Vỡ nợ là gì? Vỡ nợ không có khả năng trả xử lý như thế nào?

Vỡ nợ là gì? Đây là một trong những rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt trong quá trình hoạt động tín dụng hay trong thị trường chứng khoán. Vậy vỡ nợ có những đặc điểm gì? Các trường hợp vỡ nợ phổ biến hiện nay như thế nào? Vỡ nợ không có khả năng chi trả thì xử lý như thế nào? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về vỡ nợ là gì? Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-vo-no-la-gi
Tư vấn quy định về vỡ nợ là gì?

 

Vay tài sản là gì?

 

>> Vay tài sản là gì? Gọi ngay 1900.6174

Theo Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015, có quy định rằng:

Hợp đồng vay tài sản là khi hai bên có thỏa thuận với nhau, theo đó bên cho vay phải đưa tài sản cho bên vay; khi đến thời gian trả, bên vay phải hoàn trả lại cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng ban đầu và chất lượng, chỉ trả lãi nếu có thỏa thuận với nhau hoặc theo pháp luật có quy định.
Tóm lại, vay tài sản được xác lập trên thỏa thuận của bên vay và bên cho vay. Theo quy định, tài sản bao gồm: tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật dân sự, tư vấn pháp luật hành chính, tư vấn luật đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn cao, tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công nhiều vấn đề pháp lý trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí!

Vỡ nợ là gì?

 

>> Vỡ nợ là gì? Gọi ngay 1900.6174

Tình trạng khi một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một quốc gia không có khả năng thanh toán nợ bao gồm cả lãi lẫn gốc của một khoản vay hay chứng khoán khi đến thời hạn phải trả.

Như vậy, vỡ nợ là khi người vay không có khả năng thanh toán khoản nợ cho người cho vay khi đến hạn.

Đặc điểm của tình trạng vỡ nợ là gì?

 

>> Các đặc điểm của tình trạng vỡ nợ là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Vỡ nợ xảy ra với cả khoản vay có bảo đảm và các khoản không bảo đảm, giống như các khoản vay kinh doanh được đảm bảo bằng tài sản của công ty.
Nếu như một người vay cá nhân, pháp nhân không thanh toán tài sản thế chấp kịp thời thì các khoản vay có thể sẽ bị vỡ nợ. Chẳng hạn, khi một công ty phát hành trái phiếu và vay mượn từ các nhà đầu tư khác nhưng không thể thực hiện thanh toán trả nợ cho các trái chủ cho vay thì công ty đó sẽ vỡ nợ.
Có thể thấy rằng, vỡ nợ có ảnh hưởng không tốt đến tín dụng và khả năng vay mượn trong tương lai.

Các trường hợp vỡ nợ phổ biến hiện nay

 

>> Các trường hợp vỡ nợ là gì? Gọi ngay 1900.6174

Hiện nay, tình trạng vỡ nợ thường xảy ra dưới các hình thức và với nhiều chủ thể khác nhau. Trong đó, có một số trường hợp vỡ nợ thường xảy ra:

Vỡ nợ trên khoản vay có bảo đảm: Những khoản vay có bảo đảm bằng tài sản như nhà cửa, phương tiện cũng có thể bị vỡ nợ. Khi người vay không còn khả năng thanh toán, người cho vay sẽ có quyền thực hiện pháp lý đối với tài sản đã bảo đảm nhằm đảm bảo các khoản cho vay.

Vỡ nợ trên khoản vay không có bảo đảm: Các khoản vay tín chấp, nợ thẻ tín dụng hay hóa đơn y tế là các khoản vay tiềm ẩn nguy cơ không có khả năng thanh toán. Khi các khoản vay xảy ra vỡ nợ, người cho vay có quyền yêu cầu thực hiện pháp lý với người vay. Như vậy, bên đi vay sẽ phải trả và đền bù theo phán quyết của Tòa án, nếu không sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vỡ nợ trên khoản vay sinh viên: Thường các khoản vay nợ sinh viên không có tài sản bảo đảm. Vì thế mà rủi ro và hậu quả trên các khoản vay này cũng tương tự với nợ không đảm bảo. Mặc dù, khả năng vỡ nợ trên các khoản vay sinh viên thấp hơn nhiều bởi lãi suất thường ưu đãi.

