Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính mới nhất năm 2024

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính là gì? Ai có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính? Những hành vi vi phạm hành chính không khó để bắt gặp trong cuộc sống thường nhật nhưng không phải ai cũng hiểu được hoạt động này diễn ra như thế nào, quy trình xử lý ra sao. Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn liên quan đến thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy gọi ngay tới hotline để 1900.6174 được luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí.

thu-tuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh

Vi phạm hành chính là gì?

 

Anh Quang Linh (Hà Giang) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi năm nay 30 tuổi và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Hà Giang. Tôi có một vài thắc mắc mong được luật sư giải đáp.

Tuần trước, tôi đã bị xử phạt hành chính về việc tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm. Tôi được biết là hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của tôi là hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên tôi lại thực sự không hiểu rõ vi phạm hành chính là gì, hành động như thế nào thì bị coi là vi phạm hành chính. Vậy luật sư cho tôi hỏi: vi phạm hành chính là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí về vi phạm hành chính. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Thực chất, vi phạm hành chính là hành vi vi phạm mà mọi người thường hay mắc phải nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được bản chất của nó. Do đó, để bạn và mọi người có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định rằng:

Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện. Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm các quy định trật tự quản lý Nhà nước và xã hội mà không phải là tội phạm, theo pháp luật quy định thì hành vi đó phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trên thực tế, tồn tại một số hành vi vi phạm hành chính phổ biến như:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng với trường hợp người điều khiển xe thực hiện hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt)

– Cố ý gây thương tích nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xả rác ra ngoài môi trường

Trên đây là giải pháp của chúng tôi về vấn đề vi phạm hành chính là gì. Hy vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vi phạm hành chính. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.

Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính

 

Chị Thanh Hà (Tp. Hồ Chí Minh) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi tên là Hà và hiện tôi đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có một vài thắc mắc mong được luật sư giải đáp.

Hôm nay, khi đang đi dạo ở công viên, tôi có bắt gặp trường hợp một chị gái đang xả rác bừa bãi trong khuôn viên. Tôi có nhắc nhở chị phải vứt rác vào thùng rác theo đúng quy định. Tuy nhiên, chị lại tỏ ra khó chịu trước lời nhắc nhở của tôi và tiếp tục thực hiện hành động xả rác của mình. Tôi đã báo cáo với ban quản lý của công viên. Sau đó, chị bị cơ quan chức năng phạt hành chính về hành vi xả rác ra môi trường không đúng quy định.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính gồm những yếu tố nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư tư vấn chi tiết các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm và gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi. Về các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Trên thực tế, để biết được một hành vi có phải vi phạm hành chính hay không chúng ta cần phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành nên chúng. Các yếu tố đó là:

– Thứ nhất, tồn tại quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm

– Thứ hai, tồn tại lỗi trong hành vi vi phạm

Có 02 hình thức lỗi đó là: lỗi vô ý và lỗi cố ý. Cá nhân từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính do lỗi cố ý; cá nhân từ đủ 16 tuổi bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do lỗi của mình.

+ Lỗi vô ý: một người có đầy đủ năng lực nhận thức, năng lực hành vi, tuy nhiên do vô tình hoặc do yếu tố khách quan dẫn đến hành vi vi phạm hành chính

+ Lỗi cố ý: ý thức được hành vi của mình là không đúng đắn, vi phạm luật hành chính nhưng vẫn cố tình thực hiện.

– Thứ ba, xác định được chủ thể vi phạm hành chính

Chủ thể có thể là tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật. Căn cứ theo khoản 15 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính thì cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính là người không mắc bệnh tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi.

– Thứ tư, hành vi vi phạm hành chính có thể gây ra một hậu quả nhất định

Trên đây là giải pháp của chúng tôi về các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính. Để được luật sư giải đáp kỹ càng và chi tiết hơn trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174.

thu-tuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-cac-yeu-to-cau-thanh

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

 

Hồ sơ thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

 

Chị Lan Anh (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi năm nay 28 tuổi và hiện đang sinh sống tại tỉnh Nghệ An. Tôi có một vài thắc mắc về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính mong được luật sư giải đáp.

