Sang tên nhà cho con dưới 18 tuổi là vấn đề được rất nhiều người cha, người mẹ quan tâm và tìm hiểu. Vậy pháp luật có cho pháp sang tên nhà cho con khi chưa đủ 18 tuổi không? Trong trường hợp này, con có được đứng tên trên sổ đỏ không? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết!
>> Luật sư tư vấn quy định về sang tên nhà cho con dưới 18 tuổi miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Có được sang tên nhà cho con dưới 18 tuổi không?
Anh Bắc (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:
“Thưa luật sư, tôi có vấn đề vướng mắc cần Luật sư tư vấn như sau:
Tôi đã kết hôn với vợ của mình được hơn chục năm rồi, chúng tôi có một cậu con trai năm nay 16 tuổi. Trong quá trình chung sống, hai vợ chồng tôi có mua được một căn nhà để sau này về già đến đó ở. Nhưng dạo gần đây chúng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn về vấn đề kinh tế trong gia đình không thể hòa giải được. Nên chúng tôi quyết định ly hôn với nhau và có thỏa thuận với nhau là để lại cho đứa con trai căn nhà đó. Sau khi ly hôn, vợ tôi được quyền nuôi con, tuy nhiên, cháu năm nay mới 16 tuổi. Vậy, tôi muốn hỏi Luật sư là trường hợp này có được sang tên căn nhà cho con tôi của chúng tôi hay không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư giải đáp miễn phí có được sang tên nhà cho con dưới 18 tuổi không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Chào anh Bắc, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Căn cứ vào thông tin mà anh đã cung cấp thì chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo pháp luật quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về người sử dụng đất được phép chuyển đổi và chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đảm bảo các điều kiện:
– Có giấy chứng nhận sử dụng đất, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai năm 2013
– Mảnh đất không có tranh chấp
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
– Đang trong thời hạn sử dụng đất
Ngoài ra, cũng có các quy định về các trường hợp mà hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất mặc dù đáp ứng được các điều kiện như trên nhưng vẫn không thực hiện được quyền sang tên đất sau:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ không nhận được chuyển nhượng, không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất với các trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho về quyền sử dụng đất.
– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đốt rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình và cá nhân trừ trường hợp đã được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, không được nhận chuyển nhượng hay nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Có nghĩa là đất trồng lúa có được chuyển nhượng hay không chủ yếu phụ thuộc vào đối tượng được nhận chuyển nhượng có phải là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không? Nếu người nhận chuyển nhượng trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp thì mới có đủ điều kiện để được sang tên sổ đỏ thửa đất đó.
Đối với hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong các phân kho bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi với sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đó.
Do đó với các trường hợp bị cấm chuyển nhượng đất không đề cập đến việc cấm chuyển nhượng đất cho con dưới 18 tuổi. Cùng với theo các nguyên tắc công dân có quyền làm những điều pháp luật cho phép thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có quyền sang tên sổ đỏ cho con dưới 18 tuổi nếu người đó đáp ứng được đủ 4 điều kiện có thể thực hiện quyền như trên.
Cho nên, đối với câu hỏi của anh Bắc thì căn nhà của vợ chồng anh có giấy chứng nhận sử dụng đất. Sau khi ly hôn anh chị đã có thỏa thuận để căn nhà lại cho con của anh. Theo quy định, con anh là người dưới 18 tuổi vẫn có quyền đứng tên trên sổ đỏ của căn nhà đó. Tuy nhiên sẽ không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến mảnh đất mà phải có sự đồng ý của của người đại diện là vợ của anh vì vợ của anh có quyền nuôi cháu, đồng thời cũng là người đại diện theo pháp luật của con.
Trên đây là giải đáp của Luật sư cho câu hỏi của anh Bắc. Hy vọng rằng câu trả lời của chúng tôi đã giúp anh hiểu rõ về điều kiện sang tên nhà. Nếu anh có bất kỳ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Cha mẹ sang tên nhà cho con có đóng thuế không? Cập nhập 2022
Con dưới 18 tuổi có được đứng tên trên sổ đỏ không?
Chị Ánh (Lào Cai) có câu hỏi gửi đến Tổng Đài Pháp Luật:
“Chào Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong Luật sư giải đáp như sau:
Tôi và chồng tôi có một đứa con gái năm nay 15 tuổi, chúng tôi mới mua được một mảnh đất gần nhà. Dạo gần đây, tôi phát hiện chồng của mình ngoại tình với một người khác, nên tôi quyết định ly hôn và anh ấy cũng đã đồng ý. Chúng tôi có thỏa thuận sau khi ly hôn sẽ để lại mảnh đất cho con gái. Vậy tôi xin hỏi Luật sư, bây giờ vợ chồng tôi có thể chuyển tên sổ đỏ cho con dưới 18 tuổi được không? Xin cảm ơn Luật sư!”