Vỡ nợ trên hợp đồng tương lai: Trong trường hợp này, vỡ nợ xảy ra khi một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ đã được quy định trong thỏa thuận. Nó liên quan đến việc không giải quyết hợp đồng trước khi đến thời hạn. Khi một bên đồng ý mua với một mức giá cụ thể vào một ngày, còn bên kia đồng ý bán tại một thời điểm khác trong hợp đồng.

hau-qua-khi-vo-no-la-gi
Hậu quả khi vỡ nợ là gì?

 

Hậu quả khi vỡ nợ

 

>> Hậu quả khi vợ nợ là gì? Gọi ngay 1900.6174

Mất khả năng thanh toán tạo ra rất nhiều hệ quả tiêu cực cho các chủ thể liên quan và nền kinh tế. Nó tác động đến tình hình và khả năng tài chính của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Các hậu quả xảy ra đó là:

– Vỡ nợ cá nhân: Xảy ra khi một cá nhân bất kỳ không thanh toán đúng hạn tín dụng, vay, thế chấp của mình. Điều này tạo ra những hậu quả xấu cho người vay nợ, như sau:

+ Ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự và khả năng tín dụng trong tương lai của cá nhân đó.

+ Khả năng vay nợ giảm để cải thiện tình hình nếu kịp thời xử lý hậu quả của khoản vay trước đó.

+ Sẽ chịu lãi suất cho vay cao hơn bình thường đối với các khoản nợ sau này vì lịch sử tín dụng không được tốt.

+ Nếu người cho vay phát hiện thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý và hình sự.

– Vỡ nợ doanh nghiệp: Xảy ra khi tình hình kinh doanh của một công ty đang suy giảm và công ty này không thể tạo ra dòng tiền để thanh toán các khoản nợ, trái phiếu doanh nghiệp. Dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng:

+ Doanh nghiệp sẽ không còn khả năng thanh toán gây ảnh hưởng đến một bộ phận hoặc toàn bộ nền kinh tế.

+ Sẽ ảnh hưởng đến tín dụng và tính thanh khoản của thị trường tài chính quốc gia

– Vỡ nợ Chính phủ: Xảy ra khi nhu cầu chi tiêu trong nước ngày càng tăng lên mà các khoản thu từ thuế,… thì không thể đáp ứng. Khi đó, Chính phủ các nước lựa chọn việc đi vay nợ từ các quốc gia khác, nếu quá hạn mà vẫn không có khả năng trả cho các chủ nợ, nên sẽ xảy ra tình trạng vỡ nợ.

+ Đồng nội tệ mất giá: khi một quốc gia không còn khả năng thanh toán, mọi người thường sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng và gửi ở một nơi khác, dẫn đến đồng nội tệ rớt giá nghiêm trọng.

+ Khó tiếp cận vốn quốc tế: Sẽ khó vay khi các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế sẽ dè chừng khi cho các quốc gia vỡ nợ vay tiền. Trong trường hợp được cho vay thì các quốc gia sẽ phải chịu lãi suất cao.

+ Hạn chế nguồn đầu tư: Dù quốc gia có nhiều nguồn lực và tiềm năng để phát triển thì vốn đầu tư nước ngoài cũng cẩn trọng khi đổ vào bởi lo ngại về việc sẽ không đem lại kết quả nếu quốc gia đó tiếp tục vỡ nợ.

Vỡ nợ không có khả năng chi trả thì xử lý như thế nào?

 

Chị Hằng (Bắc Giang) có câu hỏi:“Chào Luật sư, tôi đang gặp phải một vấn đề như thế này:

Hồi tháng 2 năm 2021 tôi có vay một người bạn 50 triệu đồng để kinh doanh, nhưng do dịch bệnh covid nên tôi bị thua lỗ và đến bây giờ người bạn đó đòi trả nhưng tôi không có đủ tiền để trả lại. Vậy, luật sư cho tôi hỏi là nếu tôi không trả được khoản nợ đó thì sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Cách xử lý khi vỡ nợ không có khả năng chi trả, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hằng! Cảm ơn chị Hằng đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Đối với trường hợp này chúng tôi đã xem xét và xin giải quyết như sau:

Trong giao dịch về quan hệ vay tài sản thường mang nhiều tiềm ẩn rủi ro. Để hạn chế các rủi ro đó, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như cầm cố, thế chấp,….Cho nên, khi bên vay không còn khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý các tài sản đã thế chấp, cầm cố,….Hoặc bên vay có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho mình.

Trường hợp bên vay không có tài sản thế chấp, cầm cố mà không còn khả năng trả nợ được thì bên cho vay sẽ không thể lấy lại tài sản. Vì vậy mà bên cho vay sẽ phải khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Khi đó, tòa sẽ ra một bản án về mức trả nợ là bao nhiêu và thời hạn trả là bao giờ. Khi đó, hai bên có thể bàn bạc thỏa thuận với nhau về phương thức trả nợ, nếu bên vay không chấp hành theo bản án thì bên cho vay có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thực hiện.

Như vậy, trong trường hợp của chị Hằng nếu không có đủ điều kiện để trả nợ thì chị có thể yêu cầu người bảo lãnh của mình trả nợ thay. Nếu không có thì người bạn của chị sẽ có quyền xử lý tài sản mà chị đã thế chấp hoặc khởi kiện ra Tòa để giải quyết khi chị không có tài sản thế chấp. Mọi thắc mắc liên quan đến quá trình xử lý vỡ nợ không có khả năng chi trả, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn kịp thời!

 

vo-no-la-gi-cac-truong-hop-vay-no-chuyen-thanh-quan-he-hinh-su
Vỡ nợ là gì? Các trường hợp vay nợ chuyển thành quan hệ hình sự

 

Các trường hợp vay nợ chuyển thành quan hệ hình sự

 

>> Trường hợp nào vay nợ chuyển thành quan hệ hình sự? Gọi ngay 1900.6174

Việc vay nợ sẽ chuyển thành quan hệ hình sự nếu thuộc các trường hợp:

Khi cơ quan công an có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh người vay tiền không phải có ý định vay mượn mà chỉ dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Đưa ra thông tin, tài liệu không đúng sự thật, làm cho bên cho vay hiểu lầm mà giao tài sản, sau khi nhận tài sản nhưng không có ý định trả lại tài sản đó. Thì trong trường hợp này, người chiếm đoạt tài sản đó sẽ bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức thỏa thuận hợp đồng dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc có đủ điều kiện, khả năng trả tài sản khi đến thời hạn nhưng cố tình không trả. Khi đó, sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Vay, mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào các mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản. Trường hợp này sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trình tự, thủ tục khởi kiện người vay không có khả năng trả nợ

 

Anh Tùng (Hải Dương) có câu hỏi:

“Chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp như sau:

Tôi có cho một người quen vay 5 tỷ, đến tháng 2 năm 2022 là phải trả lại đủ 100% số tiền đó. Nhưng đến bây giờ là tháng 11 vẫn chưa thấy anh ấy trả và liên hệ với anh ấy thì lần nào cũng từ chối không trả được. Vậy, luật sư cho tôi hỏi, tôi muốn khởi kiện để đòi lại số tiền đó thì phải làm trình tự, thủ tục như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn thủ tục khởi kiện người vay không có khả năng trả nợ nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tùng! Cảm ơn anh Tùng đã gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp này của anh, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra cách giải quyết như sau:

Về trình tự, thủ tục khởi kiện đối với người vay không có khả năng trả nợ cho mình:

Thứ nhất, thủ tục khởi kiện ra tòa:

Đơn khởi kiện cần có những thông tin cá nhân của anh, của bên vay, chứng từ, giấy vay nợ,… để chứng minh rằng người đó đang nợ tiền.

Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét và thụ lý đơn. Yêu cầu nộp chi phí tạm ứng án, xác minh, thu thập chứng cứ và tiến hành hòa giải. Nếu không hòa giải được thì tòa sẽ đưa ra xét xử.

Thứ hai, thủ tục yêu cầu thi hành án:

Theo quy định tại Điều 4 Văn bản hợp nhất 32/VBHN-VPQH 2020 Luật thi hành án như sau:

“Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật này phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án.”

Do vậy, khi bản án của tòa buộc bên vay phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ nhưng bên vay vẫn tiếp tục không trả thì anh có quyền yêu cầu thi hành án.

Theo Điều 30 Văn bản hợp nhất 32/VBHN-VPQH 2020 Luật thi hành án quy định:

“Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.”

Cho nên, trong vòng 5 năm kể từ khi quyết định có hiệu lực pháp luật anh có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm. Mọi thắc mắc liên quan đến quá trình khởi kiện đòi nợ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Đơn khởi kiện đòi nợ – Hướng dẫn cách soạn và điền nội dung

Trên đây là bài viết tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề xoay quanh vỡ nợ là gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Nếu còn có điều gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ đến đội ngũ luật sư tư vấn trực tuyến qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp kịp thời!