Tranh chấp đất đai là một trong các loại tranh chấp phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Có nhiều các trường hợp khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân mà không hiểu rõ về luật tranh, không hiểu về thành phần và cách thức hòa giải tranh chấp. Bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ phân tích những đặc điểm, các bất cập trong tranh chấp đất đai. Trong trường bạn còn có những băn khoăn hay thắc mắc muốn nhận được sự tư vấn luật đất đai từ các luật sư của chúng tôi, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để nhận được sự giải đáp nhanh chóng.
Những thông tin chung về tranh chấp đất đai
Thế nào là tranh chấp đất đai?
Khái niệm tranh chấp đất đai hay tranh chấp quyền sử dụng đất là gì? được đề cập ngay từ đầu văn bản Luật đất đai 1987. Tuy nhiên đến năm 2003, Luật đất đai mới nhất được ban hành định nghĩa cụ thể về tranh chấp đất đai. Cụ thể, ở khoản 24 điều 3 Luật Đất Đai 2013 có quy định như sau:
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”.
Theo quy định trên thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên. Việc căn cứ vào quy định trên sẽ rất phức tạp, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.
Như vậy, với thực trạng hiện nay, cần hiểu tranh chấp đất đai là tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất và ai không có quyền tranh chấp về ranh giới do hành vi xâm chiếm…
Tư vấn tranh chấp đất đai. Gọi ngay 19006174
Đặc điểm của tranh chấp đất đai
Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
– Đối tượng tranh chấp đất đai là quyền sử dụng, quyền quản lý và các lợi ích phát sinh trong quá trình sử dụng đất hoặc một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp.
– Các chủ thể tranh chấp quyền sử dụng đất là những chủ thể sử dụng đất được Nhà nước giao cho, cho thuê, công nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thửa đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai.
Có các trường hợp tranh chấp đất đai thực trạng hiện nay nhưng không phát sinh giữa những chủ thể này với nhau thì đó là quan hệ tranh chấp khác. Ví dụ về tranh chấp đất đai giữa người sử dụng đất với cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất. Đó là tranh chấp về khiếu kiện hành chính.
– Thực trạng tranh chấp đất đai hiện nay rất phức tạp, bởi đất đai hiện nay đã và đang trở thành loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Giá trị của nó thường biến động theo nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất đai không chỉ dừng lại ở việc sử dụng nó mà còn bao gồm cả giá trị sinh lời của đất. Vì giá trị của việc sử dụng đất rất phong phú, phức tạp nên việc xảy ra mâu thuẫn, bất đồng cũng là điều dễ hiểu, nó có thể trở nên căng thẳng và trầm trọng hơn nhiều lần.
– Khi tranh chấp đất đai xảy ra, nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Vì thế, nó cần được xét xử, hòa giải nhanh chóng, tích cực và chủ động để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan, tránh kéo dài để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tư vấn tranh chấp đất đai không có giấy tờ. Gọi ngay 19006174
Các loại, các dạng tranh chấp đất đai
Câu hỏi: Chị Nguyễn Thị Minh ở Bắc Ninh có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Chào luật sư, tôi là Minh. Tôi muốn hỏi luật sư là hiện tại, theo pháp luật Việt Nam thì có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai mà tôi nên chú ý?
Tôi xin cảm ơn luật sư!”
Tư vấn thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Luật sư tư vấn luật đất đai trả lời như sau. Theo luật đất đai 2013 mới nhất, có 3 dạng chính sau:
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất
+ Đây là dạng tranh chấp đất đai giữa những người sử dụng đất về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Ở loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi và cả hai bên không tự hòa giải, xác định được với nhau.
+ Tranh chấp này thường là loại tranh chấp đất đai trong quan hệ thừa kế, quan hệ ly hôn giữa vợ chồng
+ Tranh chấp ở dạng này còn là hành động đòi lại tài sản đất đang là đất của người thân trong giai đoạn trước, qua nhiều cuộc điều chỉnh đã được chia cho người khác. Ví dụ về tranh chấp đất đai như, nhiều năm về trước anh A mượn đất của bố vợ để xây nhà ở nhờ, nhưng khi bố vợ mất lại để lại cho anh B. Anh B cho vào quên lãng, sau nhiều năm, con anh B quay lại đòi lại đất của anh A.
+ Giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới, giữa dân tộc địa phương, các tổ chức sử dụng đất khác.
– Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
Một bên vi phạm làm cản trở tới việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của bên kia, hoặc một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng làm phát sinh tranh chấp đất đai. Thông thường sẽ có các loại tranh chấp sau:
+ Tranh chấp trong giai đoạn thực hiện hợp đồng về chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, gọi vốn bằng quyền sử dụng đất.
+ Tranh chấp đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi để sử dụng với mục đích lợi ích quốc gia, mục đích an ninh, quốc phòng…
– Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Tranh chấp đất đai ở dạng này ít gặp hơn vì những tranh chấp này thường liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì? Nhà nước gặp nhiều bất cập trong quá trình phân chia đất đai cho chủ thể sử dụng đất, tuy nhiên đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất.
Điều này cho thấy, dạng tranh chấp này thường dễ dàng giải quyết hơn. Tranh chấp theo dạng này thường do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với Nhà nước giao, cho thuê đất. Đặc biệt, tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất hương hỏa với đất thổ cư, giữa đất trồng lúa và đất nuôi tôm… trong quá trình quy hoạch để sử dụng đất.
Nguyên nhân tranh chấp đất đai hiện nay
– Nguyên nhân khách quan
Hiện nay, thực trạng tranh chấp đất đai hiện nay đang trở nên nhiều hơn. Do đất đai có giá trị rất cao, là tài sản lớn của nhiều gia đình. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, Nhà nước đầu tư nhiều trong việc cải cách đất đai, giao quyền sử dụng đất cho cá nhân, cơ quan, tổ chức… Vì thế, mà giữa người sử dụng đất sẽ có nhiều những xung đột, tranh chấp đất đai về giao dịch chuyển nhượng, cho tặng, thế chấp…
Do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Trong đó có pháp luật, chính sách về đất đai chưa đáp ứng được hết các đòi hỏi của xã hội, chưa thể quản lý hiệu quả về mặt đất đai.
Khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa, quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, quan hệ pháp luật đất đai vốn phong phú và phức tạp, lại càng trở nên đa dạng hơn.
– Nguyên nhân chủ quan
Về cơ chế quản lý: Do hoạt động kiểm soát không kỹ càng, Nhà nước ta buông lỏng trong công tác quản lý đất đai. Cơ chế cũ hình thành nhiều việc có tính phức tạp trong quá trình giải quyết tranh chấp. Nhiều vụ án tranh chấp đất đai kéo dài, không được xử lý triệt để. Điều này dẫn đến việc xảy ra nhiều vụ việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Về chính sách pháp luật, đất đai: Luật đất đai 2013 ở Việt Nam có nhiều nội dung chưa thực sự phù hợp với thực tế hiện nay. Đặc biệt với các quy định về bồi thường khi Nhà nước có chủ trương thu hồi đất, quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp…
Về cán bộ công chức thực hiện các công việc liên quan đến đất đai: công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế bất cập, năng lực kém, chưa thực sự gương mẫu…
Trong thời gian vừa qua, các hoạt động nâng cao nhận thức người dân về quản lý và sử dụng đất còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, vai trò của tòa án trong giải quyết tranh chấp đất đai còn thiếu tính pháp lý…
Giải quyết tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013
Tranh chấp đất đai từ năm 2000 giải quyết như thế nào?
Câu hỏi: Anh Trịnh Bình Thanh ở Thanh Hóa có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật:
“Kính chào Tổng đài Pháp luật,
Tôi có một số vấn đề về việc tranh chấp đất đai muốn được luật sư giải đáp như sau:
Sư việc là như thế này, tôi có chuyển đến khu đất trống vào năm 2000, có xây một căn nhà sản nhỏ và một chuồng gà cách nhà 6m. Đến 2007 thì gia đình tôi chuyển sang nơi ở khác, rồi lại sang Trung Quốc từ 2007-2010. Sau đó tôi có về mượn đất người khác để làm nhà. Trong thời gian tôi ở Trung Quốc, Nhà nước có chủ trương cấp sổ đỏ, khi đó, vợ tôi có làm hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ đứng tên tôi.
