Tội sản xuất trái phép chất ma túy là một loại tội phạm được quy định trong chương về Ma túy. Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến quyền quản lý độc quyền về chất ma túy của nhà nước. Vậy những dấu hiệu nào cấu thành loại tội phạm trên? Khung hình phạt đối với tội sản xuất chất ma túy như thế nào? Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến tội phạm này, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ chính xác và nhanh nhất.
Tội sản xuất trái phép chất ma túy là gì?
Sản xuất: Là hoạt động của con người gắn liền với nhu cầu và mục đích sử dụng của thị trường tiêu thụ và nhu cầu của từng cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức. Sản xuất có thể bằng những phương pháp thủ công, đơn giản đến các hình thức có sử dụng, ứng dụng các công cụ, các phương pháp công nghệ cao nhằm điều chế những chất này sang chất khác từ những thể này sang thể khác…
Chất ma túy: Có thể được hiểu là những chất gây nghiện, những chất hướng thần, chất kích thích. Ma túy có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như rắn, lỏng, khí và nhiều loại khác nhau. Ma túy là một chất cấm và thuộc sở hữu độc quyền của nhà nước và chỉ những tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng mới được thực hiện các công việc như sản xuất, sử dụng…Thông thường ma túy được sử dụng cho mục đích y tế như giảm đau, gây tê…
Tội sản xuất trái phép chất ma túy là hành vi làm ra chất ma túy (chế biến, điều chế…) có thể bằng thủ công hoặc có thể áp dụng khoa học công nghệ từ các loại cây có chứa chất ma túy, có thể từ các tiền chất và các hóa chất hoặc làm ra chất ma túy này từ các chất ma túy khác mà không được sự phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc sử dụng không đúng với nội dung, mục đích mà cơ quan có thẩm quyền cho phép, cấp phép sử dụng.
+ Đối với những hành vi nhằm tạo lợi nhuận từ việc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì không phải là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy.
+ Đối với hành vi sản xuất trái phép chất ma túy là hành vi mà pháp luật cấm hay còn gọi là không cho phép thực hiện. Hành vi này đã xâm phạm trực tiếp đến quyền quản lý độc quyền về ma túy của nhà nước.
>>> Tội sản xuất trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Cấu thành tội sản xuất trái phép chất ma túy
Anh Huyền quê ở Hà Nội có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi sau đây cần được luật sư giải đáp. Tôi là Huyền, năm nay tôi 33 tuổi hiện tại là lao động tự do ở địa phương. Hiện tại tôi đã lập gia đình và có con nhỏ. Do ở quê và thiếu thốn cũng như thiếu hiểu biết về pháp luật nên tôi đã cùng 2 người tại địa phương thực hiện phương pháp điều chế các loại ma túy từ các loại cây thuốc phiện.
Do tiếp xúc nhiều với người ở vùng biên giới học được cách điều chế nên tôi đã tự chế xuất ra 500g ma túy. Sau khi đọc các bài báo trên phương tiện thông tin đại chúng thì tôi có biết là loại tội sản xuất trái phép chất ma túy bị xử phạt rất nặng và có thể bị tử hình.
Vậy, luật sư có thể cho tôi hỏi cấu thành tội phạm của tội sản xuất trái phép chất ma túy là như thế nào? Trường hợp của tôi sẽ xử lý ra sao? Mong luật sư tư vấn!
>>> Các hành vi cấu thành tội sản xuất trái phép chất ma túy? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Phần trả lời của luật sư!
Thưa anh Huyền, cảm ơn anh đã đặt câu hỏi đến chúng tôi. Với những dữ kiện mà anh đưa ra cùng với những quy định của pháp luật thì chúng tôi xin giải quyết vấn đề của anh như sau:
Thứ nhất, phân tích cấu thành tội sản xuất trái phép chất ma túy:
Một mối quan hệ được gọi là tội phạm khi mối quan hệ đó thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm đó là: Mặt khách quan, khách thể và chủ thể mà mối quan hệ đó xâm phạm tới. Tội phạm phải được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tội phạm đó có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Tội sản xuất trái phép chất ma túy là một tội phạm đặc biệt nguy hiểm và nghiêm trọng được quy định về cấu thành tội phạm như sau:
Mặt khách quan:
– Có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.
Việc sản xuất các chất để dùng cho công tác phục vụ việc nghiên cứu y học hoặc để bào chế thuốc chữa bệnh sẽ được Nhà nước quy định rất chặt chẽ, vì vậy người thực hiện hành vi phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước về sản xuất chất ma túy.
Hành vi sản xuất ma túy Bị coi là sản xuất trái phép chất ma túy khi sản xuất ma túy mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc quy định sản xuất không đúng với nội dung của giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp, khi cơ quan có thẩm quyền mà thu giữ được các chất mà nghi là chất ma túy hoặc các tiền chất được dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng của các chất ma túy hay các tiền chất đó.
Nếu như chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là các tiền chất để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng mà người thực hiện hành vi có thể ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể của người đó để truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.
– Trường hợp nếu như một người biết là chất ma túy giả nhưng mà có hành vi nào đó làm cho người khác tưởng rằng chất đó là chất ma túy thật nên thực hiện hành vi mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm ma túy. Nhưng người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, nếu như có đầy đủ các dấu hiệu khác trong cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khách thể của tội sản xuất trái phép chất ma túy:
Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến các quy định về quản lý chất ma túy của Nhà nước. Ma túy là một chất được nhà nước quản lý rất chặt chẽ và quan tâm rất nhiều. Nếu như muốn sử dụng ma túy thì phải được sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ chất ma túy mà mình sản xuất, biết rõ hành vi của mình là hành vi vi phạm pháp luật, bị cấm và sẽ bị xử phạt. Người phạm tội phạm tội với mục đích có thể là lợi nhuận hay để sử dụng chất ma túy trái phép thì đều cấu thành tội phạm này.
Chủ thể:
Chủ thể của tội sản xuất trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi phải hoàn toàn tỉnh táo, thực hiện với ý chí chủ quan không bị ép buộc hay tác động của yếu tố khách quan, không bị lừa dối cũng như không bị cưỡng ép.
Như vậy, với những gì chúng tôi đã phân tích ở trên có thể thấy tội sản xuất trái phép chất ma túy là một tội phạm hình thức. Chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi điều chế, chế xuất trái phép các chất ma túy hay thực hiện không đúng quy trình theo quy định của pháp luật.
Chất ma túy sản xuất được hay không, số lượng là bao nhiêu, khối lượng như thế nào vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Số lượng, khối lượng chỉ là yếu tố để định khung hình phạt của tội phạm này. Có thể thấy tội sản xuất trái phép chất ma túy bị pháp luật quy định rất chặt chẽ vì hình thức xử phạt rất lớn, người phạm tội phải chịu hình phạt thấp nhất là 02 năm tù giam và mức phạt cao nhất là tử hình.
Một người được coi là phạm tội này thì phải đồng thời thỏa mãn có 4 yếu tố cấu thành tội phạm mà chúng tôi đã nêu ra ở trên. Đó là những yếu tố cơ bản hay còn gọi là yếu tố đặc trưng để xác định tội phạm này.
Thứ hai, phân tích hành vi của anh Huyền
Mặt khách quan: Hành vi của anh Huyền ở đây là đã thực hiện việc sản xuất, điều chế các chất ma túy nhờ học tập các phương thức từ những người ngoài xã hội và học tập ở trên mạng. Sau khi thực hiện xong việc điều chế, chế xuất của mình thì anh Huyền đã thu được 500g ma túy thành phẩm.
Mặt chủ quan: Anh Huyền thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Anh Huyền biết hành vi của mình là sai, là vi phạm pháp luật mà vẫn thực hiện hành vi của mình. Anh Huyền đã thực hiện quá trình thu thập, và thực hiện đầy đủ các quá trình và đã tạo ra được chất ma túy cụ thể. Mục đích của việc điều chế, sản xuất trái phép chất ma túy này có thể là vì mục đích sử dụng hay dùng để mua bán.
Khách quan: Anh Thuận đã xâm phạm đến quyền quản lý độc quyền về các chất ma túy của Nhà nước. Anh Thuận đã thực hiện việc sản xuất trái phép chất ma túy với lỗi cố ý và chưa được sử cho phép chất ma túy của nhà nước.
Chủ thể: Hành vi này của anh Huyền được thực hiện khi anh Huyền đã trên 14 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và hành vi dân sự. Khi thực hiện hành vi hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buộc hay lừa dối, không bị dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để ép buộc thực hiện hành vi.
Qua những phân tích cụ thể về hành của anh Huyền có thể kết luận được hành vi của anh đã phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Với hành vi của anh cũng như bằng những thông tin mà anh cung cấp như lượng ma túy sản xuất, điều chế ra là 500g thì chắc chắn sẽ bị xử lý hình sự về tội phạm này. Mức phạt nhẹ nhất đối với hành vi của anh mà anh Huyền gây ra có thể lên tới 02 năm tù giam và mức phạt nặng nhất có thể bị tử hình.
Căn cứ quy định của pháp luật cộng thêm với những cách giải quyết của chúng tôi nếu anh Huyền hay bạn đọc có gì thắc mắc thì có thể trực tiếp liên hệ với luật sư tranh tụng của chúng tôi qua hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ và tư vấn luật hình sự trực tiếp 24/7.
>>>Xem thêm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và mức phạt mới nhất 2022
Khung hình phạt tội sản xuất trái phép chất ma túy
Chị Thúy (Điện Biên) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc sau đây cần được luật sư giải đáp. Tôi là Thúy hiện tại đang lao động và làm việc ở Hà Nội và tôi đã kết hôn cách đây 7 tháng. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi phải xuống Hà Nội để làm việc mong có tiền trang trải. Hiện tại chồng tôi là Tuấn đang ở nhà và chăn nuôi. Do dạo này phải lo thêm tiền thuốc thang cho bố nên 2 vợ chồng chúng tôi đã chăm chỉ làm việc hơn. Ngày 27/7/2022 tôi nghe tin báo từ quê là chồng tôi đang bị tạm giam tại công an Tỉnh điện biên để tiến hành điều tra về tội sản xuất trái phép chất ma túy.
Khi lấy lời khai thì chồng tôi có khai là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn và cộng thêm với lời dụ dỗ và lợi nhuận từ việc sản xuất ma túy là rất lớn nên đã thực hiện hành vi sản xuất heroin với khối lượng 400g và đang chờ người đến lấy để đi tiêu thụ. Số ma túy đó đã được đi giám định và kết luận đó là heroin có khối lượng là 397gam.
Như vậy, luật sư cho tôi hỏi hành vi của chồng tôi có phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy không? Mức xử phạt đối với anh Tuấn trong trường hợp này bị xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!
>>> Khung hình phạt tội sản xuất trái phép chất ma túy như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời từ luật sư:
Thưa chị Thúy, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Sau khi nghe những thông tin mà chị đã trình bày cũng như bằng những quy định của pháp luật chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Thứ nhất, phân tích về hành vi của anh Tuấn.
Mặt khách quan:
Hành vi của anh Tuấn là anh vi điều chế, chế xuất các chất ma túy hay sử dụng các tiền chất ma túy hoặc sử dụng các chất ma túy khác nhau để điều chế, chế xuất ra gần 400g heroin. Ở đây chị Thúy không nêu rõ hành vi cụ thể của anh Tuấn là như thế nào, nhưng thực tế, cụ thể thì hành vi này là hành vi điều chế, chế xuất từ chất này sang chất khác một cách trái pháp luật.
Trên thực tế sẽ không cá nhân nào được cấp phép riêng biệt để sản xuất chất ma túy nên hành vi này có thể được xem là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy.
Mặt chủ quan:
Anh Tuấn thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là anh Tuấn nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và bị pháp luật cấm và xử phạt rất nghiêm nhưng vẫn cố tình sản xuất cho đến cùng chất ma túy đó. Mục đích ở đây mà thúc dục anh Tuấn phải thực hiện hành vi sản xuất trái phép chất ma túy là vi mục đích lợi nhuận vì hiện tại như anh Tuấn trình bày là do thiếu tiền chữa bệnh cho bố và thấy thu nhập rất cao.
Khách thể:
Khi anh Tuấn cố ý thực hiện hành vi sản xuất trái phép chất ma túy thì anh Tuấn đã xâm phạm đến quyền quản lý độc quyền các chất ma túy mà nhà nước có trách nhiệm quản lý. Bằng những hành vi của anh Tuấn có thể thấy anh Tuấn xem thường sự quản lý độc quyền này vì ma túy là một chất cấm và chỉ những tổ chức, cá nhân được nhà nước cấp phép sản xuất ma túy theo đúng quy trình, đúng trình tự theo quy định của pháp luật.
Chủ thể của tội phạm:
Người phạm tội ở đây là anh Tuấn và khi thực hiện hành vi điều chế, chế xuất ra heroin thì anh Tuấn cũng đã trên 14 tuổi, có nhận thức về hành vi dân sự và có đầy đủ trách nhiệm hình sự. Với một tâm lý hoàn toàn tự nguyện để thực hiện hành vi không bị ép buộc cũng như không bị lừa dối đe dọa hay dùng vũ lực gì hết.
Như những gì mà chị Thúy có cung cấp cho chúng tôi qua câu hỏi ở trên cũng như bằng những quy định pháp luật và bằng sự phân tích dự trên góc độ pháp luật của chúng tôi có thể thấy hành vi của anh Tuấn đã phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Anh Tuấn hoàn toàn thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm của tội này. Khối lượng ma túy sản xuất ra là khá nhiều với 397gam và chất ma túy sản xuất ra là loại heroin dạng bột. Như vậy, chắc chắn anh Tuấn sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự và mức phạt đối với lỗi này là rất nặng. Nhẹ nhất cũng là 02 năm tù giam và nặng nhất thì lên đến tử hình.
Thứ hai, Anh Tuấn phải chịu hình phạt như thế nào?
Vì đây là tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nên sẽ áp dụng những khung hình phạt đối với tội này như sau:
“Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
e) Heroin, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít;
i) Tái phạm nguy hiểm;
k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
c) Heroin, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililit;
e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.
4.241 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililit trở lên;
đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Như vậy, bằng quy định của pháp luật tại Điều 248 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có thể nhìn chung qua về khung hình phạt của tội sản xuất trái phép chất ma túy. Đây là một tội phạm hình thức vì không yêu cầu có dấu hiệu hậu quả xảy ra, nghĩa là khi người thực hiện các công đoạn sản xuất chất ma túy không cần biết sản xuất ra được chất ma túy hay chưa thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy.
Sản xuất thành công chất ma túy và số lượng là bao nhiêu, trọng lượng là như thế nào và ma túy đó là loại gì thì chỉ để làm căn cứ định khung hình phạt ở khung cơ bản, khung tăng nặng hay khung giảm nhẹ.
Khi xem xét để xét xử 1 vụ án ngoài việc nhìn vào vấn đề mà họ phạm phải còn phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi hay còn nói cách khác phải có tình tiết tăng nặng hình phạt cũng như giảm nhẹ hình phạt. Như vậy khi muốn biết bản án đó thực tế là nó vi phạm như thế nào, xử phạt ra làm sao phải chờ kết luận của cơ quan điều tra, quyết định truy tố của Viện kiểm sát cùng với quyết định hoặc bản án của Tòa án.
Quay trở lại trường hợp của anh Tuấn, Hiện tại anh Tuấn đang bị tạm giam để điều tra về vụ án hình sự đó là tội sản xuất trái phép chất ma túy. Ma túy mà anh Tuấn sản xuất ra đó là loại Heroin và có khối lượng là 397gam.
Căn cứ theo điểm b khoản 4 điều 248 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội sản xuất trái phép chất ma túy đối với loại ma túy là heroin mà có khối lượng trên 300g thì sẽ bị xử phạt với mức tù là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Trường hợp này còn phải căn cứ vào những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ của anh Tuấn để làm căn cứ xác định mức phạt cho đúng. Với số lượng ma túy nhiều như vậy thì anh Tuấn sẽ bị áp dụng ở khung hình phạt cao nhất của tội sản xuất trái phép chất ma túy.
Ngoài việc bị xử phạt hình sự về tội này ra thì anh Tuấn còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 điều 248 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” Áp dụng hình phạt bổ sung như thế nào sẽ do Tòa án quyết định.
>>>Xem thêm: Tội vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào?
Trên đây là tổng hợp các quy định của pháp luật về tội sản xuất trái phép chất ma túy. Chúng tôi hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có được cái nhìn cụ thể về vấn đề này. Để biết thêm các quy định của pháp lý bạn có thể liên hệ trực tiếp cho Tổng Đài Pháp Luật qua hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ.