Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu chính xác

Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu thế nào? Khác biệt giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ ra sao? Bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề trên. Nếu bạn đọc có bất kì câu hỏi thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất!

Vốn chủ sở hữu là gì?

von-chu-so-huu-la-gi

 

Mỗi doanh nghiệp khi thành lập thì đều cần một nguồn vốn cơ bản phù hợp để đi vào hoạt động và vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một số nguồn vốn khác nhau nhưng về căn bản sẽ bao gồm hai nguồn vốn chính là vốn chủ sở hữu và vốn nợ.

Trong đó, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được sở hữu bởi chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên liên doanh, cổ đông của công ty. Các thành viên sẽ cùng nhau góp vốn và xây dựng nguồn lực để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Những người này sẽ cùng chia sẻ lợi nhuận hoặc cùng nhau gánh vác các khoản thua lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Vốn chủ sở hữu là những nguồn tài trợ cố định và thường xuyên của doanh nghiệp. Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động sản xuất, nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được bổ sung từ nhiều nguồn như: khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, chênh lệch giá trị tài sản, chênh lệch giá cổ phiếu, ….

Trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động thì đơn vị cần phải thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ và tiền lương cho người lao động trước sau đó thì phần vốn chủ sở hữu còn lại sẽ được chia cho các thành viên theo phần trăm đóng góp vốn của các chủ sở hữu này.

Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn vốn quan trọng của nguồn tài chính doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Vốn điều lệ của công ty theo quy định mới nhất năm 2022

Cách tính vốn chủ sở hữu

 

Chị Hà (Quảng Bình) có câu hỏi như sau:

“Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề sau muốn được giải đáp như sau:

Tôi mới xin vào làm kế toán của một công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên ở tỉnh Quảng Bình. Bây giờ sếp tôi đang yêu cầu tôi hạch toán vốn chủ sở hữu của công ty. Nhưng tôi vẫn chưa rõ cách tính toán của công ty theo quy định hiện nay. Nên Luật sư có thể hướng dẫn tôi cách tính vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 được không?

Tôi cảm ơn Luật sư!”

>>> Luật sư hướng dẫn cách tính vốn chủ sở hữu chính xác nhất. Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào chị Hà, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật! Đối với câu hỏi của chị chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Trong kế toán, công thức tính vốn chủ sở hữu được xác định như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp Tổng nợ phải trả

Theo như công thức trên thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ có thể có giá trị âm nếu tổng nợ phải trả cao hơn tổng tài sản doanh nghiệp hiện có hoặc có thể có giá trị dương nếu tổng tài sản lớn hơn tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.

Hoạt động hạch toán vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng nó giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại hoạt động cũng như cơ cấu lại nguồn vốn từ đó để điều chỉnh việc kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

Khi doanh nghiệp hạch toán vốn chủ sở hữu thì cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Việc hạch toán vốn chủ sở hữu doanh nghiệp phải cụ thể theo từng nguồn hình thành. Và cần theo dõi chi tiết từng cá nhân hoặc tổ chức tham gia đóng góp vốn.

– Theo dõi chi tiết vốn góp theo từng đợt, số lần và số vốn thực góp.

– Chỉ được giảm vốn kinh doanh trong các trường hợp sau: Trả vốn cho ngân hàng nhà nước, trả lại vốn cho cổ đông hay bên liên doanh hoặc giải thể thanh lý, điều động vốn cho công ty con khác trong nội bộ.

– Trường hợp nhận góp vốn bằng ngoại tệ thì cần phải quy đổi ra đơn vị VNĐ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh

– Đối với mô hình công ty cổ phần thì giá trị góp vốn của cổ đông sẽ được ghi nhận theo thực tế phát hành cổ phiếu. Giá trị góp vốn sẽ được phản ánh theo 2 chi tiết: Vốn đầu tư của chủ sở hữu phản ánh theo mệnh giá cổ phiếu và thặng dư vốn cổ phần phản ánh sự chênh lệch giá cổ phiếu so với giá phát hành lần đầu.

Như vậy, trong trường này nếu chị muốn hạch toán vốn chủ doanh nghiệp của công ty mình thì chị cần xác định được tổng tài sản của công ty cũng như xác định được tổng nợ phải trả sau đó chị có thể lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ thì sẽ xác định được vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mình. Đồng thời, thì khi hạch toán vốn chủ sở hữu chị cần tuân thủ theo các nguyên tắc đã nêu trên.

