Trợ cấp thôi việc hiện nay đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thôi việc là gì? Tính trợ cấp thôi việc như thế nào? Thủ tục nhận trợ cấp thôi việc ra sao? Tổng đài pháp luật sẽ hỗ trợ giải đáp tất cả các vấn đề trên ngay trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật lao động hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất.
Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thôi việc
>> Luật sư giải đáp miễn phí về điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thôi việc. Gọi ngay 1900.6174
Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về khái niệm của trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên nếu dựa trên các quy định của Bộ luật Lao động 2019 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành thì có thể rút ra khái niệm về trợ cấp thôi việc như sau:
Trợ cấp thôi việc được hiểu là khoản tiền mà người sử dụng lao động tiến hành chi trả cho người lao động khi quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
Trợ cấp thôi việc được quy định cụ thể tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và sẽ được chi trả nếu người lao động đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thôi việc.
Không phải tất cả các trường hợp khi chấm dứt hợp đồng lao động thì đều được chi trả trợ cấp thôi việc. Nghĩa vụ chi trả của người sử dụng lao động cũng như là quyền lợi được hưởng của người lao động sẽ chỉ phát sinh nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện luật định.
– Thứ nhất về việc chấm dứt hợp đồng lao động phải thuộc các trường hợp dưới đây:
+ Đã hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà khi hết hạn hợp đồng lao động thì sẽ được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
+ Người lao động đã hoàn thành xong công việc theo hợp đồng lao động.
+ Hai bên đã thoả thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc là bị cấm làm công việc đã ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
+ Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
+ Người sử dụng lao động là cá nhân đã chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo pháp luật.
+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc là vì lý do kinh tế hoặc là do sáp nhập, hợp nhất, chia tách, tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Thứ hai là người lao động làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên
Như vậy thì người lao động để được hưởng trợ cấp thôi việc trước hết phải thuộc một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định trên. Đồng thời người lao động sẽ phải có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì người lao động sẽ không được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Trên đây là giải đáp của Tổng đài Pháp luật về điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ chi tiết và kỹ càng hơn.
>> Xem thêm: Hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thôi việc?
>> Luật sư giải đáp chi tiết các trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc? Gọi ngay 1900.6174.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì có 2 trường hợp dù có đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc nêu trên nhưng vẫn không được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp đó là:
– Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu
Theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được sửa bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động được hưởng lương hưu thường sẽ phải có đủ 02 điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và về độ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
+ Về tuổi nghỉ hưu:
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì phải từ đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và từ đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ khi nghỉ hưu vào năm 2021. Mỗi năm sau đó thì tuổi nghỉ hưu của nam tăng thêm 03 tháng đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028; còn tuổi nghỉ hưu của nữ tăng thêm 04 tháng đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Trong một số trường hợp đặc biệt thì người lao động còn có thể được nghỉ hưu trước độ tuổi nêu trên từ 05 năm – 10 năm hay thậm chí là trước rất nhiều năm.
+ Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Hầu hết thì người lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên nhưng riêng trường hợp lao động nữ làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì sẽ chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên.
– Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng báo cho người sử dụng lao động
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về lý do chính đáng bao gồm như thiên tai, hỏa hoạn, người lao động hoặc là thân nhân người đó bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các trường hợp khác theo nội quy lao động.
Như vậy nếu người lao động không có các lý do nêu trên mà tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên thì người lao động bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.
Trên đây là quy định về trợ cấp thôi việc và giải đáp của luật sư về các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc. Để được luật sư giải đáp miễn phí và chi tiết hơn về các trường hợp này, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến hotline 1900.6174. Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.
>> Xem thêm: Tạm hoãn hợp đồng lao động, chế độ lương và bảo hiểm xã hội tính như thế nào?
Quy định về cách tính trợ cấp thôi việc
>> Luật sư hướng dẫn cách tính trợ thôi việc miễn phí. Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 thì mức hưởng trợ cấp thôi việc của người lao động được quy định như sau:
Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo các quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và khoản 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng (01 năm) trở lên. Mỗi năm làm việc người lao động sẽ được trợ cấp thôi việc bằng một nửa tháng tiền lương, trừ các trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
Theo quy định trên thì khi người lao động nghỉ việc và có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, người lao động mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Cụ thể là:
Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.
Như vậy trên đây là quy định của pháp luật về cách tính trợ cấp thôi việc. Để được luật sư hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc một cách nhanh chóng và chính xác nhất, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174.
>> Xem thêm: Giao kết hợp đồng là gì? – Các hình thức giao kết hợp đồng [2022]
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được thực hiện như thế nào?
>> Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được thực hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian làm việc được tính hưởng trợ cấp thôi việc như sau:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế – Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Cụ thể:
– Thời gian làm việc thực tế:
Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm có:
+ Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc
+ Thời gian người lao động thử việc
+ Thời gian người lao động được người sử dụng lao động cử đi học
+ Thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
+ Thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
+ Thời gian người lao động nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo các quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương
+ Thời gian ngừng việc nhưng không phải do lỗi của người lao động
+ Thời gian nghỉ hằng tuần; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động và thời gian bị tạm đình chỉ công việc
– Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+ Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo các quy định của pháp luật
+ Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo các quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động sẽ được tính theo năm (đủ 12 tháng);
– Trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng sẽ được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng sẽ được tính bằng 01 năm làm việc.
Nội dung trên chính là tư vấn của Tổng đài pháp luật về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc. Nếu bạn chưa hiểu rõ các quy định về thời gian tính trợ cấp thôi việc, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng và tận tình.
