Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào? Khi mà bảo hiểm thất nghiệp đang là mối bận tâm của rất nhiều người lao động ở trong và sau quá trình tham gia hợp đồng lao động. Để biết được thêm nhiều thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, xin vui lòng các bạn tham khảo bài viết ngay sau đâu của chúng tôi. Ngoài ra, vấn đề bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp miễn phí.
Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào? Gọi tư vấn 1900.6174
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là một loại bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ hỗ trợ người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động. Đối với các trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và các đơn vị ký kết hợp đồng lao động với người lao động sẽ là đối tượng đặc biệt và bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của nhà nước.
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp quyền lợi và lợi ích cho người lao động sau khi thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, được coi là chính sách an sinh xã hội và có lợi ích rất lớn đối với người lao động vì có thể giải quyết những khó khăn về vấn đề tài chính và giúp trang trải cuộc sống của người lao động. Ngoài ra, bảo hiểm thất nghiệp có thể hỗ trợ người lao động học nghề và tìm kiếm công việc dựa trên cơ sở quỹ của bảo hiểm thất nghiệp.
>>>Xem thêm: Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp thế nào?
Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?
Với câu hỏi Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào thì chúng tôi đã căn cứ vào quy định của pháp luật và được giải đáp ngay trong khoản 1 điều 140 của bộ luật bảo hiểm xã hội 2006 và có hiệu lực từ năm 2007 như sau:
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Theo quy định trên thì bảo hiểm thất nghiệp sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp đã xuất hiện và có hiệu lực từ năm 2009.
Tuy nhiên, Bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu từ năm nào và quy định cần biết khi đóng BHTN là gì? Trong quá trình thi hành nội dung bộ luật thì đã có những thay đổi nhất định về căn cứ luật áp dụng. Cụ thể, từ ngày 1/5/2015, chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ được quy định và áp dụng theo luật việc làm năm 2013, đến nay, bộ luật đó vẫn còn hiệu lực và được sử dụng hầu hết trong việc giải quyết vấn đề liên quan.
Từ khi có bảo hiểm thất nghiệp, người lao động như có một cánh cửa mới giúp vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Vì bảo hiểm thất nghiệp không những giúp người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà còn giúp họ kiếm thêm việc làm mới nhờ vào quỹ thất nghiệp của nhà nước. Nếu có câu hỏi về việc bảo hiểm thất nghiệp đóng từ năm nào, bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào, các bạn có thể tham khảo bài viết trên của chúng tôi hoặc liên hệ tới tổng đài tư vấn luật lao động 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
>>>Xem thêm: Làm thế nào để tra cứu bảo hiểm thất nghiệp?
Tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng quyền lợi gì?
Dưới đây là một vài quyền lợi mà người lao động và người sử dụng lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp và cụ thể như sau:
– Đối với người lao động
+ Hưởng trợ cấp thất nghiệp: Căn cứ theo điều 49 Luật việc làm quy định: người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ có cơ hội được nhận trợ cấp thất nghiệp.
+ Quyền được hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm: Căn cứ theo điều 57 Luật việc làm quy định: người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
+ Quyền được hỗ trợ học nghề: Căn cứ theo điều 55 Luật việc làm 2013 quy định: người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trong 24 tháng trước khi nghỉ việc có thể được hỗ trợ học nghề.
– Đối với người sử dụng lao động đã ký hợp đồng với người lao động
Theo điều Điều 47 Luật Việc làm, người sử dụng lao động sẽ có quyền được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm nếu có đủ các điều kiện sau:
+ Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
+ Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu, công nghệ.
+ Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
+ Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Với quy định bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào thì người lao động và người sử dụng lao động đều có những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày bộ luật có hiệu lực. Người lao động sẽ được quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp, có cơ hội tìm việc làm mới và được hỗ trợ học nghề nếu đã đóng đủ bảo hiểm từ đủ 9 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc. Đối với người sử dụng lao động đã ký kết hợp đồng làm việc với người lao động sẽ được hỗ trợ, đào tạo thêm kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực đang theo đuổi để giúp người sử dụng dao động có có thể duy trì và phát huy công việc.
>>Xem thêm: Ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp có được không?
Đối tượng nào phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp?
Bên cạnh câu hỏi bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào thì câu hỏi đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng rất được quan tâm. Theo quy định của pháp luật, người lao động và người sử dụng lao động là 2 đối tượng mà nhà nước bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, do sự thay đổi của quy định trong các bộ luật liên quan nên đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã có sự thay đổi nhất định trong thời gian qua, cụ thể như sau:
– Giai đoạn từ 1/1/2009 đến hết 30/4/2015
+ Đối với người lao động: Những người lao động có thời gian làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở nên sẽ bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trừ trường hợp người lao động đó đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng
+ Đối với người sử dụng lao động: bảo hiểm thất nghiệp sẽ bắt buộc đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên
– Giai đoạn 1/5/2015 đến nay
+ Đối với người lao động: bảo hiểm thất nghiệp sẽ bắt buộc đối với trường hợp người lao động Việt Nam có hợp đồng làm việc trong thời gian từ đủ 3 tháng trở lên. Trừ trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình
+ Đối với người sử dụng lao động: tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ là bắt buộc và là nghĩa vụ của tất cả những người sử dụng lao động tại Việt nam
Ngoài ra, về vấn đề đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và người sử dụng lao động đã được quy định trong khoản 1 điều 57 Luật việc làm 2013 như sau:
– Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng.
– Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Vậy, khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng tiền quỹ vào bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng với số tiền bằng 1% tiền lương tháng của người lao động và bằng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động đối với người sử dụng lao động.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào hay bảo hiểm thất nghiệp quy định những nội dung gì, hãy nhanh tay gọi đến tổng đài của chúng tôi để được tư vấn thêm thông tin chi tiết, gọi 1900.6174
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị Luật sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn cách tư vấn bảo hiểm nhân thọ một cách hiệu quả nhất dành cho những khách hàng là tư vấn viên, đại sứ của công ty bảo hiểm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ trọn vẹn nhất!
>>>Xem thêm: Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp mất bao lâu?
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động đang làm việc tại Việt Nam sẽ là đối tượng bắt buộc phải tham gia. Nhưng để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ là một vấn đề khác, không phải ai tham gia cũng có thể được hưởng và những trường hợp sau đây sẽ được coi là đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Những người lao động đã bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm theo đúng quy định trong hợp đồng và vẫn chưa tìm được công việc mới
– Tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc
– Đã đăng ký và làm thủ tục, nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động chưa tìm kiếm được công việc mới thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết và đưa ra quyết định hưởng trợ cấp cho người lao động.
Qua những thông tin trên đây hy vọng quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về những điều kiện được hưởng trợ cấp khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Mọi thắc mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp như bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào hay những thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp gồm nội dung gì, các bạn có thể gọi điện đến số điện thoại của tổng đài pháp luật 1900.6174 hoặc gửi câu hỏi qua địa chỉ email của chúng tôi để được các luật sư, chuyên gia tư vấn hỗ trợ sớm nhất.
>>Xem thêm: Nộp bảo hiểm thất nghiệp ở đâu năm 2022?
Một số câu hỏi về bảo hiểm thất nghiệp
Không đóng bảo hiểm thất nghiệp có được không?
Chị Linh (Hà Nội) có câu hỏi:
Chào luật sư, hiện tại tôi đang làm tại công ty may dệt tại Hà Nội. Trong quá trình làm việc, bên phía chủ lao động đã có thông báo cho chúng tôi về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng để nhỡ đâu sau này nghỉ việc thì sẽ được nhận tiền trợ cấp. Nhưng khi nghe thông báo đó thì tôi không mấy quan tâm và nghĩ còn lâu tôi mới nghỉ việc vì công việc rất phù hợp với tôi. Và mọi người trong công ty đã có lời ra tiếng vào về việc không đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị phạt tiền và không biết điều đó có đúng không luật sư. Và bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào thì có hiệu lực và nếu bị phạt thì sẽ phạt bao nhiêu tiền ạ?
>> Tư vấn những quy định khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp – Gọi 1900.6174
Trả lời bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào
Căn cứ theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc không đóng hoặc thỏa thuận không đóng bảo hiểm thất nghiệp, các cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Phạt 500.000 – 01 triệu đồng (theo khoản 1 điều 39)
– Nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng: Phạt 12% – 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng tối đa là 75 triệu đồng (theo điểm c khoản 5 điều 39). Ngoài ra, sẽ buộc phải đóng đủ số tiền bảo hiểm thất nghiệp và nộp thêm tiền lãi theo quy định tại khoản 10 điều 39.
– Nếu không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt 18% – 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng tối đa là 75 triệu đồng theo quy định khoản 6 điều 39. Ngoài ra, sẽ buộc phải đóng đủ số tiền bảo hiểm thất nghiệp và nộp thêm tiền lãi theo quy định tại khoản 10 điều 39.
– Nếu có hành vi trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: phạt 50 – 70 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 7 điều 39. Ngoài ra, sẽ buộc phải đóng đủ số tiền bảo hiểm thất nghiệp và nộp thêm tiền lãi theo quy định tại khoản 10 điều 39.
Trên đây là tất cả những mức phạt có thể xảy ra nếu người lao động và người sử dụng lao động không thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định. Với trường hợp của bạn đang có hành vi trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng sẽ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên có thể bị phạt từ 50- 70 triệu đồng theo quy định tại khoản 7 điều 39 của luật việc làm 2013. Vì vậy bạn hãy nhanh chóng liên lạc với chủ công ty để tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp sớm nhất có thể.
Mức đóng và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?
Chị Hiền (Hà Nội) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi mới bắt đầu làm việc tại công ty nước ngoài được 3 tháng thì công ty có thông báo về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp. Vì đây là lần đầu tiên tôi đăng ký tham gia và làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp nên tôi chưa biết rõ quy định cụ thể về việc đóng bảo hiểm như thế nào và bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào thì có hiệu lực. Trong công ty chỉ thông báo về mức đóng bảo hiểm, còn mức hưởng sau khi tôi nghỉ việc sẽ là bao nhiêu thì công ty chưa nhắc đến. Xin luật sư giải đáp giúp tôi về vấn đề này ạ!
>> Tư vấn điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp – Gọi 1900.6174
Trả lời bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào
– Đối với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ có quy định như sau:
Căn cứ theo khoản 1 điều 57 Luật việc làm 2013 quy định về mức đóng BHTN cho mỗi đối tượng như sau:
+ Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương tháng.
+ Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
+ Nhà nước sẽ hỗ trợ ngân sách bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của người lao động với tần suất 1 năm / lần
– Đối với mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động và người sử dụng lao động sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng với số tiền bằng 60% mức tiền công, tiền lương bình quân trong 6 tháng liền kề đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi kết thúc hợp đồng lao động, HDLV
Số tiền người lao động được hưởng trợ cấp sẽ phụ thuộc vào thời gian tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp:
+ Nếu đóng đủ từ 12- 36 tháng thì sẽ được nhận 3 tháng trợ cấp thất nghiệp
+ Nếu đóng đủ từ 36- 72 tháng thì sẽ được nhận 6 tháng trợ cấp thất nghiệp
+ Nếu đóng đủ từ 72- 144 tháng thì sẽ được nhận 9 tháng trợ cấp thất nghiệp
+ Nếu đóng đủ từ 144 tháng trở lên thì sẽ được nhận 12 tháng trợ cấp thất nghiệp
Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ là bắt buộc đối với người lao động. Khi đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đóng số tiền bằng 1% tiền lương hàng tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng lao động, người lao động có thể được nhận tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian đóng tiền bảo hiểm tại công ty.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề bảo hiểm thất nghiệp như bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào và những thông tin cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp, các bạn có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua hình thức gọi điện hoặc gửi email, các luật sư sẽ hỗ trợ sớm nhất để giải quyết vấn đề của bạn.
Qua bài viết trên đây, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến vấn đề bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào và những quy định liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ luật sư chuyên môn về bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào, bảo hiểm thất nghiệp đóng từ năm nào, hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn 24/7. Với những trường hợp mang tính chất phức tạp, bạn có thể hỏi qua email hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư để nhờ sự tư vấn. Sự đồng hành của các bạn là niềm vinh hạnh lớn đối với chúng tôi.