Thủ tục ly hôn với người Đức mới nhất – Hướng dẫn chi tiết

Thủ tục ly hôn với người Đức thường rất phức tạp khiến nhiều cặp vợ chồng gặp khó khăn trong quá trình ly hôn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về các trường hợp thực hiện thủ tục ly hôn khi có vợ hoặc chồng là người Đức.

Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn tại Đức hay người có quốc tịch Đức, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được các luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Tư vấn quy định về thủ tục ly hôn với người Đức, liên hệ ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-thu-tuc-ly-hon-voi-nguoi-duc
Tư vấn quy định về thủ tục ly hôn với người Đức

Các trường hợp thực hiện thủ tục ly hôn với người Đức

 

Thủ tục ly hôn với người Đức khi hai vợ chồng thống nhất ly hôn

 

>> Tư vấn thủ tục ly hôn với người Đức khi hai vợ chồng thống nhất ly hôn nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Hai vợ chồng cùng thống nhất ly hôn hay thuận tình ly hôn là trường hợp ly hôn mà cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân, được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Trong trường hợp này hai vợ chồng đã có sự thống nhất và thỏa thuận với nhau về tất cả các vấn đề như về quan hệ hôn nhân, về con cung và về tài sản và nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Khi ly hôn thuận tình với người Đức, thường gặp phải các trường hợp như sau:

Hai vợ chồng đã đăng ký kết hôn tại Đức và hiện tại đang làm việc và sinh sống tại Đức

Hai vợ chồng có đăng ký kết hôn tại Việt Nam và mỗi người hiện đang sống tại một nước

Hai vợ chồng có đăng ký kết hôn tại Việt Nam và hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam

Việc giải quyết ly hôn với người Đức khi hai vợ chồng thống nhất ly hôn trong các trường hợp khác nhau sẽ có sự khác nhau về hồ sơ và thủ tục ly hôn, tuy nhiên căn bản sẽ được thực hiện thông qua các bước như sau:

Bước 1: Các bên đương sự cùng nhau tiến hành việc nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Bước 2: Trong vòng 3 ngày làm việc Chánh án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết đơn. Nếu hồ sơ hợp lệ thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý vụ việc, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thẩm phán sẽ yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 7 ngày, nếu trong vòng 7 ngày đương sự không sửa đổi hoặc bổ sung thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ việc

Bước 3: Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí giải quyết việc dân sự cho Đương sự.

Bước 4: Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và có thông báo bằng văn bản đến đương sự.

Bước 5: Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải và giải quyết vụ việc.

Trên đây là tư vấn luật hôn nhân gia đình về thủ tục ly hôn với người Đức có sự thống nhất giữa 2 vợ chồng. Mọi thắc mắc trong quá trình thực hiện thủ tục, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực này giải đáp chi tiết!

Thủ tục ly hôn với người Đức khi hai vợ chồng có tranh chấp

 

>> Thủ tục ly hôn với người Đức khi hai vợ chồng có tranh chấp được thực hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trong trường hợp ly hôn với người Đức tuy nhiên hai vợ chồng không thể thỏa thuận được một hoặc tất cả các vấn đề về hôn nhân, về con chung, về tài sản và vợ chung trong thời kỳ hôn nhân thì lúc này thủ tục ly hôn với người Đức sẽ được giải quyết theo ly hôn đơn phương với người nước ngoài.

Việc ly hôn đơn phương với người nước ngoài sẽ được thực hiện khi xảy ra các trường hợp như:

Một trong hai bên không đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân

Hai bên có tranh chấp với nhau về quyền nuôi con chung hoặc vấn đề cấp dưỡng nuôi con chung

Hai bên không thỏa thuận được về tài sản chung và nợ chung trong thời kỳ hôn nhân.

Khi ly hôn trong trường hợp này thông thường sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết bởi ly hôn đơn phương sẽ:

Tốn nhiều thời gian trong việc xác minh địa chỉ của một trong hai bên có thể do một bên cố tình che giấu địa chỉ

Tốn nhiều thời gian, chi phí trong việc thu thập tài liệu chứng cứ còn thiếu do một trong hai bên không cung cấp tài liệu

Kiện tụng kéo dài về các vấn đề liên quan đến con chung, tài sản chung hoặc nợ chung gây mất thời gian cũng như chi phí của các bên

Án phí ly hôn có thể tăng trong trường hợp có tranh chấp về tài sản bởi lúc này mức án phí sẽ được xác định theo giá trị của tài sản tranh chấp

Do trường hợp ly hôn đơn phương với người nước ngoài, cụ thể là người Đức khá phức tạo do đó về trình tự thủ tục sẽ có sự khác nhau trên thực tế, tuy nhiên thông thường thủ tục ly hôn với người Đức khi hai bên có tranh chấp sẽ được diễn ra theo quy trình sau đây:

Bước 1: Nguyên đơn sẽ tiến hành việc nộp hồ sơ hợp lệ về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bước 2: Trong thời hạn từ 7 đến 15 ngày, Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.

Bước 3: Sau khi có thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, nguyên đơn sẽ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền, sau đó sẽ nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 4: Tòa án mở phiên hòa giải tại tòa, nếu hòa giải không thành Tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục sơ thẩm.

Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là từ 4 đến 6 tháng từ ngày thụ lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Ngoài ra theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì mức án phí sơ thẩm trong vụ việc ly hôn là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản và nếu có tranh chấp về tài sản, án phí được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp.

thu-tuc-ly-hon-voi-nguoi-duc-dang-sinh-song-va-lam-viec-tai-viet-nam
Thủ tục ly hôn với người Đức đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam

 

Thủ tục ly hôn với người Đức đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam

 

Thủ tục ly hôn thuận tình với người Đức

 

Chị Hạnh (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Chồng tôi là người Đức, sinh sống và làm việc tại Việt Nam, thông qua một người bạn thì tôi và chồng có quen biết sau đó tiến tới hôn nhân có đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Chúng tôi có với nhau 2 người con chung. Tuy nhiên thời gian gần đây do khác biệt về văn hóa cũng như lối sống nên chúng tôi thường xuyên xảy ra cãi vã, không tìm được tiếng nói chung. Qua quá trình suy nghĩ cũng như cân nhắc, chúng tôi quyết định sẽ đồng ý thuận tình ly hôn để cả hai có thể tìm cho mình được hạnh phúc mới.

Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài trong trường hợp của tôi như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Hướng dẫn thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình với người Đức nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hạnh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của chị như sau:

Thủ tục ly hôn thuận tình với người Đức đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam sẽ tuân theo các quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 và theo trình tự tố tụng được quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.

Đối với trường hợp của chị Hạnh có thể thấy chồng chị là người Đức nhưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, do đó thủ tục khi hai vợ chồng chị thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình gồm các bước như sau:

Bước 1: Do là ly hôn thuận tình nên cả hai vợ chồng chị phải cùng nhau lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi vợ hoặc chồng sinh sống và làm việc

Hồ sơ ly hôn thuận tình trong trường hợp của chị sẽ bao gồm những tài liệu sau:

Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo mẫu của Tòa án nhân dân

Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu trong trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì có thể nộp bản sao giấy chứng nhận có xác nhận sao y ban chính của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trình bày rõ trong đơn.

Bản sao có công chứng/chứng thực căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/hộ chiếu của hai bên vợ và chồng

Bản sao có công chứng/chứng thực sổ hộ khẩu của hai bên vợ chồng

Bản sao có công chứng/chứng thực giấy khai sinh của 2 con

Bản sao có công chứng/chứng thực những tài liệu chứng cứ chứng minh về quyền sở hữu tài sản

Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của hai vợ chồng chị, Tòa án có thẩm quyền sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí giải quyết việc dân sự

Bước 3: Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, một trong hai bên vợ và chồng chị phải lên Chi cục thi hành án dân sự nộp tiền tạm ứng án phí sau đó nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án nhân dân

Bước 4: Sau khi đã thụ lý việc dân sự, Tòa án sẽ tiến hành việc hòa giải. Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Tòa án tiến hành hòa giải thành, để hai vợ chồng đoàn tụ được với nhau thì lúc này toàn án sẽ ghi nhận và yêu cầu hai bên rút đơn

Nếu trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải nhưng không thành, lúc này Tòa án sẽ tiến hành lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thành. Sau đó trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu hai bên vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến thì lúc này Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của đương sự.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào về các nội dung liên quan đến thủ tục ly hôn thuận tình với người Đức, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!

