Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những vấn đề tranh chấp rất phổ biến khi các cặp vợ chồng làm thủ tục ly hôn tại Tòa án. Vậy vấn đề tranh chấp quyền nuôi con được giải quyết như thế nào? Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tham khảo ngay bài viết dưới đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất.

>> Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

 

tranh-chap-quyen-nuoi-con-khi-ly-hon

Tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn

 

Câu hỏi của Chị Nhung (Hà Nội):
“Xin chào Luật sư Tổng Đài Pháp Luật, tôi có một vấn đề về quyền nuôi con khi ly hôn muốn được Luật sư giải đáp. Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn thuận tình ra Tòa án sau 8 năm sống chung. Cả hai vợ chồng tôi có với nhau một đứa con trai 6 tuổi. Khi quyết định ly hôn tôi và chồng tôi không thể thỏa thuận được với nhau ai sẽ là người nuôi con bởi tôi và anh ấy cả hai đều muốn nuôi con.
Luật sư có thể tư vấn cho tôi làm sao để tôi giành được quyền nuôi con trai tôi được không? Có cần phải nộp giấy tờ gì để giành quyền nuôi con không Luật sư! Mong Luật sư sớm giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

> Luật sư tư vấn tranh chấp giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn, Luật sư đã tiếp nhận thông tin về giành quyền nuôi con trong câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu rõ việc giành quyền nuôi con khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét theo nguyện vọng của con.

3. Con chưa đủ 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác đảm bảo lợi ích của con.

Như vậy, nếu chị muốn giành lại quyền nuôi con, chỉ phải cung cấp các bằng chứng giành quyền nuôi con chứng minh bản thân chị có điều kiện nuôi con hơn chồng và đặc biệt là đảm bảo quyền và lợi ích về mọi mặt của con.

Về điều kiện kinh tế:

Chị phải chứng minh được bản thân chị có đủ các điều kiện về vật chất, kinh tế hơn chồng mình thể hiện qua thu nhập hàng tháng, công việc ổn định, nhà cửa hợp pháp,…

Để chứng minh điều kiện này, chị nên cung cấp cho Tòa án một số những giấy tờ liên quan đến hợp đồng lao động, bảng lương thu nhập hàng tháng, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của chị,…

Về điều kiện tinh thần:

Chị phải khẳng định mình có đủ thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con cái, chứng minh chị là người dành nhiều tình cảm cho con nhất từ trước tới nay, có đủ điều kiện cho con vui chơi giải trí, tạo môi trường tốt nhất cho con phát triển và đặc biệt là phải đặt quyền lợi của con lên đầu.

Ngoài ra, chị có thể cung cấp một số bằng chứng chứng minh chồng bạn không đủ điều kiện nuôi con (nếu có) như: Bằng chứng đối phương thường xuyên có hành vi bạo lực con cái trong thời gian sống chung, những hành vi dạy dỗ con cái khiến ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con,…

Trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, nếu gia đình còn gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

tranh-chap-quyen-nuoi-con-khi-cha-me-ly-hon

Điều kiện để giành được quyền nuôi con

 

Câu hỏi của Anh Nghĩa (Sơn La):
“Tôi xin chào Luật sư Tổng Đài Pháp Luật, cho tôi hỏi nếu tôi muốn giành được quyền nuôi con tại Tòa án khi ly hôn với vợ tôi thì tôi phải làm gì? Tôi mới phát hiện vợ tôi ngoại tình sau gần 1 năm vợ tôi đi chợ thớt, thường xuyên phải xa nhà. Vợ tôi đã có con với người tình bên ngoài. Chúng tôi đã quyết định đường ai nấy đi, không ai xâm phạm đến cuộc sống của ai nữa.
Nhưng có một vấn đề vợ tôi muốn giành quyền nuôi đứa con trai 11 tuổi của chúng tôi. Tôi không thể để cô ấy nuôi con tôi được, tôi cũng không muốn con tôi phải ở 1 nơi cách xa bố, đặc biệt là ở đó con tôi sẽ bị ảnh hưởng nhiều về tinh thần.
Vì vậy, tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi, vợ chồng tôi chuẩn bị ra tòa rồi, tôi cần làm gì để có đủ điều kiện giành được quyền nuôi con.
Xin cảm ơn!”