>> Xem thêm: Thử việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Tiền lương tính trợ cấp thôi việc tính theo mức lương nào?
>> Luật sư giải đáp nhanh chóng về mức lương tính trợ cấp thôi việc. Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương để tính trợ cấp thôi việc như sau:
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc = Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Đồng thời thì tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng nêu rõ tiền lương để tính trợ cấp thôi việc như sau:
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được tính là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động đó thôi việc hay mất việc làm.
– Trường hợp mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động năm 2019 thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được tính bằng tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Trong trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc là thấp hơn mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy, hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên bạn đã có thêm hiểu biết về tiền lương tính trợ cấp thôi việc. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ luật sư của chúng tôi.
>> Xem thêm: Chế độ tai nạn lao động theo quy định pháp luật năm 2022
Nhận trợ cấp thôi việc có cần thực hiện thủ tục gì không?
>> Nhận trợ cấp thôi việc có cần thực hiện thủ tục không? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Căn cứ theo Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, việc chi trả trợ cấp thôi việc là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Người lao động nếu muốn nhận trợ cấp thôi việc thì chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện đã nêu ở trên thì sẽ được hưởng trợ cấp này.
Ngoài ra, pháp luật cũng không có yêu cầu gì về mẫu quyết định trợ cấp thôi việc hay thủ tục đối với việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Do đó, các doanh nghiệp có thể tự chọn cách thức để trả trợ cấp thôi việc cho người lao động mà không cần người lao động phải tiến hành thực hiện thủ tục gì.
Tuy nhiên thì doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo về thời hạn thanh toán được quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019.
Nội dung trên là giải đáp của Tổng đài Pháp luật cho câu hỏi nhận trợ cấp thôi việc có cần thực hiện thủ tục gì không. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến trợ cấp thôi việc, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp kịp thời.
>> Xem thêm: Chế độ tử tuất của người hưởng lương hưu tham gia BHXH [2022]
Nghỉ việc bao lâu thì được nhận trợ cấp thôi việc?
>> Nghỉ việc bao lâu thì nhận được trợ cấp thôi việc. Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn chi tiết.
Liên quan đến việc nhận trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng thì tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có nêu rõ:
– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì 2 bên sẽ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ các trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được vượt quá 30 ngày:
+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
+ Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc là vì lý do kinh tế;
+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc do dịch bệnh nguy hiểm.
Như vậy, với các trường hợp thông thường, người lao động chỉ mất tối đa 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì người lao động có thể phải chờ đến 30 ngày để nhận được trợ cấp thôi việc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Trợ cấp thất nghiệp tính như thế nào theo quy định năm 2022?
Không trả trợ cấp thôi việc, công ty có bị phạt không?
Chị Phương Chi (Cần Thơ) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi là Phương Chi và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Cần Thơ. Tôi có một số thắc mắc về luật lao động mong được luật sư giải đáp.
Tôi có làm việc tại một công ty X và ký hợp đồng có thời hạn là 5 năm. Đến tháng 09/2022 hợp đồng lao động của tôi đã chấm dứt và tôi không tiếp tục làm việc tại công ty nữa. Theo như tôi tìm hiểu thì tôi đã có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc sau khi tôi nghỉ việc. Tuy nhiên đến hiện tại thì tôi vẫn chưa nhận được trợ cấp thôi việc từ phía công ty.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi có cần làm thủ tục để được nhận trợ cấp thôi việc không? Và nếu trong trường hợp công ty vẫn cố tình không chi trả trợ cấp thôi việc cho tôi thì công ty có bị xử phạt không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Không trả trợ cấp thôi việc, công ty có bị phạt không? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp nhanh nhất
Trả lời:
Xin chào Phương Chi. Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi. Về vấn đề công ty có bị xử phạt khi không chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động không, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Trong trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc nhưng công ty lại cố tình không trả thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi không trả hoặc là không trả đủ trợ cấp thôi việc cho người lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, mức phạt căn cứ cứ vào số lượng người lao động bị vi phạm, cụ thể:
– Phạt từ 01 – 02 triệu đồng: Nếu có 01 – 10 người lao động không được trả trợ cấp thôi việc;
– Phạt từ 02 – 05 triệu đồng: Nếu có từ 11 – 50 người lao động không được trả trợ cấp thôi việc;
– Phạt từ 05 – 10 triệu đồng: Nếu có từ 51 – 100 người lao động không được trả trợ cấp thôi việc;
– Phạt từ 10 – 15 triệu đồng: Nếu có từ 101 – 300 người lao động không được trả trợ cấp thôi việc;
– Phạt từ 15 – 20 triệu đồng: Nếu có từ 301 người lao động không được trả trợ cấp thôi việc
Đồng thời thì người sử dụng còn buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động và phải tính thêm khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm bị xử phạt.
Quay trở lại với câu hỏi của Phương Chi:
Đối với trường hợp của bạn thì pháp luật không có quy định về việc người lao động khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc phải làm thủ tục xin hưởng trợ cấp này mà trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc sẽ thuộc về người sử dụng lao động. Do đó, bạn không cần phải làm thủ tục hưởng trợ cấp thôi việc. Bạn sẽ yêu cầu công ty nhanh chóng chi trả trợ cấp thôi việc cho mình. Nếu công ty có thái độ trốn tránh không trả thì công ty sẽ bị phạt tiền từ 01 đến 02 triệu đồng.
>> Xem thêm: Đơn xin chấm dứt hợp đồng – Mẫu cập nhập mới nhất năm 2022
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về trợ cấp thôi việc. Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp thường là những khái niệm dễ bị nhầm lẫn với nhau. Do đó, hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí, nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.