Tài sản bảo đảm là gì? Quy định pháp luật về tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm là khái niệm thường gặp khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Vậy, tài sản bảo đảm là gì? Điều kiện để trở thành tài sản bảo đảm? Quy định của pháp luật về loại tài sản như thế nào? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!

tu-van-quy-dinh-ve-tai-san-bao-dam

 

Tài sản bảo đảm là gì?

>> Tài sản bảo đảm là gì? Gọi ngay 1900.6174

Theo quy định tại khoản 7 điều 3 và khoản 1 điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) thì tài sản bảo đảm là tài sản mà bên vay dùng để đảm bảo về việc thực hiện nghĩa vụ vay nợ của mình, tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc là tài sản hình thành trong tương lai mà không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, trong đó tài sản sẽ gồm bất động sản và động sản. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu, có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được; giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm; một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên tư vấn luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý có trình độ chuyên môn cao và am hiểu pháp luật, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ giải quyết thành công nhiều vấn đề pháp lý trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline để được nhận được sự tư vấn của luật sư!

Điều kiện để trở thành tài sản bảo đảm?

>> Điều kiện để trở thành tài sản bảo đảm là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tài sản bảo đảm đáp ứng những điều kiện pháp lý sau:

Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Như vậy bên bảo đảm là chủ sở hữu phải có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được. Ví dụ tài sản bảo đảm là hàng hóa, số dư trong sổ tiết kiệm,….

Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai và giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị phần nghĩa vụ được đảm bảo.

>> Xem thêm: Thế chấp quyền sử dụng đất là gì? Quy định về thế chấp

Quy định về tài sản đảm bảo theo quy định Bộ Luật dân sự

>> Tài sản đảm bảo được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 về trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ:

Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm, tài sản đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.

Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Quá trình thực hiện việc giao dịch bảo đảm phải được lập thành văn bản.

Trường hợp cần phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác cũng sẽ bị coi là đến hạn (mặc dù chưa đến hạn) và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận với nhau về việc bên có nghĩa vụ sẽ dùng tài sản khác để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn. Điều 299 Bộ luật Dân sự hiện hành cũng quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm:

“Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ cố ý không thực hiện hoặc thực hiện không đúng phần nghĩa vụ của mình.

Bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”

xu-ly-tai-san-bao-dam

Xử lý tài sản bảo đảm

Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

>> Những trường hợp nào xử lý tài sản bảo đảm theo quy định? Liên hệ ngay 1900.6174

Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những trường hợp bên nhận bảo đảm sẽ có quyền được xử lý tài sản bảo đảm của bên còn lại, ví dụ như:

Đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng phần nghĩa vụ của mình. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ có bảo đảm của mình trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Trường hợp thứ nhất là trường hợp thường thấy khi có vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm. Ở trường hợp thứ 2 thường xảy ra khi mà ngân hàng thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc khi một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ hoặc trước khi tuyên bố bên có nghĩa vụ phá sản.

Có thể thấy pháp luật ngoài việc đưa ra nguyên tắc về quyền xử lý bảo đảm, cũng cho phép các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm của mình về những trường hợp khác do các bên thỏa thuận.

>> Xem thêm: Vay thế chấp sổ đỏ cần điều kiện gì? Hạn mức là bao nhiêu?

Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

>> Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm là gì? Gọi ngay 1900.6174

– Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Thỏa thuận của các bên có thể được xác định trong hợp đồng bảo đảm hoặc có thể do 2 bên thỏa thuận trước khi xử lý tài sản. Nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

– Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

Nguyên tắc này đòi hỏi bên xử lý tài sản phải thực hiện một cách đầy đủ các thủ tục công khai như phải thực hiện thông báo, nêu ra các các hướng giải quyết cũng như số tiền còn thiếu.

– Bên xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm hoặc bên được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thỏa thuận khác.

Phương thức xử lý tài sản bảo đảm

>> Tư vấn một số phương thức xử lý tài sản bảo đảm, Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ quy định tại điều 59 nghị định số 16/2006/NĐ-CP, một số phương thức xử lý tài sản bảo đảm như

– Bán tài sản bảo đảm

Ngân hàng hoặc bên bảo đảm hoặc các bên phối hợp để bán tài sản trực tiếp cho người mua hoặc ủy quyền cho bên thứ 3 bán tài sản cho người mua.

