Thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật năm 2024

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành? Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của công dân về thẩm quyền đăng ký kết hôn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này muốn được Luật sư giải đáp, nhanh tay nhấc máy gọi đến hotline 1900.6174 để được tư vấn cụ thể.

>> Luật sư tư vấn về thẩm quyền đăng ký kết hôn, gọi ngay 1900.6174

co-quan-nao-co-tham-quyen-dang-ky-ket-hon

 

Kết hôn là gì?

 

>> Giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn nhanh chóng, hiệu quả, gọi ngay 1900.6174

Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân. Kết hôn được hiểu là việc hai bên nam, nữ xác lập mối quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong đó, hai bên phải đáp ứng điều kiện kết hôn về độ tuổi, sự tự nguyện của hai bên nam, nữ và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật thì sẽ đủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Khi đủ điều kiện kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì mới được công nhận quan hệ vợ chồng hợp pháp. Vậy thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc cơ quan nào?

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề kết hôn hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn

Thẩm quyền đăng ký kết hôn trong nước

 

>>> Dịch vụ đăng ký kết hôn nhanh chóng tại Tổng Đài Pháp Luật, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo nội dung tại Điều 17 Luật hộ tịch 2014:

“Ủy ban nhân nhân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.”

Trong đó, Nơi cư trú của công dân được giải thích chi tiết trong Luật cư trú như sau:

“Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.”

Như vậy, đối với trường hợp đăng ký kết hôn trong nước thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của một trong hai bên làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Mọi thắc mắc về cơ quan thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn trong nước vui lòng đặt câu hỏi cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 hoặc gửi về hòm thư điện tử của Tổng Đài Pháp Luật để được các Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân gia đình hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

 

>>> Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu, liên hệ ngay 1900.6174

Căn cứ theo nội dung được quy định tại Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 thì việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ do Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện thực hiện. Cụ thể như sau:

“UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân trong nước với người nước ngoài, giữa công dân trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau, giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.”

Nếu trường hợp công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú của một trong hai bên sẽ tiến hành đăng ký kết hôn.

Như vậy, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài đã có sự thay đổi từ Sở Tư pháp sang UBND cấp quận/huyện. Sự thay đổi này giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn khoảng thời gian cho công dân khi thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Có thể khẳng định rằng, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài có tính chất phức tạp hơn việc đăng ký kết trong nước. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký kết hôn, hãy liên hệ trực tiếp tổng đài tư vấn miễn phí 24/7 theo số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ cụ thể.

tham-quyen-dang-ky-ket-hon-trong-nuoc-va-nuoc-ngoai

Thủ tục đăng ký kết hôn

 

Trường hợp đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài

 

Chị Trúc Anh (Quảng Ninh) đưa ra câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi và chồng sắp cưới dự định sẽ kết hôn vào tháng 8 năm 2022. Tôi và anh ấy ở cùng một xã ở Hà Nội. Chúng tôi chuẩn bị làm thủ tục đăng ký kết hôn nhưng chưa biết phải chuẩn bị giấy tờ và thủ tục như thế nào? Mong Luật sư giải đáp để giúp chúng tôi hoàn thành thủ tục này nhanh nhất có thể ạ.
Tôi cảm ơn!”

 

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn nhanh chóng, dễ dàng 

Trả lời:

Xin chào bạn, Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn dựa trên các quy định pháp lý như sau:

*Về hồ sơ khi đăng ký kết hôn bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Bản sao sổ hộ khẩu;

Bản sao CMND/CCCD;

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của phường, xã.

Lưu ý:

Nếu bạn đã từng kết hôn nhưng đã ly hôn rồi, hiện tại muốn đăng ký kết hôn với người khác, bạn cần phải cung cấp thêm giấy chứng nhận ly hôn của Tòa án

*Về thủ tục đăng ký kết hôn:

Sau khi cả hai bên nộp đầy đủ giấy tờ theo quy định và nộp tại cơ quan có thẩm quyền thuộc UBND cấp xã nơi hai bạn cư trú.

Nếu giấy tờ của bạn hợp lệ, đúng theo quy định thì cán bộ tư pháp sẽ ghi việc kết hôn của bạn vào Sổ hộ tịch. Sau đó, cả hai bên cùng ký tên vào Sổ hộ tịch, Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Theo quy định của pháp luật, hai bên đều phải có mặt tại cơ quan cấp giấy đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, nhanh tay gọi đến tổng đài 1900.6174 để được giải đáp chi tiết và hỗ trợ giải quyết triệt để vấn đề bạn đang gặp phải.

Trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Anh Toàn (Hà Nội) đưa ra câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, hiện tại tôi và bạn gái của tôi chuẩn bị kết hôn với nhau sau 5 năm tìm hiểu. Tôi là người Việt Nam còn bạn gái tôi là người có quốc tịch Hàn. Hiện tại cả hai chúng tôi đang làm việc tại Hàn Quốc về tính sẽ về Việt Nam để đăng ký kết hôn. Tôi cũng chưa am hiểu về quy định kết hôn của nước mình nên tôi không biết nếu chúng tôi kết hôn tại Việt Nam thì cần chuẩn bị giấy tờ gì, thủ tục có đơn giản không và thẩm quyền làm thủ tục đăng ký kết hôn là cơ quan nào? Mong được Luật sư giải đáp.
Xin cảm ơn!”

 

> Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài – Luật sư tư vấn 24/7

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật để giải đáp thắc mắc. Luật sư đưa ra tư vấn cho câu hỏi của bạn như sau:

Theo như thông tin bạn đưa ra, bạn là công dân Việt Nam và vợ sắp cưới của bạn là công dân Hàn Quốc. Như vậy, căn cứ theo Luật Hộ tịch tại Điều 30 Nghị định 125/2015/NĐ-CP về hồ sơ và thủ tục cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài:

1. Tờ khai đăng ký kết hôn (Theo mẫu);

2. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt Nam về việc hai bạn không mắc các bệnh khiến cho không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi;

3. CMND/CCCD của người Việt Nam (Bản sao);

4. Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu của người nước ngoài (Bản sao);

5. Sổ hộ khẩu của công dân Việt Nam (Bản sao) và thẻ cư trú của người nước ngoài;

6. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài.

Lưu ý:

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng khi đăng ký kết hôn hiện tại, xác nhận người đó không có vợ/chồng. Nếu người nước ngoài không được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì có thể thay thế bằng giấy tờ do cơ quan thẩm quyền nước đó xác nhận, chứng minh người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật hay không.

Nếu người nước ngoài không có hộ chiếu có thể xuất trình các giấy tờ đi lại quốc tế hoặc dùng thẻ cư trú.

Ngoài những giấy tờ làm thủ tục đăng ký kết hôn với nước ngoài theo quy định trên, nếu công dân Việt Nam đã từng ly hôn hoặc hủy kết hôn tại cơ quan thẩm quyền nước ngoài sẽ phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ tình trạng ly hôn hoặc hủy kết hôn. Nếu công dân Việt Nam là công chức, viên chức hay đang công tác trong lực lượng vũ trang thì cần phải nộp văn bản do cơ quan quản lý xác nhận việc công dân kết hôn với người nước ngoài có trái với quy định của ngành đó không?

Về thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:

Căn cứ theo quy định cụ thể tại Điều 38 Luật Hộ tịch năm 2014Điều 31, Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về thủ tục kết hôn với người nước ngoài như sau:

Bước 1: Hai bạn cần nộp đầy hồ sơ kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú;

Bước 2: Trong thời gian 15 làm việc ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật, công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, kiểm tra. Nếu hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để giải quyết. Cụ thể như sau:

Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ nếu cần phải xác minh. Trưởng phòng Phòng Tư pháp sẽ chịu trách nhiệm về kết quả xác minh và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn;

Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn (theo quy định tại Điều 33 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP) thì Phòng Tư pháp báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Bước 3: Dựa vào tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Bước 4: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên phải có mặt tại UBND, công tác hộ tịch sẽ hỏi ý kiến hai bạn, nếu hai bạn đều tự nguyện kết hôn thì sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, hai bạn cùng ký tên vào Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

Nếu trong quá trình tham khảo tư vấn của Luật sư bạn có thắc mắc nào về thủ tục hoặc thẩm quyền đăng ký kết hôn, hãy nhanh tay nhấc máy gọi điện ngay đến tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư và lắng nghe tư vấn trọn vẹn nhất.

