Tội bạo lực gia đình là vấn đề đã xuất hiện ở nước ta từ lâu và nhận được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội cũng như những người làm luật. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về tội bạo lực gia đình. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ!
>> Tư vấn mức phạt đối với hành vi bạo lực gia đình hiện nay, gọi ngay 1900.6174
Tội bạo lực gia đình là gì?
>> Luật sư tư vấn tội bạo lực gia đình theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 có giải thích như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”
Bạo lực gia đình có thể xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ gia đình nào bao gồm quan hệ vợ với chồng, vợ cũ với chồng cũ, cha mẹ với con cái, cha dượng hoặc mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng, thậm chí là nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng.
Như vậy hành vi bạo lực gia đình được sẽ thực hiện với lỗi cố ý, nhằm gây tổn hại về sức khỏe, tinh thần hoặc kinh tế của con người. Chủ thể thực hiện hành vi bạo lực gia đình phải là thành viên trong gia đình và đối tượng bị gây tổn hại phải là các thành viên khác trong gia đình đó.
Tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình có liệt kê cụ thể các hành vi được xem là bạo lực gia đình sẽ bao gồm:
– Có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người trong gia đình
– Lăng mạ hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
– Cô lập, xua đuổi hoặc có hành vi gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng
– Ngăn cản thành viên trong gia đình việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng hoặc giữa anh, chị, em với nhau
– Cưỡng ép quan hệ tình dục
– Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
– Có hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành động khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên trong gia đình hoặc tài sản chung của gia đình
– Thực hiện những hành động cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, bắt đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Mọi thắc mắc về tội bạo lực gia đình vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn luật hình sự nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về bạo lực gia đình
Cơ sở pháp lý để xử lý tội bạo lực gia đình
>> Tư vấn cơ sở pháp lý quy định về tội bạo lực gia đình, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Hằng, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa vào những thông tin mà chị cung cấp, đội ngũ chúng tôi xin được đưa ra lời lý giải cho câu hỏi trên như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 thì bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Theo nội dung Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong đó tại khoản 1 có quy định: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Theo như trường hợp của chị Hằng thì chồng chị có hành vi chửi bới, lăng mạ, đánh đập chị trong khoảng thời gian dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của chị. Hành vi này hoàn toàn là hành vi vi phạm pháp luật. Đối với hành vi này thì tùy vào tính chất, cũng như mức độ nghiêm trọng thì chồng chị có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức xử phạt được quy định tại Mục 4 của Nghị định 144/2021/NĐ – CP.
Trong trường hợp nếu đủ điều kiện, dấu hiệu thì chồng chị còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hành hạ ông bà cha mẹ, vợ chồng con cháu được quy định tại Điều 185 Bộ Luật hình sự 2015 hoặc cũng có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi liên quan đến cơ sở pháp lý để xử lý tội bạo lực gia đình. Nếu chị còn vấn đề nào chưa hiểu, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được luật sư tranh tụng của chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất!
>> Xem thêm: Chồng đánh vợ xử phạt như thế nào? Thủ tục khởi kiện
Hình thức xử phạt tội bạo lực gia đình
Xử phạt hình chính đối với tội bạo lực gia đình
>> Tư vấn mức xử phạt hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Duy, cảm ơn anh đã liên hệ và gửi thắc mắc của mình đến với chúng tôi. Đối với câu hỏi trên của anh, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra cơ sở pháp lý cao nhất để bảo vệ quyền con người ở Việt Nam cụ thể là tại khoản 1 Điều 20 có quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Căn cứ vào nội dung Mục 4 Nghị định 144/2021/NĐ–CP quy định về vi phạm hành chính về phòng chống bạo lực gia đình. Trong đó tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị xử phạt về các hành vi khác nhau được quy định cụ thể tại các Điều từ 52 đến 59 của Nghị định này.
Xét hành vi của vợ anh là chị Quỳnh bên trên có thể thấy, chị Quỳnh có hành vi đánh đập cháu Mạnh là con riêng của anh mỗi khi anh vắng nhà, hành vi này được chị Quỳnh thực hiện nhiều lần khiến cho cháu bị tổn hại về thể chất cũng như gây ra những ám ảnh tâm lý cho cháu đến mãi về sau. Hành vi này là hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của thành viên trong gia đình, là hành vi được xem là bạo lực gia đình căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007.
Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ–CP có quy định về mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm đến sức khỏe của thành viên gia đình như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.”
Theo thông tin anh cung cấp thì hành vi của chị Quỳnh chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cháu Mạnh nên chưa đủ các dấu hiệu cũng như điều kiện để bị truy cứu trách nhiệm hình sự, do đó chị Quỳnh sẽ phải chịu hình thức xử phạt hành chính với mức xử phạt được quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ–CP như nói trên là từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi đánh đập, gây thương tích cho thành viên gia đình.
Ngoài ra chị Quỳnh còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải xin lỗi công khai nạn nhân là cháu Mạnh và phải trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh của cháu.
Nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với tội bạo lực gia đình, hãy liên hệ ngay với Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!
>> Xem thêm: Bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi bị xử phạt như thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội bạo lực gia đình
>> Tư vấn khung hình phạt hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Mai, cảm ơn bạn để lại câu hỏi cho chúng tôi! Qua quá trình xem xét, tìm hiểu về mức xử phạt hình sự đối với tội bạo lực gia đình, đội ngũ chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:
Trên thực tế hiện nay một người phụ nữ nếu bị chồng hành hung thì họ thường có cảm thấy đau đớn, tủi nhục và có xu hướng xa lánh mọi người, tìm mọi cách giấu về tình trạng của mình và chỉ tìm đến sự giúp đỡ khi đã thương tích trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Rõ ràng hành vi đánh đập vợ của anh rể bạn được xem là hành vi bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007. Do đó, chị gái bạn lúc này thuộc nhóm đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Theo như bạn nói bên trên thì bạn và bên gia đình anh rể bạn đã có sự khuyên ngăn nhưng anh này không những không dừng hành vi vi phạm của mình lại mà còn thực hiện hành vi nguy hiểm hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị gái bạn, tỷ lệ tổn thương cơ thể lên đến 20%. Hơn nữa hành vi này còn được thực hiện trong khoảng thời gian dài, liên tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất cũng như gây ra những ám ảnh tâm lý trong tương lai cho người vợ.
Anh rể bạn là người có năng lực trách nhiệm hình sự, anh ta thực hiện hành vi bạo lực đối với chị gái bạn với lỗi cố ý. Anh ta hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình bị pháp luật đặc biệt nghiêm cấm, anh rể bạn cũng hoàn toàn có thể thấy trước được hậu quả của hành vi này có thể nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của vợ mình nhưng vấn tiếp tục làm và để mặc cho hậu quả xảy ra. Việc làm này thể hiện sự băng hoại về đạo đức, cũng như thể hiện sự coi thường pháp luật. Vì vậy, đối với hành vi này cần được xử lý nghiêm minh.
Căn cứ vào những phân tích trên đây thì có thể thấy hành vi của anh rể bạn hoàn toàn có đủ căn cứ và dấu hiệu để cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.
Do khi giám định thì tỷ lệ tổn thương cơ thể của chị gái bạn lên đến 20%, đồng thời hành vi của anh rể bạn còn được thực hiện nhiều lần do đó căn cứ vào khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì anh rể bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải gánh chịu khung hình phạt là phạt tù từ 2 năm đến 5 năm, cụ thể như sau:
“Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về các khung hình phạt đối với tội bạo lực gia đình. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.
>> Xem thêm: Tội hành hạ người khác – Mức phạt được quy định như thế nào?
Một số câu hỏi về tội bạo lực gia đình
Tội bạo lực gia đình thì trình báo đến cơ quan nào?
>> Tư vấn cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn trình báo tội bạo lực gia đình, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Yến, cảm ơn bạn đã liên hệ và gửi câu hỏi của mình đến với chúng tôi. Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Theo như bạn nói bên trên thì bố bạn đã có hành vi đánh đập cũng như chửi bới mẹ con bạn, hành vi này được diễn ra nhiều lần, hành vi này được Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 coi là hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.
Không những vậy, khi thực hiện hành vi bạo lực với mẹ bạn, chứng kiến mẹ bạn đang bị chấn thương do hành vi của mình gây ra nhưng bố bạn lại không đưa mẹ bạn đi cấp cứu để kịp thời điều trị. Điều này thể hiện sự dửng dưng trước hành vi sai trái, coi thường sức khỏe, tính mạng của người khác.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ–CP sẽ phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi: “Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.”
Do đó trong trường hợp này bố bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của mình. Đồng thời bố bạn còn buộc phải xin lỗi công khai nếu bạn bạn có yêu cầu và phải trả toàn bộ tiền khám, chữa bệnh trong thời gian mẹ bạn điều trị.
Mặt khác, nếu hành vi của bố bạn được diễn ra thường xuyên, liên tục làm cho mẹ bạn và chị em bạn phải chịu đau đớn về mặt thể xác và tinh thần thì bố bạn lúc này sẽ không phải bị xử phạt hành chính nữa mà thay vào đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình tại khoản 1 Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể như sau:
“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.”
Do đó trong trường hợp này mẹ bạn có thể làm đơn trình báo đến cơ quan công an của địa phương để có thể tránh được tình trạng bạo lực gia đình có thể tiếp tục xảy ra.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc tội bạo lực gia đình sẽ phải trình báo đến cơ quan nào, hãy nhấc máy và liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.
>> Xem thêm: Tội mua bán người bị xử phạt như thế nào theo quy định 2022?
Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình
>> Tư vấn các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Kiên, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Đối với câu hỏi cua anh, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Hiện nay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình được quy định tại từ Điều 18 đến Điều 25 của Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007, bao gồm các biện pháp sau:
– Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình (Điều 18 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007)
“1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.”
Theo quy định này thì việc báo tin về bạo lực gia đình sẽ được thực hiện bởi người phát hiện bạo lực gia đình. Do đó không chỉ là các thành viên trong gia đình mà có thể là bất cứ người nào nếu phát hiện được hành vi bạo lực gia đình thì đều có quyền báo tin đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ (Điều 19 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007)
Các biện pháp nhằm ngăn chặn, bảo vệ sẽ phải được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân cũng như chấm dứt hành vi bạo lực để giảm thiểu được hậu quả do hành vi này gây ra bao gồm:
+ Buộc phải chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình
+ Cấp cứu nạn nhân của bạo lực gia đình
+ Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình
+ Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân hoặc sử dụng điện thoại cũng như các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân.
Đối với biện pháp buộc chấm dứt hành vi và cấp cứu nạn nhân sẽ được thực hiện bởi người có mặt tại nơi xảy ra vụ việc. Biện pháp buộc chấm dứt có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau có thể bằng lời nói hoặc hành động, cũng có thể được thực hiện bởi một người hoặc nhiều người.
– Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Tòa án (Điều 20, 21 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007)
Chủ thể có thẩm quyền thực hiện biện pháp này là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nơi xảy ra bạo lực gia đình, tòa án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân và người có hành vi bạo lực gia đình.
– Giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc (Điều 22 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007)
Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư sẽ phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
– Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 23 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007)
Khi đi khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nạn nhân bạo lực gia đình sẽ được xác nhận việc khám và điều trị nếu có yêu cầu.
Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế.
Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình phải có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình. Trong trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm thì lập tức phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
– Tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình (Điều 24 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007)
Tư vấn về chăm sóc sức khỏe sẽ bao gồm chăm sóc về thể chất và tinh thần. Nội dung tư vấn gồm cung cấp thông tin cơ bản để nâng cao nhận thức của nạn nhân về bạo lực gia đình, tư vấn cho người bệnh về chăm sóc, phục hồi sức khỏe và phòng bệnh; tư vấn tâm lý cho người bệnh, giới thiệu người bệnh đến các cơ sở trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình….
– Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu (Điều 25 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007)
Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác tại địa phương và các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình để thực hiện việc hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình trong những trường hợp cần thiết.
Trên đây là những biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007. Áp dụng vào trường hợp cụ thể của anh Kiên có thể thấy trong trường hợp của anh, anh có thể áp dụng những biện pháp sau đây đối với hành vi bạo lực gia đình của ông Trần:
– Báo tin ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi ông Trần có hành vi bạo lực gia đình
– Buộc ông Trần chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình thông qua lời nói và hành động
– Tiến hành cấp cứu ngay cho nạn nhân trường hợp nặng
– Có thể tư vấn, khuyên nhủ nạn nhân để họ có thể tự bảo vệ bản thân nếu xảy ra trường hợp tương tự
Trên đây là nội dung lời giải đáp của Luật sư về các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình. Nếu anh còn câu hỏi nào liên quan đến nội dung trên, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Tội loạn luân phạt bao nhiêu năm tù theo quy định pháp luật?
Tư vấn về ly thân và xử lý trường hợp bạo lực gia đình?
>> Tư vấn cách xử lý hành vi bạo lực gia đình nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Hải, cảm ơn chị đã đặt câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của chị, chúng tôi xin được đưa ra lời lý giải như sau:
Như chị Hải cung cấp thông tin bên trên thì chồng chị có hành vi đánh đập, xâm hại đến sức khỏe của chị do hành vi này là hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007.
Do đó theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Do trong trường hợp của bạn chồng bạn thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình do đó khi chồng bạn không đồng ý ly hôn thì bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục ly hôn đơn phương. Còn việc sống ly thân là việc hai vợ chồng bạn sống riêng nhưng trên thực tế thì quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại và vẫn được pháp luật công nhận. Việc sống ly thân sẽ không cần Tòa án can thiệp mà hai bên vợ chồng có thể tự ra sống riêng
Theo Quy định 144/2021/NĐ–CP thì đối với hành vi bạo lực gia đình trên chồng chị có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền lên đến 20 triệu đồng.
Tuy nhiên nếu mức độ nguy hiểm của hành vi nặng và xảy ra liên tục thường xuyên thì chồng chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 Bộ Luật hình sự 2015 hoặc tội ngược đãi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015.
Như vậy tùy theo mức độ bạo hành mà chồng bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về tội bạo lực gia đình. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi sẽ giúp cho các bạn có thêm những góc nhìn mới, cũng như những thông tin hữu ích để có thể tự bảo vệ bản thân cũng như gia đình mình. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này, hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.