 

Thủ tục ly hôn đơn phương với người Đức

 

Anh Nam (Hải Phòng) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi và vợ đăng ký kết hôn từ năm 2015 tại Ủy ban nhân dân, vợ tôi là công dân Đức. Từ năm 2015 đến nay vợ chồng tôi đều sinh sống, làm việc và học tập tại Việt Nam. Gần đây tôi có phát hiện vợ có mối quan hệ bất chính với một anh đồng nghiệp cùng cơ quan, vợ tôi thường xuyên bỏ bê gia đình, không quan tâm đến con cái. Chúng tôi thường xuyên xảy ra cãi vã, mâu thuẫn, khoảng cách giữa hai người ngày càng lớn. Nhận thấy mục đích của hôn nhân không đạt được, tôi có đề nghị ly hôn với vợ, tuy nhiên vợ tôi không đồng ý ký vào đơn ly hôn thuận tình. Do đó hiện tôi đang có ý định sẽ nộp đơn ly hôn đơn phương để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu tôi muốn thực hiện việc ly hôn đơn phương thì hồ sơ tôi cần chuẩn bị bao gồm những thành phần gì? Trình tự thủ tục sẽ như thế nào? Mong Luật sư có thể sớm hỗ trợ tư vấn cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Thủ tục thực hiện việc ly hôn đơn phương với người Đức gồm những bước gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Nam, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến cho chúng tôi! Đối với vấn đề trên của anh, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Đối với trường hợp của anh Nam, như anh cung cấp thông tin thì vợ anh là công dân Đức, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Do vợ anh không thuận tình ly hôn nên lúc này anh có thể nộp đơn ly hôn đơn phương lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi vợ anh đang sinh sống và làm việc. Thành phần hồ sơ cũng như trình tự thủ tục tiến hành việc ly hôn đơn phương trong trường hợp của anh cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Anh tiến hành nộp hồ sơ ly hôn đơn phương lên Tòa án có thẩm quyền, thành phần hồ sơ sẽ bao gồm:

Đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn theo mẫu của Tòa án nhân dân

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính

 Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu bản sao công chứng chứng thực của cả hai vợ chồng anh

Giấy khai sinh của các con bản sao công chứng chứng thực (nếu có)

Bản sao có công chứng/chứng thực sổ hộ khẩu thường trú của hai vợ chồng

Các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu tài sản

Bước 2: Xử lý đơn

Sau khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, Tòa án sẽ cấp giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện cho nguyên đơn

Trong thời hạn 3 ngày Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán cũng như Thư ký giúp việc cho Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn

Nếu trường hợp hồ sơ khởi kiện đầy đủ và thuộc đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì lúc này tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho nguyên đơn là người khởi kiện. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, nguyên đơn phải tiến hành việc nộp tiền tạm ứng án phí giải quyết vụ việc dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự, sau đó phải nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án.

Sau đó Tòa án sẽ thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn về việc Tòa án thụ lý đơn khởi kiện trong thời hạn 3 ngày làm việc

Bước 4: Hòa giải tại Tòa án.

Sau khi ra thông báo thụ lý đơn khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành triệu tập nguyên đơn và bị đơn để tiến hành việc hòa giải.

Trường hợp hai bên thỏa thuận được với nhau về vấn đề giải quyết vụ án thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa, thời hạn này có thể kéo dài đến 2 tháng nếu có lý do chính đáng.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án Tòa án sẽ tiến hành gửi bản án cho nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục ly hôn đơn phương với người Đức theo quy định của pháp luật hiện hành, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư có chuyên môn giải đáp nhanh chóng!

 

thu-tuc-ly-hon-voi-nguoi-duc-lien-quan-den-gianh-quyen-nuoi-con
Thủ tục ly hôn với người Đức liên quan đến giành quyền nuôi con

 

Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con với vợ, chồng là người Đức

 

Chị Giang (Đồng Nai) có câu hỏi:

“Thưa luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần giải đáp như sau:

Khoảng 5 năm trước tôi và chồng hiện tại là người Đức có quen biết và hẹn hò thông qua một ứng dụng hẹn hò. Yêu nhau được khoảng 1 năm thì chúng tôi quyết định sẽ tiến tới hôn nhân và có đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Hiện gia đình tôi đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu quá ngắn vì vậy khi lấy nhau về chúng tôi mới nhận thấy cả hai khác biệt quá lớn về văn hóa, lối sống. Do là người nước ngoài nên anh có lối sống phóng khoáng, anh thường xuyên đi nhậu nhẹt, ăn chơi, thậm chí nhiều ngày không về. Khi tôi phàn nàn thì anh nổi giận, nhiều lần còn đánh đập thôi. Nhận thấy đời sống hôn nhân không thể tiếp diễn được nữa tôi quyết định sẽ ly hôn. Tuy nhiên hiện chúng tôi đã có với nhau một đứa con chung 4 tuổi, do cả hai đều có nguyện vọng được nuôi con nên chúng tôi vẫn chưa thỏa thuận được về vấn đề con chung.

Vậy luật sư cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật, thủ tục để tôi có thể giành quyền nuôi con với chồng người Đức như thế nào? Mong luật sư có thể sớm hỗ trợ tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn về thủ tục giành quyền nuôi con với vợ, chồng người Đức theo pháp luật, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Giang, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp bên trên, cũng như những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của chị như sau:

Tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về vấn đề trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn, cụ thể:

Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ mặc nhiên giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc do thực tế lúc này con còn quá bé, vẫn cần sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt thì Tòa án mới tiến hành giao con dưới 36 tháng tuổi cho người cha trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.

Trong trường hợp con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi thì trước hết sẽ do sự thỏa thuận của các bên vì trên thực tế các bên là người rõ nhất ai sẽ là người đó đủ điều kiện để con được phát triển tốt nhất. Tuy nhiên trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án lúc này sẽ căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của hai bên chẳng hạn như điều kiện về kinh tế, đạo đức, lối sống… để quyết định giao con cho bên nào trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của con chung

Trong trường hợp con chung từ đủ 7 tuổi trở lên thì lúc này do con đã có thể nhận thức được cơ bản điều kiện hoàn cảnh của cha mẹ nên lúc này Tòa án phải xem xét đến nguyện vọng của con, xem con có nguyện vọng muốn ở với cha hay với mẹ từ đó xem xét giao con cho bên nào được trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc.

Trong trường hợp có tranh chấp về quyền nuôi con khi thực hiện thủ tục ly hôn với người Đức, thì các bên phải cần chuẩn bị các chứng cứ chứng minh mình có đủ các điều kiện, hoàn cảnh để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con như ăn ở, sinh hoạt… Đồng thời có đủ điều kiện để tương lai con có thể phát triển tốt nhất. Việc chứng minh đủ điều kiện có thể được chứng minh thông qua điều kiện về kinh tế, mức lương, chỗ ở, lối sống, thời gian… hoặc chứng minh một trong hai bên có sự suy đồi về đạo đức, bạo lực gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về tâm sinh lý của con.

Quay lại với trường hợp của chị Giang ở trên, có thể thấy chị có kết hôn với chồng là người Đức và có đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, do đó có thể khẳng định quan hệ hôn nhân giữa chị và chồng được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ.

Như chị trình bày bên trên thì vợ chồng chị có với nhau một đứa con chung 4 tuổi, hiện cả hai chưa thống nhất được vấn đề ai là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con chung khi ly hôn. Dựa trên những phân tích của chúng tôi ở trên có thể thấy nếu trường hợp con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi thì lúc này nếu hai bên không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của hai bên để xem xét xem ai là người có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con trong tương lai.

Vì vậy lúc này để có thể giành quyền nuôi con, chị cần phải chứng minh mình có đủ khả năng cả về tài chính, thời gian, điều kiện sinh hoạt… để có thể trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc con chung hơn chồng chị. Hơn nữa chị cũng cần chuẩn bị những tài liệu chứng cứ liên quan đến hành vi bạo lực gia đình của chồng hoặc những tài liệu liên quan đến vấn đề về đạo đức của người chồng không đảm bảo cho sự phát triển tâm sinh lý của con trong tương lai. Bởi đây cũng là những căn cứ quan trọng để Tòa án xem xét ai là người có quyền được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung khi hai vợ chồng ly hôn.

Pháp luật hiện hành quy định thủ tục giành quyền nuôi con với Người Đức nói riêng và người nước ngoài nói chung sẽ bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nguyên đơn chuẩn bị hồ sơ ly hôn và nộp đến Tòa án có thẩm quyền;

Bước 2: Tòa án xem xét, thụ lý hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con với một trong hai bên vợ hoặc chồng là người Đức

Bước 3: Tòa án tiến hành phiên họp hòa giải, phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.

Bước 4: Tòa án mở phiên tòa xét xử ly hôn giành quyền nuôi con.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các nội dung về thủ tục giành quyền nuôi con với người Đức, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư giải đáp chi tiết!

 

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục ly hôn với người Đức

 

Đã thực hiện thủ tục ly hôn tại Đức có phải ly hôn tại Việt Nam không?

 

Anh Lộc (Điện Biên) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Cách đây khoảng 10 năm tôi có sang Đức du học, sau đó lấy vợ và đăng ký kết hôn tại Đức. Tuy nhiên đời sống hôn nhân chỉ hạnh phúc được một khoảng thời gian đầu, sau đó do khác biệt quá lớn về văn hóa, nếp sống nên vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra cãi vã, mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm nên chúng tôi đã thỏa thuận ly hôn và đã thực hiện thủ tục ly hôn tại Đức. Gần đây tôi có về Việt Nam và có nhu cầu xin giấy xác nhận độc thân.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này khi về Việt Nam tôi có cần phải làm thủ tục ly hôn một lần nữa hay không? Mong luật sư có thể giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Đã thực hiện thủ tục ly hôn tại Đức có phải ly hôn tại Việt Nam không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Lộc, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến cho chúng tôi. Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của anh như sau:

Như anh Lộc trình bày ở trên thì anh và vợ là công dân người Đức đã tiến hành thủ tục ly hôn tại Đức, hiện tại khi anh về Việt Nam muốn xin xác nhận độc thân. Vì vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì anh có thể lựa chọn các cách thức như sau:

Thực hiện việc yêu cầu công nhận bản án

Thực hiện việc ghi chú ly hôn

 Thực hiện thủ tục ly hôn tại Việt Nam

Các trường hợp này sẽ tuân thủ theo các trình tự, thủ tục giải quyết khác nhau theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp của anh, nếu vợ anh vẫn hợp tác và thiện chí thì anh chị có thể tiếp tục thực hiện thủ tục ly hôn tại Việt Nam.

Trong trường hợp không thể tiếp tục thực hiện thủ tục ly hôn ở Việt Nam, anh chị cũng có thể lựa chọn việc ghi chú ly hôn. Với thủ tục này, anh cần thực hiện những bước sau:

Xin bản án hoặc quyết định ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của Đức cấp tại Đại sứ quán Việt Nam tại Đức

Thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự bản án hoặc quyết định ly hôn tại Đại sứ quán hoặc Bộ ngoại giao

Nộp hồ sơ ghi chú ly hôn tại uỷ ban nhân dân cấp quận hoặc cấp huyện nơi anh có hộ khẩu thường trú.

Nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến thủ tục khi đã thực hiện xong việc ly hôn tại Đức, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!

 

Hai vợ chồng định cư tại Đức có ly hôn được ở Việt Nam không?

 

Chị Thảo (Nghệ An) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Tôi và chồng tôi là người Đức, trước đây có đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức. Hiện nay, cả gia đình tôi đều đã sang Đức định cư. Tuy nhiên gần đây do mâu thuẫn gia đình nên chúng tôi có sống ly thân và sắp tới tôi dự định sẽ tiến hành ly hôn đơn phương do chồng tôi không đồng ý ly hôn. Tuy nhiên do không rành tiếng Đức nên tôi đang có nguyện vọng được thực hiện thủ tục ly hôn tại Việt Nam.

Vậy luật sư cho tôi hỏi liệu cả tôi và chồng đã định cư tại Đức thì có thể làm thủ tục ly hôn ở Việt Nam hay không? Mong luật sư có thể tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Hai vợ chồng định cư tại Đức có ly hôn được ở Việt Nam không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Thảo, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những câu hỏi của mình đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp cũng như những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của chị như sau:

Căn cứ tại khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

Trường hợp trên, chị Thảo là người Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài cụ thể là nước Đức và muốn ly hôn tại Việt Nam thì lúc này sẽ được xác định là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Theo đó lúc này chị sẽ thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, do chồng chị không có nơi cư trú, làm việc tại Việt Nam nên chị có thể nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố nơi chị cư trú và làm việc để yêu cầu giải quyết vụ án ly hôn. Trong trường hợp chị còn bất kỳ thắc mắc bào liên quan đến thủ tục ly hôn với người Đức tại Việt Nam, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này hỗ trợ nhanh chóng!

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến thủ tục ly hôn với người Đức. Hy vọng thông qua bài viết trên của chúng tôi sẽ cung cấp được cho các bạn những thông tin hữu ích nhất là đối với những cặp vợ chồng đang gặp trục trặc về thủ tục khi quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Mọi thắc mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất!

 

Liên hệ với chúng tôi:

 

Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

 

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174