Một số câu hỏi về thẩm quyền đăng ký kết hôn

Muốn đăng ký kết hôn thì đến đâu?

 

Câu hỏi của Chị Ngân (Hải Dương):
“Thưa Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi thẩm quyền đăng ký kết hôn là cơ quan nào vậy ạ. Bởi tôi và bạn trai đang chuẩn bị kết hôn nhưng tôi hỏi ý kiến mọi người thì có ý kiến cho rằng đến UBND huyện để làm thủ tục và ý kiến khác là UBND cấp xã nên tôi đang rất băn khoăn. Mong được Luật sư giải đáp ạ.
Cảm ơn!”

 

>> Luật sư giải đáp nhanh chóng thẩm quyền đăng ký kết hôn qua Email

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:

Về thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn sẽ bao gồm 2 trường hợp:

Thẩm quyền đăng ký kết hôn trong nước

Căn cứ theo nội dung tại Điều 17 Luật hộ tịch 2014:

“Ủy ban nhân nhân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.”

Trong đó, Nơi cư trú của công dân được giải thích chi tiết trông Luật cư trú như sau:

“Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.”

Như vậy, đối với trường hợp đăng ký kết hôn trong nước thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của một trong hai bên làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ theo nội dung được quy định tại Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 thì việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ do Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện thực hiện. Cụ thể như sau:

“UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân trong nước với người nước ngoài, giữa công dân trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau, giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.”

Nếu trường hợp công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú của một trong hai bên sẽ tiến hành đăng ký kết hôn.

Như vậy, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài đã có sự thay đổi từ Sở Tư pháp sang UBND cấp quận/huyện. Sự thay đổi này giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn khoảng thời gian cho công dân khi thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về thẩm quyền đăng ký kết hôn qua quá trình nghiên cứu quy định pháp lý. Nếu bạn có thắc mắc nào trong câu trả lời trên, nhanh tay liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn trực tuyến 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn từ Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực hôn nhân.

tham-quyen-dang-ky-ket-hon-o-dau

Có được đăng ký kết hôn tại nơi đăng ký tạm trú không?

 

Câu hỏi của Anh Tuyên (Bắc Ninh):
“Xin chào Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật, hiện tại tôi và bạn gái chuẩn bị kết hôn. Tôi đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại Bắc Ninh còn bạn gái tôi có hộ khẩu tại Ninh Bình. Hiện tại cả hai chúng tôi đang làm việc tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và đã đăng ký sổ tạm trú. Chúng tôi có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được hay không hay phải về quê để đăng ký ạ?
Tôi cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú, liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn, Luật sư đưa ra tư vấn như sau:

Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Cụ thể như sau:

“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.”

Ngoài nơi cư trú theo Điều 1 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định như sau:

“…Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú..”

Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có thể đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú.

Tuy nhiên, nếu hai bạn đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền (Quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Như vậy, nếu hai bạn muốn thực hiện đăng ký kết hôn tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thì hai bạn cần phải xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi đăng ký thường trú của hai bạn là Bắc Ninh và Ninh Bình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về thẩm quyền đăng ký kết hôn nơi tạm trú. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo hotline 1900.6174 hoặc gửi câu hỏi về email của chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Hy vọng với tất cả thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ về thẩm quyền đăng ký kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn đối với mỗi trường hợp. Trong quá trình tham khảo nội dung về vấn đề này, nếu bạn có vướng mắc cần được Luật sư có chuyên môn cao giải đáp, hãy liên hệ ngay tới Tổng Đài Pháp Luật theo số điện thoại 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn và hỗ trợ giải quyết triệt để vấn đề bạn đang gặp phải.

Trân trọng!