 

> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con theo quy định hiện nay, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh, cảm ơn anh đã để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Nội dung thắc mắc của anh được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật, quyền nuôi con được Tòa án xem xét và giải quyết dựa trên quyền và lợi ích về mọi mặt của con. Để giành được quyền nuôi con trai của vợ chồng anh, anh cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Điều kiện về kinh tế:

Điều kiện về kinh tế, vật chất được xem là điều kiện cần thiết nhất khi trong việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn. Điều kiện kinh tế còn là nền móng vững chắc để tạo cho con điều kiện phát triển tốt nhất.

Khi giải quyết tranh chấp quyền nuôi con, anh có thể nộp cho Tòa án những bằng chứng về điều kiện kinh tế của anh tốt hơn người vợ của mình như: Thu nhập hàng tháng, công việc, nhà cửa ổn định hay các tài sản khác.

Điều kiện về tinh thần:

Nếu kinh tế, vật chất là điều kiện cần thì điều kiện tinh thần được coi là điều kiện đủ trong bất kỳ vụ việc nào về tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn. Anh phải chứng minh được mình có thể dành nhiều thời để quan tâm, yêu thương con, luôn tôn trọng ý kiến của con và chú trọng đến việc nuôi dạy, giáo dục con, tạo môi trường để con phát triển một cách tốt nhất.

Cấp dưỡng cho con:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn và mức độ cấp dưỡng sẽ do hai bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, anh có thể yêu cầu mẹ của cháu bé cấp dưỡng hoặc không cấp dưỡng.

Các điều kiện khác:

Ngoài ra, anh có thể cung cấp một số bằng chứng về thời gian sống chung của hai vợ chồng làm căn cứ tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp quyền nuôi con như: Hành vi bạo lực gia đình, đối phương không dành thời gian chăm sóc con cái hoặc thậm chí là bằng chứng ngoại tình của vợ anh khẳng định hành vi đó không thể làm gương cho con noi theo, nếu sống chung sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Tòa án. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình tranh chấp quyền nuôi con, hãy nhanh tay gọi đến tổng đài tư vấn hôn nhân và gia đình trực tuyến để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

 

Thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn

 

Câu hỏi của Chị Bích (Tuyên Quang):
“Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề như thế này, vợ chồng tôi đã ra Tòa ly hôn vào ngày mùng 9 tháng 2 năm 2022. Sau 5 năm sống chung giữa chúng tôi có một đứa con trai hơn 3 tuổi. Khi giải quyết thủ tục ly hôn thì Tòa tuyên bố chồng tôi là người có đủ điều kiện để nuôi con. Con trai tôi ở với bố đến nay được hơn 3 tháng nhưng theo tôi được biết anh ấy đi làm rất ít khi về nhà, hiện tại con tôi đang ở với bà nội. Nhưng trong thời gian sống chung, anh ấy không dành nhiều thời gian cho con, rất ít khi quan tâm đến việc học tập và vui chơi của con.
Giờ tôi muốn giành lại quyền nuôi con thì tôi cần làm thủ tục gì và nộp hồ sơ ở đâu vậy Luật sư. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

> Giải đáp thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con nhanh gọn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật giải đáp thắc mắc của mình. Luật sư đã tiếp nhận thông tin và đưa ra tư vấn như sau:

Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Như vậy, chúng tôi tiếp nhận thông tin của chị về việc vợ chồng chị đã ly hôn và Tòa án quyết định chồng chị là người trực tiếp nuôi con trai. Tuy nhiên, trong 04 tháng sống chung với con, bố không dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc đến con. Do đó, chị hoàn toàn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án về việc thay đổi người trực tiếp người nuôi con trai của mình.

Về hồ sơ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

Đơn khởi kiện (theo mẫu)

– Bản án/Quyết định ly hôn của Tòa án

– Giấy khai sinh của con (Bản sao có chứng thực)

– Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD ( Bản sao có chứng thực)

– Các tài liệu, bằng chứng giành quyền nuôi con để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và tài liệu nêu trên bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bố của con trai bạn đang cư trú, làm việc.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con chưa được rõ ràng, hãy nhanh gọi đến số điện thoại 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn cụ thể từ đội ngũ Luật sư, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm tại Tổng Đài Pháp Luật.

>> Xem thêm: Làm sao để thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

 

thu-tuc-giai-quyet-tranh-chap-quyen-nuoi-con

Các trường hợp tranh chấp quyền nuôi con

 

> Tư vấn các trường hợp tranh chấp quyền nuôi con hiện nay, gọi ngay 1900.6174

Dưới đây là các trường hợp tranh chấp quyền nuôi con mà các cặp vợ chồng cần nắm rõ khi ly hôn.

Tranh chấp quyền nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi

Theo quy định khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

3. Con chưa đủ 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc cha và mẹ có thỏa thuận nào khác với nhau phù hợp với lịch của con.

Như vậy đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ có lợi thế hơn khi giải quyết tranh chấp quyền nuôi con giữa các bên.

Tranh chấp quyền nuôi con đối với trường hợp con từ 03 đến dưới 07 tuổi

Tại thời điểm ly hôn, nếu xảy ra tranh chấp quyền nuôi con thì Tòa án xem xét bên nào có khả năng tốt nhất để giao nuôi con sao cho đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho con.

Tranh chấp quyền nuôi con đối với trường hợp con từ 07 tuổi trở lên

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nêu rõ về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con từ 07 tuổi trở lên

2. Vợ, chồng thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng con, thực hiện quyền và nghãi vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy, đối với trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên Tòa án không chỉ quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi của con mà còn xem xét, tham khảo nguyện vọng của con muốn ở với ai.

Mọi thắc mắc về các trường hợp tranh chấp quyền nuôi con, vui lòng để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật qua hòm thư điện tử hoặc gọi ngay hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng.

Dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

 

> Liên hệ ngay Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con nhanh chóng, hiệu quả, gọi 1900.6174

Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình luôn thường trực 24/7, sẵn sàng giải đáp tất cả thắc mắc về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn tranh chấp quyền nuôi con tại Tổng Đài Pháp Luật, bạn sẽ nhận được tư vấn bao gồm các nội dung dưới đây:

– Tư vấn giành quyền nuôi con trong đó tư vấn và hướng dẫn người dân trong việc thu thập chứng cứ có lợi thế để giành quyền nuôi con, tư vấn về điều kiện, hỗ trợ thủ tục thay đổi quyền nuôi con.

– Tư vấn về điều kiện nuôi con sau khi ly hôn

– Tư vấn nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

– Luật sư, chuyên gia pháp lý trực tiếp tham gia và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trong tất cả các vụ án về tranh chấp quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con.

– Tư vấn thi hành án về tranh chấp quyền nuôi con

– Tư vấn tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn trong các trường hợp

+ Tranh chấp quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài

+ Giành quyền nuôi con trong trường hợp nhà cửa không ổn định , thu nhập thấp, bố mẹ không đăng ký kết hôn,

+ Giành quyền nuôi con khi bố hoặc mẹ mất

+ Thay đổi quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài

+ Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

+ Giành quyền nuôi con trong trường hợp vợ/chồng cũ lấy chồng/vợ

+ Yêu cầu hạn chế quyền thăm con

+ Giành quyền nuôi con của người ngoại tình

Về phí dịch vụ tư vấn tranh chấp quyền nuôi con tại Tổng Đài Pháp Luật được xác định tùy thuộc vào yêu cầu tư vấn và hình thức tư vấn.

Trên đây là dịch vụ tư vấn về tranh chấp quyền nuôi con Tổng Đài Pháp Luật cung cấp cho các cặp vợ chồng khi muốn giành quyền nuôi con. Chỉ với một thao tác đơn giản, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn từ đội ngũ Luật sư, chuyên gia uy tín, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Một số câu hỏi liên quan đến tranh chấp quyền nuôi con

 

Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn quy định như thế nào?

 

Anh Trang (Nam Định) đưa ra câu hỏi:
“Thưa Luật sư, vợ chồng tôi cưới nhau từ hồi tháng 9/2020 nhưng sau hơn 1 năm sống chung chúng tôi xảy ra rất nhiều mâu thuẫn, cuộc sống ngày càng không ổn định nên vợ chồng tôi quyết định ly hôn để giải thoát cho nhau nhưng trước khi kết hôn đến nay chúng tôi chưa đăng ký kết hôn. Chúng tôi hiện có một cô con gái được gần 11 tháng tuổi.
Tôi muốn giành quyền nuôi con gái của tôi khi ra tòa ly hôn, nhưng con tôi mới được 11 tháng tuổi tôi sợ mình không có lợi thế nuôi con. Nhưng tôi không muốn con tôi ở với mẹ vì vợ tôi thường xuyên chơi bời với đám bạn ăn chơi bên ngoài. Tôi sợ nếu con tôi ở với mẹ sẽ bị ảnh hưởng đến môi trường của nó. Luật sư có thể cho tôi biết làm sao để tôi có thể giành được quyền nuôi con không?
Cảm ơn Luật sư!”

 

> Luật sư hướng dẫn chi tiết cách giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn, chúng tôi đã tiếp nhận thông tin về giành quyền nuôi con của bạn và tư vấn cho bạn như sau:

Theo như thông tin anh cung cấp, vợ chồng anh chưa đăng ký kết hôn, vì vậy sẽ không được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân này. Tuy nhiên, khi vợ chồng anh xảy ra tranh chấp quyền nuôi con mà không thỏa thuận được thì vẫn được giải quyết như trường hợp có đăng ký kết hôn.

Về quyền nuôi con, con gái của anh được 11 tháng tuổi. Theo quy định, trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi. Tuy nhiên, nếu anh muốn giành quyền nuôi con thì anh cần cung cấp cho Tòa án các bằng chứng mà người mẹ không có đủ điều kiện để nuôi con: Thu nhập của người mẹ không ổn định, mẹ thường xuyên có hành vi nuôi dạy không tốt ảnh hưởng việc hình thành nhân cách của con.

Trong quá trình tranh chấp quyền nuôi con, nếu gia đình anh có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhanh chóng, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất.

Giành quyền nuôi cả 3 con sau khi ly hôn có được không?

 

Chị Chi (Bắc Giang) đưa ra câu hỏi:
“Kính chào văn phòng Tổng Đài Pháp Luật, tôi muốn được tư vấn về việc tranh chấp quyền nuôi con. Vợ chồng tôi đã kết hôn và chung sống với nhau 12 năm, chúng tôi sinh được 3 cháu, cháu gái đầu 11 tuổi, hai cháu trai một cháu gần 7 tuổi và một cháu gần 3 tuổi. Tháng 01 năm 2022 vừa rồi, tôi phát hiện chồng tôi ngoại tình và rất ít khi về nhà. Mãi cho đến bây giờ, tôi không thể chịu được nữa và tôi quyết định ly hôn.
Chồng tôi làm việc tự do, thu nhập cũng không được ổn định nhưng cả hai chúng tôi đều muốn giành quyền nuôi con. Nhà chồng tôi muốn nhận nuôi 2 đứa con đầu nhưng tôi không muốn như vậy.
Luật sư có thể tư vấn cho tôi rằng tôi có thể giành được quyền nuôi cả 3 đứa con của tôi không vậy?
Cảm ơn ạ!”

 

> Tư vấn cách giành quyền nuôi cả 3 con khi ly hôn nhanh gọn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới Tổng Đài Pháp Luật. Nội dung thắc mắc của chị được đội ngũ Luật sư, chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

Theo như thông tin chị cung cấp, vợ chồng anh chị sinh được 3 cháu, 1 cháu gái 11 tuổi, 2 cháu trai 1 cháu 7 tuổi và 1 cháu gần 3 tuổi. Như vậy, tại thời điểm ly hôn chị muốn giành quyền nuôi cả 3 con, vấn đề này được giải quyết theo Khoản 2 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Vì vậy, khi vợ chồng chị tiến hành thủ tục ly hôn cần phải thỏa thuận với nhau về việc bạn nuôi trực tiếp cả 3 con và chồng chị vẫn có quyền, nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng cho con theo quy định. Nếu trường hợp vợ chồng chị không tự thỏa thuận được thì chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sao cho đảm bảo quyền là lợi ích về mọi mặt của con.

Để việc giành quyền nuôi con có lợi thế hơn, chị có thể cung cấp cho Tòa án một số bằng chứng chứng minh chồng chị không có đủ điều kiện nuôi con: thu nhập không ổn định, trong thời gian sống chung chồng chị không dành nhiều thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con hoặc thậm chí là bằng chứng ngoại tình chứng tỏ chồng chị không thể làm gương cho con noi theo, ảnh hưởng đến lối sống của con.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề giành quyền nuôi cả 3 con khi cha mẹ ly hôn. Trong quá trình tham khảo nội dung, có bất kỳ vướng mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Hy vọng với tất cả thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con. Trong quá trình giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con, nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào hãy liên hệ ngay hotline của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn tận tình từ đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.