Sau đó đến năm 2013, tôi rao bán miếng đất đó, thì ông Ngợi tỏ ý tranh chấp đất nhà tôi. Ông cho biết, trên mảnh đất của tôi được cấp sổ đỏ, ông có trồng 80 cây chuối. Do gia đình ông ở bên cạnh mảnh đất đó nhà tôi, nhà tôi không dùng, nên ông ấy trồng xen vào. Ông Ngợi có cho hay, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi là không đúng, vì tôi không được đoàn đo được của thôn chứng thực.
Vậy tôi muốn hỏi, trong trường hợp này, đất đó có phải của tôi không?”
Tư vấn thủ tục chuyển nhượng đất. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Trong trường hợp của bạn, đây là vụ án tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn và ông Ngợi trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một trong hai bên cần gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn để đề nghị xử lý tình huống tranh chấp đất đai theo đúng quy định. Tuy nhiên, nếu một trong hai bên không đồng ý với nghị quyết hướng dẫn, xét xử tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì một trong hai bên có thể gửi đơn ra tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết
tranh chấp đất đai.
Tiếp theo đó, về nguồn gốc sử dụng đất hợp pháp và cách xử lý tình huống tranh chấp đất đai này được căn cứ vào Điều 100 Luật đất đai 2013 như sau:
“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Theo đó, việc cấp sổ đỏ như trên là chưa đúng vì căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ căn cứ vào điều 99 Luật đất đai 2013 về tranh chấp đất đai như sau:
“Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.”
Và việc đất này không có giấy tờ về quyền sử dụng đất sẽ căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 101 Luật đất đai 2013 như sau:
“Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 99 và Điều 101 của Luật đất đai 2013, nếu không có đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không chính xác.
Theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 106 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp đất đai này bằng cách thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai thẩm quyền, không đủ điều kiện cấp, và cấp không đúng đối tượng:
“Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp
2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”
Thực tế, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.
Chú chém cháu bị thương do tranh chấp đất đai có phải đi tù ?
Câu hỏi: Bạn Nguyễn Văn Sơn ở Quảng Ngãi có câu hỏi gửi về Tổng đài Pháp luật như sau: ‘
“Kính gửi Tổng đài Pháp luật,
Tôi có câu hỏi như sau: Chú tôi và em trai tôi có tranh chấp đất đai. Đây là tranh chấp đất đai không có di chúc. Trong lúc bực tức chú có cầm dao chém em tôi. Hiện tại, em tôi đang nằm viện điều trị. Vậy trọng vụ án tranh chấp lần này, chú tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chân thành cảm ơn luật sư!”
Tư vấn thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chúng tôi.
Theo điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 mới nhất, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có nêu về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân…..”
Như vậy, trong vụ án tranh chấp đất đai của gia đình bạn, bạn lại chưa nêu rõ tỷ lệ thương tật của em bạn là bao nhiêu phần trăm để chúng tôi dễ dàng tư vấn cụ thể cho bạn. Tuy nhiên, chú bạn lại dùng vũ khí nguy hiểm để chém em bạn. Thì đây là một trong những điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự với chú bạn kể cả thương tích chưa đến 11%.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, chú bạn sẽ hoặc không khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
– Trường hợp 1: Tỷ lệ thương tích từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thuộc các trường hợp có quy định tại khoản 1 Điều 135 , thì chú bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu chú bạn có thể thỏa thuận được với em trai bạn hòa giải thì chú bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
– Trường hợp 2: Tỷ lệ thương tích từ trên 31% và từ 11% nhưng thuộc một trong những trường hợp quy định tại điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì dù cho chú bạn có thỏa thuận được với em bạn thì chú bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường với đúng mức quy định của pháp luật theo Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm?
Câu hỏi: Bạn Linh Chi ở Quảng Ngãi có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
Xin chào Tổng đài pháp luật,
Hiện tại nhà em có xây gara để xe trên phạm vi theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng nhà bên cạnh lại kiện nhà em. Vì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chiều dài nhà em làm dài hơn 2m. Nhà em có làm thủ tục giải hòa vụ tranh chấp đất đai này nhưng không thành công. Vậy em phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Em xin chân thành cảm ơn ạ!
