Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này hiện nay được rất nhiều người dân Việt Nam đặc biệt quan tâm. Vậy tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì? Quy định pháp luật về tội phạm nghiêm trọng như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp tất cả mọi câu hỏi về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư tư vấn luật hình sự hỗ trợ miễn phí.
Tội phạm là gì? Có mấy loại tội phạm?
> Luật sư giải đáp chi tiết về tội phạm và các loại tội phạm. Gọi ngay 1900.6174
Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được quy định rất cụ thể.
Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc có thể do pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, hành vi đó xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến những lĩnh vực của trật tự xã hội chủ nghĩa theo quy định của Bộ luật hình sự”.
Như vậy, có thể hiểu tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó, hành vi này xâm phạm đến sự tồn tại, sự phát triển vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm đến nền độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm đến chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh đối nội, đối ngoại và xâm phạm đến an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc phân loại tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quy định các nguyên tắc xử lý, quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án và các quy định khác về điều kiện áp dụng một số loại hình phạt hoặc biện pháp tư pháp…
Phân loại tội phạm còn là cơ sở để cụ thể hóa trách nhiệm hình sự, quy định khung hình phạt, bảo đảm nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt.
Ngoài ra, việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa đối với việc quy định một số chế định tạm giam, tạm giữ trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Căn cứ vào từng tính chất phức tạp, mức độ nguy hiểm cho xã hội của một hành vi phạm tội để phân loại tội phạm, theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 đã làm rõ việc phân tội phạm hình sự thành 4 loại:
– Tội phạm ít nghiêm trọng: là loại tội phạm mà hành vi cấu thành của tội này có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn, nó được thể hiện qua phạm vi tác động, hậu quả gây ra và tính ảnh hưởng đến xã hội sau khi gây ra hành vi phạm tội, gây thiệt hại không lớn là trường hợp đã có thiệt hại xảy ra nhưng thiệt hại đó không lớn hơn so với mức bình thường của nó.
– Tội phạm nghiêm trọng là loại tội phạm hành vi cấu thành của tội này có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội tương đối lớn, điều này được thể hiện thông qua phạm vi tác động không hề nhỏ, hậu quả của nó gây ra mà xã hội có thể thấy khá rõ
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội loại phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, điều này được thể hiện thông qua phạm vi tác động là rất lớn, hậu quả của nó gây ra mà xã hội có thể thấy khá rõ và tính ảnh hưởng đến xã hội sau khi gây ra hành vi phạm tội là có thể thấy rất rõ. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm gây ra rất lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả nghiêm trọng.
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm gây ra đặc biệt lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả rất nghiêm trọng. Điều này được thể hiện thông qua phạm vi tác động là cực kỳ lớn, hậu quả của nó gây ra mà xã hội có thể thấy là cực kỳ rõ ràng và tính ảnh hưởng đến xã hội sau khi gây ra hành vi phạm tội là có thể thấy rất rõ.
Như vậy có thể thấy, việc phân loại tội phạm là một trong những yếu tố cốt lõi của pháp luật hình sự. Mức độ tăng nặng của những tình tiết phạm tội này cũng phụ thuộc rất nhiều vào những thiệt hại do chính hành vi phạm tội đã gây ra cho xã hội, với những thiệt hại càng nghiêm trọng thì mức độ tăng càng nhiều và ngược lại.
Việc phân loại tội phạm chính là một trong những cơ sở quan trọng để xác định và xây dựng các biện pháp xử lý pháp lý hình sự tương ứng với từng tính chất nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm, để xác định việc áp dụng chính sách hình sự cụ thể đối với từng hành vi phạm tội cụ thể.
Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về tội phạm và các loại tội phạm. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.
>> Xem thêm: Tạm giam là gì? Các trường hợp bị tạm giam theo quy định
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì? Ví dụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
> Luật sư giải đáp miễn phí về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Gọi ngay 1900.6174
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm gây ra đặc biệt lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả rất nghiêm trọng. Điều này được thể hiện thông qua phạm vi tác động là cực kỳ lớn, hậu quả của nó gây ra mà xã hội có thể thấy là cực kỳ rõ ràng và tính ảnh hưởng đến xã hội sau khi gây ra hành vi phạm tội là có thể thấy rất rõ.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định là từ trên 15 năm tù – 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Do đây là loại tội phạm hình sự đặc biệt nhất với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này là cao nhất nên các chế tài xử lý đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cũng nặng nhất, nghiêm khắc nhất. Điều này được thể hiện qua việc nhà nước sẽ áp dụng mức phạt tù cao nhất, thậm chí là tước đi quyền được sống của người bị kết án với loại tội phạm này.
Một số ví dụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đã được Bộ luật hình sự quy định rõ ràng như:
– Tội giết người tại khoản 1 Điều 123; 108 đến 114;… Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
– Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên theo quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này thì mức độ nghiêm trọng của hành vi dựa trên mức hình phạt tù từ nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm, cho đến hình phạt cao nhất quy định tại khoản 4 là phạt tù từ 07 năm đến 14 năm thì không thể coi đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Mà chỉ có thể căn cứ vào khoản 5 của Điều này thì mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, tuy nhiên nếu theo quy định người phạm tội này mà mức phạt từ trên 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân thì sẽ được coi là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, các dấu hiệu để xác định loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bao gồm:
– Có đối tượng tác động
– Mức độ gây ra của hành vi này là vô cùng lớn và tính ảnh hưởng đến xã hội sau khi gây ra hành vi phạm tội là có thể thấy rất rõ
– Mức hình phạt cao nhất là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Trên đây là giải đáp của luật sư về vấn đề tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và ví dụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ luật sư.
>> Xem thêm: Tù chung thân là bao nhiêu năm theo quy định năm 2022
Quy định về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
> Luật sư tư vấn chi tiết các quy định về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Gọi ngay 1900.6174
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định là loại tội phạm có tính chất hành vi và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Đây là loại tội phạm hình sự đặc biệt nhất với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này là cao nhất, lớn nhất.
Căn cứ theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 tại một số điều luật và căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Bộ luật này về phân loại tội phạm thì có thể thấy những tội được quy định tại một số điều sau đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng gồm các tội theo quy định tại Chương XIII Các tội xâm phạm an ninh quốc gia:
– Điều 108 Tội phản bội tổ quốc quy định:
“Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”;
– Điều 109 Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:
“Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”;
– Điều 110 về Tội gián điệp; Điều 111 Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ:
“Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau: Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”;
– Các Điều 112, 113, 114, 119 và 117, 120, 121 khoản 2 Điều này
– Các tội phạm ngoài chương, các tội xâm phạm an ninh quốc gia như Điều 123 Tội giết người; Điều 134 khoản 5 Tội cố ý gây thương tích hoặc xâm hại sức khỏe người khác; Điều 141 Tội hiếp dâm; Điều 168 Tội cướp tài sản; Điều 251 Tội mua bán trái phép chất ma túy; Điều 353 Tội tham ô tài sản; Điều 354 Tội nhận hối lộ; Điều 355 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn;…
Như vậy có thể thấy, đối với các quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 thì các quy định về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là những loại tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là đặc biệt lớn và mức phạt đối với hành vi phạm tội này là từ 15 đến 20 năm tù hoặc người phạm tội có thể bị tước bỏ mạng sống của mình.
Tuy nhiên, đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nêu trên thì cũng có một số tội không phải toàn bộ nội dung của các điều này đều là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tùy từng loại tội phạm ở mức độ nhẹ là hình phạt dưới 15 năm tù thì không thể bị coi là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và có những tình tiết đặc biệt nghiêm trọng của hành vi đó mới được coi là đủ yếu tố để cấu thành loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ví dụ như tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự quy định từ khoản 1 đến khoản 4 điều này thì mức độ nghiêm trọng của hành vi dựa trên mức hình phạt tù từ nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm cho đến hình phạt cao nhất quy định tại khoản 4 là phạt tù từ 07 năm đến 14 năm thì không thể coi đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trên đây là những quy định của pháp luật về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nếu bạn chưa hiểu rõ về những quy định này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí.
>> Xem thêm: Hiếp dâm đi tù bao nhiêu năm theo quy định của pháp luật?
Phân biệt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng
> Luật sư hướng dẫn phân biệt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với các loại tội phạm khác. Gọi ngay 1900.6174.
Theo quy định cụ thể tại Điều 9 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 thì căn cứ về mặt tính chất mà nó tạo ra và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì tội phạm được phân thành 4 loại như sau:
– Tội phạm ít nghiêm trọng
– Tội phạm nghiêm trọng
– Tội phạm rất nghiêm trọng
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Việc phân loại này có vai trò rất quan trọng đối với cơ quan Nhà nước trong việc quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự; xác định thời hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định pháp luật áp dụng các chế định tạm giam, tạm giữ…
Khung hình phạt áp dụng được hiểu là giới hạn về phạm vi các loại cũng như các mức hình phạt được luật quy định để cho phép Tòa án có thẩm quyền sẽ lựa chọn để phục vụ vào việc áp dụng cho người phạm tội.
Đối với mỗi một loại tội phạm thì luật sẽ chỉ có quy định một khung hình phạt nhưng thông thường cũng sẽ quy định nhiều khung hình phạt khác nhau để phục vụ việc áp dụng cho những loại trường hợp phạm tội và mức độ của tội phạm khác nhau.
– Tội phạm tác động ít nghiêm trọng nếu dựa vào tính chất tác động, mức độ nguy hiểm của hành vi cho xã hội là không lớn, được thể hiện qua phạm vi tác động, hậu quả gây ra và tính ảnh hưởng đến xã hội sau khi gây ra hành vi phạm tội. Mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
– Tội phạm tác động nghiêm trọng nếu dựa vào tính chất tác động, mức độ nguy hiểm của hành vi cho xã hội lớn, được thể hiện qua phạm vi tác động, hậu quả gây ra và tính ảnh hưởng đến xã hội sau khi gây ra hành vi phạm tội. Mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm tù.
– Tội phạm tác động rất nghiêm trọng nếu dựa vào tính chất tác động, mức độ nguy hiểm của hành vi cho xã hội là rất lớn, được thể hiện qua phạm vi tác động, hậu quả gây ra và tính ảnh hưởng đến xã hội sau khi gây ra hành vi phạm tội. Mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm tù.
– Tội phạm tác động đặc biệt nghiêm trọng nếu dựa vào tính chất tác động, mức độ nguy hiểm của hành vi cho xã hội là đặc biệt lớn, được thể hiện qua phạm vi tác động, hậu quả gây ra và tính ảnh hưởng đến xã hội sau khi gây ra hành vi phạm tội. Mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, việc phân biệt các loại tội phạm, cụ thể là 4 loại tội phạm là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 được thực hiện dựa trên hai yếu tố chính là tính chất tác động, mức độ nguy hiểm của hành vi đó và dựa trên mức định khung hình phạt đối với hành vi đó.
>> Xem thêm: Án treo là gì? Cách xin hưởng án treo mới nhất năm 2022
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định hiện hành của pháp luật. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào liên quan đến pháp luật hình sự nói chung và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nói riêng, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp miễn phí, nhanh chóng từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.