Tội vô ý làm chết người là một trong những tội phạm xảy ra phổ biến trên thực tế. Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về tội vô ý làm chết người trong một số trường hợp cụ thể. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
>> Mức hình phạt đối với tội vô ý làm chết người được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Tội vô ý làm chết người là như thế nào?
Anh Toàn (Tuyên Quang) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, bạn tôi là anh Nam thường xuyên đi đốn củi trên rừng để về bán. Tháng trước khi anh Nam đi đốn củi đến sân làng thì có người muốn mua củi của anh. Lúc này anh Nam không mang củi về nhà bổ mà lại bổ củi ngay ở sân làng nơi mà đang có đông các cháu thiếu nhi chơi ở đó.
Khi đang bổ củi thì anh Nam đã làm tuột đầu cây búa bay trúng đầu một cháu bé và làm cháu tử vong tại chỗ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này bạn tôi có phạm tội vô ý làm chết người không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Tội vô ý làm chết người là như thế nào, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Tội phạm quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc có thể do pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Hành vi đó xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể như sau:
“1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”
Từ đây có thể thấy tội vô ý làm chết người là hành vi của một người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự, tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện hành vi và đã gây ra hậu quả chết người hoặc khi thực hiện hành vi nguy hiểm không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Xét trong trường hợp của bạn có thể thấy anh Nam khi thực hiện hành vi nguy hiểm là bổ củi ở nơi đông người đã không thấy trước được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh mặc dù trong trường hợp này là có thể thấy trước được hậu quả đó.
Hành vi này xâm phạm đến quyền được sống, xâm phạm đến tính mạng của người khác. Do đó hành vi của anh Nam có các dấu hiệu để cấu thành tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.
Trong trường hợp bạn còn có những băn khoăn liên quan đến tội vô ý làm chết người, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự nhanh chóng.
>> Xem thêm: Tội giết người phạt bao nhiêu năm tù theo Bộ luật hình sự?
Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người
Các dấu hiệu cơ bản của tội vô ý làm chết người
Chị Hằng (Thanh Hóa) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Chị gái tôi là chị Hường, có làm giáo viên của một trường mầm non ở Thanh Hóa. Mỗi ngày, chị tôi đều làm công việc là đưa đón các cháu bằng xe ô tô riêng của trường do ông Huy điều khiển.
Hôm nay, lớp chị tôi có một cháu học sinh mới, chị tôi có đến đón cháu tại nhà để đi học như các em học sinh khác. Khi đến trường thì chị tôi có gọi các các cháu xuống xe. Tuy nhiên, cháu học sinh mới thì vẫn còn ngủ trên xe khi các bạn đã xuống hết.
Chị tôi và ông Huy lái xe khi thấy học sinh lần lượt xuống đã chủ quan không kiểm tra số lượng kiểm tra xem trên xe còn em học sinh nào không, do đó học sinh này đã bị nhốt trên xe từ 7h sáng đến 18h chiều.
Hậu quả là đến 18h chiều là giờ tan học, đưa học sinh về thì mọi người mới phát hiện em học sinh này đã bị chết trên xe của trường do nắng nóng, ngạt khí. Hiện chị tôi và anh lái xe kia đã bị công an bắt để điều tra làm rõ.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi, hành vi của chị tôi và anh lái xe kia có phạm tội vô ý làm chết người? Các dấu hiệu về hành vi phạm tội vô ý làm chết người là gì? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!”
>> Tư vấn về các dấu hiệu cơ bản của tội vô ý làm chết người, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến cho chúng tôi. Qua quá trình tìm hiểu cũng như xem xét, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Cấu thành tội phạm của tội vô ý làm chết người là tổng thể các dấu hiệu về mặt khách quan và chủ quan được luật hình sự quy định và thể hiện đây là một hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị coi là tội phạm, có nghĩa đây chính là căn cứ mà từ đó các dấu hiệu của nó là một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, cụ thể là tội vô ý làm chết người.
Cấu thành tội phạm có 04 yếu tố sau quyết định bao gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể.
Khách thể của tội phạm:
Tội vô ý làm chết người xâm phạm đến quyền sống của con người. Hành vi của tội phạm tác động đến con người đang sống, trong điều kiện sinh hoạt bình thường gây nên sự biến đổi trạng thái của con người từ một cơ thể sống chuyển sang chấm dứt và mất khả năng sống.
Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý. Có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người do không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy người hậu quả hoặc trường hợp người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm, đây chính là những biểu hiện thể hiện ra bên ngoài của tội phạm điều này diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Những dấu hiệu thuộc về khía cạnh khách quan của tội phạm gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cộng đồng, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả nguy hiểm của hành vi đó đối với xã hội, mối quan hệ của tội phạm còn có các dấu hiệu khác nhau như phương tiện, công cụ tội phạm, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, thực hiện phạm tội.
Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Hành vi vi phạm các quy tắc an toàn thuộc các lĩnh vực khác nhau gây ra hậu quả chết người. Khi hậu quả chết người xảy ra thì hành vi vi phạm mới cấu thành tội vô ý làm chết người. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người là dấu hiệu phải được làm rõ trong mặt khách quan của tội phạm.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự về hậu quả chết người xảy ra, nếu hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách khác là giữa hành vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có quan hệ nhân quả với nhau.
Trên thực tế thì hành vi phạm tội do lỗi vô ý thì thường được biểu hiện dưới các hình thức như cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tính kỷ luật trong quá trình thực hiện công việc được giao; có thái độ bất cẩn, không quan tâm đến lợi ích và tính mạng của những người xung quanh.
Chủ thể của tội phạm
Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì chủ thể của tội vô ý làm chết người chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hinh sự và đạt độ tuổi do Bộ luật Hình sự 2015 quy định.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội này sẽ là người đạt độ tuổi từ 16 trở lên. Chủ thể của tội này là người đã thực hiện hành vi vi phạm các quy tắc an toàn thuộc các lĩnh vực khác nhau gây ra hậu quả chết người.
Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm chính là những diễn biến tâm lý được cất giấu bên trong của tội phạm bao gồm yếu tố lỗi của hành vi, mục đích của hành vi đó và động cơ phạm tội của tội phạm. Bất cứ một tội phạm cụ thể nào đó cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi, có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý phạm tội.
Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội dưới lỗi vô ý bao gồm: vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.
Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015)
Làm chết người do lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. (khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015)
Quay trở lại với trường hợp của bạn có thể thấy các yếu tố cấu thành hành vi phạm tội của chị bạn và anh Huy gồm:
Khách thể:
Hành vi của chị Hường và anh Huy đã xâm phạm đến quyền sống, quyền được tôn trọng bảo vệ về tính mạng của một em học sinh qua hành động thiếu trách nhiệm là bỏ quên em trên xe đưa đón của trường dẫn đến cái chết của em học sinh này.
Mặt khách quan:
Hành vi khách quan của chị Hường và anh Huy là hành vi thiếu thận trọng trong việc kiểm tra các em học sinh khi các em rời xe ô tô dẫn đến bỏ quên một em học sinh vẫn còn ngủ trên xe ngoài trời nắng nóng, làm em ngạt khí dẫn đến tử vong.
Trong trường hợp này, hành vi của 2 người phạm tội và hậu quả chết người có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện công việc của chị Hường và anh Huy đã gây ra hậu quả chết người xảy ra.
Chủ thể:
Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp này là chị Hường và anh Huy một người là giáo viên của trường mầm non, một người là lái xe của trường. Có thể thấy cả hai người đều có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do Bộ luật Hình sự quy định .
Mặt chủ quan:
Hành vi của hai người trên được thực hiện với lỗi vô ý do cẩu thả. Thể hiện bằng việc chị Hường và anh Huy cẩu thả mà không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước được hậu quả có thể chết người do hành vi của mình gây ra.
Do đó căn cứ vào những phân tích ở trên có thể thấy hành vi của chị bạn và anh Huy có đủ các dấu hiệu cấu thành tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015. Do đó tùy vào tính nhất, mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của từng người mà chị Hường và anh Huy có thể gánh chịu mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tù giam.
>> Xem thêm: Tội không tố giác tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Những trường hợp cụ thể của tội vô ý làm chết người
Chị Hải (Lâm Đồng) có câu hỏi:
“Ông Kiên là hàng xóm nhà tôi. Do nhà ông Kiên kinh doanh bán hàng tạp hóa nên thường xuyên có trẻ con trong xóm sang chơi trong đó có 2 đứa con trai sinh đôi 10 tuổi của tôi. Một lần tôi nghe ông Kiên phàn nàn do nhà bán nhiều bánh kẹo nên có rất nhiều chuột vào phá làm lô kẹo mới nhập của nhà ông bị hỏng mất một nửa.
Đến ngày 27/5, hai đứa con tôi có xin cho chúng sang nhà ông Kiên chơi tiện trông cửa hàng cho ông Kiên. Hai đứa con tôi đi từ sáng mà đến trưa vẫn chưa thấy về. Do lo lắng tôi đã sang nhà ông Kiên tìm và thấy hai con tôi tử vong ở dưới sàn nhà.
Sau khi báo công an và điều tra thì phát hiện ra ông Kiên đã trộn một lượng lớn thuốc chuột vào bánh kẹo và để trên sàn nhà để giết chuột. Hai đứa con tôi không biết tưởng kẹo bị rơi nên đã ăn phải và dẫn đến tử vong. Tôi hết sức tức giận và đau buồn, tôi không thể tha thứ cho hành vi bất cẩn của ông Kiên.
Khi hỏi thì ông ta lại bảo bánh kẹo để dưới sàn nhà mà cũng ăn. Rõ ràng ông ta nhờ con tôi sang trông nhà nhưng không nói cho chúng biết là bánh kẹo có tẩm thuốc chuột. Vậy Luật sư cho tôi hỏi ông Kiên trong trường hợp này đã phạm tội gì? Liệu ông ta có bị đi tù hay không?
>> Những trường hợp cụ thể của tội vô ý làm chết người, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc trên của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Trường hợp vô ý làm chết 1 người theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015
Tội vô ý làm chết một người là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc trường hợp người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể xảy ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả đó làm cho một người bị chết.
Trường hợp vô ý làm chết 2 người trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ Luật Hình sự 2015
Phạm tội vô ý làm chết 2 người trở lên là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Hoặc cũng có thể người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể xảy ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả là làm chết từ 2 người trở lên.
Có thể thấy hành vi của ông Kiên trong trường hợp trên có dấu hiệu của tội vô ý làm chết người. Ông Kiên đã cẩu thả trong việc để kẹo có tẩm thuốc chuột dưới sàn mà không có sự nhắc nhở hai đứa trẻ.
Hành vi này được thực hiện với lỗi vô ý do cẩu thả, ông ta không thấy trước được khả năng gây ra chết người nếu có ai đó ăn phải kẹo tẩm thuốc chuột của ông mặc dù trong trường hợp này là phải thấy trước. Hành vi của ông Kiên đã xâm phạm đến tính mạng, quyền được sống của 2 đứa bé, khiến chúng phải chết do sự bất cẩn của ông ta.
Do trường hợp này ông kiên đã vô ý làm chết 2 người con của chị nên căn cứ vào khoản 2 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 ông ta sẽ phải gánh chịu khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù giam tùy vào những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trên thực tế.
>> Xem thêm: Cố ý giết người đi tù bao nhiêu năm?
Mức xử phạt về tội vô ý làm chết người
Khung hình phạt đối với tội vô ý làm chết người
Chị Mai (Nam Định) có câu hỏi:
“Tối ngày 23/6 vừa qua bác ruột tôi và bố tôi có cùng nhau xẻ rãnh quan đường để tát nước vào ruộng. Đến đêm sau khi đã tát nước xong, do đã muộn cộng với mệt mỏi bác tôi và bố tôi có bàn với nhau cùng về nhà sáng mai sẽ ra sớm để lấp lại rãnh. Tuy nhiên sáng hôm sau do ngủ quên nên bác và bố tôi không ra để lấp rãnh được.
Khoảng 7h sáng hôm đó anh Hưng cùng xóm tôi có đi xe máy trên đoạn đường này để đi làm, không may anh lao vào rãnh nước này nên bị ngã đập đầu xuống đường. Do vẫn còn sớm cộng với đoạn đường ít người qua lại nên không ai phát hiện anh Hưng bị ngã.
Vì vậy, anh không được kịp thời đưa đến bệnh viện. Hậu quả dẫn đến là anh Hưng tử vong ngay sau đó. Hiện bác tôi và bố tôi đã bị bắt tạm giam để điều tra vụ việc. Vậy Luật sư cho tôi hỏi bác tôi và bố tôi có phạm tội vô ý làm chết người không? Mức phạt mà hai người sẽ phải gánh chịu là như thế nào?”
>> Mức xử phạt đối về tội vô ý làm chết người được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến cho chúng tôi. Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được đưa ra lý giải như sau:
Trường hợp phạm tội theo Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015:
Người phạm tội vô ý làm chết 1 người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 và có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 thì Tòa án có thể áp dụng Điều 54 phạt người phạm tội dưới sáu tháng tù hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn theo bộ luật hình sự 2015.
Trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015:
Người phạm tội vô ý làm chết 2 người trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015. Tại điều luật này có quy định khung hình phạt người phạm tội phải gánh chịu là từ 3 năm đến 10 năm tù giam.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 thì Tòa án có thể áp dụng Điều 54 phạt người phạm tội dưới ba năm tù nhưng không được dưới sáu tháng tù.
Quay trở lại với trường hợp cụ thể của bạn có thể thấy bác bạn và bố bạn khi xẻ rãnh nước chỉ vì để có nước để tát vào ruộng chứ không nhằm mục đích làm chết người, tuy nhiên bác bạn và bố bạn lại không thấy trước được hậu quả nếu không lấp rãnh nước đó có thể sẽ làm cho người đi đường gặp nguy hiểm mặc dù có thể thấy trước hậu quả đó. Hành vi của hai người này phạm lỗi vô ý do quá cẩu thả.
Vì vậy hành vi này có đủ các yếu tố để cấu thành tội vô ý làm chết người. Vì vậy căn cứ vào khoản 1 Điều 128 thì bác bạn và bố bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm tùy vào những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của từng người.
Ngoài ra bác bạn bà bố bạn còn có thể phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Tội vô ý làm chết người đã xâm phạm đến quyền được sống, bảo hộ tính mạng và sức khỏe của người khác, dẫn đến hậu quả chết người, do đó, người vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường.
Trong quá trình thực hiện các thủ tục để tiến hành bồi thường thiệt hai cho gia đình nạn nhân, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tranh tụng tư vấn nhanh chóng.
>> Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích bị pháp luật xử lý như thế nào?
Căng dây điện trong nhà gây ra hậu quả chết người sẽ phạm tội gì?
Anh Biên (Hải Dương) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, gia đình tôi có một trang trại nuôi gà, lợn và trâu ở cách nhà 1km. Do trang trại khá xa nhà nên tối đến khi vợ chồng tôi về nhà thì có chăng dây điện để chống trộm cũng như để trông chuồng trại. Tuy biết là nguy hiểm nhưng do gia đình tôi neo người, không có ai trông nom nên cũng đành chịu. Chúng tôi căng dây điện cũng mấy năm nay không hề xảy ra vấn đề gì.
Tuy nhiên sáng hôm qua khi lên trang trại thì tôi phát hiện có một xác chết nam bên chuồng gà nhà tôi. Vợ chồng nhanh chóng gọi báo công an, sau đó cơ quan công an có xác minh là người này chết do bị điện giật. Hiện tại vợ chồng tôi rất sợ hãi, không biết chúng tôi có phạm tội gì trong trường hợp này không?”
>> Căng dây điện trong nhà gây ra hậu quả chết người sẽ phạm tội gì? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để giải quyết vấn đề của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Hành vi của vợ chồng bạn là chăng dây điện, dây điện bản thân nó đã là vật mang nguồn nguy hiểm cao trên thực tế là có khả năng đe dọa đến tính mạng con người.
Mục đích của việc chăng dây điện của hai vợ chồng bạn chống trộm và bảo vệ chuồng trại, trong tình huống này hai bạn đã lường trước được hậu quả của việc chăng dây điện có thể gây thương tích thậm chí có thể gây chết người xảy ra tuy nhiên lại có ý thức bỏ mặt cho hậu quả xảy ra.
Do đó hành vi này được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015:
“Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.
Vì vậy hành vi của bạn có dấu hiệu của tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Trường hợp nào có hành vi giết người nhưng không bị tử hình?
Chị Hằng (Nghệ An) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, chị gái tôi là chị Kim mới chuyển đến khu trọ mới gần công ty để tiện đi làm. Từ khi chị tôi chuyển về khu trọ mới tôi thường xuyên nghe chị phàn nàn về việc bị một anh cùng khu trọ tên là Thành trêu ghẹo, gạ gẫm, khiến chị rất khó chịu.
Tôi đã khuyên chị nên chuyển khu trọ mới để đề phòng chuyện không may xảy ra. Tuần trước, chị tôi đi làm về muộn, khi mở cửa vào phòng thì chị tôi liền vào thẳng nhà vệ sinh tắm rửa mà không để ý anh Thành đã lẻn vào phòng từ lúc nào. Khi chị tôi bước ra khỏi từ nhà vệ sinh thì anh Thành liền vồ lấy chị tôi để dở trò đồi bại.
Chị tôi theo phản xạ có đánh và đấm vào mặt anh Thành làm anh ta choáng. Chị tôi lúc này liền chạy vào bếp và lấy con dao gọt hoa quả chạy ra đâm nhiều nhát vào bụng anh Thành làm anh này tử vong tại chỗ.
Hiện chị tôi đã bị công an bắt để điều tra. Gia đình tôi đang rất lo cho chị, vì chị là người rất thông minh, tài giỏi, tương lai chị còn rộng mở phía trước. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này chị tôi đã phạm tội gì? Liệu tội của chị tôi có bị kết án tử hình hay không? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!”
>> Trường hợp nào có hành vi giết người nhưng không bị tử hình? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Qua quá trình tìm hiểu cũng như xem xét, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội danh khác cũng có hành vi giết người nhưng không bị áp dụng hình phạt tử hình chẳng hạn như tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ; tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh; tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Cụ thể các trường hợp như sau:
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015)
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc đang trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà thực hiện hành vi giết con do mình đẻ ra trong vòng 7 ngày tuổi thì sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc đang trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong vòng 7 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ tử vong sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm tù.
Như vậy có thể thấy cùng một hành vi giết người nhưng trong trường hợp người mẹ giết con mới đẻ sẽ không áp dụng hình phạt tử hình.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015)
Người nào giết người trong trạng thái kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với một người nào đó hoặc đối với người thân thích của người thực hiện hành vi giết người thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trong trường hợp phạm tội giết người từ 2 người trở lên thì phạt tù từ 3 năm đến 7 năm tù.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh về cơ bản khác với tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 ở chỗ tình thần của người phạm tội bị kích động mạnh do nạn nhân có những hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người nào đó hoặc người thân thích của người phạm tội.
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 Bộ Luật Hình sự 2015)
Người nào có hành vi giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ từ 2 năm hoặc phạt tù tù 3 năm đến 2 năm tù. Trong trường hợp phạm tội đối với 2 người trở lên thì sẽ áp dụng mức phạt tù từ 2 năm đến 5 năm tù.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 về phòng vệ chính đáng là hành vi bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân mình, của người khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, nhằm chồng trả lại một cách cần thiết đối với những hành vi xâm phạm lợi ích kể trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm vượt quá hành vi phòng vệ chính đáng mới phạm tội.
Quay trở lại với trường hợp của bạn có thể thấy nạn nhân là anh Thành là người có hành vi xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của chị Kim, ngoài ra hành vi này còn có thể xâm phạm đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của chị gái bạn.
Vì vậy việc chị Kim có hành động đánh và đấm vào mặt anh Thành là việc chị Kim đang phòng vệ một cách chính đáng (bởi vì thiệt hại mà hành động đánh đấm của chị Kim gây cho anh Thành choáng so với hành vi dở trò đồi bại của anh thành là thiệt hại nhỏ hơn).
Tuy nhiên khi anh Thành choáng chị Kim hoàn toàn có thể chạy ra ngoài hô lên hoặc làm những hành động khác để cứu lấy mình, tuy nhiên chị Kim lại có hành động lấy con dao đâm nhiều nhát vào anh Thành khiến anh ta tử vong.
Điều này thể hiện người phòng vệ là chị Kim đã sử dụng những phương pháp và bằng những phương tiện là quá đáng và rõ ràng đã quá mức đối với hành vi xâm hại mà anh Thành có thể gây ra. Do đó hành vi của chị kim có dấu hiệu của tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo như quy định tại khoản 1 Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015, chị Kim trong trường hợp này có thể sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Do đó trong trường hợp này, theo quy định của Bộ luật Hình sự thì hành vi giết người của chị gái bạn sẽ không bị Tòa án tuyên mức phạt cao nhất là tử hình.
>> Xem thêm: Vi phạm pháp luật bị xử lý như thế nào theo quy định mới nhất
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật tư vấn về tội vô ý làm chết người. Nếu còn có điều gì vướng mắc chưa hiểu rõ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 1900.6174 để nhận được sự giải đáp, hỗ trợ kịp thời những vướng mắc của mình.