Cấm dịch vụ đòi nợ thuê, làm cách nào để đòi tiền từ con nợ?

Cấm dịch vụ đòi nợ thuê thì nên làm gì để thu hồi nợ từ những khách nợ “cứng đầu” hay những khoản vay “một đi không thấy hoàn trả”. Vậy trong bài viết sau đây, Tổng đài pháp luật sẽ đưa ra hướng giải quyết khi bị cấm dịch vụ đòi nợ thuê mà những chủ nợ cần biết. Nếu bạn cần hỗ trợ hay tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ ngay tới số điện thoại 1900.6174 để được sự hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và miễn phí từ các luật sư của chúng tôi.

>> Tư vấn việc cấm dịch vụ đòi nợ thuê, gọi ngay 1900.6174

cam-dich-vu-doi-no-thue

Thế nào là kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê?

Căn cứ pháp lý

Đòi nợ thuê được hiểu là ngành dịch vụ đòi nợ, đây có thể là việc làm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc của 1 tập đoàn, công ty thực hiện hành vi thu, đòi nợ con nợ theo yêu cầu của chủ nợ.

Căn cứ theo Nghị định 104/2007/NĐ-CP, dịch vụ đòi nợ thuê là một trong những dịch vụ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, hoàn toàn hợp pháp về mặt pháp lý.

>> Tư vấn pháp lý, đòi nợ hãy liên hệ 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn

Nguyên tắc hoạt động của dịch vụ đòi nợ thuê

 

Câu hỏi của anh Lâm (Cao Bằng):

Chào luật sư, tôi có cho một người quen vay khoản tiền và được hứa sẽ hoàn trả đầy đủ trong 5 tháng. Nhưng đến nay đã được hơn 1 năm tôi vẫn không nhận được bất kỳ khoản tiền trả nào. Vì vậy, tôi có thuê một công ty của bạn tôi đòi nợ giúp tôi khoản tiền này. Tôi không biết công ty này có kinh doanh hợp lệ không nên muốn nhờ Tổng đài pháp luật giải đáp hộ.

 

>> Nguyên tắc hoạt động của dịch vụ đòi nợ thuê, liên hệ ngay 1900.6174 

Trả lời:

Xin chào anh Lâm! Cảm ơn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật,

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ, thì:

+ Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đời nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ;

+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được phép kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ đòi nợ;

+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê chỉ được thực hiện các biện pháp xử lý nợ phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Hoạt động dịch vụ đòi nợ thực hiện theo hợp đồng ủy quyền được ký kết giữa chủ nợ hoặc khách nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong phạm vi quyền được pháp luật công nhận

Như vậy, với tình huống của bạn nêu trên, bạn cần xem xét rằng công ty mà bạn đang muốn thuê có được cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ đòi nợ hay không? Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp đòi nợ thuê đó không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác và tất cả những biện pháp mà doanh nghiệp đòi nợ thực hiện phải phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu bạn thấy doanh nghiệp đòi nợ có đủ yếu tố trên thì sẽ biết họ làm việc hợp pháp hay hợp lệ.

Nếu anh còn những vướng mắc, hãy liên hệ và cung cấp thêm thông tin để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp kịp thời và hoàn toàn miễn phí liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Tại sao cấm dịch vụ đòi nợ thuê?

 

Nguyên nhân dẫn đến cấm dịch vụ đòi nợ thuê

 

Câu hỏi của anh Văn Tình (Lạng Sơn) gửi tới Tổng đài pháp luật:

Chào Luật sư, anh trai tôi đã thành lập công ty về dịch vụ đòi nợ thuê và hoạt động được 2 năm. Đến cuối năm 2021, công ty của anh trai tôi đã bị cấm dịch vụ đòi nợ thuê. Luật sư có thể cho tôi biết nguyên nhân cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê được không? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Nguyên nhân dẫn đến cấm dịch vụ đòi nợ thuê, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tình! Cảm ơn câu hỏi của anh. Đây cũng là một thắc mắc mà Tổng đài pháp luật nhận được những câu hỏi liên quan. Luật sư xin phép trả lời câu hỏi của anh như sau:

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến nghiêm cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê:

Thứ nhất, trong quá trình hoạt động, nhiều tổ chức đòi nợ thuê không chấp hành điều kiện kinh doanh cũng như quy định pháp luật có liên quan làm phát sinh nhiều hệ quả tiêu cực như:

Khủng bố bằng chất bẩn

Hành vi này hiện đang diễn ra ở rất nhiều nơi, nhiều trường hợp con nợ còn bị người đòi nợ thuê có những hành động như tạt sơn, mắm tôm,… gây hư hại tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả hoạt động kinh doanh của con nợ.

Đây là một trong những hành vi gây rối loạn, mất trật tự an ninh công cộng, nếu người đòi nợ thuê bị chính quyền phát hiện có thể bị xử phạt hành chính (quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015)

Cưỡng đoạt tài sản

Là những hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015). Rất dễ chúng ta có thể nhầm lẫn giữa hai khái niệm “Cưỡng đoạt tài sản” và “Chiếm đoạt tài sản”, nhưng thật ra đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và mức xử phạt đưa ra cho hai hành vi này cũng là khác nhau.

Theo đó, điểm khác biệt nổi bật nhất là hành vi “cưỡng đoạt tài sản” chỉ mới đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu bị hại không trao ngay tài sản, còn “chiếm đoạt tài sản” thì sẽ đe dọa vũ lực ngay lập tức để chiếm đoạt tài sản

Phá hoại tài sản

Đây là những hành vi hủy hoại hoặc phá hoại tài sản của người khác làm cho tài sản bị mất đi giá trị sử dụng hoặc làm suy giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản đó.

Người mắc tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với giá trị tài sản từ 2,000,000 đồng đến dưới 50,000,000 đồng sẽ bị phạt tiền từ 10,000,000 đồng đến 50,000,000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (thông tin chi tiết được đề cập tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Có những hành vi trấn áp, đe dọa, khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ,…: Đây là những hành vi được các công ty đòi nợ thuê “biến tướng” áp dụng rất nhiều nhằm đánh vào tâm lý lo lắng, sợ hãi của con nợ khiến con nợ phải nhanh chóng hoàn thành khoản nợ. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của việc đe dọa hay khủng bố tinh thần mà mức phạt đưa ra có thể là phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, trong thời gian qua có một số doanh nghiệp, tổ chức đòi nợ biến tướng, tiến hành các hoạt động phi pháp mà các cơ quan quản lý và cơ quan tư pháp không có cách nào để ngăn chặn, làm ảnh hưởng đến xã hội và đây cũng là lý do đến đến Quốc hội cấm hoạt động ngành nghề kinh doanh này.

Điều nguy hiểm của dịch vụ này khiến nhiều người lo lắng chính là ở sự biến tượng của nó, mặc dù bản thân dịch vụ đòi nợ thuê không gây nguy hại cho xã hội. Nhiều tổ chức lợi dụng việc đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động đòi nợ bằng các biện pháp trái pháp luật đối với người mắc nợ.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến nguyên nhân bị cấm dịch vụ đòi nợ thuê. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến quy định đòi nợ thuê, hãy liên hệ tới 1900.6174. Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của bạn.

 

tai-sao-cam-dich-vu-doi-no-thue

Từ khi nào bị cấm dịch vụ đòi nợ thuê?

 

Anh Chí (Hải Dương) có gửi câu hỏi:

Chào luật sư, công ty chúng tôi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê cũng đã được hơn 1 năm. Mới đây, chúng tôi nhận được thông báo đóng cửa công ty vì ngành nghề chúng tôi đã bị cấm kinh doanh. Luật sư có thể cho tôi biết quyết định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê có hiệu lực từ bao giờ không? Và nếu tiếp tục kinh doanh có bị phạt không? Tôi cảm ơn!

 

>> Từ khi nào bị cấm dịch vụ đòi nợ thuê. Liên hệ ngay 1900.6174 

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của anh Chí tới Tổng đài pháp luật. Luật sư xin phép trả lời thắc mắc của anh như sau:

Theo quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư sửa đổi năm 2016 quy định hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn được coi là một trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Tuy nhiên, đến ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 năm 2020. Theo đó, kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được bổ sung vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bên cạnh một số ngành nghề như: kinh doanh các chất ma túy, kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật,…

Luật này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Tuy nhiên, tại khoản 5 Điều 77 Luật này cũng nêu rõ:

“Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký trước ngày 01/01/2021 chấm dứt hiệu lực từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Vì thế, với những hợp đồng của công ty bạn ký kết trước đó có thể tiếp tục thực hiện và lưu ý chỉ được thực hiện đến hết ngày 01/01/2021. Bất kỳ một hoạt động đòi nợ thuê nào hay một hợp đồng đòi nợ thuê nào được ký kết và thực hiện sau ngày 01/01/2021 đều được coi là trái với quy định của pháp luật dù cho lý do là gì.

Với câu hỏi thứ 02 của anh, theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, nếu kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng. Với dịch vụ đòi nợ thuê, từ 2021, nếu ai còn kinh doanh dịch vụ này sẽ bị phạt nặng đến 80 triệu đồng với cá nhân và 160 triệu đồng với tổ chức.

02 cách đòi nợ mà không cần thuê dịch vụ đòi nợ

 

Câu hỏi của chị Lan Anh (Hưng Yên) gửi đến Tổng đài pháp luật:

Chào luật sư, theo tôi được biết thì dịch vụ đòi nợ thuê đã bị cấm kinh doanh. Vậy, bây giờ nếu tôi muốn đòi nợ mà không cần thuê dịch vụ đòi nợ thì có cách nào không vậy luật sư? Tôi chân thành cảm ơn!

 

>> Tư vấn đòi nợ không cần công ty đòi nợ thuê, liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Lan Anh! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi thắc mắc đến Tổng đài pháp luật. Đúng như theo quy định của pháp luật, từ năm 2021 sẽ không còn dịch vụ đòi nợ thuê và người cho vay rơi vào bế tắc không biết phương pháp nào để thu hồi lại khoản cho vay. Tổng đài pháp luật xin chia sẻ với các 02 giải pháp bạn có thể sử dụng để đòi lại khoản tiền đã cho vay.

Vay tiền hay vay tài sản không còn là gì quá lạ lẫm với chúng ta. Đây là một trong những giao dịch dân sự phổ biến nhất hiện nay, và đối với giao dịch này thì không có yêu cầu bắt buộc nào. Chúng ta có thể dễ dàng thực hiện vay – hay cho vay qua lời nói, bằng văn bản hay bằng những hành vi cụ thể, điều này có thể phụ thuộc vào khoản tiền bạn muốn vay (hay cho vay) và tính chất và mục đích của cuộc giao dịch đó.

Với những cuộc giao dịch được thực hiện dựa trên hợp đồng vay tài sản, mọi người cần biết rằng theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”

Theo đó, trả nợ là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của người đi vay trong hợp đồng vay. Dù vay có lãi hay không có lãi thì khi đến hạn, người đi vay cũng phải hoàn trả tài sản đã vay trước đó.

Bạn đã hiểu được quyền lợi của mình khi cho vay rồi chứ? Bạn hoàn toàn có quyền được hoàn trả lại toàn bộ tài sản bạn đã cho vay như trong hợp đồng. Và sau đây là 02 phương án bạn có thể sử dụng để đòi lại quyền lợi cho bản thân mình.

Phương án 01: Khởi kiện ra Tòa án

Căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“Vay tiền là giao dịch dân sự nên khi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện ta Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Khi gặp trường hợp bên người vay không trả đủ nợ hoặc nợ quá lâu, không đòi được thì người cho vay có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ gửi đến Tòa án để yêu cầu trả tiền và trả thêm một khoản tiền lãi nếu bên vay nợ không trả nợ, vì việc chậm trả của bên vay là bằng chứng cho thấy quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay đã bị xâm phạm.

Thủ tục gửi đơn khởi kiện đến Tòa án được thực hiện như sau:

Bước 1: Viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ

Người cho vay phải chuẩn bị các giấy tờ liên quan sau:

1. Đơn khởi kiện;

2. Bản sao hợp đồng vay, giấy vay … (nếu có);

3. Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…

4. Đơn khởi kiện phải có đầy đủ thông tin và nội dung như: Ngày, tháng, năm làm đơn; tên Tòa án nhận đơn; tên, nơi cư trú, nơi làm việc của người cho vay, người đi va; nội dung đòi nợ,…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tòa án nhận hồ sơ của bạn qua một trong 03 cách: Nộp trực tiếp, gửi trực tuyến đến Tòa án cấp huyện người vay tiền sinh sống, làm việc hoặc gửi theo đường bưu điện.

Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết

Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Sau đó Tòa án sẽ xem xét và đưa ra xét xử sơ thẩm …

Lưu ý quan trọng 01: Theo Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền là 03 năm

Lưu ý quan trọng 02: Việc giải quyết tranh chấp có thể kéo dài qua các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, lúc này nếu phát hiện “con nợ” có dấu hiệu tẩu tán tài sản, khi khởi kiện chủ nợ có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp sau:

+ Kê khai tài sản đang tranh chấp

+ Cấm dịch chuyển quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

+ Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước

+ Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ

+ Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Phương án 02: Tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền

Nếu nhận thấy hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm hay có hành vi gian dối vay tiền để bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản vay vào mục đích bất hợp pháp thì người cho vay có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về một trong các tội sau đây:

Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội này có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân;
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản : Tội này có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù

Lúc này, căn cứ Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người cho vay cần làm đơn tố giác gửi cơ quan điều tra, đề nghị xử lý người cho vay đồng thời giải quyết vấn đề trả nợ đã vay.

Các cấp được phân loại xử lý:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020 của Bộ Công an, công an xã, phường, thị trấn phân loại và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm. Riêng Công an xã chưa được bố trí lực lượng chính quy chỉ tiến hành lấy lời khai của người bị tố giác trong trường hợp vụ việc đơn giản, rõ ràng hoặc trong trường hợp cần thiết, cấp bách.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, về thẩm quyền điều tra thì Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Nếu tội phạm thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi xảy ra tội phạm thì Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt có thẩm quyền điều tra.

 

cach-doi-no-khi-cam-dich-vu-doi-no-thue

 

>>Xem thêm: 1001 Cách đòi nợ khách hàng hiệu quả, nhanh chóng nhất

 

Dịch vụ đòi nợ hợp pháp tại Tổng đài pháp luật

Dịch vụ pháp lý về tranh chấp các khoản nợ của công ty luật có bị cấm cùng với kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê không?

 

Câu hỏi của anh Kiên (Nam Định): 

Thưa Luật sư, công ty chúng tôi đang còn một khoản nợ khá lớn cần đòi từ đối tác. Nhưng do các công ty đồi nợ thuê đều đã bị nghiêm cấm hoạt động, nay tôi muốn thuê tư vấn dịch vụ đòi nợ của các công ty luật uy tín. Vậy luật sư có thể cho tôi biết các công ty luật làm dịch vụ đòi nợ thuê có bị cấm như những công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê không?

 

>> Dịch vụ hỗ trợ đòi nợ hợp pháp tại Tổng đài pháp luật. Liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Kiên! Cảm ơn anh đã gửi thắc mắc đến Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của anh, Luật sư xin phép trả lời như sau:

Nhiều người có thể có những nhầm lần khi cho rằng công ty đòi nợ thuê và công ty luật đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp về khoản nợ là giống nhau, bởi vì mục tiêu của 2 loại hình công ty này đều là giúp chủ nợ thu hồi được khoản nợ và có những biện pháp xử lý đối với khách nợ trì hoãn hoàn trả.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê và công ty luật đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp khoản nợ là hai loại hình công ty khác nhau hoàn toàn và thông tin chi tiết sẽ được thể hiện rõ ràng qua thông tin sau:

Tổ chức kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê Công ty luật
Quy định về thành lập Được Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có ngành nghề kinh doanh là dịch vụ đòi nợ Được Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động và có dịch vụ pháp lý bao gồm: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác
Căn cứ thực hiện công việc Hoạt động với khách hàng thông qua hợp đồng thu hồi nợ Đại diện cho khách hàng thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý và sự ủy quyền
Phạm vi công việc Chỉ được áp dụng một số biện pháp nhất định để thu hồi được nợ Có thể đại diện khách hàng tham gia vào các quá trình thương lượng, hòa giải tại các trung tâm hòa giải, tham gia tố tụng tại Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền

 

Như vậy, qua bảng đánh giá và phân tích trên bạn có thể thấy rằng việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê không ảnh hưởng đến bất kỳ hoạt động nào liên quan đến xử lý nợ của công ty luật.
Sử dụng dịch vụ pháp lý của Tổng đài pháp luật

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc đòi nợ thuê hợp pháp, hãy liên hệ tới Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 hoặc liên hệ với chúng tôi qua email: tongdaiphapluat.mkt@gmail.com để được nhận sự tư vấn từ các luật sư hoàn toàn miễn phí.

 

>>Xem thêm: Thư đòi nợ theo quy định mới nhất của pháp luật năm 2022

Sử dụng dịch vụ pháp lý của Tổng đài pháp luật

 

Chị Trang (Khánh Hòa) có câu hỏi:

Chào luật sư, đầu năm 2021 tôi có cho một người quen vay khoản tiền là 40,000,000 và có hợp đồng trả nợ trong vòng 8 tháng. Nhưng đến hiện tại đã quá hạn trả gần 7 tháng mà tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào rằng họ sẽ trả nợ cho tôi. Tôi đang chuẩn bị hồ sơ để kiện ra Tòa án nhưng cũng hơi e ngại vì đó là người quen. Nên tôi muốn nhờ Tổng đài pháp luật tư vấn dịch vụ đòi nợ nhanh chóng và hiệu quả. Tôi xin cảm ơn!

 

>> Tư vấn pháp lý, dịch vụ luật sư hỗ trợ! Liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Trang đã gửi câu hỏi cho Tổng đài pháp luật, để giải đáp thắc mắc cho chị cùng như các bạn có cùng mối quan tâm, Luật sư xin phép trả lời câu hỏi của bạn:

Sử dụng dịch vụ pháp lý của công ty luật là một phương pháp hỗ trợ đòi nợ hiệu quả trong bối cảnh các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê đều đã bị cấm hoạt động.

Bên cạnh đó, tâm lý e ngại kiện tụng nên khi có sự tham gia của luật sư trong quá trình tố tụng thì bên nợ thường không trì hoãn, trốn tránh nghĩa vụ được và nâng cao khả năng thu hồi được khoản nợ.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê của Tổng đài pháp luật?

Chúng tôi hoạt động với tư cách là công ty luật nên sẽ không bị cấm dịch vụ đòi nợ. Hơn thế nữa, chúng tôi bao gồm cả việc đại diện cho cá nhân/doanh nghiệp làm việc với khách nợ và tham gia tố tụng để yêu cầu khách nợ thanh toán khoản nợ.

Với mục tiêu cốt lõi là hướng đến khách hàng nên các luật sư luôn làm việc tận tụy, tận tâm, giúp các bạn có thể giải quyết tận gốc vấn đề

Chúng tôi mang đến giải pháp mới, hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp thu hồi nhanh được các khoản nợ
Chúng tôi với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và trình độ cao sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề nhanh chóng, hiệu quả, chi phí thấp.

Nếu các bạn đang gặp tình trạng nợ khó đòi, nợ dai dẳng. Nhưng đừng lo lắng, các luật sư tại Tổng đài pháp luật luôn thường trực 24/7 và hãy liên hệ ngay tới số điện thoại 1900.6174 để nhận được sự tư vấn của các luật sư.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cấm dịch vụ đòi nợ thuê mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về quy định đòi nợ và những cách đòi nợ không cần thuê dịch vụ đòi nợ. Nếu bạn đang cho vay và không biết đến bao giờ mới được hoàn tiền, hay bạn gặp khó khăn với những khoản tiền khó đòi, liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 Tổng đài pháp luật để được nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ các luật sư nhanh chóng và kịp thời nhất.