Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là mối quan tâm hàng đầu của những người có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vậy, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cần đáp ứng những yêu cầu gì? Cơ quan nào giải quyết thủ tục chuyển đổi này? Thủ tục chuyển đổi thực hiện như thế nào? Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp chi tiết về các vấn đề trên trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
>> Luật sư tư vấn miễn phí về điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017, điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác bao gồm:
– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
– Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
– Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Trên đây là những điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng mà Luật sư cung cấp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!
>> Xem thêm: Chuyển đổi đất rừng sản xuất cần chuẩn bị hồ sơ gì? Nộp ở đâu?
Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng?
Anh Nam (Nghệ An) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, tôi hiện nay đang sở hữu 30ha rừng sản xuất để lấy gỗ. Tuy nhiên, sắp tới tôi có dự định mở một trang trại trồng cây ăn quả và nuôi gia cầm. Vì vậy, tôi muốn chuyển 10ha rừng hiện tại sang đất nông nghiệp để thực hiện kế hoạch của mình.
Vậy, tôi muốn biết cơ quan nào có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc trên.”
>> Luật sư tư vấn miễn phí về thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào anh Nam, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên các quy định hiện hành, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo Điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc về các cơ quan sau:
Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay xa và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1000ha trở lên
Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20ha đến dưới 50ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20ha đến dưới 500ha; rừng sản xuất từ 50ha đến dưới 100ha
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20ha; rừng sản xuất dưới 50ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.
Như vậy, trường hợp của anh Nam, anh cần chuyển đổi mục đích của 10ha rừng sản xuất, thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sẽ thuộc về Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi quản lý 10ha rừng của anh.
Nếu anh còn thắc mắc nào liên quan đến thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và các chuyên viên tư vấn hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng như thế nào?
Khi chuyển mục đích sử dụng rừng có cần trồng rừng thay thế không?
Chị Vân (Thái Nguyên) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, hiện nay gia đình tôi đang sở hữu khoảng 5ha rừng trồng với mục đích sản xuất. Sắp tới, chúng tôi dự định chuyển 01 ha rừng thành đất ở và đất nông nghiệp để xây nhà và trồng vườn cây ăn quả.
Vậy, sau khi thực hiện việc chuyển đổi này, chúng tôi có cần phải trồng lại rừng thay thế hay không?
Mong Luật sư giải đáp thắc mắc của tôi về vấn đề này. Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề trồng rừng thay thế, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Vân, Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý! Đối với trường hợp của chị, Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra tư vấn như sau:
Theo Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng 03 lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
Chủ dự án trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
Trường hợp của chị Vân, sau khi chuyển mục đích sử dụng 01 ha rừng trồng, gia đình chị cần phải trồng lại 01ha rừng thay thế. Trường hợp gia đình chị không thể trồng rừng thay thế, có thể nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh. Số tiền nộp vào sẽ do UBND tỉnh quy định.
Như vậy, sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, không nhất thiết phải trồng lại rừng thay thế, mà có thể nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng để cơ quan có thẩm quyền tổ chức trồng lại rừng.
Nếu chị cần hỗ trợ tư vấn về việc trồng lại rừng sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
>> Xem thêm: Tư vấn phí chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở chính xác
Nhà nước thu hồi rừng trong trường hợp nào?
>> Khi nào Nhà nước thu hồi rừng? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ tại Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định các trường hợp bị Nhà nước thu hồi rừng bao gồm:
– Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
– Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
– Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
– Rừng được nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
– Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
– Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
– Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
Như vậy, các khu rừng thuộc một trong các trường hợp trên sẽ bị nhà nước thu hồi theo quy định.
Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thu hồi rừng, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất rừng – Tư vấn miễn phí
Quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng
Chị Nga (Đắk Lắk) có thắc mắc như sau:
“Chào Luật sư, năm 2010, chồng tôi được thừa hưởng từ gia đình 01 ha rừng trồng. Đến nay, do có nhu cầu xây nhà ở và mở xưởng sản xuất, chúng tôi muốn chuyển đổi 01 ha rừng này. Vậy, tôi muốn biết trình tự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sẽ diễn ra như thế nào? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!”
>> Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Nga, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của chị, Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin phản hồi như sau:
Theo quy định tại Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017, chủ thể có thẩm quyền giải quyết việc chuyển đổi 01 ha rừng sản xuất là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 83/2020/NĐ-CP, trình tự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh diễn ra như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông báo cáo UBND cấp tỉnh.
Bước 2: UBND tỉnh thẩm định nội dung chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Nội dung thẩm định bao gồm:
– Cơ sở pháp lý;
– Thành phần, nội dung hồ sơ;
– Sự cần thiết đầu tư dự án;
– Vị trí, kết quả điều tra rừng; diện tích theo: loại rừng, nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, trữ lượng, loài cây;
– Sự tuân thủ các quy định có liên quan;
– Sự phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia;
– Hiệu quả kinh tế – xã hội; tác động đến môi trường;
Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, UBND tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
Bước 3: UBND trình Hội đồng nhân dân quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Hồ sơ gồm: Tờ trình của UBND cấp tỉnh và các tài liệu khác có liên quan.
Tờ trình của UBND cấp tỉnh gồm các nội dung cơ bản:
– Thông tin chung về dự án;
– Sự cần thiết của dự án;
– Vị trí; kết quả điều tra rừng; diện tích theo: loại rừng, nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, trữ lượng, loài cây
– Sự tuân thủ các quy định có liên quan;
– Sự phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia;
– Hiệu quả kinh tế – xã hội; tác động đến môi trường;
– Sau khi xem xét, Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ ra quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Như vậy, quy trình chung khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là: tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để UBND tỉnh thẩm định, sau khi hoàn tất thẩm định, sẽ trình Hội đồng nhân dân tỉnh ra quyết định. Hoàn tất thủ tục theo các bước trên, phần đất rừng của gia đình chị Vân sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Đất rừng có được chuyển nhượng không? Khi nào được chuyển nhượng?
Bài viết trên là các tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí!