Sổ hồng đồng sở hữu là gì? Sổ hồng riêng đồng sở hữu có gì khác? Sở hữu sổ hồng chung được và mất gì? Cùng những tình huống thực tế được chia sẻ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật do các luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn luật đất đai.
Sổ hồng đồng sở hữu có được cấp riêng không?
>>> Tư vấn Luật Đất Đai trực tuyến liên hệ: 1900.6174
Luật sư Tiến trả lời: Chào chị, cảm ơn câu hỏi của chị tới Tổng đài pháp luật. Tôi xin giải đáp thắc mắc cho chị như sau:
Theo Điều số 209 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:
Điều 209. Sở hữu chung theo phần
– Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
– Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Với trường hợp của chị được xác định là sở hữu đất chung theo phần. Lý do là vì mỗi bên đã xác định được phần đất riêng (cụ thể, chị có 58m2 đất và ông B có 46m2).
Theo khoản Điều 98 Luật đất đai năm 2013 có quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở kèm tài sản gắn liền, sổ hồng đồng sở hữu như sau:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Từ thông tin cung cấp của bộ luật thấy rằng: Việc cung cấp giấy chứng nhận sử dụng đất sẽ được thực hiện chỉ khi các bên đồng sở hữu quyền sử dụng đất yêu cầu và sẽ được trao cho người đại diện (người này đã được các bên thỏa thuận từ trước). Với trường hợp không có yêu cầu bổ sung thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ vẫn được cấp riêng cho mỗi người một giấy nên chị cứ yên tâm về vấn đề này nhé.
Thực tế, thủ tục cấp riêng sổ hồng thường khá phức tạp, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.
>> Xem thêm bài viết: Vay thế chấp sổ hồng như thế nào – Hỗ trợ giải đáp các câu hỏi từ A-Z
Sổ hồng đồng sở hữu, sổ hồng riêng đồng sở hữu là gì?
Sổ hồng đồng sở hữu và sổ hồng riêng đồng sở hữu là gì? Chúng có điểm gì khác nhau và nên lựa chọn sổ thế nào để phù hợp với quyền lợi và khả năng của mình? Tìm hiểu các tình huống dưới đây để hiểu rõ hơn.
Sổ hồng đồng sở hữu?
>>> Luật sư tư vấn Luật đất đai trực tuyến 24/7: 1900.6174
Luật sư Quang trả lời: Chào bạn, tôi xin hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Sổ hồng đồng sở hữu là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất chung, trong đó có từ 2 chủ sở hữu trở lên, không có quan hệ vợ chồng hay con cái với chủ sở hữu. Sổ hồng đồng sở hữu còn có tên gọi khác ngắn gọn hơn là sổ hồng chung, hoặc sổ riêng chung thửa.
Các bên thỏa thuận với nhau về việc mảnh đất là tài sản chung, cùng góp tiền để mua và yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận cho các bên có quyền sử dụng đất. Và bạn thuộc trường hợp này nên có đủ điều kiện để làm sổ.
Tùy theo số lượng người đồng sở hữu đất và được sở hữu mỗi người một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất duy nhất. (các cuốn sổ có bìa giống nhau, giá trị pháp lý và nội dung giống hệt nhau).
Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Chủ sở hữu sẽ bị hạn chế về quyền sử dụng đất. Với cả thủ tục liên quan đến vay mượn, thế chấp, chuyển mục đích sử dụng, cho tặng, chuyển nhượng, thừa kế sẽ mất nhiều thời gian và có nhiều hạn chế sẽ không thể tự định đoạt được quyền sở hữu cho mình.
– Bắt buộc phải có giấy uỷ quyền đồng ý của các chủ sở hữu cho phép hoặc bầu ra một chủ sở hữu được quyền chuyển nhượng cho người khác thì mới tiến hành làm thủ tục, giấy tờ ký kết hợp đồng mua bán, công chứng theo quy định của pháp luật.
Sổ hồng riêng đồng sở hữu là gì?
Sổ hồng riêng đồng sở hữu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một hay hai người trở lên có quan hệ vợ chồng hoặc quan hệ bố mẹ – con cái cùng đứng tên trên cùng một sổ. Điều kiện được cấp sổ cần phải thoả mãn các điều kiện dưới đây:
– Một hay hai người trở lên có quan hệ là vợ chồng, quan hệ bố mẹ – con cái cùng đứng tên trên cùng một sổ.
– Diện tích mong muốn cấp phải đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật đất đai của từng khu vực, địa phương, vùng miền.
– Số lượng sổ được cấp là một quyển duy nhất cho dù có từ hai người trở lên có quan hệ vợ chồng, bố mẹ – con cái đứng tên trong sổ.
Khi thực hiện các giao dịch nếu có phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu thì người đứng tên sổ sẽ giải quyết vấn đề hoặc đồng nhất, bàn bạc ý kiến với các thành viên còn lại đứng tên trên sổ.
Phân biệt sổ hồng đồng sở hữu và sổ hồng riêng đồng sở hữu
>>> Luật sư tư vấn, giải quyết vấn đề về Đất Đai liên hệ ngay: 1900.6174
Luật sư Quang trả lời: Chào bạn, hai khái niệm sổ hồng đồng sở hữu và sổ hồng riêng đồng sở hữu rất dễ bị nhầm lẫn và nhiều cũng chưa hiểu rõ được các thông tin của hai loại sổ này theo đúng quy định của Nhà nước. Dưới đây là thông tin đã được tôi thống kê chi tiết ngắn gọn, dễ hiểu nhất về sự giống và khác nhau giữa hai loại sổ này.
Giống nhau:
Sổ hồng là cách gọi gần gũi dễ nhớ của người dân dựa trên màu sắc của sổ, còn tên gọi theo đúng pháp luật quy định là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cùng tài sản đi kèm với đất. Sổ hồng được cấp bởi Bộ Tài Nguyên và Môi Trường theo đúng thông tư số 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ.
Thế nhưng, để đảm bảo việc quy hoạch không bị chia nhỏ, dễ gây nhầm lẫn, đồng thời tạo điều kiện cho người dân có thể sở hữu đất, Chính phủ đã phân chia sổ thành 2 loại là: sổ hồng riêng và sổ hồng đồng sở hữu. Hai loại sổ này được áp dụng trên mọi vi cả nước, với mọi loại đất như nhà ở, đất nông nghiệp, đất xưởng,… và được cấp phát theo mẫu của Chính phủ ban hành.
Khác nhau:
Dưới đây là những điểm khác nhau nổi bật, dễ hiểu giúp bạn cân nhắc khi thực hiện làm sổ hồng:
Tên sổ |
Sổ hồng đồng sở hữu ( sổ hồng chung) |
Sổ hồng riêng |
Chủ sở hữu | Phải có từ hai người trở lên, không có quan hệ vợ chồng hoặc bố mẹ – con cái. Sổ sẽ được cấp cho từng cá nhân có chung quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền theo đất. | Có một hoặc hai người trở lên có quan hệ vợ chồng, bố mẹ – con cái cùng đứng tên chung trong một sổ. |
Điều kiện được cấp sổ | – Phải có từ hai người trở lên, không có quan hệ vợ chồng hoặc bố mẹ – con cái với nhau.
– Bàn bạc, thỏa thuận mảnh đất được cấp giấy là tài sản mua chung hoặc cùng nhau góp tiền mua, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận cho các chủ sở hữu có cùng quyền ngang bằng nhau. – Thỏa thuận mảnh đất là tài sản chung hoặc cùng góp tiền mua và yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận cho các chủ thể này cùng có quyền. – Diện tích thửa đất không đủ điều kiện để tách thành nhiều thửa độc lập hoặc diện tích thửa đất quá nhỏ không đủ điều kiện để được cấp sổ thì có thể hợp thửa với người khác để có sổ. |
– Có thể từ một hoặc hai người trở lên có quan hệ vợ chồng hoặc bố mẹ – con cái với nhau đứng tên trên cùng một sổ, trái ngược với sổ hồng đồng sở hữu.
– Diện tích cần có đủ điều kiện theo quy định Luật đất đai quy định theo từng khu vực và vùng miền. |
Số lượng sổ được nhận | Tùy theo số lượng người cùng chung quyền sở hữu đất nhưng mỗi người chỉ được sở hữu 1 sổ duy nhất. Các quyển sổ này có giá trị pháp lý như nhau, nhưng khác bìa ngoài ở vị trí tên. | Chỉ 1 cuốn duy nhất cho dù có 1 hoặc 2 người trở lên có quan hệ vợ chồng hoặc con cái cùng đứng tên trên sổ. |
Ưu điểm | Giá đất sẽ rẻ hơn nhiều so với sổ hồng riêng, người dân sẽ dễ dàng sở hữu, phù hợp với những người không có điều kiện nhiều. | Giá đất có giá trị đắt hơn nhiều so với sổ hồng sở hữu. |
Nhược điểm | – Các quá trình liên quan đến sổ thường lâu và được giải quyết khó khăn hơn vì cần sự đồng ý của các chủ sở hữu.
– Chủ sở hữu bị hạn chế về quyền sử dụng đất. Các thủ tục vay thế chấp, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp và thừa kế gồm nhiều công đoạn và hạn chế hơn, cầm bàn bạc và thoả thuận của các bên mới được quyết định, không thể tự mình định đoạt được quyền sở hữu của mình. – Bắt buộc có giấy ủy quyền đồng ý của các chủ sở hữu cho phép. Nếu một trong các chủ thể sở hữu có quyền chuyển nhượng cho người khác thì mới được phép làm thủ tục, giấy tờ ký kết hợp đồng mua bán công chứng theo quy định của pháp luật. – Việc mua bán chỉ diễn ra với một trong số các chủ sở hữu thông qua thỏa thuận viết tay mà không có công chứng, chỉ ra văn phòng thừa phát lại lập vi bằng thì không được pháp luật công nhận bởi pháp luật quy định. Bởi vì việc mua bán nhà đất phải được lập hợp đồng mua bán và công chứng tại văn phòng công chứng. |
– Các quá trình liên quan đến sổ thường nhanh và dễ dàng hơn nhiều so với thủ tục làm sổ hồng đồng sở hữu.
– Chủ sở hữu thoải mái về quyền sử dụng đất. Các thủ tục vay thế chấp, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp và thừa kế nhanh, gọn, lẹ vì có thể tự mình định đoạt được quyền sở hữu của mình. |
Dựa vào các thông tin tôi cung cấp, tôi muốn khuyên bạn nên làm sổ hồng riêng vì khi xảy ra vấn đề gì, bạn có thể tự quyết. Hơn thế nữa, bạn đủ điều kiện để thực hiện làm loại sổ này, mặc dù giá hơi đắt nhưng xét về ưu điểm nhận được thì sổ hồng riêng sẽ giúp bạn dễ dàng khi làm mọi thứ có liên quan đến mảnh đất được bố mẹ để lại cho đến mãi sau này.
Vấn đề về sở hữu chung sổ hồng đồng sở hữu mà không đứng tên trên sổ đỏ
Mong được luật sư hồi đáp sớm vì em đang gấp ạ. Cảm ơn luật sư.
>>> Cần hỗ trợ, tư vấn gấp Luật đất đai, liên hệ: 1900.6174
Luật sư Quang trả lời: Chào chị, vấn đề của chị như tôi thấy khá rắc rối nhưng chị yên tâm, dưới đây tôi xin tư vấn và hỗ trợ hướng đi tốt nhất cho chị.
Theo Luật đất đai năm 2003 có quy định và ghi rõ:
“6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;”
Vì vậy, chồng chị vẫn thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất. Trong trường hợp chồng chị muốn đứng tên trên mảnh đất 50m2 còn lại thì có thể đưa ra yêu cầu anh trai tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu người anh trai không hợp tác làm thì chồng bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã, nơi có mảnh đất cần tiến hành hoà giải tranh chấp. Theo điều số 202 Luật đất đai 2013 quy định:
“Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Do mảnh đất 50m2 đó đã có đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đó là tài sản chung giữa chồng chị và người anh trai nên khi thực hiện hoà giải, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu chủ sở hữu xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo điều 203 Luật đất đai năm 2013 ghi rõ:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
So sánh, đối chiếu với quy định được nêu, chồng chị có thực hiện làm sổ hồng đồng sở hữu nhưng không đứng tên trong sổ thì cần tiến hành thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Nếu không thể giải quyết được vấn đề này thì có thể khởi kiện lên Tòa án.
Vấn đề thứ hai, chồng chị muốn Uỷ quyền cho Luật sư giải quyết vụ việc thì cần chuẩn bị văn bản uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền kèm quy định phạm vi công việc mà chồng chị muốn uỷ quyền cho phía Luật sư giải quyết.
Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:
“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 563. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”
Nếu còn băn khoăn hoặc chưa hiểu nội dung nào, liên hệ: 1900.6174 – Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ cụ thể mọi vấn đề pháp lý.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Mảnh đất có sổ đỏ riêng có khi nào thuộc sở hữu chung không?
Bạn Hạnh Trang (Ninh Bình): Chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn gửi đến các vị, mong được giải đáp. Bố mẹ tôi được ông bà nội để lại khoảng hơn 500m2 và sau đó, khi ông bà mất đi tiếp tục để lại cho bố mẹ tôi mảnh đất có diện tích là 300m2 nữa – mảnh đất nơi ông bà sinh sống lúc sinh thời. (do bố tôi là con trưởng trong gia đình). Sau khi ông qua đời, bố mẹ tôi cũng làm sổ đỏ riêng đầy đủ, không phải sổ hồng đồng sở hữu, gồm 2 Giấy chứng nhất sử dụng đất với diện tích đã đề cập ở trên. Bố mẹ tôi vẫn ở cùng ông bà tôi trên mảnh đất 300m2 kia. Cho đến năm 2009, bố mẹ tôi có xây căn nhà mới khang trang và đẹp trên mảnh đất và sống cùng em trai tôi (bố mẹ chỉ có hai chị em tôi). Vì bố ra đi đột ngột nên cũng chưa kịp để lại di chúc hay quyền thừa kế gì. Nhưng trước đó cũng có ý sẽ chuyển quyền sử dụng đất cho em trai tôi cả 2 mảnh đất mà ông sở hữu trước đó. Nên cũng mặc định tự hiểu bố tôi sở hữu rồi đến em trai là trưởng họ có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên. Cụ thể câu hỏi của tôi như sau:
- Mảnh đất đã có Giấy quyền sử dụng đất của em trai tôi liệu có thuộc quyền sở hữu của anh em trong họ hay không?
- Quy định và thủ tục thế nào về việc đất sở hữu chung, xây nhà thờ họ khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 1 cá nhân?
>>> Giải quyết vấn đề liên quan Luật Đất Đai trực tuyến, gọi ngay: 1900.6174
Luật sư Tiến trả lời: Chào bạn, để trả lời cho câu hỏi thứ nhất, bạn hãy đọc điều luật số 97 thuộc Luật đất đai năm 2013 dưới đây:
“Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”
Căn cứ vào bộ luật này, mảnh đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được bố bạn chuyển lại cho em trai bạn thì quyền sở hữu là của riêng em bạn, không thuộc quyền sở hữu chung vì như bạn đề cập là có sổ đỏ, không phải sổ hồng đồng sở hữu.
Câu hỏi thứ hai, tôi xin đưa bạn quy định tại Điều 211 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng
Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.”
Về Quyền sử dụng đất của một cá nhất trở thành đất cộng đồng hay đất chung của nhóm người phải được cấp đổi giấy chứng nhận, thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận theo các bước dưới đây:
Bước 1: Gia đình em trai bạn cần chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ về hồ sơ xin cấp đổi theo quy định tại Mục 2, điều 97 đã đề cập trên. Sau đó, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện:
Cán bộ sau khi tiếp nhận hồ sơ, cần kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Với những trường hợp được hoàn thành đầy đủ, hợp lệ thì người sẽ được nhận giấy biên nhận hồ sơ. Với trường hợp hồ sơ bị thiếu hoặc chưa hợp lệ sẽ được hướng dẫn cụ thể sao cho đúng quy định.
Thời gian làm việc là các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 theo giờ hành chính, nghỉ các ngày lễ Tết theo quy định.
Bước 2: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện sẽ được đo đạc, lập biên bản đo đạc, xác minh tại hiện trường sau khi được chủ sở hữu đất xác nhận, thu phí và lệ phí theo quy định. Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ trình lãnh đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chuyển sang phòng Tài nguyên và Môi trường ký duyệt.
Bước 3: Chủ sở hữu đất nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và kết quả giải quyết sẽ được trả về cơ quan hành chính cấp huyện.
Chủ sử dụng đất cần nộp phiếu hẹn, cán bộ sẽ trả kết quả kiểm tra chứng từ đã nộp lệ phí và yêu cầu chủ sử dụng đất ký vào sổ theo dõi và trao giấy chứng nhận.
Mọi vướng mắc liên quan đến Luật Đất Đai nói chung hay Sổ hồng đồng sở hữu nói riêng xin liên hệ luật sư chuyên tư vấn pháp luật trực tuyến qua hotline: 1900.6174, hỗ trợ 24/7.
Rất mong có cơ hội phục vụ!
Trân thành cảm ơn/.
Bộ phận Chuyên Tư vấn Pháp luật Đất đai – Tổng đài pháp luật.