Tội tảo hôn bị xử lý như thế nào? Các hình thức xử phạt là gì?

Do thiếu hiểu biết mà nhiều người đã có hành vi phạm tội tảo hôn. Đây là tội danh vi phạm những quy định về kết hôn. Pháp luật đã có những hành phạt nghiêm khắc nhằm răn đe hành vi phạm tội này. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định của pháp luật về hình phạt đối với hành vi vi phạm này và các trường hợp tảo hôn được công nhận vợ chồng. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp thông qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!

>> Tội tảo hôn bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

toi-tao-hon-bi-xu-ly-nhu-the-nao

 

Tội tảo hôn là gì?

 

>>> Tội tảo hôn bị phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay 1900.6174 

Định nghĩa về tảo hôn được nêu tại khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Theo đó, tảo hôn là việc lấy vợ, chồng khi một trong hai bên hoặc cả hai bên chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của luật này. Cụ thể, tảo hôn là hành vi thuộc 1 trong 3 trường hợp nêu sau:

+ Trường hợp 1: Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi;

+ Trường hợp 2: Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi;

+ Trường hợp 3: Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi.

Tảo hôn có hai dạng: có đăng ký kết hôn và không đăng ký kết hôn. Tảo hôn không đăng ký kết hôn thực chất là hành vi chung sống như vợ chồng trước khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, dạng thứ hai xảy ra phổ biến hơn do tại nhiều địa phương, nam nữ kết hôn trước tuổi luật định sẽ không được cơ quan đăng ký hộ tịch chấp nhận.

Từ những cơ sở lý luận đã trình bày ở trên có thể thấy, khái niệm chung nhất về tội tảo hôn:

Tội tảo hôn là hành vi tảo hôn có sự kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa hai người khi cả hai hoặc một trong hai bên chưa đạt đến sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý. Cụ thể, đó là khi cơ thể chưa trải qua đủ giai đoạn phát triển, tâm lý chưa sẵn sàng để lập gia đình và thường là dưới 18 tuổi.

Trên đây là nội dung quy định về tội tảo hôn. Để hiểu rõ quy định về loại tội phạm nay, hãy gọi ngay Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để luật sư tư vấn chi tiết!

Tảo hôn có bị phạt không?

 

Anh Khánh (Hòa Bình) có câu hỏi gửi đến luật sư:
“Xin chào luật sư, gia đình tôi là người dân tộc Thái thuộc tỉnh Hòa Bình. Do không hiểu biết về quy định pháp luật hôn nhân nên gia đình tôi có tổ chức cho em trai tôi kết hôn với vợ dưới 18 tuổi, cụ thể là 15 tuổi. Sau khi kết hôn, một số cán bộ làm ở Ủy ban nhân dân cấp huyện có xuống bảo rằng gia đình tôi đang thực hiện hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, vi phạm quy định pháp luật. Do đó, hành vi này có thể sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, tôi thấy ở nơi tôi sống có rất nhiều trường hợp trai gái ở độ tuổi này đều kết hôn. Vậy nên tôi muốn hỏi luật sư trường hợp của gia đình và em trai tảo hôn có bị phạt không? Nếu có thì mức xử phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”

>>> Mức xử phạt đối với tội tảo hôn như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 

Luật sư tư vấn trả lời: 

Cảm ơn anh Khánh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Theo như trình bày của anh, Luật sư xin đưa ra câu trả lời rằng: tảo hôn có bị xử phạt. Tùy vào mức độ, tính chất nghiêm trọng mà tội tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể mức xử phạt như sau:

Mức xử phạt hành chính với tội tảo hôn

 

>> Mức xử phạt hành chính đối với hành vi tảo hôn như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 

Xử phạt vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn là 2 hành vi vi phạm pháp luật hành chính và theo đó phải bị xử phạt.

Căn cứ tại Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn cụ thể như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, chồng cho người chưa đủ tuổi để kết hôn.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì mối quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi để kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy, khi có hành vi vi phạm tội tảo hôn, tổ chức tảo hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 trường hợp:

+ Trường hợp thứ nhất là tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;

+ Trường hợp thứ hai là cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc phải chấm dứt mối quan hệ đó. Ngoài ra, người vi phạm tội tảo hôn có thể bị xử phạt với mức tiền tối đa lên đến 5.000.000 đồng.

 

Xử phạt hình sự với tội tảo hôn

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về hình thức xử phạt hình sự đối với hành vi tảo hôn, gọi ngay 

Bộ luật hình sự có những quy định nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự cho hành vi vi phạm tội tảo hôn cực kỳ xác đáng nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn. Cụ thể:

+ Theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017: Người nào có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có khung hình phạt thấp nhất của tội này là 07 năm tù và cao nhất là tử hình. Việc dùng thủ đoạn khiến cho người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng phải lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng phải thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, khung hình phạt của tội này thấp nhất là 05 năm và cao nhất là tù chung thân theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Việc có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi cho đến dưới 16 tuổi có thể bị xử lý hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Căn cứ theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, khung hình phạt của tội này là từ 01 năm đến 15 năm tùy vào tính chất của từng hành vi vi phạm.

+ Đối với hành vi cưỡng ép người khác phải kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì mối quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác phải ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng các thủ đoạn khác, dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm căn cứ theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Căn cứ quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội tổ chức tảo hôn. Theo đó, trường hợp người nào có hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng vẫn còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Từ những quy định về xử phạt hành chính và xử phạt hình sự đối với tội tảo hôn, có thể thấy rằng mức độ vi phạm sẽ là yếu tố quyết định mức xử lý vi phạm hành chính phù hợp với từng chủ thể, đối tượng.

Như vậy, đối với trường hợp của anh Khánh nêu trên, vì anh không nêu rõ cụ thể cho chúng tôi hành vi vi phạm pháp luật về tội tảo hôn, tổ chức tảo hôn của gia đình và em trai anh. Vậy nên, luật sư đã nêu ra các trường hợp có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thể. Anh có thể thảo khảo và xem xét đối chiếu với trường hợp của em trai anh để thấy rằng em trai anh có các yếu tố cấu thành để bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tảo hôn hay không.

+ Trường hợp nếu gia đình anh chỉ tổ chức tảo hôn lần đầu và trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn thì mức phạt sẽ chỉ là xử phạt hành chính với số tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

+ Trường hợp em trai anh chỉ vi phạm ở mức độ nhẹ thì có thể sẽ chỉ bị xử lý vi phạm hành chính về tội tảo hôn theo quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, nếu có các hành vi giao cấu hoặc cưỡng ép người từ đủ 13 tuổi cho đến dưới 16 tuổi kết hôn có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tùy theo mức độ hành vi vi phạm cụ thể.

Như vậy, tội tảo hôn sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Theo đó, người có hành vi vi phạm tội tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu anh còn có thắc mắc nào liên quan đến hình phạt đối với tội danh này, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Xu-phat-hanh-chinh-doi-voi-toi-tao-hon
Xử phạt hành chính đối với tội tảo hôn

 

Trường hợp nào tảo hôn được công nhận là vợ chồng?

 

Chị Nga (An Giang) có câu hỏi như sau:
“Xin chào luật sư, tôi sinh năm 1998, vợ tôi sinh năm 1997. Vào năm 2017, vợ chồng tôi kết hôn, tại thời điểm kết hôn thì tôi chưa đủ 20 tuổi. Do có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật nên năm 2019 Tòa án đã mở phiên họp để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, đến thời điểm Tòa án giải quyết tôi và vợ lại thay đổi và mong muốn được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp nào tảo hôn được công nhận là vợ chồng? Xin cảm ơn luật sư!”

 

>>> Trường hợp nào tảo hôn được công nhận là vợ chồng? Liên hệ ngay 1900.6174 

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn câu hỏi được gửi đến từ chị Nga, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về tội tảo hôn, Luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:

Mặc dù tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên trong một số trường hợp tảo hôn vẫn được công nhận là vợ chồng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Tại thời điểm kết hôn hai bên kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, đến thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hai bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

+ Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhân quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.

Như vậy, đối với trường hợp của chị Nga, nếu tại thời điểm Tòa án giải quyết việc kết hôn trái pháp luật mà vợ chồng chị đã đủ kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đồng thời cả hai có yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ vợ chồng thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận. Vậy nên, đây là trường hợp tảo hôn được công nhận là vợ chồng.

Trên đây là phần tư vấn của Luật sư về trường hợp tảo hôn được công nhận là vợ chồng. Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

 

toi-tao-hon-cac-truong-hop-tao-hon-duoc-cong-nhan-vo-chong

 

Có được yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn không?

 

Chị Thương (Hà Giang) có câu hỏi
“Xin chào luật sư, em gái tôi năm nay 15 tuổi. Do thủ tục bắt vợ nên em gái tôi bị cưỡng ép kết hôn với một chàng trai cùng làng, việc kết hôn hoàn toàn không có ý tự nguyện từ phía em gái tôi. Em gái tôi mỗi lần gặp tôi đều khóc lóc kể lể về chuyện này. Tôi có tìm hiểu, được biết đây là hành vi vi phạm tội tảo hôn. Vậy nên, luật sư tư vấn giúp tôi, trường hợp nêu trên có được yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn không? Tôi xin cảm ơn”

 

>> Kết hôn trái pháp luật do tảo hôn có được yêu cầu hủy kết hôn không? Liên hệ ngay 1900.6174 

Luật sư trả lời:

Thưa chị Thương, cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho đội ngũ luật sư tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp này của chị, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Pháp luật có quy định về quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn. Theo đó, về quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định pháp luật hiện hành nêu rõ:

Về quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, theo quy định người nào bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hoặc yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định về sự tự nguyện kết hôn của hai bên nam và nữ.

Nếu cuộc hôn nhân không đáp ứng được những điều kiện được kết hôn tại điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những người, cơ quan, cá nhân sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, pháp luật không chỉ trao quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật cho các cá nhân là chủ thể của cuộc hôn nhân mà còn trao quyền cho cả những chủ thể khác nhằm đảm bảo lợi ích, tính khách quan và niềm hạnh phúc cho các gia đình.

Như vậy, đối với trường hợp của chị Thương nêu trêu, em gái chị hoặc chị đều có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn. Vậy nên, chị có thể chuẩn bị các hồ sơ yêu cầu nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để giải quyết.

Pháp luật quy định cá nhân, tổ chức được yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn. Trường hợp bạn cần tư vấn về thủ tục tiến hành yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn và các vấn đề có liên quan, hãy gọi ngay đến 1900.6174 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn!

 

Tác hại của việc tảo hôn

 

+ Tảo hôn không chỉ tổn hại về sức khỏe, kết hôn quá sớm sẽ khiến các em mất cơ hội được đi học, cũng như thiếu đi kiến thức để làm mọi việc cần thiết nhằm nuôi dưỡng cho gia đình. Tảo hôn cũng chính là một vấn đề gây nhức nhối trong nền giáo dục của nước ta và dẫn đến sự kém phát triển về trí tuệ, những người thiếu hiểu biết nay lại càng thêm trầm trọng hơn và kèm theo đó là sự nghèo đói dai dẳng.

+ Tảo hôn dẫn đến nghèo đói, thất học, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội. Tảo hôn cũng khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình của mỗi thành viên trong gia đình là rất thấp, dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao, là gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, phần lớn các đôi vợ chồng tảo hôn còn thiếu kiến thức xã hội, thường rơi vào cảnh nghèo túng, nhiều đôi đã tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em. Trên đây là những tác hại khôn lường từ việc tảo hôn, nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về tội tảo hôn. Những thông tin trên đều được dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất để có thể áp dụng giải quyết các vấn đề trong thực tế. Mọi câu hỏi có liên quan đến quy định pháp luật về tội danh này, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp tổng đài tư vấn miễn phí 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!