Tội vận chuyển hàng cấm là một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Về tội phạm này đòi hỏi số lượng và trọng lượng của hàng cấm phải lớn cũng như mức tiền, mức thu lợi nhuận từ thực hiện hành vi phải lớn. Nếu như các bạn có thắc mắc gì về tội phạm này hãy gọi ngay đến cho Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn luật hình sự miễn phí.
>> Tội vận chuyển hàng cấm bị phạt bao nhiêu năm tù? Gọi ngay 1900.6174
Tội vận chuyển hàng cấm là gì?
Hàng cấm có thể hiểu là các loại hàng hóa như thuốc, các loại chất rắn, lỏng khí… Hàng cấm là loại hàng hóa mà pháp luật cấm kinh doanh hay cấm sản xuất hoặc cấm sử dụng. Hàng cấm chỉ được cơ quan có thẩm quyền được chính phủ cấp phép mới được phép sản xuất, mua bán và sử dụng còn những đối tượng khác thì không được có bất kỳ hành vi gì đối với những loại hàng cấm mà pháp luật quy định đó là chất cấm.
Vận chuyển có thể hiểu là hành vi dịch chuyển, chuyển dời hay di chuyển 1 vật nào đó, 1 loại vật chất nào đó có thể tồn tại dưới dạng chất rắn, chất lỏng và chất khí từ nơi này đến nơi khác bằng những hình thức như mang theo người hoặc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như xe máy, ô tô, có thể là gửi qua đường máy bay, tàu biển, tàu hỏa…
Vận chuyển hàng cấm có thể được hiểu là hành vi dịch chuyển, di chuyển di dời các loại chất cấm, các loại hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, các loại hàng hóa mà nhà nước cấm sản xuất hoặc chỉ cấp phép sản xuất cho 1 số cơ quan tổ chức nhất định. Vận chuyển hàng cấm có thể bằng hình thức mang theo bên người, có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như dùng xe máy, ô tô, xe đạp… để chở hàng cấm hoặc người phạm tội vận chuyển hàng cấm còn thuê vận chuyển qua đường tàu bay, tàu biển.
Tội vận chuyển hàng cấm là người phạm tội thực hiện hành vi di chuyển hay dịch chuyển các loại hàng cấm được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và các bộ luật khác có liên quan. Hành vi này bị pháp luật cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt còn phải căn cứ vào số lượng của hàng cấm đó là bao nhiêu có thể tính bằng kg hoặc bằng số lượng.
Nếu số lượng hay trọng lượng của hàng cấm mà người phạm tội thực hiện hành vi vận chuyển và đủ số lượng, yếu tố cấu thành tội vận chuyển hàng cấm được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ áp dụng Bộ luật Hình sự để giải quyết.
Trường hợp số lượng hoặc trọng lượng của loại hàng cấm mà người phạm tội vận chuyển nếu như chưa đủ để xử lý Hình sự thì người phạm tội sẽ bị xử lý trách nhiệm hành chính có nghĩa là sẽ bị phạt tiền và tịch thu số lượng hàng cấm mà người phạm tội đang vận chuyển đó.
Cấu thành tội vận chuyển hàng cấm
Anh Lợi (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi sau cần được luật sư giải đáp. Tôi là Lợi năm nay 26 tuổi hiện đang là lái xe ôm công nghệ tại thành phố Hà Nội. Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, lượng khách ra đường rất ít và sự giảm giá của các app đặt xe nên ảnh hưởng đến thu nhập của tôi. Vì nóng lòng kiếm tiền để về quê ăn tết nên tôi đã dùng mạng Facebook để đăng bài vận chuyển hàng hóa hộ.
Ngày 21/1/2022, tôi có nhận được 1 cuộc điện thoại và nhờ vận chuyển 70kg pháo nổ từ Hà Nội xuống Hải Phòng để tiêu thụ. Do số tiền công lớn nên tôi đã đồng ý vận chuyển. Khi vận chuyển đến nơi, tôi nhận được đúng số tiền đã thỏa thuận là 3 triệu đồng. Ngày 25/1/2022, tôi có nghe tin người thuê tôi vận chuyển pháo đã bị bắt giữ nên hiện tại tôi rất lo lắng vì tôi biết pháo nổ có là hàng cấm.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi thế nào là hành vi vận chuyển hàng cấm? Hành vi của tôi có phải vận chuyển hàng cấm không? Xin cảm ơn luật sư!
>> Các yếu tố cấu thành tội vận chuyển hàng cấm là gì? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời câu hỏi của luật sư!
Thưa anh Lợi, cảm ơn anh đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng đài pháp luật. Với trường hợp của anh Lợi, chúng tôi xin giải quyết vấn đề đó như sau:
Thứ nhất, phân tích cấu thành tội phạm của tội vận chuyển hàng cấm
Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội này có những dấu hiệu như sau:
Về hành vi:
Người phạm tội có hành vi đưa, dịch chuyển hàng cấm từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ hình thức nào.
Việc vận chuyển hàng cấm có thể được thực hiện thông qua các phương thức, với những thủ đoạn khác nhau như thông qua đường bộ (ô tô, tàu hỏa…); thông qua đường sông (ghe, xuồng…); có thể thông qua đường hàng không (máy bay) và bằng các cách lợi dụng khác nữa như: dùng vật nuôi để vận chuyển trực tiếp, lợi dụng trẻ em, thương binh… để phục vụ việc vận chuyển hàng cấm.
Các dấu hiệu khác (dấu hiệu chung):
Mặc dù mỗi loại tội đã có các dấu hiệu đặc trưng riêng nhưng chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội vận chuyển hàng cấm khi có một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản sau đây:
– Hàng cấm có số lượng lớn, khối lượng lớn, nhằm mục đích để thu lợi bất chính với số tiền thu lợi lớn.
– Nếu như hàng cấm không bị coi là có số lượng lớn, hoặc thu lợi bất chính không lớn thì để cấu thành tội phạm được khi người thực hiện hành vi vận chuyển hàng cấm trước đây đã bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm hoặc tại các điều sau đây:
+ Tội buôn lậu.
+ Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
+ Tội tàng trữ, vận chuyển hàng giả.
+ Tội tàng trữ, vận chuyển hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
+ Tội kinh doanh trái phép.
– Hoặc người phạm tội đã bị kết án về các tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm (về hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm).
Lưu ý:
– Về đối tượng hàng cấm là những hàng hóa cấm đưa vào kinh doanh.
– Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
– Các chất ma tuý
– Một số loại hóa chất bảng 1 (theo công ước quốc tế).
– Các sản phẩm văn hóa mang tính chất phản động, đồi truỵ, gây mê tín dị đoan hoặc những sản phẩm có hại tới giáo dục nhân cách của con người.
– Các loại pháo như: pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa mà không phải do những doanh nghiệp được bộ Quốc phòng cấp phép sản xuất và kinh doanh….
– Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách con người, những loại đồ chơi ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ em hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử).
– Những loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc những loại thuốc đó chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
– Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và những loại thực vật quý hiếm, những loài động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc kinh doanh….
– Thuỷ sản cấm khai thác, thuỷ sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn pháp luật cho phép, thuỷ sản có chứa độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
– Các loại phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
– Những loại giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến việc sản xuất và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
– Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh hay để sử dụng vào mục đích tiêu khiển; giống cây gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái.
– Khoáng sản đặc biệt, độc hại.
– Phế liệu nhập khẩu mà gây ô nhiễm môi trường.
– Các loại thuốc chữa bệnh cho con người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng này và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
– Các trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
– Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Sản phẩm, vật liệu có chứa các chất như amiăng thuộc nhóm amfibole.
Khách thể
Hành vi vận chuyển hàng cấm làm xâm phạm đến chế độ quản lý đối với các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm lưu thông (kinh doanh).
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết các loại hàng hóa đó là chất cấm và biết được hậu quả của việc vận chuyển hay sử dụng chất cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi đến cùng.
Mục đích của người vận chuyển hàng cấm ở đây là để thu lợi nhuận hay còn gọi là thù lao từ việc vận chuyển hàng hóa cấm đó.
Chủ thể
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo khoản 1 điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì đối với tội vận chuyển hàng cấm đòi hỏi người phạm tội phải từ 16 tuổi trở lên. Khi thực hiện hành vi phạm tội với trường hợp là đã biết hàng hóa đó là hàng hóa gì và biết loại hàng hóa đó là bị cấm nhưng vẫn nhận vận chuyển.
Qua những phân tích đã nêu ra ở trên, có thể thấy nếu người nào có hành vi vận chuyển hàng hóa nhưng đủ 4 yếu tố về tội phạm mà chúng tôi nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển hàng cấm được quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Mức phạt cụ thể là bao nhiêu còn tùy thuộc vào khối lượng và trọng lượng của hàng hóa cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi.
Thứ hai, phân tích hành vi của anh Lợi
Mặt khách quan:
Anh Lợi đã thực hiện hành vi vận chuyển pháo từ Hà Nội xuống Hải Phòng. Ở đây pháo không rõ nguồn gốc nên là loại hàng hóa bị cấm lưu thông, cấm sản xuất cũng như cấm vận chuyển, mua bán và tàng trữ. Anh Lợi biết pháo là chất cấm, không được vận chuyển nhưng vẫn thực hiện hành vi vận chuyển pháo.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Ở đây anh Lợi biết rõ hành vi của mình là bị cấm, là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa là pháo theo thỏa thuận với người khác. Mục đích chính của anh Lợi ở đây là lợi nhuận, với số tiền là 03 triệu đồng tiền công.
Khách thể:
Anh lợi thực hiện hành vi vận chuyển hàng cấm như vậy đã vi phạm đến quyền quản lý hàng hóa cấm của Nhà nước. Quyền quản lý độc quyền này của Nhà nước mà chỉ khi nào Nhà nước cho phép nhân dân thực hiện thì mới được thực hiện.
Chủ thể:
Anh Lợi năm nay đã trên 16 tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Khi anh lợi thực hiện hành vi vận chuyển hàng cấm như vậy thì hoàn toàn tự nguyện không có yếu tố ép buộc do dùng bạo lực, thủ đoạn hay đe dọa dùng vũ lực để bắt buộc anh Lợi phải thực hiện hành vi.
Qua những phân tích về hành vi của anh Lợi như trên có thể thấy hành vi của anh Lợi đã đủ các yếu tố để cấu thành tội vận chuyển hàng cấm. Tất cả 4 yếu tố của tội vận chuyển hàng cấm anh lợi đều thỏa mãn.
Như vậy, đối với trường hợp của anh Lợi thì pháp luật sẽ căn cứ vào số lượng hay khối lượng mà anh Lợi vận chuyển là bao nhiêu, số tiền thu lợi bất chính là như thế nào. Ngoài ra khi định mức hình phạt cụ thể thì tòa án còn căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi cùng với những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của anh Lợi để định mức phạt phù hợp theo đúng quy định của pháp luật.
Từ những phân tích dựa trên quy định của pháp luật hiện hành cộng thêm với những yếu tố mà anh Lợi cung cấp chúng tôi đã giải quyết 2 vấn đề cho anh lợi. Nếu trong trường hợp tìm hiểu các quy định pháp luật anh Lợi có gì thắc mắc cứ trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ các luật sư tranh tụng.
>> Xem thêm: Đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền theo pháp luật 2022?
Mức phạt tội vận chuyển hàng cấm
Anh Hòa (Nghệ An) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc như sau cần được luật sư giải đáp. Tôi năm nay 21 tuổi, đang theo học 1 trường đại học. Tôi học chuyên ngành luật kinh tế. Trong quá trình học, tôi có nghe giáo viên nói đến những loại hàng cấm không được vận chuyển, mua bán hay tàng trữ thì tôi cũng chưa hiểu rõ về vấn đề này.
Ngày 12/7/2022, tôi có viết báo cáo môn học về vấn đề tội vận chuyển hàng cấm xử lý như thế nào? Hiện tại tôi chưa hiểu về vấn đề này và cần được luật sư giải thích rõ.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi, những loại hàng hóa nào thuộc danh mục hàng cấm theo quy định của pháp luật? Nếu một người phạm tội vận chuyển hàng cấm thì xử lý như thế nào? Cảm ơn luật sư!
>> Tội vận chuyển hàng cấm bị phạt bao nhiêu năm tù? Gội ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư!
Thưa anh Hòa, cảm ơn anh đã quan tâm và đặt câu hỏi cho tổng đài tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Vấn đề của anh Hòa chúng tôi sẽ giải quyết như sau:
Thứ nhất, các loại hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm
TT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Văn bản pháp luật quy định chi tiết | Cơ quan quản lý ngành |
A | Tên Hàng hóa | ||
1 | Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho lực lượng ngành quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng dùng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và các trang thiết bị đặc chủng, những công nghệ chuyên dùng để chế tạo chúng | Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996;
Nghị định số 100/2005/NĐ-CP |
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an |
2 | Các chất ma túy, các dạng ma túy ở 2 thể rắn lỏng | Luật Phòng, chống ma túy năm 2000; 67/2001/NĐ-CP ;
Nghị định số 133/2003/NĐ-CP |
Bộ Công an |
3 | Hóa chất quy định tại bảng 1 (theo Công ước quốc tế) | Nghị định CP số 100/2005/NĐ-CP | Bộ Công nghiệp |
4 | Các sản phẩm có chứa những dữ liệu tuyên truyền văn hóa phản động, những sản phẩm đồi trụy, những sản phẩm gây mê tín dị đoan hoặc hàng hóa có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách của con người | Luật Xuất bản năm 2004;
Nghị định số 03/2000/NĐ-CP |
Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Công an |
5 | Các loại pháo bao gồm pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa… | Nghị định số 03/2000/NĐ-CP | Bộ Công an |
6 | Các loại đồ chơi nguy hiểm, những loại đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và có hại tới sức khỏe của trẻ em hoặc gây hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm các chương trình trò chơi điện tử) | Nghị định số 03/2000/NĐ-CP | Bộ Công an |
7 | Các loại thuốc thú y, các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại nước Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật | Pháp lệnh thú năm 2004; Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản |
8 | Những loại thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống hoặc các bộ phận của chúng đã được chế biến, chưa được chế biến) mà thuộc danh mục điều ước quốc tế quy định mà Việt Nam là thành viên và các loại thực vật, động vật quý hiếm đang thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng khi chưa có sự cho phép | Công ước CITES; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP | Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản |
9 | Những loại thủy sản cấm khai thác, các loại thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, nhóm thủy sản có chứa độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng của con người | Luật Thủy sản năm 2003 | Bộ Thủy sản |
10 | Nhóm phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng.. tại nước Việt Nam | Nghị định số 113/2003/NĐ-CP | Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
11 | Các giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng; Những loại giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe của con người, gây hại đến môi trường và hệ sinh thái | Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004 | |
12 | Nhóm giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, được nuôi; những giống vật nuôi có thể gây hại cho sức khỏe của con người, gây hại tới nguồn gen vật nuôi, môi trường và cả hệ sinh thái | Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản |
13 | Khoáng sản đặc biệt, khoáng sản độc hại | Luật Khoáng sản năm 1996;
Nghị định số 160/2005/NĐ-CP |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
14 | Phế liệu nhập khẩu mà gây ra gây ô nhiễm cho môi trường trong nước | Nghị định số 175/1994/NĐ/CP ngày 18/10/1994 | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
15 | Các loại thuốc chữa bệnh cho con người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và các sản phẩm, chế phẩm diệt côn trùng, sản phẩm diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng, lưu hành tại Việt Nam | Luật Dược năm 2005; Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân năm 2003 | Bộ Y tế |
16 | Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại thị trường Việt Nam | Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân năm 2003 | Bộ Y tế |
17 | các loại phụ gia thực phẩm, những chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, một số thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm có nguy cơ cao, những thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, các loại thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép | Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 | Bộ Y tế |
18 | Những sản phẩm, những vật liệu có chứa chất amiăng và thuộc nhóm amfibole | Nghị định số 12/2006/NĐ-CP | Bộ Xây dựng |
B | Dịch vụ | ||
1 | Thực hiện hành vi kinh doanh trong lĩnh vực: mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, buôn bán trẻ em | Nghị định số 03/2000/NĐ-CP | Bộ Công an |
2 | Có hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức, dàn xếp đánh bạc dưới mọi hình thức | Nghị định số 03/2000/NĐ-CP | Bộ Công an |
3 | Cung cấp dịch vụ điều tra những bí mật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, của cá nhân | Nghị định số 14/2001/NĐ-CP | Bộ Công an |
4 | Cung cấp hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời, mục đích thương mại | Nghị định số 68/2002/NĐ-CP | Bộ Tư pháp |
5 | Hoạt động kinh doanh môi giới nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời, mục đích thương mại | Nghị định số 68/2002/NĐ-CP | Bộ Tư pháp |
Trên bảng này là những loại hàng hóa cấm theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo những quy định nêu trên người nào có hành vi sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển hay sử dụng những loại hàng hóa cấm như trên tùy thuộc vào số lượng cũng như khối lượng của hàng hóa để đưa ra mức xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, mức xử phạt đối với tội vận chuyển hàng cấm quy định như sau:
Cá nhân, pháp nhân thương mại tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có thể bị truy cứu hình sự về tội “Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm” quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể, mức phạt như sau:
Đối với cá nhân:
Hình phạt chính:
Khung 01:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm nếu có hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục thuốc cấm mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kg – dưới 100 kg hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại thuốc thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng lớn từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại pháo nổ từ 06 kg – dưới 40 kg;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại hàng hóa khác thuộc danh mục mà Nhà nước cấm lưu hành, cấm kinh doanh, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc Vận chuyển, tàng trữ với mục đích thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại hàng hóa mà chưa được phép lưu hành hoặc hàng hóa mà chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc có hành vi thu lợi bất chính với số tiền có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại hàng hóa dưới mức quy định đã được nêu trên nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội như: Tội buôn lậu, Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới…, mà chưa được xóa án tích mà lại còn vi phạm.
Khung 02:
Phạt tiền với giá trị từ 300.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm – 05 năm nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội;
+ Lợi dụng với danh nghĩa của cơ quan, của tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội;
+ Người phạm tội thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành hoặc cấm sử dụng có khối lượng từ 100kg đến dưới 300kg hoặc có thể tích từ 100 lít – dưới 300 lít;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 3.000 bao – dưới 4.500 bao;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại pháo nổ có tổng khối lượng từ 40kg đến dưới 120kg;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại hóa khác thuộc danh mục mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, hoặc cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng hoặc có hành vi thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại Hàng hóa chưa được phép lưu hành trên thị trường hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500 triệu – dưới 01 tỷ đồng hoặc có hành vi nhằm thu lợi bất chính từ 300 – dưới 700 triệu đồng;
+ Có hành vi vận chuyển qua biên giới, trừ những hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
+ Người phạm tội tái phạm nguy hiểm.
Khung 03:
Phạt tù từ 05 năm – 10 năm nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại thuốc bảo vệ thực vật mà loại thuốc đó bị cấm kinh doanh, cấm lưu hành, hoặc cấm sử dụng có khối lượng từ 300 kg trở lên hoặc có thể tích từ 300 lít trở lên;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 4.500 bao trở lên;Vận chuyển, tàng trữ các loại pháo nổ có khối lượng từ 120 kilôgam trở lên;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại hàng hóa khác thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh, cấm lưu hành, hoặc cấm sử dụng mà hàng hóa đó có trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc có mục đích thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;
+ Vận chuyển, tàng trữ các loại hàng hóa mà chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc nhằm thu lợi bất chính từ 700.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội ngoài bị phạt hành phạt chính còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 50.000.000 đồng, hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
– Áp dụng hình phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỷ đồng với pháp nhân phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Phạt tiền từ 01 tỷ – 03 tỷ đồng với pháp nhân phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Phạt tiền từ 03 Tỷ – 05 tỷ đồng hoặc áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm nếu pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
– Pháp nhân thương mại sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015: Phạm tội mà gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây ra sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thậm chí là gây thiệt hại, ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều người.
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn có thời hạn từ 01 – 03 năm.Trên đây là mức xử phạt đối với tội vận chuyển hàng cấm. Với tội phạm này sẽ xử phạt tù ở mức thấp nhất là 06 tháng và mức cao nhất là 05 năm.
Đối với những người phạm tội này thì pháp luật còn phải căn cứ vào số lượng và khối lượng của hàng cấm mà người phạm tội vận chuyển là bao nhiêu. Ngoài ra, Tòa án cần phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như tính chất nghiêm trọng của hành vi để đưa ra mức xử phạt phù hợp với người phạm tội.
Với những phân tích mà chúng tôi đã nêu ra ở trên đã giải thích cho anh Hòa được 2 vấn đề trên. Trong trường hợp anh Hòa còn có gì thắc mắc xin hãy liên hệ đến chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ các luật sư giàu kinh nghiệm.
>> Xem thêm: Tội vận chuyển trái phép chất ma túy phạt tù bao nhiêu năm?
Tội vận chuyển hàng cấm là tội phạm nguy hiểm được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Với mục đích là lợi nhuận nên hiện nay tội vận chuyển hàng cấm đang được diễn ra ngày càng nhiều và ngày càng có thủ đoạn tinh vi hơn. Nếu trong quá trình tìm hiểu pháp luật bạn còn có những thắc mắc, hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.