Các bên có thể thỏa thuận bán tài sản bảo đảm thông qua bán đấu giá hoặc không thông qua bán đấu giá. Pháp luật không bắt buộc việc bán tài sản bảo đảm phải được lập thành văn bản riêng hay phải có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, việc bán tài sản bảo đảm để xử lý tài sản có thể được các bên thỏa thuận và ghi trực tiếp vào hợp đồng mua bán tài sản bảo đảm để có thể bảo đảm quyền lợi trong trường hợp có căn cứ tranh chấp.

– Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Như vậy bên nhận bảo đảm sẽ nhận chính tài sản mà bên bảo đảm cam kết trước đó, thay vì quy đổi tài sản, bảo đảm thành tiền mặt để thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Việc thỏa thuận có thể các bên tự thỏa thuận từ trước tại thời điểm giao kết hợp đồng hoặc tại thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.

– Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ 3 trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ khi đến thời hạn hoặc bên thứ 3 bảo lãnh bằng tài sản không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà họ là chủ nợ đối với bên thứ 3 mà quyền đòi nợ đã được thế chấp. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm thông báo cho bên thứ 3 về việc thu hồi khoản nợ của bên thứ 3 đồng thời yêu cầu bên thứ 3 giao các khoản tiền tài sản đó cho mình. Bảo đảm tại thời điểm xử lý quyền đòi nợ sẽ gửi thông báo cho bên có nghĩa vụ trả nợ về quyền của mình, đồng thời phải chứng minh quyền của mình thông qua hợp đồng thế chấp. Nếu bên nhận bảo đảm không chứng minh được quyền của mình thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận thế chấp.

– Đấu giá tài sản

Phương thức xử lý tài sản bảo đảm này chỉ được thực hiện trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác về việc xử lý tài sản. Trong trường hợp này, bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu trung tâm bán đấu giá tài sản tại địa phương, nơi người bảo đảm ở hoặc nơi có trụ sở để thực hiện thủ tục bán đấu giá tài sản.

– Tài sản bảo đảm thông qua trọng tài tòa án thi hành án.. Các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài căn cứ vào sự thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài tại thời điểm có tranh chấp. Nếu bên khởi kiện quyết định khởi kiện tại tòa án các cấp hoặc theo lãnh thổ theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Để có thể thực hiện quyền khởi kiện thì bên khởi kiện phải có những chứng minh chứng minh được mình là chủ thể, có quyền.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất – Bản mới nhất theo quy định

Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm

>> Tư vấn thủ tục xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, Liên hệ ngay 1900.6174

– Thực hiện thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm

Căn cứ điều 300 bộ luật dân sự 2015, về nguyên tắc “trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác” tuy nhiên loại trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng

Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo xử lý tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.

– Giao tài sản bảo đảm để xử lý

Căn cứ điều 301 bộ luật dân sự 2015, thì người đang giữ tài sản bảo đảm phải có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý nếu thuộc các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

– Định giá tài sản bảo đảm

Căn cứ khoản 2 điều 306 Bộ luật dân sự 2015 đặt ra việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường. Việc quy định như này nhằm tránh việc tài sản bảo đảm được định giá dưới mức giá thị trường gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bảo đảm

– Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý

Nếu trong trường hợp tài sản bảo đảo đang do bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ thì bên xử lý tài sản thông báo bằng văn bản cho một trong những người này về việc yêu cầu chuyển giao tài sản bảo đảm. Nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì bên xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý hoặc yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên với trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác

– Lập biên bản xử lý tài sản bảo đảm

Biên bản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận tài sản bảo đảm cũng như phương thức xử lý tài sản bảo đảm kèm theo quyền và nghĩa vụ của các bên hoặc ghi rõ các thỏa thuận khác giữa các bên

Một số câu hỏi về tài sản bảo đảm

Thanh toán cho các bên cùng nhận tài sản bảo đảm theo thứ tự nào?