>> Con chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên trên sổ đỏ không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Ánh, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc đến đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa vào những thông tin mà chị cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra phản hồi như sau:
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 19 Nghị định 43/014/NĐ-CP về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất như sau:
– Tổ chức và cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật đất đai năm 2014
– Người đang quản lý hay sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Người thuê, thuê lại đất của người đang sử dụng đất, trừ trường hợp cho thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp hay khu chế xuất, khu công nghệ cao.
– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông và lâm nghiệp, ban quản lý của rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác đang gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc các quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất nhưng không thu tiền sử dụng đất nhằm để sử dụng vào các mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu; đường dây truyền tải điện; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
Do đó, hiện nay pháp luật không có quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dưới 18 tuổi.
Ngoài ra, tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4, khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về việc thể hiện thông tin người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận cũng không thể hiện độ tuổi của người đứng tên trên Giấy chứng nhận.
Cho nên, người dưới 18 tuổi vẫn có quyền được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi vì pháp luật chỉ hạn chế đối với người dưới 18 tuổi không được tự ý thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản mà không quy định đến độ tuổi được đứng tên trên sổ đỏ là bao nhiêu.
Vì vậy, trong trường hợp của chị Ánh, dù vợ chồng chị ly hôn nhưng con của hai bạn đủ 15 tuổi vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có quyền được sở hữu tài sản gắn liền với đất. Nhưng kèm theo đó trong Giấy chứng nhận phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ là chị nếu sau khi ly hôn chị là người được Tòa quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con, hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.
Trên đây là giải đáp của Luật sư cho câu hỏi của chị Ánh. Trong quá trình làm thủ tục cho con đứng tên trên sổ đỏ, chị gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn chi tiết!
>> Xem thêm: Sang tên sổ đỏ sau ly hôn cho vợ/chồng thực hiện như thế nào?
Giao dịch dân sự của người dưới 18 tuổi sẽ được thực hiện như thế nào?
Anh Dũng (Lạng Sơn) có câu hỏi:
“Chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc muốn nhờ Luật sư hỗ trợ như sau:
Tôi có một đứa con trai năm nay 15 tuổi, sau khi vợ chồng tôi ly hôn thì chúng tôi đã đồng ý cho con tôi có một mảnh đất và cũng làm thủ tục sang tên đầy đủ rồi. Hiện tại, tôi là người đang trực tiếp nuôi con, bây giờ cháu có nhu cầu muốn bán mảnh đất này đi để mua một căn nhà mới. Nhưng theo tôi tìm hiểu thì người chưa thành niên không được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến đất. Chính vì vậy, tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn cho tôi làm thế nào để con tôi bán được mảnh đất này? Xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn miễn phí giao dịch dân sự của người dưới 18 tuổi, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào anh Dũng, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi! Đối với trường hợp của anh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật tại Điều 21 của Bộ luật dân sự năm 2015 về người chưa thành niên như sau:
– Người chưa đủ mười tám tuổi được xem là người chưa thành niên
Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó thực hiện, xác lập.
– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch dân sự phục vụ đến nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với từng lứa tuổi.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Từ đó thì có thể hiểu người chưa thành niên khi thực hiện các giao dịch dân sự thì sẽ phải thông qua người đại diện theo pháp luật của người đó như sau:
– Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó thực hiện, xác lập
– Người từ đủ 6 tuổi trở lên đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập giao dịch dân sự thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
– Với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan đến các bất động sản hoặc động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định phải được người đại diện đồng ý.
Vì vậy, đối với trường hợp của anh Dũng thì con anh năm nay 15 tuổi thì có thể thực hiện các giao dịch dân sự, ngoại trừ liên quan đến bất động sản hoặc động sản. Cho nên, nếu con anh muốn bán mảnh đất đó thì phải cần có sự đồng ý và chữ ký của người đại diện là anh vì anh đang trực tiếp nuôi con nên sẽ là người đại diện theo pháp luật của con.
Nếu anh có vấn đề nào còn vướng mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để luật sư có chuyên môn giải đáp chi tiết!
>> Xem thêm: Vợ tự ý thế chấp sổ đỏ đi vay ngân hàng có được hay không?
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về sang tên nhà cho con dưới 18 tuổi cùng các vấn đề có liên quan khác. Mọi thông tin chúng tôi chia sẻ đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng thông tin này sẽ góp phần cung cấp cho các bạn đọc những quy định pháp lý hữu ích nhất. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm mọi lúc, mọi nơi!