Trên đây là cách tính vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nếu bạn có thắc mắc nào khác, hãy vui lòng liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được tư vấn luật doanh nghiệp chính xác nhất.

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

 

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là hai khái niệm thường xuyên xuất hiện trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi tìm hiểu về nguồn vốn của doanh nghiệp thì nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc phân biệt vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của công ty theo những tiêu chí sau:

Về khái niệm

– Vốn chủ sở hữu được hiểu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc của cổ đông trong công ty cổ phần nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

– Vốn điều lệ được hiểu là tổng số vốn do chủ sở hữu, các thành viên hoặc cổ đông đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Về cơ chế hình thành

– Vốn chủ sở hữu sẽ được hình thành từ các nguồn như: ngân sách Nhà nước (đối với doanh nghiệp Nhà nước); do doanh nghiệp đầu tư vào hoặc do phần vốn góp cổ phần và có thể được bổ sung từ nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc từ các nguồn thu khác của doanh nghiệp được hình thành trong quá trình hoạt động.

– Vốn điều lệ của doanh nghiệp được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên của doanh nghiệp, chủ sở hữu của doanh nghiệp đã góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và nó phải được ghi Điều lệ công ty.

Về nghĩa vụ nợ

– Về bản chất thì vốn chủ sở hữu là do doanh nghiệp và các nhà đầu tư cùng góp vốn hoặc là khoản vốn được hình thành từ kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên nguồn vốn này không phải là một khoản nợ của doanh nghiệp.

– Ngược lại, theo như quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ có thể được coi là một khoản nợ của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp này phá sản.

 Về ý nghĩa

– Khi nhìn vào khoản vốn chủ sở hữu thì ta có thể thấy được tình hình tăng, giảm các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và của các thành viên cùng góp vốn trong doanh nghiệp.

– Vốn điều lệ của doanh nghiệp về bản chất nó là sự cam kết mức trách nhiệm đóng góp nguồn vốn của các nhà đầu tư và chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro giữa các thành viên góp vốn và doanh nghiệp.

Trên đây là phần lý giải về sự khác biệt giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc khác anh chị vui lòng liên hệ đến số hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn.

>>> Xem thêm: Điều lệ công ty tnhh 1 thành viên và mẫu điều lệ đầy đủ nhất

von-chu-so-huu-la-gi-phan-biet-vo-von-dieu-le

Các hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp hiện nay

 

Anh Bình (Quảng Ninh) có câu hỏi như sau:

“Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc sau muốn nhờ Luật sư tư vấn:

Hiện tại thì tôi với người bạn của tôi đang có ý định thành lập một doanh nghiệp theo loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên để kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên tôi có tìm hiểu qua thì được biết là khi thành lập doanh nghiệp chủ sở hữu cần xác định được rõ loại hình thức vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, để đảm bảo việc phân công nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao.

Hiện tại thì tôi vẫn chưa hiểu rõ quy định về các hình thức vốn chủ hữu của doanh nghiệp nên luật sư phân tích rõ cho tôi về vấn đề này được không? Tôi cảm ơn Luật sư!”

 

>>> Luật sư tư vấn các hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp hiện nay. Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Bình, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng đài pháp luật! Đối với câu hỏi của anh thì chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp thì sẽ có những hình thức vốn chủ sở hữu khác nhau. Hiện nay, dựa theo những mô hình kinh doanh khác nhau người ta có thể phân chia thành các loại hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp như sau:

– Đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước thì hình thức vốn chủ sở hữu sẽ do Nhà nước đầu tư. Hầu hết, ở loại hình này nhà nước sẽ có phần vốn góp đầu tư bằng 100% hoặc hơn 50% trong nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và việc quản lý nguồn vốn này cũng vô cùng nghiêm ngặt và được quy định rất rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp 2020.

– Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn thì hình thức vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ là do các thành viên đồng sở hữu đóng góp. Ở loại hình này thì chủ sở hữu của công ty sẽ phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình.

– Ở loại hình công ty cổ phần thì hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ là do các cổ đông của công ty cùng tham gia đóng góp. Tỷ lệ đóng góp sẽ căn cứ vào tỷ lệ nắm giữ cổ phần của công ty.

– Loại hình công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh trở lên nên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này sẽ do các thành viên của công ty hợp danh cùng đóng góp.

– Doanh nghiệp tư nhân: Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân sẽ do chủ doanh nghiệp tư nhân đóng góp. Và ở loại hình doanh nghiệp này thì người chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

– Loại hình doanh nghiệp liên doanh hay xí nghiệp liên doanh: Hình thức vốn chủ sở hữu sẽ do các doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài cùng góp vốn đầu tư.

Như vậy, trong trường hợp của anh Bình do anh và bạn có ý định thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên nên hình thức vốn chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp mà anh định thành lập sẽ là do anh và người bạn của anh cùng góp vốn và cùng nhau chịu trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp này trong phạm vi phần vốn góp. Anh có thể căn cứ vào hình thức vốn chủ sở hữu để lựa chọn loại hình doanh nghiệp thành lập cũng như phân bổ và sử dụng hợp lý phần vốn này cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp của mình trong trường hợp anh thật sự mở doanh nghiệp.

Trên đây là một số hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nếu có thắc mắc khác liên quan đến lĩnh vực này bạn có thể liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp.

>>> Xem thêm: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất 2022

von-chu-so-huu-la-gi-tang-giam-von-dieu-le

Những yếu tố tác động làm tăng – giảm vốn chủ sở hữu

 

Chị Hoài (Vũng Tàu) có câu hỏi như sau:

“Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc sau muốn được tư vấn giúp:

Hiện tại thì tôi có làm chủ sở hữu của một công ty tnhh 1 thành viên ở Vũng Tàu kinh doanh về mặt du lịch. Tôi có được cấp dưới thông báo là nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tôi đang bị giảm đi nhiều và họ đề xuất là nên bổ sung để tăng nguồn vốn này lên nhằm đảm bảo cho hoạt động của công ty.

Tuy nhiên tôi đang thắc mắc là tại sao nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại giảm và làm cách nào để tăng nguồn vốn này lên. Chính vì vậy, Luật sư có thể nêu rõ yếu tố có thể làm cho nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bị giảm đi và các yếu tố giúp cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên cho tôi được không ?

Tôi cảm ơn Luật sư!”

 

>>> Các yếu tố tác động đến việc tăng giảm vốn chủ sở hữu công ty? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào chị Hoài, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng đài pháp luật! Đối với câu hỏi của chị thì chúng tôi xin trả lời như sau:

Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động sản xuất thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi và ảnh hưởng rất nhiều. Sự tăng giảm nguồn vốn này sẽ thể hiện được tình trạng hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong đó:

– Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng sẽ phản ánh được tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp đang có hiệu quả và các hoạt động kinh doanh đang mang lại lợi nhuận cho công ty . Ngoài ra, việc bổ sung góp vốn, tăng vốn của chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất . Theo đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng nếu:

+ Doanh nghiệp có thêm thành viên mới góp vốn vào hoặc các chủ sở hữu của doanh nghiệp cùng nhau góp thêm vốn vào nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận mà khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng như từ các quỹ đầu tư mang lại được bổ sung vào vốn chủ sở hữu.

+ Cổ phiếu của công ty cổ phần được phát hành có giá trị cao hơn so với giá trị trước đó của nó.

+ Các khoản sau đây có giá trị dương: quà tặng, tài trợ cho doanh nghiệp sau khi trừ thuế và được phép ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.

– Tình trạng vốn chủ sở hữu giảm sẽ cho thấy tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang không hiệu quả và chủ sở hữu cần có phương án thay đổi kinh doanh của doanh nghiệp mình. Theo đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ giảm trong các trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp phải hoàn trả vốn cho chủ sở hữu và người tham gia góp vốn rút vốn khỏi doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp này đang trong giai đoạn giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động

+ Cổ phiếu doanh nghiệp đang phát hành có giá trị thấp hơn mệnh giá ban đầu của nó.

+ Doanh nghiệp phải bù vào những khoản lỗ do hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

+ Đặc biệt, đối với loại hình công ty cổ phần thì khi doanh nghiệp hủy bỏ cổ phiếu quỹ cũng sẽ khiến vốn chủ sở hữu bị giảm đi.

Như vậy trong trường hợp này việc công ty của chị bị giảm vốn chủ sở hữu có thể là do việc kinh doanh không hiệu quả hoặc các nguyên nhân khác được nêu ở trên. Để tăng nguồn vốn chủ sở hữu thì chị có thể góp thêm vốn vào doanh nghiệp của mình hoặc tìm thêm nguồn đầu tư khác.

Trên đây là phần giải đáp của Tổng đài pháp luật về chủ đề vốn chủ sở hữu là gì, hy vọng bài viết của chúng tôi có thể cung cấp các thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề này. Nếu có thắc mắc khác liên quan đến chủ đề Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp từ phía Luật sư.