Tư vấn thủ tục mua bán đất. Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật,
Theo quy định ở điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương là việc đầu tiên sau khi hai bên tự thỏa thuận với nhau không thành. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân phường không thể giải quyết được vấn đề tranh chấp này. Vì vậy, đề bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần yêu cầu giải quyết ở cấp cao hơn.
Vì cả hai bên đều có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất nên thành phần hòa giải, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”
Theo khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai yêu cầu Tòa án giải quyết giữa hai bên.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Tại điều 100 Luật đất đai 2013 thì khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có các giấy tờ quy định thì Tòa án nhân dân nơi xảy ra tranh chấp đất đai sẽ giải quyết theo thủ tục sau:
Bước 1. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp
1 bộ hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai, gồm:
– Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai theo mẫu.
– Tài liệu minh chứng quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giấy tờ của người khởi kiện tranh chấp đất đai: Sổ hộ khẩu; thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân.
– Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có công chứng và có chữ ký của cả 2 bên.
– Các tài liệu minh chứng khác: Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện đó.
Bước 2. Nộp đơn khởi kiện tranh chấp
– Nộp đơn tại: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp đất đai.
– Bạn có thể nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp đơn khởi kiện tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường bưu điện;
+ Gửi trực tuyến đơn khởi kiện online bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết tranh chấp đất đai
– Nếu hồ sơ khởi kiện tranh chấp chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
– Nếu hồ sơ khởi kiện đã đủ:
+ Bạn phải nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa
+ Cuối cùng, tòa sẽ thụ lý.
Thủ tục chuẩn bị xét xử và xử lý tranh chấp đất đai
– Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc quá phức tạp sẽ được gia hạn không quá 02 tháng.– Nếu hai
bên hòa giải không thành công thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp đất đai đó ra xét xử sơ thẩm
– Sau khi có bản án sơ thẩm, hai bên tranh chấp đất đai có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án đã định và yêu cầu phải có minh chứng. .
Dịch vụ luật sư chuyên về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tổng đài pháp luật
Giới thiệu dịch vụ luật sư chuyên về giải quyết tranh chấp đất đai
Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp đất đai trong nhiều trường hợp khác nhau như:
– Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
– Trường hợp mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Trường hợp đăng ký tặng, thừa kế quyền sử dụng đất
– Trường hợp đăng ký, xóa đăng ký bảo lãnh, thế chấp bằng quyền sử dụng đất
– Trường hợp đăng ký cho thuê, đi thuê quyền sử dụng đất
Liên hệ: Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp đất đai, hotline: 19006174
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai, tham gia tố tụng về đất đai
Tổng đài Pháp luật có một quy trình cụ thể trong việc giải quyết tranh chấp đất đai để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đương sự và quá trình giải quyết thủ tục nhanh chóng:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin vụ án tranh chấp đất đai
Tiếp nhận thông tin, hồ sơ, chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ án tranh chấp đất đai
Đương sự có thể trực tiếp tại văn phòng, gửi qua Email hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện
Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ tranh chấp đất đai cần giải quyết
Theo các minh chứng, thông tin mà đương sự cung cấp, chúng tôi sẽ nghiên cứu và xác định thẩm quyền, điều kiện, thời gian thực hiện. Phân công luật sư giỏi tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan để giải quyết tranh chấp đất đai
Luật sư đất đai của chúng tôi sẽ căn cứ vào 2 bước trên để lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai đó.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai
Sau khi nghiên cứu, lên kế hoạch để tham gia bảo vệ đương sự của mình, luật sư hoàn thiện bộ hồ sơ tham gia tố tụng gửi lên các cơ quan tiến hành tố tụng, tranh chấp liên quan đến tranh chấp đất đai.
Bước 5: Tham gia tranh tụng tại Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.
Theo nhiệm vụ được phân công, luật sư tham gia tố tụng sẽ tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn, bị đơn về vụ án tranh chấp đất đai.
Liên hệ yêu cầu dịch vụ luật sư chuyên về tranh chấp đất đai
Quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ qua các hình thức sau:
– Liên hệ tổng đài: 19006174
– Đến trực tiếp văn phòng công ty để trao đổi trực tiếp với chúng tôi tại địa chỉ:
+ HN: Tầng 6 An Phát Building B14/D21 Khu Đô Thị Mới Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
+ TP.HCM: Lầu 3, Nhà C17 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh