lao động không tuân thủ thời hạn báo trước này đồng nghĩa với việc người lao động đơn phương chấm dứt chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Thời hạn bảo trước được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động 2019, cụ thể:

– Người lao động phải báo trước ít nhất là 45 ngày trong trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn

– Người lao động phải báo trước ít nhất là 30 ngày trong trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm.

– Người lao động phải báo trước ít nhất 3 ngày làm việc trong trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 1 năm.

– Đối với một số ngành nghề và công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Song pháp luật cũng có quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước cho người sử dụng lao động trong một số trường hợp chủ yếu là do sự vi phạm của người sử dụng lao động được ghi nhận tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 cụ thể như sau:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động 2019)

Điều khoản về công việc, địa điểm, điều kiện việc làm là những điều khoản cơ bản của hợp đồng lao động, được các bên ghi nhận trong hợp đồng lao động. Khi hợp đồng lao động được ký kết và có giá trị pháp lý thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản về công việc, địa điểm làm việc như đã cam kết trong hợp đồng lao động.

Với căn cứ này, người lao động để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì cần phải chứng minh về việc người sử dụng lao động đã không bố trí, phân công công việc cho mình hoặc địa điểm làm việc theo đúng như cách điều kiện đã thỏa thuận.

Trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động 2019 người lao động được người sử dụng lao động chuyển đi làm công việc khác so với hợp đồng vì nhu cầu sản xuất, kinh doanh, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm… thì đây không được coi là lý do để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

– Không được người sử dụng lao động trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019)

Khi tham gia quan hệ lao động, mối quan tâm hàng đầu của người lao động là thu nhập hay nói cách khác là tiền lương. Do đó việc người sử dụng lao động không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ, không đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động và gia đình họ.

Vì vậy để bảo vệ người lao động trong trường hợp này pháp luật cho phép người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhằm tạo điều kiện cho người lao động tìm việc làm khá đảm bảo ổn định, thu nhập trong cuộc sống.

Tuy nhiên theo khoản 4 Điều 97 Bộ luật 2019, người lao động sẽ không được phép vận dụng căn cứ này để chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn và đã khắc phục vấn đề này thì người lao động không được sử dụng để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc bị cưỡng bức lao động, bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Đây là những hành vi bị cấm trong bộ luật lao động và là những hành vi vi phạm nhân quyền, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người lao động hoặc có nguy cơ lạm dụng sức lao động hay an toàn đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Các trường hợp này về cơ bản là do người sử dụng lao động có lỗi. Do đó khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh sự, bị cưỡng bức lao động, bị quấy rối tình dục thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ngay lập tức mà sẽ không cần phải báo trước.

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc (quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật lao động 2019)

Quy định này xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện chức năng thiêng liêng của mình. Khi lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động 2019.

Người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần điều kiện là đủ năm tham gia bảo hiểm xã hội. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho người lao động căn cứ vào tình trạng sức khỏe, điều kiện, nguyện vọng… của mình để quyết định có thể tiếp tục làm việc hay không.

– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Nếu người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng lao động dẫn đến hậu quả người lao động hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng hay có sự nhầm lẫn, quyết định không đúng thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Quay trở lại trường hợp của anh Lộc bên trên, dựa theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Bộ Luật lao động 2019 có thể thấy: “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động”. Quấy rối tình dục có thể được xảy ra dưới dạng như trao đổi, đề nghị, yêu cầu, gợi ý hay đe dọa. Hành vi này gây tổn thất về tinh thần, về thể chất và đôi khi hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối bị ảnh hưởng.

Do đó theo những thông tin mà anh cung cấp bên trên, có thể thấy anh bị người quản lý của mình gợi ý, đe dọa, ép buộc, gửi tin nhắn có tính chất tình dục cho anh. Mặc dù anh đã phớt lờ và từ chối tuy nhiên anh ta vẫn không dừng lại, hành vi này khiến anh cảm thấy sợ hãi, mệt mỏi dẫn đến hiệu quả làm việc cũng giảm sút. Căn cứ vào những yếu tố trên, có thể thấy người quản lý này đã có hành vi quấy rối tại nơi làm việc đối với anh.

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 về các trường hợp người lao động không cần thực hiện việc báo trước trong đó điểm d là trường hợp bị quấy rối tại nơi làm việc. Trong trường hợp này anh hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần thực hiện nghĩa vụ báo trước cho công ty biết.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hãy liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

>> Xem thêm: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp [MỚI NHẤT] năm 2022

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

 

Chị Phương (Lạng Sơn) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, em có câu hỏi cần luật sư tư vấn như sau:

Chị Tuyết và doanh nghiệp của tôi có ký hợp đồng lao động từ đầu năm 2022. Qua quá trình làm việc tại doanh nghiệp được hơn 3 tháng, gần đây, chị Tuyết có xin nghỉ 2 ngày do gia đình có việc đột xuất không thể vắng mặt, doanh nghiệp tôi cũng vui vẻ đồng ý.

Tuy nhiên sau khi về nhà sau 2 tuần, tôi vẫn không thấy chị Tuyết đi làm. Tôi gọi điện hỏi thì biết chị Tuyết đã sang Trung Quốc lao động vì lợi nhuận cao mà không có bất kỳ thông thông báo gì cho doanh nghiệp tôi.

Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, doanh nghiệp tôi có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Tuyết hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Luật sư giải đáp 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Phương, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình đến với đội ngũ chúng tôi. Đối với những thắc mắc trên của chị, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Trong quan hệ lao động, người lao thường thường ở trong vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động. Do đó để vừa đảm bảo quyền bình đẳng tự do tuyển dụng của người sử dụng lao động, vừa tránh tình trạng lạm dụng quyền tổ chức điều hành của người sử dụng lao động để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không có lý do hợp pháp thì quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động sẽ khắt khe hơn so với người sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động không phân biệt loại hợp đồng thì chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi có căn cứ được quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019, đồng thời người sử dụng lao động cũng phải thực hiện thủ tục chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này.

Theo quy định, người sử dụng lao động sẽ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019)

Với trường hợp này khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì cần có quy định về tiêu chí thường xuyên không hoàn thành công việc trong quy chế nội bộ của đơn vị sử dụng lao động. Bên cạnh đó để tránh gây bất lợi cho người lao động thì quy chế quy định tiêu chí thường xuyên không hoàn thành công vìệc cũng phải tham khào ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 1 năm liên tục đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 6 tháng liên tục đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 1 năm mà khả năng lao động chưa hồi phục (điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019)

Sự kiện ốm đau, tai nạn là sự kiện không mong muốn với người lao động tuy nhiên khi sự kiện này xảy ra trong thời gian dài, ảnh hưởng đến quan hệ lao động thì đây cũng là căn cứ để người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Tuy nhiên cũng tại điều khoản này có quy định “khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động”. “Xem xét” ở đây được hiểu là không bắt buộc mà chỉ mang tính gợi ý, tức là đây không phải là một quy phạm bắt buộc nên sẽ không có chế tài nào nếu người sử dụng lao động không thực hiện.

– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc (điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019)

Đây là những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng do đó pháp luật ghi nhận đây là một trong những căn cứ để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động

– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động 2019 (điểm d khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019)

Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động vi phạm thời gian trở lại làm việc khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động 2019, trừ trường hợp giữa hai bên có thỏa thuận khác (điểm đ khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019)

Đến độ tuổi nghỉ hưu, sức khỏe và năng lực lao động của người lao động đã có sự giảm sút nhất định, đặc biệt là đối với những công việc đòi hỏi sức khỏe hoặc sự nhạy bén. Do đó pháp luật quy định trong trường hợp này, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải điều kiện là đủ năm đóng bảo hiểm xã hội nếu như hai bên không có thỏa thuận nào khác.

– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019)

Theo đó khi người lao động đã tự ý bỏ việc từ 5 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng tức là người lao động đã vi phạm nghiêm trọng cam kết trong hợp đồng và về ý thức họ không có ý định tiếp tục làm việc, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động. Do đó pháp luật quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này.

– Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật lao động khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động. (điểm g khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019)

Một trong những nguyên tắc của việc giao kết hợp đồng lao động là đòi hỏi các bên phải trung thực. Sự trung thực được thể hiện qua việc cung cấp thông tin khi các bên giao kết hợp đồng. Do đó việc người lao động cung cấp thông tin không trung thực đã vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật lao động 2019, dẫn đến nhiều hệ lụy không chỉ cho quan hệ lao động mà còn ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động.

Quay trở lại với tình huống của chị Phương ở trên, theo như chị cung cấp thông tin, chị Tuyết là người lao động của doanh nghiệp có xin nghỉ phép 2 ngày. Tuy nhiên 2 tuần sau chị Tuyết vẫn không đi làm và cũng không có bất kỳ một thông báo nào cho doanh nghiệp chị biết. Vì vậy có thể khẳng định chị Tuyết đã tự ý bỏ việc gần 2 tuần liên tục mà không có lý do chính đáng.

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc không có lý chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó trong trường hợp này doanh nghiệp của chị có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Tuyết.

Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2019, trong trường hợp doanh nghiệp chị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động tự ý bỏ việc không có lý chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên thì doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện thủ tục báo trước cho người lao động.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hãy nhấc máy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

>> Xem thêm: Nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Quyền lợi của người lao động khi thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

 

Chị Yến (Hải Dương) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:

Tôi làm việc ở công ty hiện tại đến nay đã 10 năm. Gần đây tôi cảm thấy trong người không còn được khỏe như trước, hiệu quả làm việc cũng giảm sút rất nhiều. Do đó tôi có thỏa thuận với công ty là cho tôi được nghỉ việc và công ty cũng đồng ý cho tôi nghỉ việc từ tuần sau.

Vì vậy, tôi muốn hỏi, công ty thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động như thế thì quyền lợi tôi sẽ được hưởng sau khi nghỉ việc bao gồm những gì?

Mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Quyền lợi của người lao động khi thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Yến, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với chúng tôi. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi đã xem xeys và xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động thì những quyền lợi sẽ được hưởng bao gồm:

– Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động trong đó có tiền lương của những ngày làm việc chưa được thanh toán.

Hạn thanh toán có thể được kéo dài tuy nhiên cũng không được quá 30 ngày trong một số trường hợp đặc biệt chẳng hạn như: doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do chia tách, hợp nhất doanh nghiệp…

– Tiền trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019, tiền trợ cấp thôi việc sẽ được chi trả cho người lao động trong trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 1 năm trở lên.

Theo đó nếu đủ điều kiện thì mỗi năm làm việc người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp người lao động tự ý bỏ việc theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019.

Việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa chị Yến và công ty bên trên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 34 Bộ luật lao động 2019.

– Tiền trợ cấp thất nghiệp

Khác với những khoản tiền nói trên thì tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chứ không phải do người sử dụng lao động chi trả. Tuy nhiên không phải trong tất cả các trường hợp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động đều được hưởng khoản tiền trợ cấp thất nghiệp. Để được hưởng khoản tiền này thì người lao động cần đáp ứng các điều kiện cụ thể quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 cụ thể sau đây:

+ Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

+ Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 1 năm trở lên trong vòng 2 năm trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Người lao động phải đăng ký thất nghiệp và nộp đầy đủ thành phần hồ sơ tại trung tâm giới thiệu việc làm

+ Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể người lao động đóng đủ 1 năm đến 3 năm thì sẽ được hưởng là 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó cứ đóng đủ thêm 1 năm thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp và tối đa người lao động sẽ được hưởng không quá 12 tháng.

Quay trở lại với trường hợp của chị Yến ở trên, có thể thấy khi chị và công ty của mình thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động thì chị sẽ được hưởng các quyền lợi như tiền lương cho những ngày chưa được thanh toán, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp (nếu đủ điều kiện).

Ngoài những khoản tiền trên đây nếu trong hợp đồng lao động hoặc trong thỏa ước lao động tập thể có ghi nhận thêm về các khoản tiền khác mà chị là người lao động sẽ được nhận khi thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động thì chị sẽ được hưởng thêm các quyền lợi đó.

Bên cạnh đó, nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hay quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất từ các luật sư.

>> Xem thêm: Làm 10 năm được hưởng mấy tháng thất nghiệp? – BHXH 2022

mau-quyet-dinh-cham-dut-hop-dong-lao-dong
Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

 

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

 

Anh Bình (Lai Châu) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, chị Ngọc là người lao động của công ty tôi, có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đến tháng 8 năm nay, chị Ngọc đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Do công ty tôi kinh doanh mặt hàng may mặc, cần sự khéo léo của người lao động, trong khi đó thì chị Ngọc do tuổi đã cao nên tốc độ làm việc cũng như hiệu quả làm việc không được tốt, nhiều lúc gây ảnh hưởng đến cả quy trình sản xuất của công ty tôi.

Vì vậy, tôi đang dự định đến tháng 8 chị Ngọc đủ tuổi về hưu thì công ty tôi muốn đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị Ngọc. Tuy nhiên theo tôi được biết để có thể chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty tôi phải thực hiện thủ tục báo trước cho chị Ngọc biết.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi phải báo trước cho chị Ngọc bao nhiêu ngày?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Bình, cảm ơn anh đã gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật. Đối với câu hỏi trên của anh, chúng tôi đã phân tích và xin được đưa ra lời giải thích cụ thể như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động 2019, khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người lao động một khoảng thời gian nhất định, cụ thể như sau:

– Người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày trong trường hợp hợp đồng lao động xác định thời hạn

– Người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất là 30 ngày trong trường hợp hợp đồng lao động xác định thời hạn và có thời hạn là từ 1 năm đến 3 năm

– Người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 3 ngày làm việc trong trường hợp hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 1 năm và trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019.

– Đối với một số ngành nghề công việc đặc thù thì thời hạn báo trước này sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Thời hạn báo trước này sẽ không áp dụng khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2019 và trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc trở lên.

Quay trở lại với trường hợp của anh Bình ở trên, như anh cung cấp thông tin ở trên thì chị Ngọc đến tháng 8 sẽ đến tuổi nghỉ hưu. Do công việc của công ty anh đòi hỏi người lao động cần phải khéo léo và chị Ngọc do tuổi đã cao nên hiệu quả làm việc không được tốt, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 thì công ty anh là người sử dụng lao động trong trường hợp này sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị Ngọc.

Hợp đồng lao động mà công ty anh ký kết với chị Ngọc là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Do đó, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động thì anh phải báo trước với chị Ngọc là người lao động ít nhất 45 ngày. Đồng thời công ty anh cần phải thực hiện trách nhiệm của mình khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019.

Nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động hay quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các luật sư.

>> Xem thêm: Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp – Cách lãnh BHTN năm 2022

Công ty không ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động phải làm sao?

 

Bạn Ngát (Cần Thơ) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi gần đây mới nghỉ việc tại công ty. Trước khi nghỉ việc tôi có thực hiện việc thông báo cho công ty trước 2 tháng. Đồng thời tôi cũng yêu cầu công ty cho tôi xin giấy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động để khi nghỉ việc tôi có thể được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên từ lúc tôi nghỉ việc đến nay đã được hơn 2 tháng rồi mà công ty vẫn không chịu ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi. Trong khi đó tôi nghe nói trợ cấp thất nghiệp chỉ có thời hạn là 3 tháng kể từ ngày tôi nghỉ việc.

Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư, làm thế nào để công ty trả quyết định chấm dứt hợp đồng lao động cho tôi? Tôi xin cảm ơn!

 

>> Công ty không ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động phải làm sao? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Ngát, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của bạn đến với đội ngũ chúng tôi. Đối với câu hỏi về quyết định chấm dứt hợp đồng của chị, chúng tôi xin được đưa ra lời giải thích cho thắc mắc của chị như sau:

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tuy nhiên phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Như bạn cung cấp thông tin bên trên thì bạn đã thực hiện việc báo trước cho công ty trước 2 tháng. Do đó việc bạn nghỉ việc trong trường hợp này là đúng theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm: “Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động”

Theo đó Bộ luật lao động 2019 chỉ quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác chứ không quy định cụ thể về việc công ty sẽ phải trả quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn là bao lâu. Do đó việc trả quyết định chấm dứt hợp đồng lao động sẽ dựa vào nội quy lao động của công ty và sự thỏa thuận của công ty với người lao động.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp nếu phía công ty của bạn không trả quyết định chấm dứt hợp đồng lao động để bạn có thể thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn. Vậy nên, trong trường hợp này, bạn có thể liên hệ với tổ chức công đoàn cơ sở, nếu không có công đoàn cơ sở thì liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp ở công ty để bộ phận này có thể giúp đỡ bạn trong việc yêu cầu công ty trả quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế liên quan đến quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để có thể áp dụng trong trường hợp cụ thể của mình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy kết nối trực tiếp đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174  để được chúng tôi nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.