Tôi đang có một mảnh đất nông nghiệp dùng để trồng cây ăn quả. Do nhu cầu mở rộng kinh doanh, tôi đã tự ý dùng một phần của mảnh đất đó xây dựng một khu nhà ở để chế biến quả khô xuất khẩu. Tuy nhiên, tôi đã bị cơ quan chức năng triệu tập, đề nghị dừng thi công. Bên cạnh đó, tôi còn bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính về việc tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp.

Vậy luật sư cho tôi hỏi, hồ sơ thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính gồm những giấy tờ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư hướng dẫn miễn phí hồ sơ thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Lan Anh. Chúng tôi đã nhận được câu hỏi về hồ sơ thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là điều không thể tránh khỏi khi chúng ta vi phạm hành chính. Một trong những điều chúng ta cần phải biết khi làm thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đó là hồ sơ thực hiện.

Không phải vi phạm hành chính nào cũng cần lập biên bản xử phạt. Tùy thuộc vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định xử phạt khác nhau.

Đối với những trường hợp xử phạt vi phạm mà không cần lập biên bản thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngay tại chỗ.

– Đối với trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền

+ 250.000 đồng đối với cá nhân vi phạm

+ 500.000 đồng đối với trường hợp tổ chức vi phạm

– Đối với các trường hợp vi phạm do việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì cần phải lập biên bản vi phạm hành chính.

Với những quyết định xử phạt không lập biên bản thì cần phải ghi rõ:

– Thứ nhất, ngày, tháng, năm ra quyết định

– Thứ hai, thông tin họ và tên, địa chỉ cá nhân, tổ chức vi phạm

– Thứ ba, cần ghi rõ hành vi vi phạm, địa điểm xảy ra vi phạm, chứng cứ và tình tiết liên quan

– Thứ tư, họ và tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt kèm theo mức phạt

Đối với những trường hợp cần phải lập biên bản vi phạm hành chính thì phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

– Thứ nhất, biên bản vi phạm hành chính

– Thứ hai, quyết định xử phạt hành chính cùng các tài liệu

– Thứ ba, các giấy tờ liên quan và phải được đánh bút lục

Như vậy, không phải trường hợp vi phạm hành chính nào cũng cần phải lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Mọi thắc mắc của bạn về các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và những vấn đề liên quan, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chính xác nhất từ luật sư.

>> Xem thêm: Thủ tục làm lại giấy tờ xe cho ô tô – xe máy mới nhất năm 2022

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

 

Anh Văn Ánh (Khánh Hòa) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi tên là Ánh, hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Khánh Hòa. Tôi có một vài thắc mắc mong được luật sư giải đáp.

Trên đường đi làm về, tôi thường xuyên gặp tình huống những người tham gia giao thông bị xử phạt hành chính do vi phạm luật an toàn giao thông. Tôi rất thắc mắc là thủ tục xử phạt vi phạm hành chính diễn ra như thế nào? Sau khi tìm hiểu qua nhiều nguồn tin khác nhau, tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời nào đầy đủ và chi tiết. Vậy luật sư cho tôi hỏi: thủ tục xử phạt vi phạm hành chính gồm những bước nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư hướng dẫn chi tiết thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và ủng hộ đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Khi tham gia giao thông, để đảm bảo an toàn cho mình cũng như cho người khác, chúng ta cần phải chấp hành đúng luật an toàn giao thông. Câu hỏi của bạn chắc hẳn cũng là thắc mắc của nhiều người, bởi không phải ai từng bị xử phạt vi phạm hành chính cũng biết về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, chúng tôi xin giải đáp về vấn đề này như sau:

Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thủ tục xử phạt vi phạm hành chính gồm những bước sau:

– Bước 1: Nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực mà mình quản lý thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ ở đó buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm bằng còi, lời nói, hiệu lệnh, văn bản hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật

– Bước 2: Người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với những trường hợp cần lập biên bản (mẫu biên bản số 01 kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ).

Biên bản sau khi lập xong cần giao 1 bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Nếu người vi phạm chưa thành niên thì cần gửi biên bản cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp theo quy định.

Đối với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền thì cần gửi biên bản đến ngay người có đủ thẩm quyền để tiến hành xử phạt.

– Bước 3: Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính

– Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ. Trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.

– Bước 5: Tiến hành giải trừ theo quy định tại Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính

– Bước 6: Tiến hành chuyển hồ sơ nếu phát hiện ra hành vi vi phạm đó có dấu hiệu phạm tội. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:

+ Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.

+ Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.

+ Thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.

Như vậy, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính diễn ra gồm có 6 bước, mỗi bước đều đã được nêu cụ thể ở Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012. Hy vọng rằng thông tin mà chúng tôi đưa ra đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tới hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu cho con – Một số điểm cần lưu ý năm 2022

thu-tuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-2022

Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính

 

Anh Trung Kiên (Đà Nẵng) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi năm nay 30 tuổi, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Đà Nẵng. Tôi có một vài thắc mắc về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính mong được luật sư giải đáp.

Hiện tại, công việc của tôi cần phải tìm hiểu về một số quy định của pháp luật về vi phạm hành chính. Sau một khoảng thời gian nghiên cứu và tìm kiếm thông tin trên các trang website, tôi vẫn không hiểu rõ được quy định của pháp luật về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính. Vậy luật sư cho tôi hỏi: thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính là bao lâu? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật. Về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Cho đến hiện tại thì không có bất kì một quy định cụ thể nào về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên, tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

– Nếu phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp không cần lập biên bản

– Vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì lập biên bản hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm

– Vi phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

Như vậy, các điều luật chỉ sử dụng những từ ngữ như kịp thời, ngay khi mà không có quy định về một khoảng thời gian cụ thể nào. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về vấn đề này cũng như các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính liên quan, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn.

>> Xem thêm: Thủ tục trích lục khai sinh năm 2022 nhanh chóng nhất

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

 

Anh Quang Nam (Quảng Nam) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi tên là Nam, hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Quảng Nam. Tôi đang làm việc cho một công ty chuyên về mảng công nghệ và tự động hóa. Vừa qua, do xảy ra sơ suất trong quá trình chuyển giao công nghệ nên công ty tôi đã bị xử phạt hành chính về sở hữu trí tuệ. Vì đang gặp một số khó khăn về tài chính nên hiện tại công ty tôi vẫn chưa thể nộp phạt theo quy định.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu, có phải vi phạm hành chính nào cũng có thời hiệu xử phạt giống nhau không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư tư vấn nhanh chóng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Quang Nam. Chúng tôi đã nhận được câu hỏi về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính của bạn.

Vi phạm hành chính là loại vi phạm phổ biến và dễ dàng bắt gặp nhất. Tuy nhiên với mỗi vi phạm khác nhau sẽ có mức phạt khác nhau. Và không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thể nộp phạt ngay lập tức. Chính vì vậy, với vấn đề thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đa phần là 1 năm.

Các hành vi vi phạm hành chính về kế toán, thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt hành chính sẽ là 2 năm:

Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Trường hợp vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi.

Đối với những trường hợp cá nhân, tổ chức đang trong thời hạn thực hiện mà cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt sẽ được tính lại từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Đối với các hành vi vi phạm là trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật thuế.

Với trường hợp vi phạm hành chính về hóa đơn, thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt sẽ là 2 năm tính từ ngày người có thẩm quyền phát hiện nếu hành vi đang được thực hiện; tính từ ngày chấm dứt hành vi nếu vi phạm đã kết thúc.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp/tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, tùy từng lĩnh vực cụ thể, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính sẽ là khác nhau, có thể là từ 01 đến 02 năm và cao nhất là 05 năm đối với vi phạm trong lĩnh vực thuế.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Hy vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra đã giải quyết được khó khăn của bạn. Mọi thắc mắc của bạn về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và các vấn đề liên quan, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

 

Chị Ngọc Khánh (Ninh Bình) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi năm nay 32 tuổi, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Ninh Bình. Tôi có một vài thắc mắc về thủ tục xử phạt hành chính mong được luật sư giải đáp.

Theo như tôi được biết thì ngoài các hình thức xử phạt hành chính như hình thức cảnh cáo, hình thức phạt tiền, hình thức tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề, hình thức tịch thu tang vật… thì người vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: thời hiệu áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính ra sao? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn. Tổng Đài Pháp Luật xin cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đúng như những gì bạn được biết, ngoài các hình thức xử phạt hành chính như cảnh cáo, phạt tiền…. thì pháp luật còn quy định về các biện pháp xử lý khác. Về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định các biện pháp xử lý hành chính gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào các cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính được quy định cụ thể như sau:

– Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:

+ 01 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

+ 06 tháng kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

+ 06 tháng kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 4 và 6 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

+ 03 tháng kể từ ngày thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

– Thời hiệu áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng:

+ 01 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

+ 06 tháng kể từ ngày thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 4 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng kể từ ngày thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, với mỗi biện pháp khác nhau sẽ áp dụng thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khác nhau. Tuy nhiên, thời hạn sẽ giao động trong khoảng thời gian từ 03 tháng đến 01 năm.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh câu hỏi thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thời hiệu xử lý vi phạm hành chính. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất từ luật sư.

>> Xem thêm: Xin cấp lại giấy khai sinh ở đâu? Thủ tục tiến hành thế nào?

thoi-hieu-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-thu-tuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh

Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

 

Anh Trọng Huân (Vĩnh Phúc) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi năm nay 27 tuổi, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi có một vài thắc mắc mong được luật sư giải đáp.

Tôi có mở một công ty chuyên cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng, quán ăn. Tháng trước, do tôi phải đi công tác ở miền Nam nên không thể đến công ty làm việc được. Tôi nhận được thông báo của cấp dưới về việc công ty bị xử phạt hành chính do có một nhóm nhân viên đã xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Tôi thấy việc này ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh, sự uy tín của công ty.

Do đó, luật sư cho tôi hỏi rằng: thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính là bao lâu. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư giải đáp thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định của Điều 7 Luật xử phạt vi phạm hành chính quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính:

“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”

Như vậy, pháp luật đã quy định rõ ràng thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính và bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đối với trường hợp của bạn thì sau 1 năm công ty bạn sẽ được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Hy vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra đã giải quyết được vướng mắc của bạn. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và các vấn đề liên quan, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.

Ai có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính

 

Chị Hải Anh (Phú Thọ) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi năm nay 29 tuổi, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Phú Thọ. Tuần trước, khi đang trên đường trở về quê, khi đi từ ngõ ra đường lớn tôi đã quên không bật xi nhan và bị cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính. Khi đó, đồng chí cảnh sát giao thông yêu cầu xe tôi dừng lại đã quyết định xử phạt hành chính đối với tôi. Tôi không biết liệu rằng, đồng chí cảnh sát giao thông đó có quyền xử phạt tôi không?

Vậy luật sư cho tôi hỏi: ai có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư giải đáp chi tiết ai có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Thưa luật sư, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi vướng mắc tới cho Tổng Đài Pháp Luật. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là vi phạm hành chính phổ biên nhất hiện nay. Tuy nhiên, ít ai biết được ai mới là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Do đó để bạn và mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Đầu tiên, đối với trường hợp của bạn, các chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 500.000 đồng. Như vậy, với tình huống mà bạn gặp phải thì đồng chí cảnh sát giao thông đó hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt.

Đối với lĩnh vực hành chính nói chung thì căn cứ theo Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt của các hành vi vi phạm được Chính phủ quy định cụ thể trong các văn bản xử phạt hành chính của từng lĩnh vực tương ứng với mức tiền phạt.

Bên cạnh đó thì Ủy ban nhân dân các cấp sẽ được xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý ở địa phương. Nếu vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì sẽ do người thụ lý đầu tiên thực hiện. Cụ thể như:

– Vi phạm giao thông: Đội trưởng, Trưởng phòng, Giám đốc, Cục trưởng

– Vi phạm lĩnh vực hải quan: Đội trưởng, Chi cục trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng

– Vi phạm lĩnh vực thuế: Chi Cục trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng…

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Mong rằng những giải đáp của chúng tôi đã tháo gỡ được khúc mắc của bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.

ai-co-tham-quyen-ra-quyet-dinh-xu-phat-thu-tuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh

 

Bài viết trên là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và các vấn đề liên quan. Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về các hồ sơ, thủ tục xử phạt vi phạm, thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Nếu bạn gặp phải bất kì vướng mắc hay khó khăn gì liên quan đến các vấn đề này, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kĩ càng nhất từ đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật hành chính của chúng tôi.