Cha mẹ ly hôn là điều không đứa con nào mong muốn. Khi bố mẹ đã quyết định phải ly hôn thì đó là lúc con cái bị tổn thương nhất. Thế nhưng cha mẹ có bao giờ nghĩ đến cảm nhận của con cái hay chỉ quan tâm đến bản thân mình? Nỗi đau của những đứa trẻ khi bố mẹ ly hôn là gì?
Người lớn nên làm gì với con của họ khi ly hôn. Bài viết dưới đây sẽ thay mặt những đứa trẻ nói lên tâm sự của mình khi bố mẹ chúng ly hôn. Nếu bạn còn có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp đến cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn ly hôn nhanh chóng.
Cha mẹ ly hôn xảy ra tranh chấp tài sản, gọi ngay hotline để giải quyết: 19006174
Nỗi đau của những đứa trẻ khi bố mẹ ly hôn
>>> Tư vấn luật hôn nhân gia đình, liên hệ ngay luật sư tư vấn miễn phí 19006174
Ly hôn có thể với bố mẹ là cách giải quyết tốt nhất khi cuộc sống vợ chồng không thể tiếp tục. Nhưng có bao giờ những người làm bố làm mẹ tự hỏi chính mình cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái như thế nào? Nỗi đau của những đứa trẻ khi bố mẹ ly hôn là gì? Những đứa trẻ vô tình trở thành nạn nhân trong cuộc ly hôn cả người lớn, đối với họ ly hôn là giải thoát, là có cuộc sống mới nhưng với con cái thì cha mẹ ly hôn để lại một nỗi tổn thương rất lớn trong lòng.
Cảm giác bị mất mát, thiệt thòi
Gia đình là nơi chứa đựng tình thương và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Tuy nhiên khi mái ấm gia đình đổ vỡ thì nơi duy nhất có thể cảm thấy an toàn, bao bọc chúng ta không còn nữa. Những đứa trẻ trong hoàn cảnh cha mẹ ly hôn chắc chắn sẽ không cảm thấy tình thương được trọn vẹn cho dù có bố và mẹ vẫn quan tâm, hỏi han thường xuyên. Chúng sẽ thật tủi thân khi bắt gặp những gia đình đầm ấm, hạnh phúc có đủ thành viên.
Bố mẹ có thể ly hôn và tất nhiên họ cũng có thể tìm được hạnh phúc mới, chính vì thế sự cô đơn của con cái càng lớn. Chỉ có thể chọn hoặc ở với bố hoặc ở với mẹ mà không thể cùng cả bố và mẹ khôn lớn, trưởng thành. Một mái ấm gia đình trọn vẹn sẽ chẳng bao giờ dám mơ ước đến và điều đó là nỗi đau không bao giờ nguôi trong lòng con trẻ. Dù cho con ở độ tuổi nào, giới tính nào thì cha mẹ ly hôn mãi luôn là sự mất mát lớn về tinh thần và tình thương đối với con cái.
>>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Giải quyết tranh chấp con cái ly hôn – liên hệ 19006174
Tính tình thất thường, dễ cáu gắt
Sự giáo dục con cái chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng đối với các bậc làm cha làm mẹ. Cha mẹ có thể phối hợp trong cách dạy con để hình thành nên nền nếp, tính cách của con được hoàn hảo nhất. Đứa trẻ nào cũng nên giáo dục từ một chút nghiêm khắc của bố hay một chút nhẹ nhàng của mẹ. Giáo dục con cái trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tâm lý của chúng.
Với những gia đình có cha mẹ ly hôn thì việc giáo dục con cái là một điểm yếu, bởi lẽ sẽ có nhiều trường hợp một người sẽ đảm nhận cả trọng trách làm bố và làm mẹ. Không ai có thể làm tốt 2 việc cùng một lúc. Chính vì thế, việc không có đủ bố mẹ rất khó khăn cho cho con cái trong việc uốn nắn, giáo dục. Và đó chính là nguyên nhân làm cho tính cách con cái trở nên thất thường, dễ cáu gắt. Sẽ có những đứa trẻ tính tình nóng nảy, không biết cách kiểm soát cảm xúc, có tính hiếu chiến, hung hăng, ngang ngược. Và cũng có nhiều đứa trẻ bị mặc cảm, tự ti trong cuộc sống khiến chúng dễ rơi vào trầm cảm hay có suy nghĩ tiêu cực.
Việc học hành bị ảnh hưởng
Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái rất nhiều, đặc biệt là trong việc học hành. Ba mẹ ly hôn chắc chắn đứa trẻ sẽ chỉ ở với một trong hai người hoặc họ hàng bên nội hoặc ngoại. Chính vì thay đổi địa điểm sinh sống nên dẫn đến thay đổi trường học và môi trường sống xung quanh. Con cái sẽ mất một khoảng thời gian để thích nghi với môi trường mới, trong khoảng thời gian ấy những đứa trẻ phải chịu áp lực về tâm lý, về những lời miệt thị hay trêu đùa từ bạn bè. Điều đó làm cho trẻ không tập trung học, sa sút trong học tập và có thể rất lâu để trở về tâm lý vui vẻ ban đầu.
Tư vấn tranh chấp về tài sản khi ly hôn, gọi ngay: 19006174
Ngoài ra cha mẹ ly hôn, việc kèm cặp, nhắc nhở con cái học hành sẽ không còn thường xuyên như trước. Tâm lý của những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn luôn cảm thấy bị bỏ rơi, không có người chỉ bảo, động viên và điều đó khiến cho con trẻ không còn biết cố gắng mà chỉ trượt dài trong vấn đề học hành.
Ảnh hưởng trực tiếp đến hôn nhân của con cái sau này
Cha mẹ ly hôn nhưng cha mẹ có thể không ý thức được rằng sự đổ vỡ trong cuộc hôn nhân của mình sẽ ảnh hưởng tới hôn nhân của con cái sau này. Con cái rất dễ rơi vào tình trạng này vì không còn niềm tin trong cuộc sống hôn nhân. Nhiều trường hợp con cái bị ám ảnh bởi cha mẹ ly hôn dẫn đến sợ yêu, sợ kết hôn và hơn hết sợ mình lại đi vào vết xe đổ của cha mẹ. Họ không dễ dàng mở lòng để tiến tới một mối quan hệ lâu dài, sống khép kín. Đó chính là lý do mà con cái luôn cảm thấy tự ti và e ngại khi nhắc tới hôn nhân.
>>> Xem thêm bài viết: Ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi, quyền nuôi con thuộc về ai?
Bố mẹ nên làm gì với con khi ly hôn?
Cha mẹ ly hôn là một trong những nỗi đau lớn không bao giờ lành đối với con trẻ. Bố mẹ ly hôn con phải làm sao? Nỗi đau của những đứa trẻ khi bố mẹ ly hôn là gì? Đã bao giờ bố mẹ tự hỏi mình nếu ly hôn thì con cái mình sẽ ảnh hưởng như nào đến tâm lý cũng như sự giáo dục hay chưa?
Nếu đứng trên phương diện là bố là mẹ thì ly hôn có thể là cách tốt nhất cho 2 người khi mà cuộc sống hôn nhân đã không thể kéo dài bền lâu. Đứng trước những quyết định như vậy thì cha mẹ nên có cách nói chuyện với con để vừa giải thích cho con hiểu cũng như một phần nào đó xoa dịu vết thương ấy của con bằng lời lẽ chân thành nhất.
Tổng Đài Pháp Luật là nơi hội tụ các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được trò chuyện với những chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam.
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật nơi hội tụ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tâm lý dành cho con cái khi cha mẹ ly hôn. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật
Bố mẹ ly hôn con ở với ai?
>> Luật sư tư vấn tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn, gọi: 19006174
Trả lời:
Tổng đài pháp luật cảm ơn câu hỏi của bác, về câu hỏi của bác chúng tôi có giải đáp như sau:
Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy theo quy định pháp luật thì sau ly hôn con cái có thể ở với bố hoặc mẹ theo thỏa thuận của hai bên.
Trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai dựa theo điều kiện hiện tại của bố và mẹ.
>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi có 2 đứa con thế nào? Tư vấn giành quyền nuôi con từ A-Z
Con trên 18 tuổi quyền nuôi con thuộc về ai khi cha mẹ ly hôn?
>> Trách nhiệm nuôi con trên 18 tuổi khi cha mẹ ly hôn thuộc về ai – Liên hệ trực tiếp 19006174
Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến Tổng đài pháp luật, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Đầu tiên là vấn đề ly hôn, căn cứ theo Điều 51 và Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề ly hôn như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”
Như vậy theo căn cứ trên thì cha bạn có hành vi bạo lực gia đình, làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng và đời sống chung không thể kéo dài thì mẹ bạn hoàn toàn có thể ly hôn đơn phương và giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện
Thứ hai, về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn. Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ nuôi con sau ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Do đó, pháp luật không quy định trách nhiệm nuôi con thuộc về người bố hay người mẹ khi con đã đủ 18 tuổi. Bạn đã trên 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự nên không cần có người trực tiếp nuôi dưỡng bạn. Nếu còn thắc mắc trách nhiệm nuôi con khi cha mẹ ly hôn hãy liên hệ hotline 19006174
>> Xem thêm: Con dưới 12 tháng tuổi có được ly hôn không và ai được quyền ly hôn
Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về những nội dung liên quan đến cha mẹ ly hôn. Nếu còn thắc mắc về vấn đề ly hôn và cần tư vấn thêm thì hãy nhấc máy liên hệ qua hotline: 19006174 để chúng tôi có thể giúp bạn nhé! Cảm ơn quý khách hàng!
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174