Tội khai thác khoáng sản trái phép phạt tiền hay phạt tù?

Tội khai thác khoáng sản trái phép bị xử phạt thế nào? Khi cá nhân hay pháp nhân phạm tội khai thác khoáng sản sẽ bị phạt tiền, nặng hơn có thể xử lý hình sự. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ chia sẻ đến bạn hình thức cấu thành tội khai thác khoáng sản trái phép và các mức xử phạt của tội này theo quy định pháp luật. Ngoài ra nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào cần tư vấn pháp lý, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư giải đáp một cách chính xác nhất.

>> Luật sư giải đáp chính xác mức xử phạt tội khai thác khoáng sản trái phép hiện nay, gọi ngay 1900.6174

toi-khai-thac-khoang-san-trai-phep-phat-tien-hay-phat-tu

 

Trường hợp nào bị coi là khai thác khoáng sản trái phép?

 

Chị Quỳnh (Đồng Nai) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Tôi có thắc mắc này muốn nhờ Luật sư giải đáp. Tôi hiện tại đang cư trú tại xã Vĩnh Tân huyện Vĩnh Cửu, là địa phương đang được chính phủ chú trọng đầu cơ kinh doanh bất động sản.

Theo thông tin từ chính quyền địa phương thông báo, hiện tại trong xã có 03 mỏ đá được cấp phép cho 03 công ty khác nhau khai thác nhưng thực tế lại có gần chục cá nhân, tổ chức đến đây ngang nhiên khai thắc và vận chuyển đất đá đi.

Hằng ngày có rất nhiều xe bán tải chở đất đá qua lại trên các tuyến đường trong xã và có đi qua nhà tôi gây ra bụi bặm, ô nhiễm tiếng ồn vì thế chúng tôi cảm thấy rất bức xúc. Người dân trong xã đã tin tưởng và nhờ tôi đứng ra báo cáo cho UBND huyện giải quyết. Đây là lần đầu tiên tôi tìm hiểu về vấn đề này nên tôi không rõ những hành vi nào được coi là đang khai thác trái phép.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi tự ý khai thác, vận chuyển đất đá có bị quy vào tội khai thác khoáng sản trái phép không? Những trường hợp nào bị coi là khai thác khoáng sản trái phép? Cảm ơn Luật sư!”.

 

>> Luật sư giải đáp chính xác nhất thế nào là tội khai thác khoáng sản trái phép, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Quỳnh! Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được câu hỏi chị gửi về và Luật sư tư vấn luật của chúng tôi đã có những phản hồi về các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép như sau:

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010, khoáng sản gồm các khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở các thể: rắn, lỏng, khí ở trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

Ngoài ra, khai thác khoáng sản được hiểu là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

Căn cứ tại Điều 4 Luật Khoáng sản 2010 quy định về việc khai thác khoáng sản:

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản

1. Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2. Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.

4. Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.”

Dựa theo quy định trên, các cá nhân, tổ chức chỉ được tiến hành hoạt động khai khoáng khi có được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nghĩa là các cá nhân, tổ chức chỉ được thực hiện khai thác khi đã có giấy phép khai thác khoáng sản hợp pháp.

Như vậy, với trường hợp chị Quỳnh đề cập, ngoài 03 công ty đã được cấp phép khai khoáng hợp pháp thì 07 công ty còn lại đều đang thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và có thể sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và buộc phải dừng các hoạt động trái phép đó lại.

Ngoài ra, những trường hợp khác bị coi là khai thác khoáng sản trái phép gồm có: các hoạt động thu hồi khoáng sản của cơ quan, tổ chức không có quyền hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi, quyền hạn của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về các trường hợp bị coi là tội khai thác khoáng sản trái phép. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc bạn cần tư vấn khẩn cấp về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hình sự, hãy nhanh tay nhấc máy gọi đến số điện thoại 1900.6174 để được Luât sư tư vấn luật hình sự của chúng tôi hỗ trợ một cách kịp thời và nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Tội phạm về môi trường được cấu thành thế nào? Xử lý ra sao?

truong-hop-bi-coi-la-toi-khai-thac-khoang-san-trai-phep

 

Khi nào khai thác khoáng sản trái phép bị xử lý hình sự?

 

Anh Toàn (Lâm Đồng) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vướng mắc sau cần được luật sư tư vấn. Anh trai tôi hiện đang làm chủ cảu một công ty khai khoáng sản có quy mô khá nhỏ. Vào 06 tháng trước, công ty anh có dự án triển khai khai thác mỏ ở địa bàn TP Bảo Lộc.

Trong quá trình triển khai và quản lý, công ty anh đã có hành vi khai thác hơn 100m3 tại khu vực không được cấp phép khai thác vì vậy công ty đã bị lập biên bản và phải nộp phạt hành chính cho cơ quan chức năng về tội khai thác khoáng sản trái phép đến bây giờ vẫn chưa hết thời hạn thi hành án.

Hai ngày trước, công ty anh lại một lần nữa bị cơ quan chức năng phát hiện ra hành vi vi phạm, công ty anh đã lấn gần 400m3 phần mỏ không thuộc phạm vi được phép khai thác.

Luật sư cho tôi hỏi, lần thứ hai công ty anh ấy vi phạm thì ngoài xử phạt hành chính còn bị phạt thêm gì nữa không? Ngoài ra khi nào khai thác khoáng sản trái phép bị xử lý hình sự? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư giải đáp chính xác những trường hợp khai thác thác khoáng sản trái phép bị xử lý hình sự, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Toàn! Sau khi nhận được câu hỏi của anh, các Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật đã có những tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 nêu rõ người vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, ngoài hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị khởi tố vụ án hình sự về tội khai thác khoáng sản trái phép:

– Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100 triệu đồng trở lên;

– Khoáng sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà lại vi phạm.

Theo quy định, với sự việc anh Toàn đề cập, công ty của anh trai anh Toàn cách đây 02 năm đã bị xử phạt hành chính vì hành vi khai thác không đúng với nội dung giấy phép, hai ngày trước công ty anh ấy lại tiếp tục bị cơ quan chức năng phát hiện có hành vi vi phạm tương tự trong khi chưa hết thời gian thi hành án, trường hợp này công ty có thể sẽ phải chịu xử lý hình sự song song với các mức phạt hành chính tương ứng với hành vi vi phạm theo quy định.

Ngoài ra những hành vi vi phạm sau đây cũng sẽ bị xử lý hình sự, bao gồm: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò khoáng sản có giá trị 100 triệu đồng trở lên; Khai thác trái phép khoáng sản từ 500 triệu đồng trở lên; Gây thương tích, tổn hại sức khỏe của người khác 61% trở lên; Gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính, bị kết án về tội này khi chưa được xóa án tích mà lại vi phạm.

Trong trường hợp anh gặp bất kỳ vấn đề nào về tội khai thác khoáng sản trái phép cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6174  để gặp trực tiếp Luật sư hỗ trợ, giải đáp kịp thời nhất!

>> Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích bị pháp luật xử lý như thế nào?

khi-nao-khai-thac-khoang-san-bi-xu-ly-hinh-su

 

Mức phạt Tội khai thác khoáng sản trái phép thế nào?

 

Chị Khuyên (Hà Nam) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi là một cán bộ của UBND huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Tháng 03/2017, UBND tỉnh Hà Nam đã đồng ý kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bê tông của công ty TNHH Vận tải và Xây dựng San San tại huyện Kinh Bảng. Sau khi nhận dự án, công ty này đã có biểu hiện thường xuyên không chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến việc triển khai dự án.

Khoảng thời gian từ năm 2017 đến tháng 03/2021, giám đốc công ty đã chỉ đạo nhân viên khai thác trái phép gần 10.000 m3 cát san lấp trái phép mang đi bán thu lợi bất chính. Tính theo giá thị trường hiện nay, với giá cát san lấp là 140.000 đồng/m3 thì công ty này đã thu lợi bất chính lên đến 1,4 tỷ đồng. Sau khi chúng tôi đi kiểm tra thực tế tại công trình thì công ty đã không cho tiến hành kiểm tra và từ chối làm việc với thanh tra.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi với tình huống vi phạm của công ty này thì mức phạt về tội khai thác khoáng sản trái phép thế nào? Cảm ơn Luật sư!”

 

>> Giải đáp chính xác nhất các mức phạt của tội khai thác khoáng sản trái phép, gặp ngay Luật sư 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Khuyên! Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi thắc mắc về cho Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi phân tích tình huống của công ty TNHH Vận tải và Xây dựng San San, Luật sư đã đưa ra những phản hồi như sau:

Căn cứ tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về mức phạt về Tội khai thác khoáng sản trái phép như sau:

Đối với cá nhân:

Phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Thu lợi bất chính từ 100 – dưới 500 triệu đồng;

– Khoáng sản trị giá từ 500 triệu – dưới 01 tỷ đồng;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% – 121%;

– Đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tiền từ 1,5 – 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm nếu hành vi thuộc một trong các trường hợp:

– Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên; Khoáng sản trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên;

– Có tổ chức; Gây sự cố môi trường; Làm chết người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 122% trở lên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng.

Đối với pháp nhân:

Phạt tiền từ 1,5 – 03 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Thu lợi bất chính từ 300 – dưới 500 triệu đồng;

– Khoáng sản trị giá từ 700 triệu – đến dưới 01 tỷ đồng;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% -121%. Hoặc thu lợi bất chính từ 100 – dưới 300 triệu đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500 triệu – dưới 700 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tiền từ 03 – 07 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên;

– Khoáng sản trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên;

– Có tổ chức;

– Gây sự cố môi trường;

– Làm chết người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 122% trở lên.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.

Như vậy, đối với trường hợp chị Khuyên nhắc đến, công ty TNHH Vận tải và Xây dựng Tiến Chung thường xuyên không chấp hành các quy định của pháp luật một cách có tổ chức về vấn đề khai thác khoáng sản và đã có hành vi chống đối cơ quan chức năng khi họ khi tiến hành kiểm tra, vì vậy công ty này có thể sẽ phải chịu phạt tiền từ 3 tỷ đồng cho đến 7 tỷ đồng đối với hành vi thu nguồn lợi bất chính từ việc khai thác khoáng sản bất hợp pháp và có biểu hiện chống đối người thi hành công vụ.

Ngoài ra, Công ty có thể sẽ bị cấm hoạt động trong thị trường khai thác khoáng sản và cấm huy động vốn trong vòng 01 – 03 năm kể từ ngày lập án.

>> Xem thêm: Tội vu khống bị xử phạt như thế nào? Luật hình sự mới nhất

cac-muc-phat-toi-khai-thac-khoang-san-trai-phep

 

Hy vọng với tất cả thông tin hữu ích mà Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp các bạn nắm rõ về tội khai thác khoáng sản trái phép và các mức xử phạt của tội này theo quy định để tránh việc mắc phải những tổn thất không đáng có. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn trọn vẹn từ đội ngũ Luật sư uy tín có dày dặn kinh nghiệm!