 

Anh Hùng có thắc mắc như sau:“Chào Luật sư, trước đây tôi và chị Thanh gom tiền cho anh Thìn vay bảo đảm tài sản với thời hạn 1 năm, tuy nhiên đã quá hạn mà anh Thìn mãi không trả. Vậy tôi có được xử lý tài sản bảo đảm không? Nếu trong trường hợp chị Duyên được ưu tiên thanh toán trước thì tôi có thể thay đổi thứ tự ưu tiên không? Xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Thứ tự thanh tóa cho các bên cùng nhận tài sản bảo đảm như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào anh Hùng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ điều 299 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm thì trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản đảm bảo sẽ được xử lý

Hơn nữa căn cứ điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm.

“1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng

b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền“

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp các bên cùng nhận đảm bảo có thể thỏa thuận thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau thì có thể thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán. Nếu anh muốn đổi thứ tự ưu tiên với chị Duyên thì phải có thỏa thuận trước và phải có sự đồng ý của chị Duyên.

Trên đây là phần tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về thứ tự ưu tiên thanh toán cho các bên cùng nhận tài sản bảo đảm. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, hãy gọi ngay đến đường đây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!

quy-dinh-ve-tai-san-bao-dam-duoc-the-chap-ngan-hang

Quy định về tài sản bảo đảm được thế chấp ngân hàng

 

Chị Dung (Bắc Giang) có thắc mắc như sau:“Chào luật sư! Tôi muốn vay thế chấp ngân hàng, tuy nhiên tôi dự định thế chấp miếng đất mà tôi thuê trong thời hạn 10 năm và tôi đã trả tiền thuê đất một lần. Vậy xin hỏi Luật sư, tôi có thể thế chấp đất thuê không, nếu không thì tôi được thế chấp những tài sản bảo đảm nào? Tôi xin cảm ơn luật sư!

 

>> Tài sản bảo đảm được thế chấp ngân hàng là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào chị Dung! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau khi xem xét vấn đề của chị, chúng tôi xin đưa ra phản hồi như sau:

Để giải đáp thắc mắc trên, pháp luật hiện hành có quy định về các loại tài sản bảo đảm được thế chấp ngân hàng để đảm bảo cho việc thu hồi vốn của ngân hàng và quyền lợi hợp pháp của khách hàng bao gồm:

– Nhà ở, các công trình xây dựng trên đất liền và các công trình xây dựng tương tự

– Tàu biển phải nằm đủ tiêu chuẩn của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, máy bay theo chuẩn quy định của Bộ luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong các trường hợp cấp bách cần thế chấp.

– Tài sản hình thành trong tương lai: các bất động sản được hình thành tại ngay sau khi ký kết giao dịch thế chấp thuộc quyền sở hữu của khách hàng như:

– Lợi nhuận, tài sản được hình thành từ vay vốn, công trình xây dựng mà bên thế chấp có quyền nhận

– Giá trị quyền sử dụng đất của tài sản đảm bảo đã được pháp luật quy định

Như vậy, người dân có thể thế chấp quyền sử dụng đất. Các loại đất bao gồm

– Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức ;

– Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất ;

– Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời hạn thuê ;

– Đất được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ;

– Đất được nhận quy đổi, nhận chuyển nhượng ủy quyền, nhận Tặng Ngay cho, nhận thừa kế .

Vì thế, bạn hoàn toàn có thể thế chấp đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời hạn thuê để vay ngân hàng.

Lưu ý khi thế chấp tài sản bảo đảm để vay vốn

 

Anh Vinh (Hà Nội) có thắc mắc như sau:“Chào Luật sư, sắp tới tôi dự định vay thế chấp sổ đỏ để làm vốn thành lập công ty riêng nhưng tôi không biết cần làm gì để có thể tránh tối thiểu rủi ro nhất. Mong luật sư có thể cho một vài chú ý khi thế chấp sổ đỏ để vay vốn ạ? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn về lưu ý khi thế chấp tài sản bảo đảm để vay vốn, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào Anh Vinh! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn anh đã tin tường và gửi vấn đề thắc mắc về cho chúng tôi. Đối với vấn đề của anh, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Để vay vốn thế chấp có tài sản đảm bảo tại ngân hàng, khách hàng cần lưu ý những điều sau:

– Cần tiến hành đăng ký giao dịch đảm bảo, đăng ký quyền sở hữu tài sản, kiểm tra hoặc sửa đổi bổ sung các tài sản bảo đảm còn thiếu giấy tờ ví dụ như tài sản hết hạn đăng ý, tài sản đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ,… Điều này cần có sự kiểm tra một cách cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh sai sót. Như trường hợp trên, khách hàng phải đảm bảo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; vẫn còn hiệu lực và mang tên chính chủ

– Thuê đơn vị thẩm định giá độc lập để định giá chính xác giá trị của tài sản đảm bảo. Nên thuê các đơn vị có uy tín, ưu tiên những đơn vị thẩm định nằm trong danh sách của Bộ Tài Chính để tránh nhầm lẫn, sai sót trong việc xác định giá trị tài sản bảo đảm, nhất là trường hợp định giá giá trị tài sản thấp hơn thị trường sẽ gây thiệt thời lớn cho người vay thế chấp

– Thỏa thuận đảm bảo quyền được ưu tiên xử lý tài sản trước chủ thể khác. Hoặc có thoả thuận về việc xử lý tài sản đảm bảo tại tòa án trong giai đoạn tiền tố tụng còn gọi là giai đoạn trước khi tòa án xét xử vụ án

–  Đảm bảo thực hiện đúng thủ tục vay thế chấp sổ đỏ bao gồm:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ vay vốn tại ngân hàng mà bạn muốn vay

+ Bước 2: Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để xác định tính xác thực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất;

+ Bước 3: Bộ phận thẩm định kiểm tra tiến hành khảo sát thực địa, đo đạc và tiến hành định giá tài sản; kiểm tra các thông tin về tài sản, gia đình, công việc, nguồn thu, mục đích vay… Sau khi tài sản thế chấp, cầm cố xác định được giá trị thì ngân hàng sẽ quyết định bạn được vay tối đa bao nhiêu tiền dựa trên giá trị tài sản này.

+ Bước 4: Ngân Hàng duyệt khoản vay, lập ký hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng và bên thế chấp (người có quyền sử dụng đất), thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng và ngân hàng tiến hành giải ngân. Khi ký hợp đồng thế chấp cần lưu ý kiểm tra phạm vi thế chấp có đúng đối tượng thế chấp hay không nhằm điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản bảo đảm sau này.

Mọi thắc mắc liên quan đến các lưu ý thế chấp tài sản để vay vốn, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để luật sư tư vấn nhanh chóng!

Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm

 

Chị An (Hà Giang) có thắc mắc như sau:“Chào các Luật sư! Hiện tại tôi đang muốn thế chấp tài sản bảo đảm để vay tiền mua nhà nên tôi muốn mình có thể vay được nhiều tiền một chút. Vậy thì luật sư cho tôi hỏi hạn mức tối đa mà tôi có thể vay là bao nhiêu ạ? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tỉ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị An! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi! Đối với vấn đề chị thắc mắc, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:

Tài sản đảm bảo sẽ được định giá theo giá trị hiện tại của thị trường. Theo đó, theo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro, ngân hàng chỉ cho vay thế chấp trả góp với hạn mức vay từ 60% đến 70% giá trị định giá của tài sản bảo đảm, có thể lên tới 75% đối với tài sản bất động sản. Tuy nhiên hiện nay hoạt động cho vay được đẩy mạnh cùng với sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thì một số ngân hàng có thể ưu đãi vay vốn với hạn mức lên đến 90 đến 95% giá trị tài sản và chấp nhận rủi ro cao.

Do đó, hạn mức vay tối đa của chị An có thể rơi vào khoảng 90 đến 95% giá trị tài sản, tuy nhiên đi kèm với đó sẽ là tỷ lệ rủi ro cao hơn so với các mức hạn mức khác. Mọi thắc mắc liên quan đến hạn mức vay tối đa, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề tài sản bảo đảm và những vấn đề pháp lý xoay quanh loại tài sản này. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể áp dụng giải quyết trong những trường hợp cụ thể của bản thân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng!