Hiện nay trên mạng xuất hiện khá nhiều thông tin về “Đất giãn dân” khiến cho người dân hoang mang, lo lắng. Các câu hỏi liên tiếp được đặt ra như “Đất giãn dân là gì?”, “Đất giãn dân có được làm sổ đỏ không?” hay “Chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân là bao nhiêu?” Với mong muốn giúp đỡ các đọc giả của Tổng Đài Pháp Luật hiểu rõ hơn về “Đất giãn dân”, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin cần thiết dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành. Mọi thắc mắc về vấn đề trên khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến số hotline 1900.6174 để được tư vấn cụ thể hơn!
Đất giãn dân là gì? Đất giãn dân có được làm sổ đỏ không?
Đất giãn dân là gì?
Hiện nay, pháp luật đất đai và các luật khác có liên quan chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về “Thế nào là đất giãn dân?”. Tuy nhiên dựa trên các quy định về đất đai thì có thể hiểu rằng đất giãn dân là đất thuộc kiểu tái định cư của vùng đó và sẽ được sử dụng nhằm mục đích chính là để xây dựng chỗ ở.
Xã hội phát triển kéo theo đó là nhu cầu về đất đai nhằm xây dựng chỗ ở ngày càng cao nên nhà nước ta cũng đã đưa ra những chính sách liên quan đến đất giãn dân nhằm phục vụ cho mục đích mở rộng diện tích đất và đáp ứng nhu cầu của dân cư. Nhà nước sẽ cấp đất giãn dân cho những người dân thuộc các trường hợp dưới đây:
– Các hộ gia đình có diện tích nhà ở nằm trong khu quy hoạch hoặc đang giải tỏa;
– Các hộ gia đình có thành viên không có nơi để ở vì không có đủ điều kiện kinh tế để mua đất;
– Các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên sau khi đã được cấp đất giãn dân thì người dân vẫn sẽ phải đóng nộp thuế sử dụng đất như bình thường chứ không được miễn. Tuy vậy thì mức tiền này sẽ được tính ở mức khá thấp để hỗ trợ cho người sử dụng đất có thể đủ tiền đóng so với thu nhập.
Thông thường đất giãn dân cấp cho người sử dụng đất sẽ nằm ở ngoài rìa, ven thủ đô hoặc xa các thành phố lớn nhằm mục đích “giãn dân” giảm bớt về mật độ dân số tại khu vực trung tâm.
>> Xem thêm: Cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp như thế nào? [Chi tiết A–Z]
Đất giãn dân có được làm sổ đỏ không?
>> Tư vấn miễn phí về điều kiện làm sổ đỏ đất giãn dân, gọi ngay 1900.6174
Do đất giãn dân là đất được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và trao quyền sử dụng cho những người dân có gia cảnh khó khăn hoặc không có đủ chỗ ở. Với mục đích sử dụng chính là để ở và cho phép người dân có toàn quyền sử dụng thì đất giãn dân vẫn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) như đất thổ cư.
Nhà nước sẽ cấp và trao lại quyền sử dụng cho người dân sau khi họ nhận được đất giãn dân. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân sẽ được toàn quyền sử dụng miếng đất.
Điều 100 Luật đất đai năm 2013 quy định đất giãn dân vẫn sẽ được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bình thường giống như đất thổ cư. Ngoài ra phải có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền xác nhận với các hộ gia đình đã ở nơi đó ổn định lâu dài và không có tranh chấp.
Như vậy, đất giãn dân vẫn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như bình thường.
Trên đây là các thông tin cơ bản về “Đất giãn dân là gì?” và “Đất giãn dân có được làm sổ đỏ không?”. Nếu bạn đọc của Tổng Đài Pháp Luật vẫn còn bất kỳ vướng mắc nào đối với những vấn đề trên, hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900.6174 để được hướng dẫn chi tiết hơn!
Chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân
Chị Mai Anh (Hà Nội) có gửi câu hỏi tới Tổng Đài Pháp Luật như sau:
“Xin chào các anh chị Luật sư, tôi có câu hỏi như này muốn nhờ các anh chị giúp đỡ giải đáp:
Trước kia gia đình tôi có một mảnh đất nằm tại khu vực Nhà nước thu hồi để mở rộng đường xá. Hiện nay gia đình tôi được cấp cho một mảnh đất giãn dân và có dự định đi làm sổ đỏ để phục vụ cho các mục đích sau này.
Vậy cho tôi hỏi chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân là bao nhiêu? Chi phí bao gồm những khoản chi phí nào? Có đắt hơn so với làm sổ đỏ cho đất thổ cư không? Mong được các anh chị giúp đỡ, tôi xin cảm ơn!”
>> Giải đáp miễn phí chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân, gọi ngay 1900.6174
Luật sư đất đai trả lời:
Trước tiên, Tổng Đài Pháp Luật rất cảm ơn chị Mai Anh đã tin tưởng và lựa chọn chúng tôi làm nơi giúp chị giải quyết các vấn đề pháp lý. Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin cung cấp các thông tin như sau:
Hiện nay, pháp luật nước ta quy định chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân sẽ gồm các khoản sau: Tiền sử dụng đất; Lệ phí trước bạ; Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Các khoản chi phí khác. Chi phí cụ thể của từng khoản sẽ được giải thích như sau:
Tiền sử dụng đất trong chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân
Đầu tiên là về tiền sử dụng đất. Đây là khoản tiền mà người sử dụng đất phải trả sau khi được Nhà nước giao đất.
Tại Điều 4 Nghị định 45/2014/NĐ-CP và khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2017/NĐ-CP quy định:
Các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế được Nhà nước cấp đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì Tiền sử dụng đất được tính như sau:
Cụ thể:
Tiền sử dụng đất phải nộp | = | Giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất | x | Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất | – | Tiền sử dụng đất được giảm theo quy định tại Điều 12 Nghị định này (nếu có) | – | Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất (nếu có) |
Trong đó:
Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất là diện tích đất có thu tiền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi trong quyết định giao đất.
Giá đất tính thu tiền sử dụng đất được xác định theo các quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất là tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nhà đầu tư đã tự nguyện ứng cho Nhà nước.
Đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất có các công trình nhà ở, công trình hỗn hợp nhiều tầng gắn liền với đất cho nhiều đối tượng sử dụng thì tiền sử dụng đất sẽ phân chia cho các tầng và đối tượng sử dụng.
Lệ phí trước bạ trong chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân
Tại Điều 4 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định:
Các tổ chức, cá nhân khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với “nhà” và “đất” sẽ phải nộp lệ phí trước bạ, trừ trường hợp được miễn theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Tại Điều 7 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định giá tính lệ phí trước bạ đối với đất như sau, theo đó giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
Tuy nhiên, đối với trường hợp chủ sử dụng đất thuê đất của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê một lần cho toàn bộ thời gian thuê nhưng thời hạn thuê đất lại nhỏ hơn thời hạn của loại đất đó được quy định tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thì giá đất sẽ được tính như sau:
Giá đất của thời hạn thuê đất tính lệ phí trước bạ | = | Giá đất tại Bảng giá đất | x | Thời hạn thuê đất |
Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC quy định giá trị đất tính lệ phí trước bạ như sau:
Giá trị đất tính lệ phí trước bạ (đồng) | = | Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ (m2) | x | Giá một mét vuông đất (đồng/m2) tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành |
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giãn dân
Tiếp theo là về Lệ phí cấp Giấy chứng nhận (lệ phí cấp bìa)
Hiện nay, do Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giãn dân sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên mức thu giữa các tỉnh sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, mặt bằng chung mức thu sẽ dao động trong khoảng từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/sổ/lần cấp.
Các chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân khác
Ngoài các khoản trên, khi đăng ký làm sổ đỏ đất giãn dân chủ sử dụng đất sẽ còn phải nộp thêm các khoản phí như sau:
– Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định);
– Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính;
– Phí thẩm định cấp giấy chứng quyền sử dụng đất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Tổng Đài Pháp Luật cung cấp nhằm giải đáp cho những vướng mắc của chị Mai Anh. Nếu như chị vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân, hãy liên hệ ngay số hotline 1900.6174 để được hướng dẫn chi tiết hơn!
>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt như thế nào? Cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Thủ tục làm sổ đỏ đất giãn dân
Anh Toàn (Kiên Giang) có gửi câu hỏi tới Tổng Đài Pháp Luật như sau:
“Xin chào các anh chị Luật sư, tôi có câu hỏi như này muốn nhờ anh chị tư vấn giúp:
Tôi đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. Do mảnh đất này của tôi là đất giãn dân được Nhà nước trao cho khi thu hồi đất để mở đường nên tôi đang khá phân vân không biết thủ tục làm sổ đỏ đối với đất giãn dân thì có giống như đối với đất thổ cư không?
Mong được Luật sư cung cấp thêm thông tin đối với việc chuẩn bị hồ sơ và trình tự thực hiện thủ tục làm sổ đỏ đối với đất giãn dân. Cảm ơn anh chị!”
>> Tư vấn miễn phí về thủ tục làm sổ đỏ đất giãn dân nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư!
Làm sổ đỏ đất giãn dân cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Các cá nhân, hộ gia đình khi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất đối với đất giãn dân sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
– Một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Một trong những giấy tờ được quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP trong trường hợp chủ sử dụng đất đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
– Nếu chủ sử dụng đất đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì sẽ phải có sơ đồ về nhà ở, về công trình xây dựng;
– Chứng từ thực hiện về nghĩa vụ tài chính; các giấy tờ có liên quan đến việc miễn, giảm về nghĩa vụ tài chính về đất đai, các tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Khi nộp các loại giấy tờ trên người nộp hồ sơ có thể nộp theo một trong các hình thức sau:
– Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo các quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
– Nộp bản sao giấy tờ đồng thời xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
– Nộp trực tiếp các bản chính giấy tờ.
Lưu ý: Đối với các chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất người nộp hồ sơ chỉ nộp bản sao đã công chứng, chứng thực hoặc nộp bản sao kèm bản chính.
>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất dịch vụ như thế nào? Tư vấn miễn phí
Làm sổ đỏ đất giãn dân như thế nào?
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như ở trên, chủ sử dụng đất sẽ tiến hành làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất theo các bước dưới đây:
– Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất cấp huyện/bộ phận một cửa/địa chính nơi có đất
– Cán bộ có thẩm quyền tiếp nhận và trực tiếp kiểm tra thông tin hồ sơ
– Các cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện nghĩa vụ tài chính sau khi nhận thông báo thuế (nếu có). Sau đó trực tiếp nộp biên lai thuế cho chính bộ phận tiếp nhận hồ sơ và nhận phiếu hẹn lấy giấy chứng nhận.
– Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Tổng Đài Pháp Luật cung cấp nhằm giải đáp cho những vướng mắc của anh Toàn. Nếu như anh vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề trên, hãy liên hệ ngay số hotline 1900.6174 để được hướng dẫn chi tiết hơn!
Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến vấn đề “Chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân”. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn sẽ có cho mình những thông tin hữu ích để có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình trên thực tế. Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.